Page 3 of 15 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 144

Thread: Cũng lại là Báo Người Việt ...!!

  1. #21
    Member
    Join Date
    25-05-2011
    Posts
    257
    Cái dzỏm của người Việt hải ngoại là thích ti toe - và đám nằm vùng chụp ngay cơ hội này, hễ mở miệng ra là ... minh khác. Vâng, ḿnh khác nên mới dựng sân xây nhà cho lũ vẹm nó trú, nó múa rồi nó phá banh luôn.

    Cái ngu của người Việt hải ngoại là thế mà vẫn có những đứa bỏ tiền ra mua báo.

    Đâu phải đây là lần đầu, đám chủ sự, chủ bút etc. đâu phải là dân thất học. Chúng nó nhử xem phản ứng thế nào nếu căng quá th́ theo thế trận lùi một bước rồi rồi tiến ba bước. Báo Người Việt qua VQHN và vợ nó chơi khăm bao nhiêu lần rồi ?

    Trách là trách mấy bác bỏ tiền mua báo NV đúng là dân ... ngu như ḅ.

  2. #22
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Quote Originally Posted by Cao Cầu View Post
    Theo ông nói th́ "đi đến cùng" là làm sao ông? Ông phải đưa ra biện pháp cụ thể, chứ ông nói kiểu nầy th́ luôn luôn là từ thua tới thua
    Ra một cái án cụ thể cho tay Nhiên :cool:
    Xin lỗi, không thể chấp nhận với những người có nguồn gốc từng trốn chạy (vượt biên) trước đây bây giờ phản bội và đây không là lần đầu cùng với tên Hạo Nhiên này

    Ông TT dù là dân bựa, thiếu tự trọng, thứ được hưởng phước quên trách nhiệm, hăy hỏi ông ta, nếu dưới tay ông ta có 1 thằng lính phản bội th́ ông ta xử thế nào, hoặc hỏi ông ta thời gian ông ta bị cho đi cải tạo bởi CSVN có phải là 1 h́nh thức tha thứ không, dù ông đă viết giấy thú tội, đúng là dù mang tới cấp tá vẫn có thể là dân bú liếm

    Hắn có giỏi ló mặt vào đây, tôi sẽ dậy cho hắn biết thế nào là làm người thôi, chứ chưa cần là 1 người lính
    Last edited by pheng; 16-07-2012 at 01:17 PM.

  3. #23
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335

    KHI NHỮNG “TRÍ THỨC ĐẦU RUỒI” PHẤN ĐẤU ĐỂ TRỞ THÀNH “TRÍ THỨC BÁC HỒ”

    KHI NHỮNG “TRÍ THỨC ĐẦU RUỒI”

    PHẤN ĐẤU ĐỂ TRỞ THÀNH “TRÍ THỨC BÁC HỒ”


    Mấy chữ “trí thức đầu ruồi” xuất xứ từ câu chuyện khoa học giả tưởng kể về chuyện một nhà khoa học có thể dùng gươm cắt đứt đầu của ḿnh ra khỏi cổ và bay đi vân du khắp nơi và quay trở về ráp lại như cũ. Lần nọ, trước khi cắt đầu để đi vân du, ông ta dặn người vợ cầm kiếm đứng cạnh cái thây cụt đầu giữ không cho vật ǵ bu vào cái cổ cụt. Xui xẻo cho nhà khoa học, người vợ v́ chuyện…chẳng đặng đừng phải vào restroom, nên không thể đuổi con ruồi đang đậu trên cái cổ cụt ngay lúc cái đầu quay về ráp với cái cổ. Từ đó, nhà khoa học trở thành “nhà trí thức đầu ruồi!”



    Nhà trí thức đầu ruồi đầu tiên bài viết này đề cập đến là ông khoa bảng “khổ dâm chính trị” Nguyễn Gia Kiểng. Ông này mà viết bài nói về tranh đấu này nọ mà không được người khác chửi ông ta không vui.



    Từ thập niên 90, ông ta là “quảng cáo viên” của “nhà báo phản đảng có lai-sân” Bùi Tín. Ông khoa bảng Kiểng nổi tiếng với lời kêu gọi người Việt tỵ nạn cộng sản “có về Việt Nam th́ nên vào lăng Ba Đ́nh bái lạy “Bác” Hồ để nói với hôm nay và mai sau là chúng ta đă quên hết hận thù!”



    Đỉnh điểm của việc tạo dịp cho thiên hạ chửi cha, mắng mẹ để được nổi tiếng của ông Nguyễn Gia Kiểng là khi ông ta viết quyển “Tổ Quốc Ăn Năn”.



    H́nh như ông này ăn không được ngon, ngủ không được yên khi không được người ta chửi cha, mắng mẹ nên mới đây ông ta lại viết bài chê bai lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không phải là lá cờ tranh đấu cho dân chủ. Thấy mọi người cười ph́ trước lập luận ấu trĩ, ngu xuẩn, vô ơn của một kẻ từng giữ chức Thứ Trưởng trong Chính phủ VNCH mà ông ta lại quai mỏ ra chê bai là lănh đạo bởi Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ là bọn con cháu của cô Tư Hồng, ông ta lại hô hào “Đoạn tuyệt với tinh thần Phan Bội Châu”.



    Hăy nghe “nhà trí thức khổ dâm chính trị” NGK hô hào:



    “…Ngộ nhận về bản chất và phương thức của cuộc đấu tranh này đă khiến nó dậm chân tại chỗ. Người ta không nh́n thấy vai tṛ cốt lơi và bắt buộc của tổ chức, hoặc thấy việc xây dựng một tổ chức quá khó khăn rồi tự đánh lừa ḿnh và loay hoay đi t́m “giải pháp” thay thế như vận động chữ kư cho 1 bản tuyên ngôn chung, những biện minh lỏng lẻo, những kết họp vội vă chung quanh một vài nhân vật có tiếng tăm, v.v… Hoặc v́ vô ư thức, người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng thành lập được một tổ chức lớn mạnh. Và người ta vội vă kêu gọi quần chúng đứng dậy khi chưa h́nh thành xong ngay cả một bào thai của một tổ chức. Tại sao những ngộ nhận này cứ tiếp tục măi?”



    “Bác” Hồ của ông NGK đă bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, nay, “nhà trí thức đầu ruồi” NGK lại tiếp tục sự nghiệp của “Bác” Hồ kêu gọi “đoạn tuyệt với tinh thần Phan Bội Châu”!

    Lời kêu gọi này được tên “công an mạng” (CAM) Kami Ajimoto “bưng” để ở đầu trang blog của anh ta cho thấy đúng là “ngưu tầm ngưu, mă tầm mă”.

    *

    Một “nhà trí thức đầu ruồi” khác ở San Jose tự xưng là “luật gia” viết biện minh trạng bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi cho Chánh án của VC để cho người biết mặt, đời biết tên. Phần khác, nếu chó ngáp phải ruồi th́ có dịp “kể công” với CHHV và gia định của ông này. Không ngờ toà án VC chơi khâm là xử theo luật rừng. Lẽ ra nếu c̣n chút liêm sỉ th́ ông khoa bảng này nên im hơi lặng tiếng. Nhưng không. Ông trí thức đầu ruồi lại tiếp tục y uông ca tụng luật pháp VC đă có tiến bộ như sau:



    “Cho tới vụ án CHHV này, th́ bị can chỉ c̣n bị 2 phe kết án thôi. Đó là đại diện Viện Kiểm sát và chánh án. C̣n luật sư biện hộ đă biết cách biện hộ “không nhận tội”, đồng thời biết nêu lên các luận chứng pháp lư để “tấn công” chánh án. Như vậy, về phía luật sư biện hộ, trong vụ CHHV đă có nhiều tiến bộ…



    … Thêm nữa, nếu nh́n về lâu về dài, th́ những bài học chuyên môn pháp lư rút ra từ những bài phân tích pháp lư ở trong nước sẽ dần dần nâng cao tŕnh độ pháp lư của dân chúng nói chung, trong đó có cả cán bộ đảng và cán bộ tư pháp. Những bài phân tích pháp lư của các luật sư, thẩm phán, luật gia ở hải ngoại, về lâu về dài sẽ đóng góp lớn cho công cuộc vận động cải tổ pháp lư tại VN. Một khi VN đă chấp nhận cải tổ toàn bộ hệ thống pháp lư của ḿnh th́ cũng là lúc toàn thể các nhà bất đồng chính kiến, tranh đấu cho tự do, dân chủ cho đất nước, cũng được bước ra khỏi nhà tù, ngửng mặt lên mà thấy rằng sự hy sinh của ḿnh thật là quư giá và được nhân dân trân trọng”.



    Giọng nói của ông “trí thức đầu ruồi” này đúng là giọng của “bố con chó xồm”! Nói theo cách nói của phim Tàu Hồng Kông th́ “Mày không nói đâu có ai nói mày câm!”



    Không biết ông “luật gia” có biết ngượng khi nghe luật sư thứ thiệt Nguyễn Xuân Phước tuyên bố “Cái tiến bộ của hệ thống ṭa án VN giống như một mụ bán cá đanh đá bỗng dưng trúng số được vào giai cấp thượng lưu…”



    Không biết ông “luật gia đầu ruồi” này sẽ nghĩ ǵ khi đọc câu trích dẫn Montesquieu của luật sư Nguyễn Xuân Phước: “Nơi nào ngành hành pháp, lập pháp và xét xử đứng dưới một người hay một tập đoàn th́ nơi ấy không có tự do v́ hậu quả của nó là chế độ độc tài chuyên chính”.

    *

    Nhà “trí thức đầu ruồi” thứ 3 là ông Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, người tổ chức Đại Hội Thụ Nhân năm 2010. Theo thông báo th́ Đại Hội Thụ Nhân năm 2012 sẽ tổ chức tại Paris bị những người học tṛ cũ của trường này phản đối v́ có chủ trương không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Câu chuyện không treo cờ đă được ông Ngô Thanh Tâm phân tích rất rơ ràng, minh bạch khi trả lời bài viết của ông TS Phạm Văn Lưu. Do đó, trong bài viết này, Lăo Móc chỉ xin lạm bàn về cái cách lập luận “đầu ruồi” của ông TS Phạm Văn Lưu với hai ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và luật sư Hoàng Cơ Long. Trong bài viết, ông TS “đầu ruồi” đưa ra 2 chi tiết về giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và luật sư Hoàng Cơ Long. Về “thầy Bích” th́ ông TS Lưu viết là “Thầy Bích hoạt động Đảng Đại Việt quan lại của ông Bùi Diễm” và “thầy” Hoàng Huân Long phải đổi tên thành Hoàng Cơ Long để có được quyền cao chức trọng Mặt Trận Kháng Chiến của cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh [sic!].



    “Thầy NNB hoạt động trong đảng Đại Việt quan lại của ông Bùi Diễm” th́ có dính dáng ǵ tới quan điểm của “Thầy” trong việc Đại Hội Thụ Nhân sắp tới không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ?



    Chuyện “Thầy Hoàng Huân Long đổi tên thành Hoàng Cơ Long để được quyền cao chức trọng trong Mặt Trận Kháng Chiến” lại càng chứng tỏ “cái suy nghĩ đầu ruồi” của ông TS Phạm Văn Lưu. Ông TS Phạm Văn Lưu này biết một mà không biết hai: ông Hoàng Cơ Long là anh ruột của ông Hoàng Cơ Định là người nắm tay ḥm, ch́a khoá của Mặt Trận tức đảng Việt Tân, cần quái ǵ phải đổi tên để được quyền cao, chức trọng?!

    *

    Nói đến chuyện những trí thức đầu ruồi mà không nói đến ông “trí thức đầu ruồi” Lê Xuân Khoa sẽ là một điều rất là thiếu sót.



    Ông trí thức đầu ruồi Lê Xuân Khoa này là một kẻ cơ hội. Nhiều năm trước khi c̣n hưởng “phân” của người tỵ nạn của cái gọi là Trung tâm Tác vụ Đông Dương, ông ta là người rất tích cực trong Chiến dịch Cưỡng bách Hồi hương khiến nhiều người tại trại tỵ nạn phải tự sát để phản đối. Trong nhiều năm ông ta ra rả kêu gọi người Việt tỵ nạn hải ngoại hoà giải ḥa hợp với VC.



    Cuối tháng 8 năm 2011, ông ta vớ được món bỡ là rủ rê thêm được 34 ông bà “trí thức đầu ruồi” cùng với ông ta “theo đuôi” 95 trí thức, nhân sĩ ở trong nước với tuyên cáo này 25-6-2011 và kiến nghị ngày 10-7-2011 của 20 trí thức trong nước gửi cho lănh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Việt Nam.



    Qua cái gọi là “Thư ngỏ” ai cũng thấy là cái thư ngỏ này là theo đuôi những nhà trí thức ở trong nước. Ngoài ra, “Thư ngỏ” c̣n cổ vơ cho Hoà hợp Hoà giải mà CSVN đang cổ vơ. Có người cho rằng 35 người này muốn dùng thư ngỏ để bắc một nhịp cầu với chính quyền Hà Nội cho mục đích cá nhân của họ.



    Nhiều người đă lên tiếng phê b́nh về “thư ngỏ”, nhất là khi nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh phỏng vấn nhà văn Doăn Quốc Sĩ th́ ông này cho biết là không biết ǵ về “Thư ngỏ” cũng như “không có kư kiếc ǵ cả”.



    Ông “trí thức đầu ruồi” Lê Xuân Khoa bù lu, bù loa giải thích là: “Thư ngỏ này không gửi trực tiếp cho các tên cầm đầu nhà cầm quyền VN, mà chỉ để đồng bào quốc nội và hải ngoại đọc mà thôi”[sic!]



    Đùng một cái, “người hành nghề chống Cộng” (chữ dùng rất mất dạy của ông “trí thức đầu ruồi” Lê Xuân Khoa dùng để mỉa mai nhà hoạt động cộng đồng Ngô Kỷ) Ngô Kỷ công bố 5 cái biên lai của bưu điện Hoa Kỳ mà ông trí thức đầu ruồi Đinh Xuân Quân (người đứng tên thứ 2 trong “Thư Ngỏ”) gửi cho 5 ông Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Thủ Tướng Chính phủ và Tổng Bí thư Đảng CSVN khiến cho những cái mặt của 35 trí thức đầu ruồi kư tên trong Thư Ngỏ hiện rơ là 35 cái mặt mẹt!

    *

    Lại phải nói thêm là nói đến 35 “nhà trí thức đầu ruồi” của cái “Thư ngỏ” bị nhà hoạt động cộng đồng Ngô Kỷ lật tẩy mà không nói đến chuyện ông tiến sĩ Lê Thiện Ngọ, Tư vấn của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại (từ nay xin viết tắt là Tập Thể) bị bà Tôn Nữ Hoàng Hoa lật tẩy cũng sẽ là một điều vô cùng thiếu sót.



    Theo bà Tôn Nữ Hoàng Hoa th́ khi bà thắc mắc về chuyện Tập Thể vận động Chính phủ Hoa Kỳ và Đồng Minh “ủng hộ lập trường của VN chống lại Trung Cộng trên các diễn đàn quốc tế” th́ ông cựu Trung Tá Lê Văn Trang đă trả lời là “Tập Thể chủ trương không hoà hợp hoà giải với VC” th́ ông Tiến sĩ Lê Thiện Ngọ, Tư vấn của Tập Thể đă giành micro và nói lớn: "Giờ phút này làm ǵ c̣n Cộng Sản nữa mà c̣n lằn ranh Quốc, Cộng”.



    Ít ai ngờ vào cuối mùa Cộng Sản ở hải ngoại lại xuất hiện nhiều “Tiến sĩ đầu ruồi” tới như thế!



    Chỉ mới xuất hiện ở Đại hội bất thường của Tập thể vào ngày 3-9-2-11 vừa qua, với câu tuyên bố “lịch sử”: "Giờ phút này làm ǵ c̣n Cộng Sản nữa mà c̣n lằn ranh Quốc, Cộng”, Tiến sĩ Lê Thiện Ngọ rất xứng đáng được đứng chung vào hàng ngũ 35 ông bà tiến sĩ đầu ruồi!



    “Tôi nghĩ rằng một điều đáng chú ư nữa là tuổi tác của những người này. Đại đa số là trên tuổi 70, và không hoạt động ǵ đáng kể, đặc biệt là những lănh vực chính trị, cho nên theo tôi họ không biết ǵ về t́nh h́nh ngoài những kiến thức chính trị salon thời VNCH v́ tuổi tác cho nên đầu óc có thể đă bị mê mụ. Những người này, người xưa có nói là đến tuổi “như con nít” v́ không c̣n có khả năng suy nghĩ bao quát và sâu sắc nữa nên phản ứng như con nít. V́ thế họ dễ bị vài kẻ thời cơ hay có lập trường thiên tả trong danh sách lôi kéo. Một điểm khác nữa mà tôi thấy cần nói là khi những kẻ này mà nhiều người đă biết là đếm được trên đầu ngón tay từ lâu phải dùng những người lớn tuổi như thế này tức là họ chẳng có thể vớ được ai để mà dùng, cũng như khi VC vớ lấy Nguyễn Cao Kỳ và thổi lên để dùng quảng cáo cho chúng th́ đă thất bại một cách năo nề”.



    Nhận xét của bác sĩ Trần Xuân Ninh về chuyện “Thư ngỏ của 35 nhà trí thức hải ngoại” trong chương tŕnh “Bàn Chuyện Thời Sự ngày 9-9-2011” là một nhận xét rất chính xác.

    *

    Chuyện trái khoáy mà bài viết này muốn nói đến là chuyện trong khi các ông “trí thức đầu ruồi” ở hải ngoại bất chấp dư luận nguyền rủa, chê bai đă cố gắng “phấn đấu” để trở thành những “trí thức Bác Hồ”; th́ ở trong nước, các ông “trí thức Bác Hồ” lại la làng lên là họ đă bị những người lănh đạo Đảng CSVN “đối xử c̣n thua những con ḅ”!



    Xin hăy nghe giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong nhữngngười trí thức ở trong nước đă gửi thư và kiến nghị cho Đảng CSVN để phản đối về những cuộc đàn áp thô bạo và cảnh báo nghiêm trọng về nạn độc tài tham nhũng và lệ thuộc Bắc Kinh đă chẳng đuợc những người lănh đạo Đảng CSVN đếm xỉa. Về chuyện này, ông giáo sư Nguyễn Huệ Chi đă trả lời phỏng vấn của đài BBC như sau:



    “Chúng tôi viết để cho thấy rằng, 85 triệu dân ở trong nước không phải là những con ḅ, mà là những con người. Họ biết sống, biết suy nghĩ và biết quyền của họ. Chứ c̣n hiện nay, chúng tôi bị đối xử hơn những con ḅ.”



    Một ông giáo sư khác là ông Hà Văn Thịnh ở Huế cũng ước mong: "Trong năm 2012 này chúng ta không phải là con ḅ”.



    Nhưng nhà văn Vơ Thị Hảo th́ hoài nghi: "Có lẽ trí thức VN bây giờ không c̣n nữa, không giống con người nữa.”


    Trong khi đó th́ những ông bà “trí thức đầu ruồi” ở hải ngoại lại cố gắng “phấn đấu” để trở thành những “trí thức Bác Hồ!”.



    Chuyện này mà không gọi là chuyện trái khoáy th́ c̣n gọi là chuyện ǵ?!



    Trong khi ở trong nước v́ bị đoạ đày mất cả tự do, nhân phẩm c̣n hơn cả thời thựcdân Pháp, người dân đă “mơ ước… bao giờ cho tới ngày xưa?!”;



    Trong khi những người trí thức ở trong nước than thở v́ bị lănh đạo Đảng CSVN “đối xử c̣n thua con ḅ” th́ mấy ông “trí thức đầu ruồi” ở hải ngoại cố gắng phấn đấu để trở thành… những con ḅ!



    Chắc là mấy ông bà này muốn được mấy ông lănh đạo Đảng CSVN dùng… roi chăn dắt, nhốt vào chuồng để được thảnh thơi “nhai lại”?!





    LĂO MÓC

    http://nguyenthieunhan.wordpress.com

  4. #24
    Member
    Join Date
    04-03-2012
    Posts
    348

    Vết thương Việt Nam

    Mời mọi người cùng đọc lại bài gốc của ông Nguyễn Gia Kiểng-Vết thương ngày 30 tháng Tư- để hiểu rơ hơn vấn đề đang tranh luận tại đây.

    Xin lưu ư, trang ethongluan(dot)org đang bị cảnh báo có thể nhiễm virus, trang thongluan(dot)co th́ chưa hoàn thành.

    Vết thương ngày 30 tháng 4 - Diễn Đàn - Cựu Chiến Binh - - Người Việt Online



    Nguyễn Gia Kiểng

    (Nguồn: Thongluan.co)



    “...Ngày 30 tháng 4, 1975 đă có thể là một ngày vui lớn của dân tộc, một ngày khởi hành vào một kỷ nguyên của t́nh anh em t́m lại, của cố gắng chung và của thành công chung...”

    Trong bóng tối ruỗng im quái gở

    Lúc dứt lặng trận chiến man rợ

    Hắn rũ bỏ kư ức, và đi.

    (Thanh Tâm Tuyền)

    Tôi biết X từ đầu thập niên 1960 tại trường Chu Văn An. X nổi tiếng học giỏi. Sau đó X đi du học Mỹ, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, rồi về nước dạy đại học và làm tổng giám đốc một công ty, cưới vợ đẹp, thông minh và thuộc gia đ́nh lớn. Nói chung là một cuộc đời hoàn toàn thành công. Không bằng X nhưng tôi cũng khá may mắn. Ngày 30 tháng 4, 1975 đă ập tới, đánh một dấu chấm hết tàn bạo lên sự nghiệp của chúng tôi và kéo chúng tôi xuống vực thẳm.

    Khi tôi đi cải tạo về, tôi lại gặp X, được trả tự do cách đó ít lâu. Chúng tôi làm cùng một cơ quan và ngồi cùng một pḥng. Trong hơn một năm liền, hai đứa cả ngày gặp nhau và tâm sự. Chúng tôi theo đuổi cùng một dự định là vượt biên, nhưng c̣n chia sẻ với nhau một dự định khác to lớn hơn nhiều là thay đổi ḍng lịch sử. Quyết tâm của chúng tôi là ra đi để t́m đường cứu nước chứ không phải để mưu t́m cuộc sống tiện nghi cá nhân.

    Thời thế tạo anh hùng, một thư sinh như X mà hoàn cảnh đẩy đưa tới những thành tích khó tưởng tượng. Có lần trong hai ngày X bị bắt ba lần và đều vượt ngục được. Lần áp chót, X tổ chức đánh cướp một chiếc tàu nhà nước nhưng thất bại, bị bắt và trèo tường vượt ngục ngay tại Sài G̣n. Tôi phải giúp X lẩn trốn và t́m đường cho X vượt biên thoát ṿng truy nă của công an. Đang loay hoay th́ X cho hay đă t́m được một chuyến đi. Và lần này X đi lọt. Tôi nhận được thư báo tin mừng khoảng một hai tuần sau đó. Đó là cuối năm 1980.

    Tôi kể câu chuyện này dài ḍng như vậy chỉ để nói lên một điều: chúng tôi rất gắn bó với nhau và những kỷ niệm của chúng tôi chỉ có thể là sống để bụng chết mang theo.

    Hai năm sau tôi cũng ra được nước ngoài và không hề nghe ai nhắc đến X. Tôi vốn đă ngạc nhiên ngay từ khi c̣n ở Việt Nam v́ thấy X bặt tăm luôn. Tôi xin được địa chỉ của X nhưng không liên lạc, chờ t́m hiểu xem tại sao có sự bỏ cuộc đó. Tôi đánh mất địa chỉ X mấy lần, xin lại được, rồi lại để đó. Cho tới gần đây tôi quyết định gọi điện thoại cho X. Điều tôi không thể ngờ là X hoàn toàn quên tôi, kể cả tên! Tôi cố nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa, X chỉ c̣n nhớ mang máng. Tôi biết X không nói dối, hắn quên thực, hắn cố nhớ mà không được. Nhưng X không hề mất trí, hắn đang giữ một chức vụ quan trọng, lương cao, trong một công ty kỹ thuật hiện đại. Hắn chọn ở một thành phố không có người Việt và không t́m gặp một người Việt nào. Chắc chắn đă phải có một chấn động ghê gớm, kinh khủng đến nỗi X quyết định quên hết, kể cả tổ quốc Việt Nam mà trước khi ra đi hắn coi như là một lư tưởng để phục vụ. Điều cũng chắc chắn là chấn động kinh khủng đó đă không, hay ít nhất không hoàn toàn, xảy ra trong lúc vượt biên, bằng cớ là khi đến nơi X vẫn c̣n viết thư về cho tôi. Phải hiểu rằng chính khi đă b́nh tĩnh ngồi ôn lại đời ḿnh, X đă thấy tất cả đều vô nghĩa và lấy quyết định xóa bỏ quá khứ.



    Ê chề như nhau



    Ngày 30 tháng 4, 1975 đă không đến trong niềm vui thống nhất đất nước, ḥa giải và ḥa hợp dân tộc mà mọi người mong ước. Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi đă nói với các cộng sự viên của ḿnh là một trang sử vừa lật qua, có những lúc phải chống nhau nhưng cũng có những lúc phải cố gắng để bắt tay nhau xây dựng đất nước. Tôi chấp nhận thất bại và bằng ḷng trả giá cho sự thất bại đó bằng cách từ đây không đ̣i hỏi bất cứ một vinh dự nào. Tôi chỉ c̣n một tham vọng làm được một vài điều lợi ích cho đất nước trong vai tṛ của một chuyên viên. Nhưng chỉ vài ngày sau tôi hiểu là ngay cả cái ao ước rất tầm thường đó cũng không thực hiện được. Những loa phóng thanh đặt khắp đường phố suốt ngày phát ra những bài vừa đắc thắng vừa miệt thị. Mọi chức vụ tại các công sở, nhà thương, trường học đều bị xóa bỏ, mọi thâm niên công vụ, hưu bổng, trợ cấp phế tật cũng đều bị xóa bỏ. Các xí nghiệp tư cũng được “tiếp thu.” Thanh thiếu niên diện '”ngụy quân ngụy quyền” bị đuổi khỏi trường học. Các đường phố, trường học mang tên những danh nhân miền Nam được đổi thành những đường mang tên liệt sĩ cộng sản, có khi chỉ là những tay khủng bố rất tầm thường. Sài G̣n cũng mất tên. Người chết cũng không yên, tượng tử sĩ ở nghĩa trang quân đội cũng bị giật sập. Khoai ḿ từ đây phải gọi là sắn, bắp là ngô, heo là lợn, nhà bảo sanh là nhà đẻ, hay xưởng đẻ. Người miền Nam mất tài sản, địa vị và vai tṛ. Miền Nam mất ngôn ngữ, mất tên và mất cả căn cước. Đây không phải là một cuộc thống nhất, mà là một cuộc chiếm đóng. Ḥa giải và ḥa hợp dân tộc được hiểu một cách giản dị là tha chết cho kẻ chiến bại.

    Cho tới nay vẫn c̣n một số rất đông người cho là đảng cộng sản không hiểu ǵ về tổ chức của xă hội miền Nam khi bắt các sĩ quan biệt phái đi học tập cải tạo trong khi trên thực tế họ đă giải ngũ và chỉ là những người dân sự mà thôi. Làm sao đảng cộng sản lại không hiểu? Họ hiểu, và họ hiểu rất rơ tổ chức của miền Nam. Nhưng chính sách tập trung cải tạo nhắm một mục đích khác: đánh gục vĩnh viễn miền Nam. Những sĩ quan biệt phái không bị bắt giam v́ đă bị coi lầm là sĩ quan hiện dịch, họ bị tập trung cải tạo v́ họ đă được huấn luyện quân sự và có khả năng chỉ huy một đơn vị quân đội. Bắt giam họ là để tiêu diệt mọi tiềm năng chống đối. Cũng không phải chỉ có họ, tất cả viên chức từ cấp phó giám đốc trở lên, rồi đến các doanh nhân có một chút tầm vóc và các văn nghệ sĩ, nói chung là tất cả những ai có thể có một vai tṛ lănh đạo trực tiếp hay gián tiếp, dù là chính trị, quân sự, kinh tế hay văn hóa. Mục đích của chính sách cải tạo là để tiêu diệt đại bộ phận thành phần tinh nhuệ và trí tuệ của miền Nam. Không tàn sát, nhưng đập tan ư chí bằng cách đày đọa, và nhất là làm nhục.

    Kế hoạch này không thể không thành công. Những năm dài tù tội đói khổ, sự thèm thuồng cục đường, trái chuối, củ khoai, miếng cơm cháy, và việc cất giấu đồ thăm nuôi, trùm chăn ăn lẻ làm con người mất sự tự trọng, hay ít nhất sự kính trọng lẫn nhau. Những đêm trằn trọc thương con, xót vợ. Những buổi “làm việc” ê chề với những câu hỏi khiêu khích (ăn hối lộ bao nhiêu? Hiếp dâm bao nhiêu lần? Bắt bao nhiêu con gà? v.v...), kèm theo những lời quát tháo, lăng mạ. Những bản tự khai phải viết đi viết lại nhiều lần v́ không thành thật khai báo, không đủ ăn năn hối cải. Những bài giảng chính trị của các cán bộ giảng dạy ngớ ngẩn, hách dịch và đắc chí. Một người b́nh thường không thể chống cự được quá một năm mà không thành phế nhân về một khía cạnh nào đó, trong khi thời gian giam cầm trung b́nh của một sĩ quan, công chức, doanh nhân hay trí thức lại không phải là một năm, mà là năm năm.

    Nhưng cái nhục lớn nhất không phải ở trong trại tù mà ở ngoài xă hội. Phải thụ động chứng kiến cả một công tŕnh đập phá đất nước và đập phá chính đời ḿnh. Phải nh́n sự ngu dốt và xảo trá ngự trị trên chính quyền, và c̣n phải hoan hô!

    Một lần tôi đi công tác với một cán bộ đảng ủy đến làm việc với một xí nghiệp “công tư hợp doanh.” Nói là công tư hợp doanh nhưng thực ra đó là xí nghiệp của một tư nhân lập ra, sau này được nhà nước “cho hợp doanh” bằng cách cướp trắng xí nghiệp, giáng ông giám đốc chủ nhân xuống làm phó giám đốc và cử một đảng viên hoàn toàn không biết ǵ về nghề nghiệp cũng như về quản trị xí nghiệp làm giám đốc. Xí nghiệp lúc đó c̣n hoạt động cầm chừng. Anh đảng ủy, một người rất chất phác và dễ mến, nói “bây giờ c̣n làm việc được, nhưng vài tháng nữa sẽ phải đi vào nền nếp và lúc đó là hết sản xuất.” Anh ta nói một cách rất thản nhiên và thành thực. H́nh như anh ta thấy việc phá hoại một xí nghiệp là b́nh thường, cũng như việc nhà nước cướp trắng một cơ nghiệp của một người dựng ra bằng mồ hôi nước mắt. Tôi liếc nh́n ông phó giám đốc cựu chủ nhân và gặp mắt ông ta cũng nh́n tôi. Tôi chắc ông ấy muốn hét lên, văng tục, đập phá nhưng vẫn phải làm ra vẻ tán thành. Người miền Nam đă mất tất cả, mất nước trên chính quê hương ḿnh, không có cả quyền khóc và không có cả quyền buồn.

    Không phải chỉ đập phá v́ ngu dốt mà c̣n v́ nhẫn tâm. Ông Vơ Văn Kiệt khi làm bí thư thành ủy Sài G̣n đă lấy quyết định “giải tỏa” nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Hàng đêm ông cho bọn côn đồ vào đập phá mồ mả để cho người ta đau xót mà phải tự động dời mộ thân nhân đi. Tôi vào giúp người bạn cải táng mộ mẹ anh và chứng kiến hàng ngàn ngôi mộ bị đập phá tan tành, mỗi ngôi mộ thường là của cả gia đ́nh với hàng chục hài cốt, có những người qua đời đă trên trăm năm. Rất nhiều gia đ́nh đang di tản hài cốt thân nhân. Nhiều phụ nữ khóc sụt sùi, nhưng nói chung mọi người đều im lặng. Ánh mắt nào cũng đầy một hận thù ghê gớm. Không ai chửi mặc dầu không có công an ở đấy, mà dù có cũng không sao v́ trong hoàn cảnh ấy ai cũng thông cảm. Nhưng người ta không chửi v́ h́nh như sợ nếu chửi sẽ bớt căm thù. Mục đích của ông Kiệt chỉ là để chiếm một khu đất rộng xấp xỉ một hecta.

    Chỉ có một số ít người có phương tiện để vượt biên. Nhưng vượt biên có thể là một tủi nhục c̣n lớn hơn. Một người, dù mệt mỏi và say sóng đến đâu, nhưng nếu đă phải chứng kiến một phụ nữ, có khi là chính vợ con ḿnh, bị hải tặc hăm hiếp mà không thể can thiệp sẽ không thể giữ được trọn vẹn ḷng tự hào trong phần c̣n lại của đời ḿnh. Sau đó là cuộc sống rẻ rúng trên các trại tị nạn, những buổi xếp hàng ghi danh xin trợ cấp xă hội, cuộc sống buồn tẻ lầm lũi với những công việc không tương xứng tại xă hội tiếp cư.

    Không phải ai cũng có điều kiện để quên hết như anh bạn X của tôi. Phần đông cũng rất muốn quên mà không được. Họ vẫn phải sống trong những khu đông người Việt, vẫn phải nghe tới và nói tới Việt Nam. Họ vật vă để quên một cách khác. Họ coi những khu đông người Việt như những vùng đất Việt Nam c̣n giữ được, có vai tṛ thay thế cho đất nước Việt Nam mà họ đă rời bỏ. Tôi hiểu sự phẫn nộ của những người xuống đường biểu t́nh trong vụ Trần Văn Trường tháng 2 vừa rồi tại Bolsa. Sự tức giận của họ có thể tóm tắt như thế này: “Ta đă bỏ cho nó cả nước Việt Nam, ta đă mất tất cả, mà nó cũng không để ta yên.” Nếu không th́ không thể giải thích được tại sao các cuộc mít-tinh biểu t́nh v́ tự do, dân chủ và nhân quyền đă chỉ thưa thớt vài trăm người trong khi một tên khùng lại có thể làm cả chục ngàn người xuống đường.

    Các bạn tôi ở Mỹ cố gắng giải thích rằng Trần Văn Trường chỉ là ng̣i nổ, người Việt Nam ở Cali đă xuống đường v́ một cái ǵ đó sâu sắc hơn. Nhưng họ không giải thích được rơ rệt cái sâu sắc hơn đó là cái ǵ. Lư do sâu xa đó có lẽ một cựu sĩ quan ở Paris đă diễn tả đúng. Anh nói “nếu tôi ở Cali, tôi cũng đi biểu t́nh v́ vụ này nó nhắc lại cho tôi một quá khứ mà tôi không muốn nhớ lại nữa.” Người ta phẫn nộ v́ chính ḿnh đă phải treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh trong một thời gian dài; trong ḷng nguyền rủa mà bề ngoài vẫn phải ra vẻ tự nguyện. Đó đă là một cuộc cưỡng hiếp hàng ngày.

    Các bạn bên Mỹ báo tin: các cuộc biểu t́nh bây giờ đă thay đổi định hướng, đă vượt lên khỏi cờ và ảnh để trở thành những cuộc biểu t́nh thắp nến v́ dân chủ và nhân quyền, với sự nhập cuộc của tuổi trẻ. Tôi phân vân. Có thể đẹp như vậy được sao? Nhưng sau đó th́ cuộc “đấu tranh” cũng mất dần khí thế. Động cơ của nó chỉ là sự tức tối, khi gạt bỏ sự tức tối nó cũng mất sức mạnh. Thực chất đó vẫn chỉ là những cuộc biểu t́nh chống treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh ở một khu được hoang tưởng hóa thành phần đất bất khả xâm phạm của những người nghĩ rằng ḿnh đă mất tất cả. Khu đất đó cho tới nay có vai tṛ là để giúp người ta khỏi phải bận tâm với đất nước Việt Nam đă bỏ lại đằng sau như một kỷ niệm đen tối.

    Đối với những người c̣n lại trong nước, đất nước lại càng nhức nhối hơn. Nó là một sự bất lực hàng ngày, một sự khiêu khích và thách đố thường trực, trong khi không nh́n thấy một hy vọng nào. Lại càng phải cố gắng để quên đi bằng cách tập trung mọi ưu tư vào việc mưu sinh vốn đă khó khăn, để yên phận tù đày. Như câu thơ đầu bài của Thanh Tâm Tuyền, người Việt Nam rũ bỏ kư ức và ra đi. Đi ra nước ngoài, nhưng cũng có thể “đi” ngay trên đất nước. Vẫn ở đấy mà vắng mặt.

    Ngày 30 tháng 4, 1975 không phải chỉ là một tủi hận cho người miền Nam. Đối với người miền Bắc, đặc biệt là đối với những người đă đóng góp cho guồng máy cộng sản, sự tủi hận có lẽ c̣n lớn hơn. Họ không chịu đựng từ 1975, mà từ hai mươi năm về trước. Họ đă phải im lặng trong đợt cải cách ruộng đất, đă phải chà đạp lên chính lương tâm ḿnh để đánh hôi nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, nhóm Xét Lại Chống Đảng. Họ không những chỉ là những nạn nhân chịu đau mà không dám than khóc, họ c̣n bị bắt buộc phải làm đồng lơa cho cái tồi bại. Khi một đứa con bị bắt buộc phải chỉ vào mặt mẹ mà quát, “Con này, mày có biết tao là ai không?” th́ không phải chỉ có đứa con và người mẹ là khốn khổ, không phải chỉ có chế độ là đểu cáng, mà cả dân tộc cũng bị làm nhục. Và nhục nhă nhất là chính những người phải tiếp tay cho guồng máy ghê tởm đó. Nhân cách và sự tự trọng không thể sống sót, người ta sau đó không c̣n cả ḷng tự hào để nghĩ đến chống lại nữa. Những tiếng gào thét “chống Mỹ cứu nước,” “giải phóng miền Nam” chỉ có thể là thành thực với một số nhỏ, đối với đa số nó chỉ là sự phục tùng trước bạo lực, đối với những người có ư thức nó chỉ là cuộc chạy trốn chính lương tâm ḿnh. Đối với đa số người miền Bắc, đặc biệt là đối với trí thức, ngày 30 tháng 4, 1975 đă là một hy vọng lớn. Biết đâu sau khi nhu cầu chiến tranh không c̣n nữa, đất nước đă thống nhất, đảng lại không thay đổi, lại không có tự do hạnh phúc thực sự, ḥa giải dân tộc thực sự, đất nước lại chẳng khởi hành vào một kỷ nguyên mới? Thất vọng lại càng lớn, sự tủi nhục lại càng lớn, v́ ḿnh không phải chỉ là nạn nhân mà c̣n là đồng lơa của sự gian ác, một sự đồng lơa cực kỳ vô duyên v́ nó chẳng hề đem lại một lợi ích cá nhân nào. Kết quả của chiến thắng 30 tháng 4, 1975 đối với đại đa số đảng viên kỳ cựu chỉ là thiếu tá vá xe, đại tá bán chè.

    Rồi hơn hai mươi năm xă hội chủ nghĩa. Hai mươi năm nội chiến từng ngày nhường chỗ cho hai mươi bốn năm cưỡng hiếp từng ngày. Mọi người đều mất và mất hết, ê chề như nhau. Sự thất vọng và chán chường, không phải của riêng miền Nam và những người chống cộng mà của mọi người trên cả nước, đă quá to lớn và dai dẳng. Nó đă biến thành sự chán chường đối với chính đất nước. Đại đa số người Việt không c̣n muốn nghĩ tới đất nước nữa.



    Tại sao?



    Tại sao người ta có thể có những liều lĩnh ghê gớm như bán nhà lấy tiền đem vợ con vượt biên trên những con thuyền mong manh, làm mồi cho công an, hải tặc và sóng gió mà lại không dám đứng lên tranh đấu đổi đời?

    Tại sao các chế độ độc tài trên thế giới, kể cả những chế độ độc tài đă khá thành công về mặt kinh tế và dân sinh, theo nhau sụp đổ trong khi chế độ cộng sản Việt Nam vẫn không gặp chống đối nào đáng kể, dù nó đă thất bại trong mọi địa hạt và trên mọi phương diện?

    Có phải tại chế độ quá mạnh đến nỗi người ta không thể tưởng tượng có thể chống đối lại nó hay không? Chắc chắn là không. Ai cũng biết nó phân hóa, tham nhũng, mất phẩm chất, chao đảo, mâu thuẫn nội bộ. Chính ban lănh đạo đảng cộng sản cũng không chối căi. Có phải nó quá hung bạo đến nỗi làm người ta khiếp sợ không? Cũng không nốt. Trong ba năm qua, kể từ 1996, chế độ cộng sản đă chỉ bắt giam một trí thức đối lập là Nguyễn Thanh Giang và đă chỉ quản chế ba người là Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự. Họ cũng đă chỉ khai trừ một ḿnh Trần Độ và cắt điện thoại của khoảng mười người. Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay, chế độ cộng sản Việt Nam không nằm trong danh sách những chế độ vi phạm nhân quyền hung bạo nhất.

    Vấn đề là người Việt Nam không tranh đấu chứ không phải là không thể tranh đấu.

    Và tại sao lại không tranh đấu? Đó là v́ dân tộc ta đă ră hàng, mỗi người tự thấy ḿnh cô đơn, có muốn cũng chẳng làm được ǵ. Đó cũng là v́ đă quá chán đất nước, đă mệt mỏi, đă mất ư chí và ḷng tự hào.

    Đảng cộng sản không phải chỉ đánh gục phe quốc gia, hay miền Nam. Họ đă đánh gục được cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta đă bị đả thương quá đau nên không thể đứng dậy.



    Hai nhận định giải thoát



    Dân tộc nào cũng trải qua những giai đoạn tan nát mà chỉ có một trấn tĩnh tinh thần mới cho phép nh́n ra lối thoát. Chúng ta cần trước hết là một sự hiểu biết về chính ḿnh. Ít nhất chúng ta cần hai suy tư.

    Suy tư thứ nhất là dân tộc ta không hèn mà chỉ là một dân tộc bị đả thương quá nặng. Chúng ta tự giam hăm trong mặc cảm hèn nhát và bất lực, đến nỗi mất ḷng tin và ư chí, v́ chúng ta không nh́n rơ gánh nặng lịch sử đè lên ḿnh.

    Từ đầu thế kỷ 16 chúng ta đă tiếp xúc với phương Tây, sự tiếp xúc đó là một khúc quanh đặc biệt quan trọng. Người phương Tây đem đến cùng với hàng hóa và kỹ thuật cả một văn hóa mới. Đặc biệt các giáo sĩ đem đến một nhân sinh quan và một vũ trụ quan mới. Cuộc va chạm này đă tác động rất mạnh lên xă hội Việt Nam. Khổng Giáo, nền tảng của chế độ quân chủ tuyệt đối, không c̣n giữ được vai tṛ độc tôn nữa, nó đă bị lung lay. Chế độ quân chủ chao đảo trong nền tảng, mất dần sự chính đáng, suy yếu đi, kéo theo loạn lạc, đói kém. Xă hội Việt Nam tan ră và sụp đổ. Trong khoảng trống toàn diện đó, một lực lượng bạo loạn - anh em Tây Sơn - đă nắm được chính quyền bằng bạo lực và cai trị bằng bạo lực, để rồi cũng bị tiêu diệt bằng bạo lực. Nhà Nguyễn làm chủ đất nước, không ư thức được sự thay đổi văn hóa xă hội đă và đang diễn ra trước mắt họ, đă thi hành chính sách mù quáng bài phương Tây và cấm đạo, làm chia rẽ trầm trọng hơn nữa một dân tộc vốn đă hoang mang và phân hóa cùng độ. Hậu quả là chúng ta đă mất nước. Riêng sự kiện một số rất nhỏ người Pháp đă có thể dùng chính người Việt Nam để thống trị Việt Nam đủ chứng tỏ dân tộc Việt Nam đă ră hàng đến mức nào rồi. Tủi nhục nhất là suốt trong Thế Chiến II, một nắm nhỏ người Pháp đă thua trận và đă mất nước vẫn tiếp tục thống trị được người Việt một cách hung bạo. Họ đă chỉ bị Nhật, chứ không phải người Việt Nam, đánh đổ. Đến khi Nhật thua trận và đầu hàng th́ chính quyền Việt Nam hoàn toàn bỏ ngỏ và một lực lượng hung bạo mới, đảng cộng sản, nắm được chính quyền với vài khẩu súng. Sau đó là ba mươi năm nội chiến giữa một tập đoàn cộng sản theo đuổi một triết lư chính trị tệ hại và các chính quyền quốc gia hoàn toàn không có một ư thức chính trị nào cả. Chiến tranh đă tàn phá sức sống c̣n lại của ta. Sau đó là một bạo quyền vận dụng mọi sáng kiến và thủ đoạn để đập tan mọi ư chí cá nhân và mọi giềng mối trong xă hội để có thể duy tŕ ách thống trị trên một dân tộc bất lực v́ phân hóa. Không một dân tộc nào có thể chịu đựng những đập phá và chà đạp kéo dài như thế mà không bị thương tổn nặng.

    Chúng ta không hèn nhát và cũng không có lư do để hổ thẹn, chúng ta đă chỉ là nạn nhân của những thảm kịch tích lũy trong gần bốn thế kỷ. Nếu chúng ta vẫn c̣n giữ được một chút ư chí đấu tranh và một chút ư thức dân tộc như hiện nay th́ đó quả đă là một phép mầu. Một dân tộc b́nh thường chắc chắn đă tiêu vong lâu rồi.

    Kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cũng là dịp để giải tỏa một tâm sự nặng nề cho người thuộc miền Nam và phe quốc gia cũ. Họ đă thất bại chủ yếu v́ đă sáng suốt hơn đối thủ. Họ đă nhận ra sự vô lư của cuộc chiến và đă dừng tay, chẳng thà chấp nhận thất bại c̣n hơn tiếp tục tàn sát lẫn nhau giữa anh em ruột thịt. Đó là một thái độ yêu nước. Thay v́ cố gắng phủ nhận thất bại, đề cao sự oai hùng của quân đội miền Nam, chúng ta nên nh́n ra sự cao cả của quyết định khước từ cuộc chiến của thanh niên miền Nam. Đó là một sự cao cả có thực, mà chắc chắn các công tŕnh nghiên cứu mai sau sẽ phải nh́n nhận. Có lẽ trong bốn thế kỷ qua đó là phản ứng thông minh nhất của dân tộc ta.

    Thay v́ hổ thẹn, chúng ta hăy suy nghĩ về nguyên nhân của thảm kịch mà chúng ta đă và đang chịu đựng. Đó là v́ trong những giai đoạn chuyển hóa lớn dân tộc nào cũng cần được những nhà tư tưởng hướng dẫn, để biết ḿnh nên nghĩ ǵ, đi hướng nào và làm ǵ. Điều bất hạnh cho chúng ta là trong suốt bốn thế kỷ đó chúng ta đă không có một nhà tư tưởng nào, chúng ta đă chỉ có những văn quan, vơ tướng, anh hùng, liệt sĩ. Do đó chúng ta đă không có đồng thuận, đă hoang mang, bối rối, căi cọ, xung đột và ră hàng, để rồi bị các tập đoàn hung bạo kế tiếp nhau chà đạp, dẫn đi từ thảm kịch này đến thảm kịch khác. Chúng ta đă trả giá đắt cho sự thiếu vắng một tư tưởng chính trị. Đó chính là bài học đáng ghi nhận nhất.

    Chúng ta có thể t́m kiếm một đồng thuận chính trị bằng cách học hỏi, suy nghĩ. Nhưng cũng có thể chỉ giản dị bằng thái độ, nghĩa là lắng nghe mọi ư kiến, thảo luận thành thực và tương kính với nhau. Chúng ta sẽ t́m ra được một đồng thuận dân tộc mới, sẽ kết hợp được và sẽ làm lại được đất nước.

    Suy tư thứ hai là, dù muốn hay không, chúng ta bắt buộc phải t́m một giải pháp chung, chứ không thể chỉ t́m giải pháp cá nhân cho mỗi người. Sở dĩ chúng ta đă thất bại và tủi nhục là v́ mọi người Việt Nam đă chỉ cố gắng t́m một giải pháp cá nhân cho ḿnh. Vượt biên là một giải pháp cá nhân. Hối lộ là một giải pháp cá nhân. Chịu đựng và nhẫn nhục là một giải pháp cá nhân. Căm thù và nguyền rủa là giải pháp cá nhân. T́m hănh diện trong sự khá giả của gia đ́nh và thành công của con cái là giải pháp cá nhân. Viết văn, làm thơ, in sách có thể cũng chỉ là giải pháp cá nhân.

    Không phải giải pháp cá nhân nào cũng đáng trách, trái lại có nhiều giải pháp cá nhân rất chính đáng, cần thiết và đáng khuyến khích nhưng không thể chỉ có giải pháp cá nhân. Quay lưng lại với đất nước là một sai lầm tai hại ngay cả cho chính ḿnh. Người trong nước không thể có giải pháp tự cứu nào ngoài một giải pháp chung cho đất nước, nhưng người ngoài nước cũng cần một nước Việt Nam dân chủ và giàu mạnh để có một chỗ dựa, để được kính trọng và để thành công. Ư thức được rằng phải có một giải pháp chung cho dân tộc là chúng ta đă đi được quá nửa đoạn đường ra khỏi bế tắc và tủi nhục. Năm trăm người trên một con thuyền vượt biên đă bị hai mươi tên hải tặc uy hiếp v́ họ chỉ là năm trăm cá nhân. Tám mươi triệu người để cho một đảng cộng sản phân hóa và chao đảo khống chế cũng v́ chỉ là tám mươi triệu người cô đơn.

    Ngày 30 tháng 4, 1975 đă có thể là một ngày vui lớn của dân tộc, một ngày khởi hành vào một kỷ nguyên của t́nh anh em t́m lại, của cố gắng chung và của thành công chung. Thực tế nó đă chỉ là một thương tích nặng, và rất nặng, trên một cơ thể vốn đă bầm tím những vết đ̣n chí tử. Từ đó bệnh nhân không những không được săn sóc và chữa trị mà c̣n tiếp tục bị đày đọa và đả thương thêm. Không ai đo lường hết được mức độ trầm trọng của vết thương 30-4 và những tàn phá trên thể xác và tâm hồn Việt Nam.

    Nhưng dầu sao cũng đă đến lúc phải đứng dậy.

    Một thế kỷ và một thiên niên kỷ sắp qua. Thế kỷ 20 bắt đầu trong nô lệ và chấm dứt dưới ách độc tài, nó đă là thế kỷ của nhục nhằn, đổ vỡ, máu và nước mắt. Thế kỷ 21 phải khác, nếu không Việt Nam sẽ không c̣n. Mà Việt Nam vẫn phải c̣n, bởi v́ không thể chỉ có những giải pháp cá nhân cho một khối tám mươi triệu người cùng một ngôn ngữ, cùng một quá khứ và cùng một thảm kịch.

    Mở đầu thiên niên kỷ thứ hai, các vua nhà Lư đă chấm dứt một chính quyền hung bạo, mở ra kỷ nguyên tự chủ lâu dài. Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta cũng phải chấm dứt vĩnh viễn chế độ độc tài và mở ra kỷ nguyên của một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên. Đó là điều kiện để Việt Nam có thể tồn tại.

    Tin và t́m một giải thoát chung trong tâm lư ră hàng hiện nay là điều rất khó, nhưng không phải là không thể làm được. Hai ngàn năm lịch sử sống chung, giữ nước và dựng nước chung vẫn c̣n để lại một vốn liếng đáng kể. Tôi tin rằng ở thời điểm này, khoảng một ngàn người có ư thức, đồng thuận, quyết tâm và chấp nhận kết hợp trong một tổ chức đủ để tạo ra một chuyển biến tâm lư, làm ṇng cốt cho một phong trào dân chủ rộng lớn, đem lại ḷng tin và biến những tức tối và tủi hờn tích lũy thành sức mạnh đổi đời.

  5. #25
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    ...
    Chúng ta cương quyết tẩy chay:
    1.- Không mua, không đọc báo Người Việt (cả online)
    ...
    Bác viết th́ nhớ đấy nhé, sau này đừng có trích bài từ báo này. C̣n bác nào nữa không?

  6. #26
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Bác viết th́ nhớ đấy nhé, sau này đừng có trích bài từ báo này. C̣n bác nào nữa không?
    Hi hi, tôi thấy không mua, nhưng cũng không nên ngưng trích báo NV.

    Coi báo này như báo "lề phải" là được rồi.

    Tôi đọc báo VN hàng ngày đây, để t́m tài liệu, con số, sơ hở, h́nh ảnh, v.v... của "họ".

  7. #27
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

    Con kiến và vĩ nhân

    Ông Nguyễn Gia Kiểng, theo tôi, là người có nhiều tư tưởng mới, đột phá. Đồng ư với ông ta hay không, không thành vấn đề, và tôi tin chắc ông ta không ngại người ta bất đồng tư tuởng.

    Điều quan trọng là, ông ta giỏi, có ư kiến hay, là tốt, đáng khen, kính trọng.

    Nhiều người thích chỉ trích người giỏi hơn họ, để có dịp khoe thiên hạ rằng "tao mắng thằng đó".

    Trong khi người chỉ trích chỉ là con kiến, cho người giỏi kia đạp lên trên con đường hoạt động của họ.

  8. #28
    JNguyencali
    Khách
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Bác viết th́ nhớ đấy nhé, sau này đừng có trích bài từ báo này. C̣n bác nào nữa không?
    Khó quá !

    Cứ tưởng tượng như Doc nhà ta đang ĐÁNH KT CSVN trên VL này 1 năm qua ,đánh cho KT CSVN "tơi bời hoa lá" đâu không thấy ...chỉ thấy mỗi lần Doc viết post là có kèm theo TNT ( chất nổ ) văng miễng " cúm óc heo của những thằng DU Sinh Hàn Quốc có Bạn tại Mỹ ...là Vợ Tàu "

    Báo Người Việt - đă lên "quỷ đạo " / thành công ! Mainstream media (tại Mỹ) rồi .
    Last edited by JNguyencali; 16-07-2012 at 04:28 PM.

  9. #29
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581
    Đồng ư bài này của ông Nguyễn Gia Kiểng rất hay , cái chiều sâu tâm lư đă và đang biến dân Việt trở thành thụ động , mà ông Nguyễn Gia Kiểng hướng tới để mổ xẻ , để t́m ra nguyên nhân , đó chính là nền văn học Khổng Tử ảnh hưởng trong dân ta hơn 2 ngàn năm . Đât nước ta có lúc thịnh , có lúc suy , lúc nào cũng bám vào Vua .

    Vua làm tất cả mọi chuyện , là người trời sai xuống , vua lo kinh tế , vua lo chống giặc , mọi người chỉ ngồi chơi đợi lệnh vua mà làm . Chỉ cần bắt vua là chiếm được nước , cho nên tại sao Trung cộng muốn mở mấy viện Khổng Tử ở Việt Nam để ngu dân .

    Tầu chỉ cần túm đầu 15 tên bộ chính trị là lấy được nuớc Việt nam ; cách túm đầu dễ ẹc bằng tiền , bằng gái , bằng hăm dọa ám sát con cháu . Bằng tiền : như ta đă biết từ tài liệu của Wikileak Nguyễn Tấn Dũng tự nhiên có 150 triệu đôla gởi tại nhà bank , Nông đức mạnh có 300 triệu đôla ; sau đó đưa Tầu vào Tây nguyên khai thác nhôm , và tuyên bố là quyết định của đảng , mà đảng là do chúng nó nắm đầu . Bằng gái : Hồ chí Minh , Lê khả Phiêu bị gài lấy gái Tầu , nên Trung cộng lập sổ đen bắt dâng đất , bán biển để được yên thân , nếu không cục t́nh báo Hoa nam tung h́nh chơi gái Tầu có con riêng .

    Tri thức của dân Việt sau 1954 , từ ảnh hưởng văn hóa Tầu tuân lệnh vua trên 2 ngàn năm , lại tiếp tục cam chịu ảnh hưởng của vua mới là Hồ chí Minh ở miền Bắc và vua Bảo Đại ở miền Nam . Chỉ có ở miền Nam sau này dưới ảnh hưởng của Mỹ , chấm dứt ảnh hưởng của vua Bảo Đại , dù đi sau dân tây phưuơng cả trăm năm . Nhưng nền tảng cộng ḥa được thiết lập có 3 viện Hành Pháp . lập pháp và tư pháp , gọi là tương đối độc lập . Các dân biểu trong quốc hội có quyền phát biểu chống đối chính sách sai lầm của chính phủ . Nền tự do èo uột đó chấm dứt 1975 , tuy chỉ trong 20 năm 1955 -1975 , nhưng nó vẫn đủ sức xây dựng nên một nền tảng dân trí ở miền nam , những người có trách nhiệm với bản thân , với tổ quốc , biết can đảm nhận trách nhiệm chuyện ḿnh làm . Đếch giống thủ tướng Nguyễn tấn dũng chỉ chịu trách nhiệm tập thể và trách nhiệm ...chữ kư , tức là đổi lỗi cho ngưừoi khác ; Từ trên xuống dưới nói láo trơn tru , trốn trách nhiệm với tổ quốc và dân chúng , Và hiện nay đang chuẩn bị trốn ra ngoại quốc với tài sản kếch sù khi Tầu chớm cho tay sai nằm vùng lật chính phủ cộng sản hiện nay .

    Điểm thứ hai ông Nguyễn gia Kiểng ngạc nghiên sau khi thấy dân tộc Việt nam sau bao năm chịu đựng đau thương , vẫn c̣n sức kiên tŕ giữ vững giang sơn cho tới nay mà vẫn không mất vầo tay giặc Tầu . Ông Nguyễn gia kiểng bỏ công t́m kiếm trong vấn đề nội tại , soi mói vào tâm lư cô độc của từng cá nhân ; mà quên đi nước Việt đă tồn tại như một tập thể , sức mạnh tập thể đó được riềng giữ bởi chữ quốc ngữ và thổ âm khác với nước khác . Tính chất đó chính là keo sơn giữ những người Việt lại với nhau dù khác chính kiến .

    Chính v́ thế !!! nên âm mưu của lũ tay sai Tầu trong đảng bộ cộng sản hiện nay , muốn dùng ưu thế của đảng cộng sản ép dân , đưa tiếng Tầu vào các lớp tiểu học đại trà , và các lớp phổ thông đại chúng để phá bỏ chất keo nối người Việt NAm lại , khi keo không c̣n th́ nước Việt không c̣n . Ngày nào người Việt chỉ biết chữ quốc ngữ ngày đó nước Việt c̣n tốn tại.. Nếu không đưa vào được , th́ chúng giả vờ đề nghị sử đổi vài từ như thêm vào J , W , Z , Kách mệnh , nói J́ , trung ương thành = TW..v..v.. , và vần , viết sai chính tả tùm lum , khiến mọi người bỡ ngỡ không biết viết ra sao , từ đó phải dùng ngoại ngữ mỡi rơ nghĩa .

    V́ đảng cộng sản Việt nam chỉ là đám tay chân ngoại bang mang về sai khiến điều khiển dân Việt , nên cộng sản không biết quí chữ quốc ngữ , tài sản quí báu vô giá mà hơn cả trăm nay do công cha ông ta gầy dựng , ngay cả Bản dốc mà chúng kư dâng cho tầu , húa ǵ ba cái văn chương không đẻ ra tiền .
    Last edited by tui xạo; 16-07-2012 at 07:47 PM.

  10. #30
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Mấy điểm lưu ư.....

    __Có người nói Vũ quư Hạo Nhiên giỏi có tài ....Thực vậy a??Tôi thấy cái lư luận bào chửa của hắn để cho đăng cái bài đó th́ quả là có tài căi chầy căi cối ,hay là giỏi chối tội bằng kiểu lấp liếm cho qua mà thôi .!! Nếu thiên hạ không chống đối th́ tương lai không xa ,biết đâu Vũ quư Hạo Nhiên lại cho đăng cờ búa liềm và những lời "bác" Hồ nói và cả thơ của Tố Hưũ nữa ...!Rồi hắn cũng trân tráo nói : Đăng lên vậy cố ư trộ(= chế nhạo )bọn VC chơi , chứ giờ nầy ai mà không thấy, không biết về VC đâu mà lo .!!! Leo lẽo cứ đưa ra lư luận như vậy được không ???

    Rồi không biết đặt ra cái trách vụ Tổng thư Kư , Chủ Bút để làm con mẹ ǵ mà không nhận thấy mấy cái đó ?? Người ta nói "cố t́nh " cũng không sai đâu !

    __Phóng viên tường thuật buổi họp báo ,tôi thấy có đề cập đến người nầy tôi nói lại cho đúng theo hiểu biết của tôi nhé :
    Trung Tá Phạm Đ́nh Cung . Đúng ra là Th/tá PđCung ,hay c̣n có tục danh là "Cung củ đậu ".Những lời phát biểu của ông nầy về vụ nầy th́ tôi không màng để ư ; nhưng chính cái tên và h́nh ảnh làm tôi nhớ lại trong youtube có thấy ông ta ủng hộ NCKỲ hết ḿnh (trong đám tang )và chửi một số người khác rất lớn lối và rất hăng !
    Ngoài ra tôi cũng biết ông ta khá rơ khi trong trại tù ở Z30-A và Z30-D.(gần Xuân Lộc)
    Nói thêm, nghe ông ấy nói thuộc khoá 16 Đà Lạt ,nhưng hỏi nhiều anh em khoá 16 th́ không ai nhớ và biết ông ta cả .Đấy là sự thật tôi biết và nhớ kể ra nghe chơi .!

    ___Đọc hết bài của ông Nguyễn gia Kiểng ,tôi cũng nh́n nhận ông ta có nhiều nhận xét sâu sắc và chỉ có câu nầy tôi cho là giá trị nhất và tôi rất tâm đắc :

    Tôi tin rằng ở thời điểm này, khoảng một ngàn người có ư thức, đồng thuận, quyết tâm và chấp nhận kết hợp trong một tổ chức đủ để tạo ra một chuyển biến tâm lư, làm ṇng cốt cho một phong trào dân chủ rộng lớn, đem lại ḷng tin và biến những tức tối và tủi hờn tích lũy thành sức mạnh đổi đời.
    Một con số vừa phải và hợp lư . Liệu dân tộc ta gần 90 triệu người mà không có được 1000 người kết hợp lại với nhau để làm nên "Cái Nhân" hay sao ??
    Last edited by Ba Búa; 17-07-2012 at 01:27 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 28-02-2012, 11:07 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 12-12-2011, 04:03 PM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-03-2011, 08:37 AM
  4. Replies: 9
    Last Post: 09-09-2010, 09:41 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 08-09-2010, 03:16 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •