Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 37 of 37

Thread: Những dấu lạ kinh hoàng tại Việt Nam !

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hàng ngàn các sơn nữ bị mất tích ở các bản gần biên giới



    Bản Phố, Lào Cai: Xă Bản Phố ở miền Bắc Lào Cai, là nơi nổi tiếng về loại rượu ngô của người Mường, đă là một trong nhiều bản ở sát biên giới đă có nhiều sơn nữ bị mất tích.
    Theo báo chí trong nước th́ nhiều năm nay, ở hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc xảy ra rất nhiều vụ mất tích bí ẩn với nạn nhân là hàng ngh́n cô gái. Chỉ tính riêng xă Bản Phố ,Lào Cai đă có 78 cô gái bị mất tích.

    Ông Lư Sao Plấu ,trưởng Công an xă Bản Phố, cho biết là từ năm 2008 đến nay đă có 78 phụ nữ ở xă mất tích. Riêng trong năm 2009 có đến 23 cô gái, chủ yếu độ tuổi từ 14 đến 18, mất tích.



    Chính quyền xă đă dốc sức tuyên truyền, cảnh báo bà con, người dân biết để đề pḥng với mưu mô, mánh khóe của kẻ xấu, cố t́nh tiếp cận, đánh cắp những cô gái non tơ tại Bản Phố. Những bông hoa rừng đẹp hoang dại khi bị bắt đi vẫn nghĩ chỉ đơn giản là tục bắt vợ, không ngờ rằng ḿnh có thể là nạn nhân của những kẻ buôn người.



    Chuyện xảy ra đă vài năm nay và trở thành vấn nạn, có tháng có đến 5 cô gái Bản Phố mất tích cùng một thời điểm nhưng chính quyền cũng bất lực.



    Tính từ đầu năm 2010 đến nay, Bản Phố có hơn 30 cô gái bị dụ dỗ hoặc bị lừa bán sang bên kia biên giới. Những cô gái được đưa lên Mường Khương, biên giới Xín Mần (Hà Giang), cửa khẩu Phố Tèo (thành phố Lào Cai)… rồi đưa sang Trung Quốc bán lại cho bọn môi giới mại dâm. Thường th́ giá của mỗi người được định khoảng 10 triệu cho đến15 triệu đồng. Những cô gái xinh xắn, trẻ đẹp sẽ được bán với giá cao hơn.

    http://www.thoibao.com/index.php/en/...-gan-bien-gioi

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thực tế Việt Nam: lo miếng ăn hơn là mất nước!?
    Canh cánh nỗi lo thất nghiệp, giảm lương


    Nhật Minh - Ngọc Tuyên (VnExpress) - Trong gần 13.500 độc giả tham gia khảo sát của VnExpress, phần lớn cho biết mất việc, giảm thu nhập là vấn đề đáng lo nhất.

    > Gần một triệu lao động Việt Nam thất nghiệp
    > Dệt may, da giày thất nghiệp hàng loạt

    Cuộc khảo sát với chủ đề "Nỗi lo lớn nhất của bạn hiện nay là ǵ" được VnExpress.net tiến hành từ 7/12, thu hút gần 13.500 ư kiến tính đến chiều 21/12. Trong đó, mất việc, giảm lương dẫn đầu trong 5 mối lo của độc giả, với tỷ lệ lựa chọn lên tới 32,2%, vượt qua cả vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, lạm phát hay bệnh tật, ốm đau...



    Mối lo của độc giả khá trùng khớp với thực tế khó khăn của t́nh h́nh kinh tế hiện nay, khi số doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2012 dự kiến đạt kỷ lục 55.000.

    Theo khảo sát chính thức về t́nh h́nh lao động 9 tháng đầu năm, vừa được Tổng cục Thống kê công bố, t́nh trạng thất nghiệp có dấu hiệu bớt bi quan hơn so với năm 2011. Theo đó, trong số 52,6 triệu người đang ở độ tuổi lao động, số thất nghiệp chỉ ở mức 984.000, tức là tương đương khoảng 2%. Cả 2 con số này đều thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (giai đoạn 2006 - 2011, số thất nghiệp hàng năm thường dao động trong khoảng 1 - 1,2 triệu người). "Kinh tế 2012 rất khó khăn nhưng số liệu thất nghiệp lại không bi quan như nhận định", Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - Nguyễn Bích Lâm chia sẻ.

    Nhận định của đại diện ngành thống kê không sai nếu nh́n vào những con số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, việc tỷ lệ thất nghiệp giảm là "khó hiểu". Chính v́ vậy, câu chuyện đằng sau những con số mới là điều đáng quan tâm. "Số liệu thống kê lao động và việc làm tại Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, cả về tính chính xác lẫn ư nghĩa đối với nền kinh tế", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương (CIEM) nhận định.


    Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011. Nguồn: GSO

    Trong khi tại nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, việc làm được xem là chỉ báo quan trọng cho thấy sức khỏe của nền kinh tế th́ tại Việt Nam, chỉ số này dường như chưa được quan tâm đúng mức: "Chỉ tiêu tạo việc làm mới vẫn đều đặn được báo cáo là hơn một triệu mỗi năm. Nhưng để chỉ ra những việc làm ấy ở đâu th́ rất khó. Trong khi đó, các chỉ số thất nghiệp lại rất thiếu thực chất khi thống kê tại Việt Nam", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định.

    Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự "không thực chất" của chỉ số thất nghiệp, theo giới phân tích cũng như bản thân cơ quan thống kê là việc kinh tế Việt Nam đang sở hữu một khu vực lao động phi chính thức lớn và ngày một mở rộng. “Người làm nghề tự do cứ ngày một tăng. Năm 2010, con số này là 34,6% th́ đến 2011 và 2012, con số này lần lượt tăng lên 35,8% và 36,6%”, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết.

    Sự mở rộng của khu vực tự do này được cơ quan thống kê lư giải là do tŕnh độ phát triển kinh tế c̣n thấp, đời sống chưa cao, an sinh xă hội chưa phát triển nên khi kinh tế khó khăn, số việc làm chính thức sụt giảm, người lao động thường không chịu cảnh thất nghiệp mà chấp nhận làm một số công việc tự do, với mức thu nhập thấp, bấp bênh để nuôi sống bản thân và gia đ́nh.

    Việc làm này phần nào thể hiện nỗi lo thất nghiệp của người lao động, đồng thời cũng khiến cho các thống kê về việc làm ở khu vực chính thức trở nên kém ư nghĩa. “Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam, do đó chỉ phản ánh một phần sức khỏe của nền kinh tế, chứ không thể hiện rơ nét như đối với các quốc gia khác”, đại diện Tổng cục Thống kê nhận định.


    Nhiều người Việt chấp nhận công việc bấp bênh để có thu nhập. Ảnh: NYTimes

    Một hệ quả khác của việc có nhiều lao động tự do là khiến cho các biện pháp khảo sát việc làm đang được áp dụng (chủ yếu là chọn mẫu - suy rộng) trở nên thiếu chính xác. Với cách chọn mẫu như vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xă hội, cơ quan thống kê có thể bỏ sót một lượng lớn người làm nông nghiệp, hoặc lao động tŕnh độ thấp ở đô thị - những người được coi là thất nghiệp trá h́nh, tức là không có đủ thu nhập để duy tŕ cuộc sống.

    Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng việc chưa thể có được con số thống kê chính xác về lao động, việc làm ở thời điểm hiện nay không phải là cái cớ để xem nhẹ chỉ báo này. Theo đó, việc cần làm trước hết là nâng cao chất lượng khảo sát bằng cách áp dụng các thông lệ quốc tế, nhưng phù hợp với thực tế của Việt Nam. “Ở Mỹ và một số nước, họ cũng tiến hành điều tra hàng tháng như Việt Nam. Nhưng họ đặt các trạm quan sát lao động ở từng vùng với số lượng phù hợp, căn cứ trên cung cầu lao động nên kết quả có được rất chính xác. Việt Nam, nếu có đủ nguồn lực, nên học theo mô h́nh này”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng gợi ư.

    C̣n theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, với điều kiện hiện nay, cơ quan thông kê chỉ nên áp dụng việc tính tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực chính thức. C̣n ở nông nghiệp - nông thôn, chỉ nên áp dụng tỷ lệ thiếu việc làm. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác và ư nghĩa của chỉ số thất nghiệp, Tiến sĩ Doanh cho rằng nhất thiết phải đẩy mạnh quá tŕnh tái cơ cấu doanh nghiệp, qua đó tăng tỷ trọng lao động tại khu vực chính thức và biến đây trở thành động lực chủ yếu cho nền kinh tế.

    Nhật Minh - Ngọc Tuyên

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2...ep-giam-luong/

    Alamit: Đó là kết quả chủ trương thâm độc của CS VN: "Dân đói Dân Ngu Dể trị". Chỉ nghĩ tới cái ăn trước mắt, quên nổi lo giặc Ngoại xâm!!

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Muốn sống được phải liều con ạ

    Gia đ́nh nọ có hai đứa con trai lớn, đều sắp lấy vợ. Ông bố chỉ có một căn nhà mới mua, không biết cho con nào, bèn gọi hai đứa lại, bảo mỗi đứa kể một câu chuyện thật buồn cười. Đứa nào có chuyện kể hay nhất, sẽ được căn nhà đó.

    Người con cả kể: Có một cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy gạch lớn, mỗi ngày xuất xưởng hàng vạn viên, công việc nhiều, làm không xuể. May sao một hôm đang đi kiểm tra chất lượng một mẻ gạch xây tường mới ra ḷ, bị một viên gạch rơi trúng đầu. Anh ta sửng sốt khi thấy đầu anh ta không bị vỡ mà viên gạch bị vỡ tan. Từ đó, anh ta không dùng máy nữa mà dùng ngay đầu ḿnh để kiểm tra chất lượng sản phẩm từng mẻ gạch cho nhanh. Nghe nói chất lượng sản phẩm của nhà máy gạch này kém hoài, nên đă một năm anh ta dùng đầu ḿnh để kiểm tra chất lượng gạch, các viên gạch sản xuất ra đều bị vỡ mà đầu anh ta vẫn vô sự.

    Nghe xong, ông bố cười hi hi.

    C̣n người con thứ hai kể: Một đập thủy điện có vốn đầu tư hơn hai trăm tỉ đồng đang được xây dựng ở Kon Tum dài
    tám mươi mét, thành bức tường bê tông của đập dày hơn một mét rưỡi. Để xây một con đập như vậy, lơi đập phải dùng xếp đá hộc, bơm vữa xi măng, đổ liên tục bê tông mác 150 để chịu được tác động lực ngoại lai của công tŕnh, đến xe tăng húc cũng không đổ. Nào ngờ, sau gần bốn năm xây dựng, sắp đưa vào sử dụng, có chiếc xe Ben chỉ t́nh cờ va quệt vào thành tường bê tông của đập đă làm cho sáu mươi mét thân đập bị đổ sập, vỡ vụn, nằm ngổn ngang dưới suối. Lạ hơn nữa là tường của đập bị sụp đổ hoàn toàn mà chiếc xe Ben gây nên tai nạn chỉ bị "xây xát" nhẹ ở phần kính, tương tự như chuyện viên gạch rơi trúng đầu cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy gạch th́ vỡ tan, c̣n đầu người cán bộ ấy lại không việc ǵ mà anh con vừa kể. Kiểm tra hiện trường, hóa ra lơi thân đập bê tông họ làm đâu có như yêu cầu thiết kế mà chỉ được làm bằng đất, cát và đá cùng “lơ thơ” những khung sắt “gầy nhom”.

    Nghe xong, ông bố ôm bụng cười sặc sụa, phán rằng:

    - Câu chuyện thằng cả kể hay, nhưng là chuyện bịa như thật, C̣n câu chuyện thằng út kể hay hơn v́ đó là chuyện thật mà như bịa. V́ vậy, thằng hai được bố cho căn nhà mới mua. Đó là một căn nhà dành cho những người thu nhập thấp, nhưng bố cũng phải bỏ ra tất cả số tiền dành dụm bao năm mới có được đấy.

    Nghe vậy, cậu con trai thứ hai sợ tái mặt, chắp tay vái bố không chịu nhận căn nhà bố vừa cho. Anh ta nói: Thưa bố, nhà của bố cho là quư, nhưng bố bạn con cũng vừa mua một căn nhà dành cho những người thu nhập thấp. Nhà vừa trao tay đă xuống cấp, tường bị ngấm nước ẩm ướt, bẩn thỉu. Lan can th́ chắp nối sơ sài, mối hàn xiêu vẹo, sống mà luôn cảm thấy bất an. Gia đ́nh của một anh bạn khác ở quê cũng được chính quyền đưa vào diện cấp cho một trong số hàng trăm căn nhà “vượt lũ” dành cho các gai đ́nh dân nghèo tại địa phương nhưng không dám nhận, v́ quá sợ khi thấy chỉ một cơn giông, đă có 24 căn nhà vừa làm xong và 5 căn nhà chưa lợp mái bị sập, do những kẻ xây dựng đă rút ruột công tŕnh để tham nhũng. V́ vậy, bố có ép, con cũng chả nhận nhà bố cho đâu, nguy hiểm lắm, bố ạ!

    Ông bố cau mặt, mắng:

    - Không ngờ con tôi lại hèn thế. Thế bố hỏi con, báo chí luôn đăng đường này, đường kia vừa làm xong đă hỏng, có cầu vừa xây xong đă sập, nếu con sợ th́ chả lẽ ru rú ở nhà không dám đi đâu sao? Báo chí cũng đưa tin trường học này, trường học nọ vừa xây xong đă hỏng, nếu con sợ không cho con của các con vào học th́ đành để chúng thất học à? Thời nay, muốn sống được phải liều, con ạ.

    (Chuyện kể của bạn Nguyễn Đoàn)
    Viết từ Sàigon
    TB Online

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nghĩ về một bài luận văn bị điểm 0


    Nguyễn Hưng Quốc

    09.01.2013
    Ở trong nước, mấy tuần qua, dư luận khá xôn xao về một bài luận văn của một học sinh lớp 12 tên Vũ Hoàng L. Xôn xao v́ bài văn ấy “hồn nhiên”, “thô thiển” và “tục tĩu” đến độ khiến người ta phải “giật ḿnh”, hơn nữa, “choáng váng”.

    Về đề tài giáo viên cho “Em hăy tŕnh bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học đường hiện nay”, em học sinh ấy đă nhập đề bằng cách tự hỏi và tự trả lời:

    “Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy th́ nó là một tṛ b́nh thường, văi. Mục đích của nó là ǵ? Ư nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế th́ bạn bè đă đ…chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ… ai mà chả nói tục chửi bậy.”

    Theo tường thuật trên báo chí, ở đoạn sau đó, học sinh này thừa nhận: “Ḿnh cũng hay nói bậy lắm”, rồi phân bua:“Trường hợp nào chúng ta cũng có thể nói bậy. Cơ bản là v́ nó ăn sâu vào máu rồi, người nào mà chẳng chửi…” Bản tin cũng cho biết, bài luận văn ấy đă bị điểm 0 với lời phê của giáo viên: “Cần xem lại đạo đức bản thân”.

    Bản tin về bài luận văn đầy những “tiếng lóng thô tục đang rất ‘thịnh hành’ trong giới trẻ hiện nay” ấy được đăng tải trên nhiều tờ báo khác nhau. Ở đâu nó cũng bị phê phán một cách gay gắt. Phần lớn đều cho là cách viết như thế “không thể chấp nhận được”. Một số người đi xa hơn, cho là nó phản ánh sự “xuống cấp đáng thất vọng về nhận thức và đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay.” Một người khác, đi xa hơn nữa, cho đó là sự xuống cấp của xă hội với hiện tượng “ngay cả những người có học hàm học vị cao vẫn giữ thói quen ‘đệm chữ’ khi nói chuyện với người quen và coi chuyện đó rất đỗi b́nh thường.”

    Tôi không muốn biện hộ hay bênh vực cho em học sinh ấy. Đă lớp 12 rồi mà viết văn như vậy quả là một điều rất đáng kinh ngạc. Nhưng tôi không kinh ngạc về sự tục tĩu của em. Tôi chỉ kinh ngạc v́ cái dốt của em. Và cả của thầy (cô?) giáo của em nữa.

    Trước hết, cần lưu ư: hiện tượng học sinh nói tục là một hiện tượng khá b́nh thường. Dĩ nhiên, đó là điều không tốt. Nhưng vẫn b́nh thường. Ở đâu và thời nào cũng thế. Thời tôi c̣n học trung học, nhất là những năm đầu trung học (cấp 2), rất nhiều bạn bè tôi cũng thường nói tục. Cứ mở miệng ra là nói tục. Những chữ Đ.M. được sử dụng nhiều như những dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn. Nhớ, lúc tôi học lớp 6 hay lớp 7 ǵ đó, thầy giáo ra lệnh là ai nghe bạn bè nói tục th́ báo cho thầy biết; thầy sẽ phạt. Một lần, có đứa hổn hển chạy lại thầy tố: “Thưa thầy, Đ.M., thằng Minh nói Đ.M. em! Em nói ‘Không được’ mà, Đ.M., nó cứ nói hoài.” Ở Úc, ở lứa tuổi đó, học sinh cũng rất hay nói tục. Các nhà tâm lư học và giáo dục học cho điều đó không có ǵ đáng hốt hoảng cả. Đến lứa tuổi nào đó, tự dưng người ta bị khủng hoảng về bản sắc, muốn tự khẳng định ḿnh, muốn tự xem ḿnh là “người lớn”, muốn tỏ ra ngang tàng…Thế là người ta nói tục. Thông thường, vài năm sau, hiện tượng ấy tự dưng biến mất.

    Tuy nhiên, hiện tượng viết tục như em học sinh trên vẫn bất b́nh thường. Bất b́nh thường ở hai điểm: Một, học lớp 12, em đă khá lớn tuổi; và hai, điều này mới quan trọng: em dám sử dụng cái thứ ngôn ngữ tục tĩu ấy vào bài viết.

    Đi dạy cả mấy chục năm, tôi có kinh nghiệm về điều này: Ở Việt Nam (trước đây) cũng như ở Úc, không hiếm học sinh và sinh viên, ở ngoài đời, với những mức độ nhiều ít khác nhau, vẫn nói tục; nhưng khi cầm bút viết, nhất là viết luận văn (theo phong cách academic!) th́ hầu như không ai chêm những thứ tiếng “Đức” hay tiếng “Đan Mạch” ấy cả. Người ta tự động kiểm duyệt. Người ta biết chúng không phải chỗ. Người ta biết người ta cần sử dụng một thứ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ b́nh thường hằng ngày, với bạn bè.

    Tôi cho lư do chính khiến em học sinh ấy viết như vậy là v́ em không phân biệt được sự khác nhau giữa văn nói và văn viết.

    Nếu đúng như vậy, khuyết điểm chính của em không phải là ở “đạo đức”. Mà là ở kiến thức.

    Ở đây, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi khác: Liệu các thầy cô có dạy cho các em phân biệt hai lối văn ấy hay không? Trong các xứ nói tiếng Anh, hai khái niệm “spoken English” và “academic English” được phân biệt rất rơ. Học sinh nào cũng được dạy và cũng phải biết. C̣n ở Việt Nam? H́nh như không. Bởi vậy, không có ǵ đáng sửng sốt khi có những học sinh viết y như cách các em nói chuyện hàng ngày. Lỗi, nhất định không thuộc về các em.

    Trong các lời nhận xét trên báo chí, tôi chưa thấy ai đặt vấn đề với lời phê của giáo viên: “Cần xem lại đạo đức bản thân”.

    Đứng về phương diện sư phạm, lời phê ấy hoàn toàn sai.

    Sai ở hai điểm:

    Thứ nhất, sai về nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc đầu tiên và căn bản nhất mà giáo viên cần được học khi phê bài viết hay bài làm của học sinh / sinh viên là: Chỉ tập trung vào sản phẩm và không được nhắm vào con người; chỉ nói về những ưu và khuyết điểm của bài viết chứ không được phê phán tính cách của các em. Những cách phê như “Em chậm hiểu quá!” hay “Em dốt”, “Em ngu quá!” đều tuyệt đối bị cấm.

    Thứ hai, sai về cách đánh giá. Nói tục hay viết tục dĩ nhiên là không nên. Nhưng nó chỉ thuộc phạm trù văn hóa chứ không phải là đạo đức; hoặc, nếu khó tính, xem đó là chuyện đạo đức th́ cũng nên nhớ, trong thang đạo đức, đó là những điều ít xấu nhất. Một người nói tục chắc chắn không xấu bằng một tên ăn cắp. Đúng không? Nếu đúng, một học sinh viết tục và một học sinh đạo văn, ai cần bị phê phán hơn ai?

    Bởi vậy, tôi cho qua hiện tượng học sinh viết bài văn tục tĩu như trên, vấn đề đáng báo động không phải là chuyện “đạo đức bản thân” của học sinh. Mà là ở nền giáo dục hiện nay.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chính chủ



    - Saigon cô nương



    Tổng kết năm vừa qua, kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam đă có thêm nhiều câu mới.

    Một số câu nói sau khi phát biểu đă trở nên nổi tiếng và được mọi người dùng nhiều tới nỗi nghiễm nhiên lọt vào hàng ngũ thành ngữ, tục ngữ.

    Nhan sắc có hạn, thủ đoạn vô biên.

    Chuẩn không cần chỉnh

    Được voi đ̣i Hai Bà Trưng...

    Đă có hẳn một cuốn sách tranh Sát Thủ Đầu Mưng Mủ để minh họa cho các câu tục ngữ mới này.





    Đó là những câu giới trẻ hay dùng, không biết tác giả là ai nhưng Nghèo th́ cạp đất mà ăn, Yêu tôi tốn kém lắm... là lời tuyên bố mà nhờ đó, cô người mẫu bất chợt nổi danh như cồn. Lời thiệt thà thay v́ hoa mỹ giả dối bị thiên hạ nhiếc không nương tay. Nhưng nhờ đó cô lại đắt show quảng cáo, dự event... thù lao tăng đột ngột khiến đồng nghiệp tức nổ đom đóm mắt. Giống như chuyện vui cười Âu Mỹ về những người đẹp tóc vàng, cô người mẫu tâm sự là cô ngoan ngoăn, rất biết là dù sao ḿnh cũng cần dành một phương lấy chồng. V́ thế bỏ qua sự nỗ lực của những người đẹp khác, một số người đưa ra kết luận cuối cùng về giới này là chân dài óc ngắn, óc to bằng quả nho...



    Một ca sĩ có h́nh thức nam giới nhưng yểu điệu như phụ nữ, sau scandal với người t́nh đồng giới, đă họp báo tuyên bố ḿnh “chuẩn man”. Ư nói đàn ông đích thực, đàn ông đúng chuẩn. Nhờ anh lớn tiếng khẳng định bản chất của ḿnh mà chữ này đă mau chóng biến thành câu thành ngữ.



    Bó tay.com chỉ sự đầu hàng, chịu thua không c̣n bó gọn trong câu nói chơi của giới trẻ mà đă thành câu cửa miệng của người lớn, xuất hiện cả trong các bài báo và truyện văn chương. Chỉ cần lắc đầu, thốt lên bó tay chấm com là đủ nghĩa, khỏi cần giải thích nhiều lời làm chi cho mệt.



    Một điều nhịn chín điều nhục phản ánh t́nh trạng bạo lực xảy ra như cơm bữa. Ngày nào cũng có đâm chém, án mạng trong nhà ngoài phố từ những nguyên cớ không đâu. Một nguyên nhân là do phóng thích tội phạm.



    Đặc biệt một câu mới xuất hiện tháng 11 năm vừa qua nhưng nổi tiếng ngay lập tức, trở thành quen thuộc, câu cửa miệng trong ngôn ngữ hằng ngày v́ đă vượt qua khỏi giới hạn đầu tiên để có thể dùng rộng răi trong mọi vấn đề.



    Đó là “chính chủ”.



    Đi ngược lại thời gian. Thoạt tiên, tên “chính chủ” được khai sinh ngày 11/11/2012, Bộ Giao Thông ra Nghị định người đi xe gắn máy không phải do ḿnh đứng tên, tức là không chính chủ sẽ bị phạt một triệu đồng và xe hơi bị phạt mười triệu. Đó là nhà nước muốn làm khó để giới hạn việc quá nhiều xe lưu thông trên đường, dẫn tới nạn kẹt xe ngày càng gia tăng. Trước kia, ai cũng nghĩ kẹt xe là chuyện... thế giới, gần lắm cũng Thái Lan chứ đâu có ngờ nó tới Việt Nam hồi nào không biết.



    Chưa nói đến những rắc rối không thể giải quyết nếu thực thi nghị định xe chính chủ này chỉ riêng nhu cầu đi lại của dân chúng trong thành phố lớn mà các phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được trong khi giá xe gắn máy, xe Tàu chẳng hạn, giá rẻ mạt, th́ đa số dân chúng buộc sẽ phải tậu mỗi người một xe gắn máy để đi lại.



    Tức là nếu gia đ́nh năm người th́ phải mua năm chiếc xe, mười người mười chiếc. Cả nước sẽ bỗng chốc đặc cứng v́ số xe gần bằng số dân. Cho nên nghị định này đă tạm dừng, đợi thông tư hướng dẫn không biết khi nào thi hành nổi.



    Tiếp theo là trên giấy chứng minh của mỗi người, từ trước đến giờ vốn không ghi sinh quán là nơi sinh mà lại có nguyên quán là nơi sinh của cha, chắc là để khi có người phạm tội th́ lần về nguyên quán dễ bắt hơn. Bây giờ trên chứng minh thư buộc thêm tên tuổi cha mẹ. Vậy con nuôi, con riêng, con thụ tinh nhân tạo... th́ sao. Cho nên cái giấy chứng minh chính chủ này lại khiến dư luận ồn ào thêm một chặp.



    Dân t́nh c̣n đang xôn xao nhốn nháo th́ cuối tháng xảy ra chuyện chính chủ chó mèo. Mỗi con chó mèo đều phải mang đi khai báo để nhận giấy chứng minh riêng. Việc này nếu thực hành ở thành phố là nơi nhà cửa chật chội, gia súc phần lớn là thú cảnh, cũng thấy ngay bất khả thi huống hồ miền quê nuôi chó mèo thả rong rất nhiều. Nếu siết chặt kiểm soát th́ ưu điểm đầu tiên là có thể bớt nạn trộm chó khiến nhiều tên “khuyển tặc” bị đánh nhừ xương, vong mạng.



    Để đề pḥng dịch bệnh th́ bất cứ loại gia súc nào, bất kỳ con vật nào nuôi trong nhà cũng đều phải “chính chủ” cả, chẳng cứ riêng hai loài chó mèo.



    Vừa qua bốn anh mang mười con gà chọi đi qua xă B́nh Thạnh (Tây Ninh) bị công an xă này chặn xe, tịch thu để mang đi kiểm dịch. Đúng hẹn hôm sau anh quay lại để biết kết quả th́ được những người dân chung quanh cho biết gà đă bị... đập đầu mang đi tiêu hủy. Trước đó, một anh khác cũng bị tịch thu ba con gà mặc dù chủ nhân đă trưng đầy đủ giấy kiểm dịch của chi cục thú y. Nói chung, dù gà chính chủ đàng hoàng nhưng hễ bước qua địa phận xă khác th́ vẫn bị tịch thu đập đầu. Ông Phó chủ tịch xă có giải thích việc phải đập đầu là chặn cho con gà nó khỏi bay đi mất!

    Nói chung, hễ có chú gà, thím gà nào đi qua xă đều bị đập đầu xách đi để... tiêu hủy hết. Chưa nghe nói tới đập đầu vịt, ngan hay chim cút, bồ câu...



    Gà Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam như chỗ không người. Nhằm tránh việc dân ta tiêu thụ gà bị thải bị loại, gà quá hạn, gà ươn thối, nhiễm dịch của Trung Quốc th́ nhà nước ra chỉ thị người Việt Nam ăn gà Việt Nam, sạch và an toàn hơn. Cụ thể dân Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang, chính xác là gà nuôi ở huyện Yên Thế. Gia súc lớn như trâu ḅ dê ngựa c̣n chưa phân biệt nổi nguồn gốc huống hồ gia cầm. Việc này đă được giải quyết một cách dễ dàng bằng cách... dán tem đầy đủ từng con. Có điều gà cung cấp cho một Hà Nội thôi, chứ chưa nói tới thị trường rộng lớn hơn; và phần lớn đều từ dân chúng nuôi lẻ, chứ nếu từ trang trại th́ không biết làm cách nào để gắn tem nhăn cho hết đám “gà lông”, tức gà c̣n sống. Gà cắt tiết, vặt lông rồi th́ khỏi dán tem! Đồng thời chỉ gắn tem cho con gà đúng tuổi trên 4 tháng. Dưới 4 tháng là gà nhi đồng nên cũng khỏi phát giấy chứng minh nhân dân. Để bảo đảm chính chủ tuyệt đối th́ lồng gà trước khi chở đi sẽ được kẹp ch́.



    Điều này làm cho lũ gà cả nước băn khoăn và hết sức ganh tỵ. Bởi miền Bắc chọn đích danh gà Yên Thế làm chính chủ. Thế c̣n miền Trung và miền Nam th́ sao. Mỗi miền chọn gà của một huyện th́ ngoại trừ ba huyện tốt phúc đó, toàn bộ gà từ Bắc chí Nam tủi thân làm sao, chắc là đập đầu tiêu thụ tại chỗ cho tiệt giống chứ ai mà thèm ăn thứ gà không chính chủ!



    Sau chó mèo quay lại chuyện người. Cô dâu chú rể có hôn thú th́ mới được quyền tổ chức đám cưới. Không có tờ giấy đó ch́a ra th́ nhà hàng từ chối nấu tiệc. Để tuân thủ quy định, được cấp chứng nhận “văn minh” th́ chắc nhà hàng sập tiệm hết. Việc này chẳng khác ǵ đưa giấy khai sinh mới được làm sinh nhật hay ch́a cái bằng chứng khai tử ra mới được đưa ma!



    “Chính chủ” lan tràn mau lẹ không ngờ.

    Đàn ông được nhắc nhở ngay, ngoài bà vợ chính chủ th́ chớ nên léng phéng với ai mà tan nát gia đ́nh như chơi.



    Hoa hậu, người mẫu ráng chính chủ chứ đừng làm gái làng chơi trá h́nh. Nghề chính của các cô là tŕnh diễn thời trang, quảng cáo... nhưng người đẹp th́ nhiều, cơ hội th́ ít. Muốn có nữ trang đắt tiền, trang phục hàng hiệu, nay nghỉ hè châu Âu, mai nghỉ mát châu Mỹ th́ chỉ có cách làm gái bao, dù sao cũng an toàn hơn năm vừa qua mấy vụ hoa hậu, người mẫu đi khách bị bắt quả tang ra hầu ṭa.

    Nhan sắc cần tân trang cho quyến rũ hơn chứ chính chủ sao được. Phụ nữ đua nhau lao vào phong trào sửa sắc đẹp. Sau 75 một thời gian, khi giải phẫu thẩm mỹ đơn giản làm được trong nước, đi ngoài đường phố Sài G̣n dễ bắt gặp những khuôn mặt Thẩm Thúy Hằng với những cằm chẻ và môi trái tim giống nhau. Nay, phụ nữ lại rủ nhau nườm nượp bước vào thẩm mỹ viện để đi ra khuôn đúc những chiếc cằm nhọn h́nh chữ V và sống mũi nhỏ hẹp của diễn viên Hàn. Thẩm mỹ viện vội vă mọc ra như nấm, nên đương nhiên tai biến xảy ra đều đều. Nhẹ th́ chở qua bệnh viện cứu chữa, nặng th́ tử vong ngay tại thẩm mỹ viện.



    Bóng đá là môn thể thao vua ở Việt Nam. Cứ nh́n mỗi lần có giải Tiger Cup, bây giờ là Suzuki Cup, Sea Games... quanh quẩn vài ba nước Đông Nam Á mà dân ghiền phát sốt theo từng đường banh. Chỉ hiềm đá banh Việt Nam èo uột quá. Đá giải trong nước c̣n không ra ǵ, nói chi tới các giải mở rộng, chẳng bao giờ cầu thủ Việt Nam được cầm tới chiếc cúp vàng danh dự. Sau khi rời khỏi thời kỳ bao cấp, các đội bóng sống nhờ các ông bầu. Cầu thủ “nội” và “ngoại” được thời mua bán với giá ngất trời. Nay, các ông bầu không c̣n mặn mà ǵ với các đội bóng lỗ lă, đá măi vẫn không ra ǵ nên lần lượt rút lui. Trái banh tṛn lại mong chờ chính chủ.



    Giới sinh viên cũng bảo nhau từ nay thi đại học phải chọn trường chính chủ. Một thời gian dài, để đáp ứng nhu cầu sở hữu một tấm bằng đại học th́ các trường đại học tư hối hả ra đời. Theo như thông lệ th́ chất lượng bao giờ cũng đi ngược với số lượng. V́ thế từ mấy năm nay, nhiều nơi đă từ chối nhận cử nhân các trường này. Đại học tư sờ đến mới hay mấy chục trường đủ thứ vi phạm: Trường không đủ giáo viên, không đủ pḥng ốc, không đủ sức vẫn tuyển sinh ồ ạt. Thật ra đó vẫn là những trường may mắn chứ một số trường thậm chí chẳng ma nào thi vào.



    Bất cứ chuyện ǵ trên cơi đời này cũng thuộc về chính chủ hoặc không chính chủ nên kể hoài không hết. May quá chữ này ra đời khiến mọi người có thể diễn đạt ư nghĩ một cách đơn giản và dễ hiểu.



    Những văn bản tùy tiện, hấp tấp một cách không chính chủ chút nào đă khép lại một năm. Th́ thỉnh thoảng cũng có những chuyện tức cười như vậy cho người ta quên đi đời sống khó khăn mệt nhọc chớ.



    Năm mới lại chờ xem những chuyện chính chủ khác.

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những chuyện khó có thật,nhưng có thật


    - Đoàn Dựghi chép



    I. Hơn 30 năm mang mối hận t́nh


    Chị Phùng Thị Tín sinh năm 1959 (54 tuổi) ở thôn Chu Mật, xă Thái Ḥa, huyện Ba V́ ngoại thành Hà Nội, khoảng1979-1980, chị rời quê nhà lên Sơn La làm công nhân xây dựng. Vốn có chút nhan sắc, lúc ấy lại đang độ xuân th́, trẻ trung phơi phới, nên ở công trường nơi Tín làm việc có vô số chàng trai theo đuổi. Tuy nhiên, giống như duyên phận, Tín gắn kết cuộc đời ḿnh với anh Đỗ Văn Xuyên, lái xe chở hàng cho quân đội, thỉnh thoảng hay ghé chơi thăm bố mẹ Tín ở Ba V́. Số phận dun dủi thế nào mà hầu hết những lần Tín từ Sơn La về thăm nhà đều trùng vào dịp Xuyên đến chơi. Hai người yêu nhau, rồi năm 1981 họ làm đám cưới nhưng không đăng kư kết hôn.

    Lấy chồng, Tín nghỉ việc ở Sơn La, về quê nhà của Xuyên ở xă Ngũ Hiệp, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội, làm dâu và làm ruộng. Xuyên v́ công việc lái xe, vẫn phải xa nhà đằng đẵng. Tín kể, một ḿnh sống với bố mẹ chồng, cuộc sống cô đơn và nhiều uất ức. Cứ thế, 3 năm trôi qua, không hiểu sao Tín không mang thai, không thể sinh nở cho gia đ́nh nhà chồng một đứa trẻ.

    Khi cây không cho trái ngọt, đàn bà không có con làm sợi dây kết nối t́nh cảm th́ thường héo hon, buồn bực hơn là mong mỏi, chờ đợi những lần chồng về.

    Nhưng rồi không hiểu sao Xuyên dần dần lạnh nhạt với vợ. Tín kể rằng chồng đi xa biền biệt như thế nhưng hễ hiếm hoi có dịp được về th́ lại không ngủ chung ở nhà trên với vợ mà lại xuống ngủ ở nhà dưới với đứa em trai. Của nả, tiếng là tài xế lái xe chở hàng nhưng cũng chẳng có ǵ, chỉ có chút ít hàng hóa mua được trên đường đi công tác, Xuyên thường nhờ mẹ giữ giùm, không đoái hoài ǵ đến vợ.





    Năm 1985, 26 tuổi, sau hơn 4 năm chung sống không có hôn thú, Tín bỏ nhà ra đi. Ra khỏi nhà chồng, Tín kể là ḿnh chỉ có hai bàn tay trắng.

    Bốn năm sau -năm 1989- Tín đi lao động hợp tác tại Liên Xô 3 năm rồi trở về nước với chút vốn liếng. Trong thời gian ở Liên Xô, Tín tằng tịu với một công nhân khác, có bầu và bị buộc phải về nước. Trở lại quê nhà, ở với bố mẹ ruột tại Ba V́, Tín sinh được một bé trai rất kháu khỉnh.

    Nhưng hạnh phúc được làm mẹ không khuây khoả trong ḷng người đàn bà nỗi uất ức về cuộc hôn nhân “ngày xưa” dù không có hôn thú. Và hơn 3 năm sau, đứa trẻ gần 3 tuổi, Tín vẫn không nguôi thù hận người chồng “phụ bạc”.

    Tín kể: “Tháng 11 năm 1995, tôi giận quá, gửi con cho mẹ giữ giùm rồi sang Thanh Tŕ, đến nhà Xuyên th́ anh ta đă có vợ khác và có đứa con được hơn 1 tuổi. Tôi có con riêng. Anh ta cũng có con riêng. Ngày trước tôi lấy chồng được 4 năm th́ bị đuổi khỏi nhà chồng một cách vô lư nên không cam ḷng, muốn đ̣i hỏi Xuyên phải ra ṭa ly dị đàng hoàng và phải đền bù thiệt hại cho tôi về kinh tế. Nhưng anh ta nói khi lấy nhau chúng tôi không làm giấy hôn thú, ra ṭa cũng vô ích v́ ṭa không căn cứ vào đâu mà xử ly hôn được. C̣n việc đền bù thiệt hại th́ anh ta nói rằng tôi tự ư bỏ nhà ra đi, sau đó sang Liên Xô lao động, lại có người khác, có con, chứ chẳng ai đuổi, anh ta không việc ǵ mà phải bồi thường. Chuyện tranh luận c̣n đang dang dở th́ vợ anh ta bế đứa con ra, kéo anh ta đứng dậy, giục anh ta vào nhà trong không thèm nói chuyện với tôi nữa. Tôi ngồi một ḿnh chơ vơ, uất ức quá bèn ra chợ mua một con dao rồi quay trở lại nhà Xuyên, định chém cho anh ta chết. Nhưng Xuyên rất khỏe, giựt được con dao nên tôi không chém được. Tôi cũng nghĩ con tôi ở nhà c̣n bé, mới 3 tuổi, nó chẳng biết bố là ai, tôi không nỡ bỏ nó nên bèn trở về, để mặc cho anh ta “tịch thu” mất con dao”.

    Phải chi mọi chuyện dừng lại ở đó th́ việc đă khác. Chiều ngày 24-2-2012, Tín đi xe buưt từ Ba V́ sang Hà Nội, thuê nhà nghỉ ngủ tạm, chờ sáng hôm sau “hành động”. Sáng 25-2-2012, Tín đi xe buưt đến Đông Mỹ rồi đi bộ đến nhà Xuyên ở xă Ngũ Hiệp, Thanh Tŕ. Trên đường đi, Tín tạt vào chợ Tự Khoát ở Ngũ Hiệp mua một con dao bầu loại chọc tiết heo, bén ngót, dài 16cm, gói vào bịch ny lông đen, đầu đội nón, mặt che kín khăn, giả như khẩu trang rồi đi bộ tiếp đến nhà Xuyên.

    Tới cổng, thấy Cô Đỗ Thị Khanh, em ruột Xuyên, đang đun nấu trong bếp, Tín gọi: “Cho tôi hỏi thăm, có ông Xuyên ở nhà không?”. Khanh trả lời: “Anh Xuyên tôi đi vắng, có chuyện ǵ không chị?”. Sợ Khanh khám phá ra ḿnh nên Tín không trả lời, quay lưng đi ra cổng. Cô Khanh ngạc nhiên đi theo sau. Tới giữa sân, Tín sợ Khanh nhận ra ḿnh là ai, sẽ kể lại với Xuyên, Tín quay lại, rút dao đâm rồi chém cô Khanh xối xả cho cô ta chết để bịt miệng. Theo kết quả khám nghiệm, Khanh bị thương nặng tới 12 vết vừa đâm vừa chém nhưng được đưa đi cứu cấp kịp thời nên thoát chết.

    Trước ṭa, Tín khai rằng không cố ư giết Khanh mà chỉ chém cho cô ta bị thương với mục đích để Xuyên phải ra ṭa giải quyết chuyện t́nh cảm. “Thế c̣n những vết đâm rất nặng trên ngực cô Khanh? Chẳng lẽ đó cũng chỉ là bị cáo muốn làm cho cô ta bị thương?”. “Tại Khanh c̣n trẻ, khỏe hơn bị cáo, bị cáo phải đâm trước rồi mới chém được”. “Bị cáo nói không cố ư giết cô Khanh tại sao lại chém cô ta đến thập tử nhất sinh?”. “Tại bị cáo lỡ tay!”.

    Thấy Xuyên không có mặt trước ṭa, Tín nói với Ṭa rằng ḿnh “gây án cũng chỉ v́ mục đích được đối chất với Xuyên về việc ly dị và nhờ ṭa giải quyết, bắt ông ta phải bồi thường thiệt hại cho bị cáo trong chuyện t́nh cảm. Bây giờ ông ta không có mặt mà ṭa vẫn xét xử, vậy là không công bằng, bị cáo không đồng ư”. Ṭa giải thích rằng đây là phiên ṭa h́nh sự, xét xử việc bị cáo chém Đỗ Thị Khanh chứ không liên quan tới việc ly dị và việc bồi thường giữa ông Xuyên và bị cáo. Ngoài ra, ông Đỗ Văn Xuyên không có tên trong các nhân chứng và đang đi công tác ở xa, có giấy xác nhận của đơn vị, chuyện vắng mặt của ông ấy không gây trở ngại cho việc xét xử nên ṭa đă hội ư với luật sư được chỉ định, vẫn xử b́nh thường. Tín gào lên, nói là ṭa bất công, “về phe” với người chồng cũ của thị, thị không chấp nhận. Tính nết quá quắt của Phùng Thị Tín khiến ṭa phải ra lệnh cho thị giữ trật tự, nếu không sẽ cho cảnh sát ṭa án nhét giẻ vào miệng thị, bấy giờ Phùng Thị Tín mới chịu im lặng. Ṭa hỏi: “Gia đ́nh bị cáo có ai bị tâm thần không?”. Tín nói gọn lỏn và không thèm xưng là bị cáo: “Có, chú tôi”. Ṭa lại hỏi: “Bị cáo có đề nghị được đi giám định sức khỏe không?”. Tín dấm dẳn trả lời: “Tôi có bị điên đâu mà phải đi giám định!”.



    Kết quả là người đàn bà với mối hận t́nh kéo dài suốt 31 năm trời bị tuyên án 14 năm tù và phải bồi thường cho gia đ́nh nạn nhân 60 triệu đồng tiền thuốc men và hao tổn sức khỏe. Từ trước tới nay, Phùng Thị Tín vẫn đinh ninh ḿnh sẽ đ̣i được anh Xuyên về tiền làm dâu trong 4 năm trời, nhưng trái lại, bây giờ thị lại bị ṭa tuyên án phải bồi thường cho gia đ́nh anh Xuyên về việc đă chém cô Đỗ Thị Khanh, em gái anh Xuyên.



    II. Những tên côn đồ tàn ác

    Ngày 25-12-2012, bọn 4 tên Phạm Vũ Luân (16 tuổi, quê ở Hậu Giang), Lê Chí Thảo (21 tuổi), Lê Trần Minh Vũ (17 tuổi - tất cả đều ngụ tại Thủ Đức).

    Tiến, Luân, Thảo, Vũ chở theo hai bạn gái đi nhậu ở B́nh Dương, sau đó kéo nhau về Thủ Đức định ăn chơi tiếp. Khi đến ngă ba Đường số 11 và đường Kha Vạn Cân (tức con đường phía trong, chạy dài từ ga B́nh Triệu tới chợ Thủ Đức) th́ chiếc xe Honda của tên Tiến xảy ra va quẹt với chiếc Sirius do một cặp nam nữ không rơ tên tuổi và địa chỉ, chở nhau. Đôi trai gái té ngă, bị thương tích nhẹ, chảy máu.

    Hai bên tranh căi, bên nào cũng nói ḿnh đúng rồi bọn Tiến hậm hực bỏ đi. Lúc này, cậu thanh niên tên Phạm Đức Linh, nhà ở gần đấy, chạy ra giúp đỡ, dựng chiếc xe lên và cho nổ máy giùm. Sau khi cặp trai gái đă đi, Linh đứng nh́n theo xem họ đi xe có vững không.

    Riêng bọn Tiến, sau khi đă đi được một lát, Tiến vẫn c̣n tức bèn bảo Luân, Thảo, Vũ, quay lại định đánh cặp nam nữ đă va chạm xe lúc năy. Khi bọn chúng tới, hai cô gái nhảy xuống trước, bảo Linh: “Anh đi đi, bọn họ quay lại gây sự đấy, có khi đánh anh”. Linh chưa hiểu ǵ cả th́ bọn chúng đă hùng hổ dựng xe ngay bên lề đường và bước tới. Thấy cặp thanh niên nam nữ đă đi rồi, chỉ c̣n một ḿnh Linh đứng đấy, biết Linh đă dựng xe giúp hai người đó nên bọn chúng tức giận, xông vào, dùng gạch, đá, dao bấm và đồ sửa xe “trút giận” lên đầu, mặt và ḿnh mẩy Linh khiến cậu gục xuống. Giao thông tắc nghẽn cả một đoạn đường Kha Vạn Cân gần chợ Thủ Đức. Có người báo cho cảnh sát Thủ Đức được biết. Họ bắt được tên Tiến c̣n ba tên khác nhanh chân chạy thoát nhưng bỏ cả mấy chiếc xe và hai bạn gái ở đấy. Phạm Đức Linh được dân chúng thuê xe đưa đi Bệnh viện Chợ Rẫy cứu cấp nhưng một ngày sau th́ cậu tử vong.





    Được biết, Phạm Đức Linh đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Giao thông Vận tải Sài G̣n, nhà trường thuộc Khu Đại học Thủ Đức.

    Thật, khó tin được lại có chuyện vô lư xảy ra như thế. Chỉ tội cho cậu sinh viên tên Phạm Đức Linh, v́ có ḷng tốt giúp đỡ người khác mà bị mất mạng.



    III. Chuyện “du học nước ngoài” tại... Sài G̣n!

    Tiền mất, tật mang



    Nếu những năm trước đây, chỉ những người thật sự xuất sắc, giành được học bổng trong các kỳ thi mới mong được đi du học nước ngoài, th́ nay, việc du học đă không c̣n là mơ ước xa vời đối với những gia đ́nh giàu có, dư tiền cho con cái du học tự túc. V́ vậy, không ít các bậc phụ huynh sẵn sàng chi rất mạnh tay để con em ḿnh được học tập tại nước ngoài.

    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bắt buộc phụ huynh phải cho con em du học bởi v́ các “quư tử “ học hành quá dở, không có cách chi đậu vào đại học dù là các trường hệ B hoặc hệ dân lập mà điểm “sàn” (điểm trung b́nh tối thiểu do bộ Giáo dục & Đào tạo quy định để các đại học tư thục được phép nhận vào cơ sở “đang rất cần sinh viên” của họ) chỉ là 2 hay 2.5 điểm. Con cái học hành quá kém, viết không thành câu trong khi bố mẹ lại muốn họ có bằng cấp để sau này được ăn trên ngồi trốc, nên du học tự túc trở thành cái phao cứu sinh, vừa giúp giải quyết được vấn đề “vào học đại học” lại vừa đem đến danh dự “có tiền cho con du học nước ngoài” của các bậc cha mẹ. Họ đâu biết rằng nhiều khi con cái sang đấy xong, dù là học tại các đại học ít tiếng tăm nhất cũng không nổi nên đâm chán, có sẵn tiền đấy bèn ăn chơi hoặc giấu giếm bố mẹ, trở về Sài G̣n bù khú với bạn bè, “học” tại các vũ trường hay các ổ x́ ke ma tuư, chích choác và... tiếp tục nhận được tiền do cha mẹ cung cấp.



    Trường hợp Nguyễn Hữu L.T. chẳng hạn, con trai duy nhất của một đại gia, chủ công ty nông sản lớn nhất nh́ Quận 2, Sài G̣n. Lẽ ra, L.T. đang ở Norwich bên Anh để tiếp tục theo học chương tŕnh đào tạo Cử nhân tại East Anglia - một trường đại học khá lớn tại xứ sở sương mù. Từ sinh viên du học, L.T. trở thành một tay chơi “thứ thiệt”, xài tiền như nước và là khách ruột của các tụ điểm giải trí, các bar nhậu nhẹt sang trọng và các vũ trường, ngay tại Sài G̣n. Điều đáng nói là, với chuyện du học, hằng tháng “cậu ấm” vẫn được cha mẹ đều đều chuyển tiền vào tài khoản của cậu để cậu tiếp tục... ăn học tại xứ người!

    Bạn bè của L.T. cho biết, trước đây L.T. rất khá tiếng Anh, do từ nhỏ đă được cha mẹ cho học tại các trung tâm Anh ngữ để rèn luyện. Tuy nhiên, cậu lại rất dở về các môn học khác. Cậu đậu bằng Tốt nghiệp Phổ thông với tỉ lệ... thi đậu dễ hơn thi rớt như “phong tục tập quán” hiện nay nhưng sau đó thi không đủ điểm “sàn” để được vào bất cứ trường đại học hoặc cao đẳng nào dù kém nhất, cha mẹ bèn quyết định cho cậu đi du học. Sau khi hoàn tất hồ sơ do dịch vụ bao thầu từ A tới Z, L.T. hăm hở sang bên Anh với mộng tưởng sẽ có bằng cấp lớn, khi về sẽ có tương lai tốt đẹp.

    Theo quy định của nhà trường, tới Anh, L.T. phải tham dự khóa Dự bị đại học kéo dài 1 năm tại East Anglia. Nhưng kỳ lạ, ở VN cậu học tiếng “Mỹ”, tiếng Anh do các giáo sư nhà trường giảng dạy lại nghe không nổi nên chỉ sau hai tháng, không thể theo kịp chương tŕnh, lại thêm nhớ nhà, nhớ Sài G̣n, nhớ bạn bè, đâm ra chán nản, không đủ kiên nhẫn học tiếp. Cậu xin cha mẹ cho ḿnh trở về rồi muốn làm ǵ cũng được. Nhưng ông bà không đồng ư, bởi v́ nếu cậu trở về chẳng khác ǵ bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ, lại thêm không có bằng cấp như người ta. “Bên ấy học dễ, thi cử hễ chăm là được chứ không khó khăn như bên ta. Ráng học con ạ, mới đầu con nghe tiếng Anh chưa quen, sau rồi sẽ quen, ráng ở lại học cho bơ công bố mẹ lo cho con du học”. L.T. đành phải ở lại.

    Nhưng chỉ được ít lâu, càng học càng chán với những giờ học chẳng hiểu ǵ cả, L.T. biết không thể cố được nữa nên bèn giấu cha mẹ, lén trở về Việt Nam. Cậu định ban đầu cứ ở tạm tại khách sạn trước đă, dần dần rồi sẽ nói với bố mẹ sau, không lẽ bố mẹ lại bắt phải đi lần nữa.

    L.T. thuê pḥng tại một khách sạn “thường thường bậc trung” ở Quận I làm nơi tạm trú. Có sẵn tiền bảng đổi ra tiền đô, lại quá rảnh rỗi, quá dư th́ giờ, cậu liên lạc lại một số bạn cũ trong đó có những tay ăn bám, thích chơi nhưng không thích phải trả tiền. Họ dẫn dắt cậu đến những chỗ ăn chơi. Dần dần, từ một sinh viên tương đối hiền lành, L.T. trở thành một tay ăn chơi có hạng, suốt ngày chỉ thích tụ tập lũ bạn cũng thuộc loại... không để ư đến việc học như ḿnh, nay Vũng Tàu, mai Đà Lạt, bạn gái lung tung, tha hồ trác táng. Cậu không c̣n nghĩ đến chuyện “nói thật” với bố mẹ nữa mà phải lo tránh bố mẹ hoặc những người quen đến mức tối đa.





    Nhà báo (người viết bài này mà DD chép lại) đă đóng vai một tay ăn chơi để đi viết phóng sự về t́nh h́nh giới trẻ Sài G̣n hiện nay, anh gặp L.T. cũng là lúc cậu đang làm đầu tàu trong cuộc giải trí tại một quán bar sang trọng ở Quận 1. Đám bạn của L.T. toàn đi xế xịn, phục sức hàng hiệu, và hầu hết đều ở độ tuổi 9X (sinh năm 90 trở ra, tức khoảng 20 tuổi). Khi cả đám đang say mèm, phê nhạc, “đầu tàu” L.T. bỗng rút chiếc Iphone 5 mới tinh rồi ra hiệu cho các bạn im lặng v́ ḿnh đă đến giờ chuyện tṛ với bố mẹ thông qua mạng lnternet. Trong cuộc nói chuyện, L.T. bịa ra đủ thứ ở xứ người để kể, nào là học tập rất căng thẳng, nào là thời tiết đang đổi mùa nên thỉnh thoảng cậu bị ho, rằng ít tháng nữa khi học xong năm Dự bị đại học, hễ có điều kiện cậu sẽ về thăm gia đ́nh v.v...

    Lũ bạn của L.T. bịt miệng cố nín cười. Cô bạn nhà báo cũng đi làm phóng sự ngồi bàn bên cạnh kề tai nói nhỏ với phóng viên: “Học phí các trường đại học bên Anh ít nhất cũng 10,000 bảng tức 15,000 đô la Mỹ một năm, tương đương với hơn 300 triệu đồng Việt Nam, ấy là chưa kể tiền ăn ở và các chi phí khác cũng cỡ bấy nhiêu. Như vậy thằng đó nó lượm của bố mẹ ít nhất cũng 600 triệu đồng một năm, tức cỡ 50 triệu đồng một tháng, “khủng” thiệt!”. “Làm sao nó lănh được tiền của bố mẹ?”. “Th́ nó có số tài khoản tại Ngân hàng quốc tế ANZ. Cứ có tài khoản ANZ là ở bên Anh hay bên Việt Nam nó đều lănh được ”. “Hèn chi nó xài bảnh quá!”.

    Theo ông Tôn Thất Hoài, giảng viên trường Đại học Hùng Vương: “Do nhu cầu cho con em đi du học tự túc của rất đông các bậc cha mẹ hiện nay, các trung tâm tư vấn du học thi nhau mọc lên như nấm. Họ hứa có thể đưa sinh viên tới bất kỳ trường đại học danh tiếng nào trên thể giới. Và để thu hút khách hàng, họ tạo ra ấn tượng học tập bên xứ người rất dễ, cứ hơi chăm chỉ là được. Sự thực không phải như thế, đối với các sinh viên kém khả năng, khi tiếp xúc với chương tŕnh giáo dục mang tính tự lập, tự t́m ṭi, phát sinh sáng kiến th́ họ không theo kịp nên nảy sinh tâm lư tự ti và bị ức chế. Nếu kém ngoại ngừ th́ t́nh trạng lại càng nghiêm trọng. Ngoài ra, các trung tâm du học chẳng nơi nào để ư đến chuyện theo dơi việc học của sinh viên, từ đấy dẫn đến t́nh trạng du học sinh tự ư bỏ học hoặc lén về nước cha mẹ cũng không biết”.



    Sa chân vào trộm cắp

    Trường hợp “du học tại Sài G̣n” như L.T. không phải là ít. Tại trung tâm thành phố, có những nhóm ăn chơi khét tiếng mà hầu hết là những du học sinh nói dối cha mẹ để lấy tiền rồi về nước tiêu xài như các đại gia thứ thiệt. Số này tụ tập thành các nhóm, ban ngày ăn nhậu và... ngủ, ban đêm đắm ch́m trong tiếng nhạc, ánh đèn, hú hét phấn khích, bia rượu hỗn loạn. Nhiều kẻ bập vào ma túy hoặc đập “đá”(một loại ma túy tổng hợp phần lớn là của Trung Quốc, tạo ảo giác hưng phấn nhất thời). Thấy “đập đá” ở các quán ba không ổn, rất dễ bị bắt, chúng hè nhau mướn nhà riêng để tha hồ thác loạn nhưng luôn luôn thay đổi địa chỉ, tránh bị công an phát hiện. Từ ăn chơi, nghiện ngập, cho tới trở thành ăn trộm ăn cắp, cướp của giết người, ranh giới không xa.

    Gần đây tại Hà Nội có trường hợp của Nguyễn Anh Cường, 29 tuổi (sinh năm 1984), ngụ tại đường Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cường là sinh viên được cha mẹ cho sang Singapore du học.

    Sang Singapore, như chim xổ lồng, Cường tập tành ăn chơi, đua đ̣i theo các bạn xấu rồi vướng vào ma túy lúc nào không biết. Tiền bạc cha mẹ cung cấp không đủ cho Cường thỏa măn những cơn chích choác mà liều lượng tăng lên liên tục. Thiếu thuốc, Cường tính tới chuyện trộm cắp rồi lẳng lặng cuốn gói về nước để... hành nghề.





    Như dân “mỏi” chuyên nghiệp, Cường sắm cho ḿnh các thứ ḱm bấm, ch́a khóa đa năng v.v... Nơi Cường hay “hoạt động” là các chúng cư ở Từ Liêm và quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Sở dĩ như vậy là v́ ở đây hầu hết căn hộ trong các chúng cư đều được thiết kế phần ô thoáng của nhà vệ sinh theo kiểu cửa lật mà do chủ quan, có rất nhiều nhà không lắp thêm song sắt bảo vệ. Với vóc dáng nhỏ bé chỉ c̣n da bọc xương bởi nghiện ngập, Cường có thể dễ dàng chui qua các ô thoáng này để vào trong nhà. Tinh vi hơn, muốn qua mặt nhân viên bảo vệ của các chúng cư, Cường c̣n thuê xe hơi loại bảnh, ăn mặc chỉn chu, lịch sự rồi đường hoàng xách cặp táp bên trong có chứa đồ nghề, vào các ṭa nhà. Trộm xong tại các căn hộ, Cường lại đường hoàng đi ra, lái xe hơi như một ông lớn. Hàng loạt các vụ mất trộm laptop, nhẫn vàng, điện thoại di động v.v... trong các chúng cư ở huyện Từ Liêm và quận Ba Đ́nh khiến người ta không sao hiểu nổi, nhưng cuối cùng rồi mọi người cũng sinh nghi và cậu “sinh viên du học Singapore” bị tóm tại trận. <

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?


    Nguyễn Hưng Quốc
    VOA
    13.03.2013
    Mới đây, có người gửi đến email của tôi một bản tin ngắn có nhan đề “Chết trên quê hương Việt Nam”, được sưu tập từ báo chí trong nước. Bản tin rất ngắn, chỉ gồm tiêu đề và đường nối vào tờ báo gốc, như sau:

    Tại Việt Nam bây giờ làm bất cứ điều ǵ cũng dẫn đến cái chết oan nghiệt:

    1. Vuốt tóc v́ chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết

    2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết

    3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết

    4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết

    5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết

    6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ năo

    7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết

    8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết

    9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết

    10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết

    11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết

    12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết

    13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm ==> Bị đánh chấn thương sọ năo

    14. Đi hát karaoke, vào nhầm pḥng ==> Bị đâm chết

    15. Phát hiện trộm, tri hô ==> Bị đánh chấn thương sọ năo

    16. Giành chỗ uống nước mía ==> Bị đâm chết

    17. Dừng xe không tắt máy ==> Bị đánh chết

    18. Chê nhạc dở ==> Bị đâm chết bằng kéo

    19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm ==> Bị đâm trọng thương

    20. Nh́n người khác chơi bi da ==> Bị đâm thủng phổi

    21. Khuyên đi ngủ không nghe ==> Bị đâm chết (New)

    22. Bán phở ḅ giá 60/k tô -> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát.


    Đọc, thấy bàng hoàng, tôi vào Google, gơ mấy chữ “bị đánh chết”, thấy xuất hiện ngay đến 17,400,000 kết quả trong ṿng 0.10 giây! Dĩ nhiên có khá nhiều bản tin bị trùng, được đăng đi đăng lại ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần liếc sơ qua, chúng ta cũng thấy ngay một sự kiện: Ở Việt Nam hiện nay, mạng người thật rẻ rúng. Đi bắt trộm chó: Bị đánh chết. Mà không phải một người. Trên VTC News ngày 18/10/2012, có bài “điểm lại các vụ đánh hội đồng đến chết người trộm chó trong thời gian gần đây”, bao gồm:


    Quảng Trị: Dân vây đánh 2 kẻ trộm chó tới chết
    Nghệ An: Dân đánh chết một đối tượng trong “hiệp hội bắt chó”
    Bắc Giang: Giết người cùng làng v́ trộm chó
    Thanh Hóa: Bị truy đuổi, trộm chó tử nạn v́ đâm vào tường
    Nghệ An: Ngă giá trên xác người (tên ăn trộm chó đánh người, bị dân chúng đánh trọng thương, sau đó, không cho nhân viên y tế cấp cứu nên bị chết ngay tại hiện trường). Cũng tại Nghệ An, trước đó, một “cẩu tặc” khác bị đánh chết.


    Nạn bắt trộm chó có thể khiến người ta bức xúc và phẫn nộ, tuy nhiên, vẫn có mấy điều tôi không hiểu được: Một là, lẽ nào người ta lại xem mạng người rẻ hơn cả chó? Hai là, có bản tin cho biết sau vụ “cẩu tặc” bị bắt, cả chục công an đến hiện trường; vậy, chả lẽ những công an ấy đến chỉ khoanh tay đứng ngó dân chúng đánh “cẩu tặc” đến chết, thậm chí, c̣n ngăn cản xe cứu thương đến chở nạn nhân đi bệnh viện? Ba là, sau các vụ đánh chết người ấy, luật pháp có làm việc hay không? Hay mọi chuyện đều ch́m vào quên lăng? Bốn là, tại sao nhà báo, khi kể những chuyện ấy, có vẻ dửng dưng, thậm chí, đồng t́nh với chuyện giết người chỉ v́ một con chó như vậy?

    Nhưng đánh chết người v́ tội trộm chó, ít nhiều vẫn có thể hiểu được. V́ người ta phẫn nộ. Sự phẫn nộ ấy không đủ để biện minh cho hành động giết người. Đương nhiên. Nhưng, thôi, vẫn có thể hiểu được. Có điều, ở Việt Nam, có rất nhiều người sát nhân không phải v́ phẫn nộ. Chỉ cần nổi giận một chút là người ta có thể ra tay giết người. Chỉ cần liếc qua nhan đề các bản tin ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy ngay điều đó. Căi vă nhau, học sinh lấy gậy đánh chết bạn. Vợ căi, chồng lấy ŕu đập vào đầu, vợ chết ngay tại chỗ. Ra đường, có người đến xin tiền, không cho, bị người ấy đánh đến chết. Công an bắt dân vào đồn để điều tra ǵ đó, đánh chết dân, rồi vu cho dân tự tử. Bị bố mẹ từ chối cho tiền, con bèn dùng gậy gộc đánh chết bố mẹ. Có khi con đánh mẹ, bố c̣n xúi thêm: “Đánh chết nó đi để tao lấy vợ mới!”

    Người ta sẵn sàng giết bạn để cướp một cái iPhone. Ra đường chọc gái: Bị bồ của cô gái ấy đánh chết. Khích bác bạn cũ của bồ, bị những người ấy đánh chết. Thấy người ta gây gổ, nhảy ra can gián: Bị đánh chết. Ngồi nói chuyện, theo thói quen, lấy tay chỉ vào mặt người đối thoại: Bị đánh chết. Thầy giáo phạt học sinh trong lớp: Bị đánh chết.

    Vô duyên nhất là chuyện này: Có người đang ngồi nhậu với bạn, vợ gọi điện thoại bảo về. Người ấy muốn về, bị bạn khích bác là “sợ vợ”. Thế là căi nhau. Cuối cùng đánh nhau: Người bị vợ gọi về bị đập đầu xuống đường đến chết.

    Nạn bạo động ở đâu cũng có. Nhưng tôi ngờ là hiếm ở đâu nó lại lan tràn và dă man như ở Việt Nam hiện nay. Người ta đánh nhau giết nhau v́ những lư do hết sức nhỏ nhặt và vu vơ. Một cái điện thoại di động thôi cũng đủ là cái cớ để cướp của và giết người. Một cuộc căi vă nho nhỏ giữa bạn bè cũng đủ gây ra án mạng.

    Từ chuyện đánh chết người chung chung, tôi ṭ ṃ đánh thử chữ “giết người yêu” trên Google, thấy hiện ra ngay 32,500,000 kết quả trong ṿng 0.13 giây! Về số lượng, cũng đầy dẫy. Về lư do, cũng hết sức vu vơ. Và về tính chất, cũng hết sức tàn bạo. Đề nghị cưới, bị người yêu từ chối: Rút dao đâm ngay.

    Rủ người yêu cũ đi chơi, mang sẵn theo bốn lít xăng, giết xong, lột hết nhẫn vàng, ṿng vàng trên người cô ấy, rồi tưới xăng đốt! Bị người yêu trách v́ việc đến nơi hẹn trễ, tức giận bóp cổ người yêu đến chết! Hẹn ḥ với bạn gái ở pḥng trọ, sau khi t́nh tứ với nhau, có chuyện căi vă, tức giận bèn rút dao đâm chết; trước khi định tẩu thoát, c̣n nổi máu tham, cố lột lấy hết nữ trang và điện thoại di động trên thân thể đầy máu me của bồ ḿnh! Cùng bị tuyệt t́nh, một thanh niên đè bạn gái xuống đổ nguyên cả chai thuốc trừ sâu vào miệng; một thanh niên khác bóp cổ cô gái đến chết. Giết người yêu xong, một người vất xác xuống giếng, một kẻ khác chặt thân thể nạn nhân ra thành nhiều mảnh, bỏ vào bao đem vất ở nhiều băi rác khác nhau.

    Đối với người lạ, bạn bè cũng như với người t́nh, người ta tàn ác như vậy. Đối với bố mẹ ruột của ḿnh, người ta cũng đánh đập hoặc đuổi ra ngoài đường một cách nhẫn tâm. Những chuyện như vậy ê hề trên báo chí Việt Nam. Đọc, thấy buồn năo người.

    Tại sao đạo đức Việt Nam bị suy đồi khủng khiếp đến như vậy?

    Tại sao?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. 7 tháng giữa xác ngừơi trên đại lộ kinh hoàng
    By anlocdia in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 31-03-2012, 04:04 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-01-2012, 01:37 PM
  3. Replies: 5
    Last Post: 01-04-2011, 03:40 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 29-09-2010, 05:14 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •