Page 4 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 31 to 40 of 74

Thread: Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Đài Loan sẽ bổ sung pháo tầm xa và súng cối vào số vũ khí triển khai tại Biển Đông


    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?



    Đài Loan sẽ bổ sung pháo tầm xa và súng cối vào số vũ khí triển khai tại Biển Đông, một động thái làm gia tăng căng thẳng tại vùng biển có tranh chấp này.

    AFP ngày 25/7 cho hay trong tháng sau, một số lượng chưa rơ các khẩu pháo tầm xa 40mm và súng cối 120mm sẽ được vận chuyển đến đảo Thái B́nh mà Việt Nam gọi là đảo Ba B́nh, đảo lớn nhất trên quần đảo Trường Sa.

    Một phát ngôn nhân của lực lượng tuần duyên Đài Loan khẳng định số vơ khí này sẽ được đưa tới đảo Ba B́nh vào tháng 8 nhưng không nêu rơ ngày nào.

    Theo tờ United Evening News, tầm bắn của súng cối 120mm là trên 6 cây số so với tầm hoạt động của các loại súng cối đang được lực lượng tuần duyên Đài Loan sử dụng hiện nay ở Ba B́nh chỉ trên 4 cây số.

    Trong khi tầm hoạt động của pháo tầm xa 40mm sắp được đưa ra đây là 10km, tức xa hơn 30% so với các loại súng đang được bố trí hiện nay tại đây.

    Tháng 5 năm nay, lực lượng tuần duyên Đài Loan thông báo số tàu Việt Nam xâm nhập lănh hải Đài Loan trong năm rồi tăng lên 106 chiếc so với 42 chiếc của năm trước đó.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Phản ứng của Việt Nam, Philippines, Mỹ về việc TQ lập đồn quân sự ở Tam Sa




    Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 24 tháng 7 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm chính thức phản đối việc Bắc Kinh hôm 19/7 quyết định thành lập cơ quan chỉ huy quân sự tại thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa và bầu đại biểu cho hội đồng thành phố tại đây hôm 21/7.

    Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 24/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói các hành động của phía Trung Quốc là 'vô giá trị'. Ông Nghị cũng đồng thời chỉ trích Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông.

    Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ những việc làm ‘sai trái’ để duy tŕ ḥa b́nh, ổn định trên vùng biển có tranh chấp.

    Cùng ngày 24/7, Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc, phản đối việc Bắc Kinh loan báo lập đồn quân sự trên thành phố Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập ở Biển Đông. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nói Manila không công nhận thành phố Tam Sa cũng như phạm vi tài phán của thành phố này. Philippines khẳng định các hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận.

    Trong khi đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước t́nh h́nh tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có phản ứng thế nào trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên vùng biển có tranh chấp, phát ngôn nhân Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/7 nhấn mạnh:

    “Chúng tôi đă thấy những báo cáo về các động thái gần đây ở Biển Đông. Chúng tôi rất quan ngại trong trường hợp xảy ra bất kỳ động thái đơn phương nào như thế dường như để gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đă nhiều lần khẳng định là chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng, và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.”

    Cũng trong ngày 24/7, một thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng trong Thượng viện Hoa Kỳ cảnh cáo các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng Bắc Kinh đă có động thái ‘khiêu khích không cần thiết’ khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa

    ​​Hăng thông tấn AFP dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain rằng Bắc Kinh đă có động thái ‘khiêu khích không cần thiết’ khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Vẫn theo lời ông McCain, các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ t́m cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của ḿnh bằng các hành động dọa dẫm, chèn ép. Ông McCain nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm.

    Khuyến cáo của ông McCain được đưa ra trong lúc Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICG lên tiếng cảnh báo tranh chấp Biển Đông có thể leo thang thành xung đột với các nước tranh chấp chủ quyền tăng cường củng cố vơ trang làm căng thẳng càng thêm sôi sục. ICG nói khả năng giải quyết tranh chấp Biển Đông dường như bị thu hẹp sau thất bại gần đây của 10 nước Đông Nam Á chưa đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử giúp kiểm soát các hành động trên lănh hải có tranh chấp này.

    Giám đốc chương tŕnh phụ trách khu vực Châu Á của ICG, ông Paul Quinn- Judge, nói nếu không đạt được đồng thuận về một cơ chế giải quyết tranh chấp th́ căng thẳng ở Biển Đông dễ biến thành một cuộc xung đột vơ trang.

    Vẫn theo ICG, chừng nào mà ASEAN chưa thống nhất được một chính sách liên kết về Biển Đông th́ chừng đó chưa thực thi được một bộ quy tắc mang tính ràng buộc liên quan tới các tranh chấp chủ quyền.

    Người Việt Nam tiếp tục xuống đường biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 22/7/2012
    ​​Căng thẳng Biển Đông trong những tháng gần đây dâng cao với các động thái dồn dập của Trung Quốc trong khu vực bị Việt Nam và Philippines đồng loạt tố cáo là gây hấn.

    Ngày 24/7, Trung Quốc tổ chức lễ ra mắt thành phố mới Tam Sa với các băng rôn đầy màu sắc, binh sĩ dàn chào, hát quốc ca, kéo quốc kỳ trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm theo cách gọi Việt Nam. Khu vực này có ít dân, đa phần là ngư dân. Thành phần c̣n lại trong số 1.000 cư dân tại đây là cảnh sát, binh sĩ, và công nhân viên nhà nước.

    Bắc Kinh cho biết lập thành phố Tam Sa để quản lư hành chính 3 quần đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    Trong tháng 7 này, Hà Nội đă để cho 3 cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc diễn ra tại thủ đô sau khi cương quyết dùng vơ lực trấn dẹp các cuộc tuần hành tương tự mùa hè năm 2011.

    VOA

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Chính sách ngoại giao pháo hạm "đặc sắc Trung Quốc"



    Trong bài viết “China’s gunboat diplomacy” đăng trên The Japan Times Online ngày 30/7, nghiên cứu viên cao cấp Michael Richardson của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách “ngoại giao pháo hạm đặc sắc Trung Quốc”.


    Chính sách ngoại giao pháo hạm "đặc sắc Trung Quốc". Ảnh arakaninfo.net

    Theo học giả Richardson, có một câu nói cửa miệng trong giới ngoại giao quốc tế “Hăy xem xét những ǵ người ta làm, đừng tin những ǵ người ta nói”. Câu nói này quả là đúng, khi xét đến những lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Những hành động gần đây của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố sở hữu và các quyền tài phán khác đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông đă lấn át những giọng điệu nhẹ nhàng lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc không hề t́m kiếm bá quyền.

    Những hành động của Trung Quốc trong tháng vừa qua bao gồm:

    - Mời các công ty Trung Quốc và đối tác nước ngoài đấu thầu thăm ḍ và khai thác dầu khí 9 lô, bao gồm hơn 160.000 km vuông, ở vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, bất chấp phản đối của Hà Nội rằng khu vực này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư cũng như thềm lục địa Việt Nam và đă có các hợp đồng thăm ḍ khai thác với một số công ty nước ngoài.

    - Phái một đội tàu đánh cá lớn bất thường gồm 30 chiếc tàu cá, dưới sự chỉ huy của một tàu hậu cần 3.000 tấn, đến vùng biển quần đảo Trường Sa đang tranh chấp mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    - Ban hành một cảnh báo thông qua Bộ Quốc pḥng rằng Hải quân Trung Quốc "sẵn sàng chiến đấu” và các chuyến tuần tra bằng máy bay sẵn sàng “những bảo vệ quyền lợi biển” của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Việc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bị chia rẽ về cách thức đối phó với những đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông và các cường quốc bên ngoài khu vực không sẵn sàng kiềm chế Bắc Kinh... đang dọn đường cho Trung Quốc bành trướng hơn nữa.

    Bắc Kinh đang lợi dụng những ǵ mà họ coi là yếu kém của ASEAN, Mỹ, Nhật Bản để thúc đẩy cơ chế kiểm soát của Trung Quốc tiến về phía Nam và sâu hơn nữa vào “trái tim hàng hải” của Đông Nam Á (Biển Đông).

    Trong thời gian qua, Trung Quốc đă làm rơ mức độ và bản chất của đ̣i hỏi của nước này nhằm kiểm soát một khu vực rất rộng lớn ở Biển Đông. Tân Hoa xă ngày 19/7 nói rằng Trung Quốc có "chủ quyền" đối với một diện tích 1,5 triệu km vuông ở Biển Đông, kéo dài về phía Nam đến tận James Shoal, chỉ cách bờ biển Sarawak ở Đông Malaysia và Brunei khoảng 80 km, trong khi lại cách Trung Quốc đại lục đến 1.800 km.


    "Đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc liếm hầu hết Biển Đông. Ảnh

    Tuy Tân Hoa Xă không nói cụ thể các khu vực nào ở Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ bao trùm ba quần đảo lớn nhất đang tranh chấp. Đó là quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng bất chấp sự phản đối của Việt Nam, các băi cạn Macclesfield và Scarborough đang tranh chấp với Philippines và quần đảo Trường Sa mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và vùng lănh thổ Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần.

    Tân Hoa Xă nói rằng “trong một động thái khác khẳng định chủ quyền”, Trung Quốc tháng trước đă công bố sẽ thiết lập (cái gọi là) “thành phố Tam Sa” có trụ sở tại quần đảo Hoàng Sa, để quản lư hơn 200 đảo nhỏ, băi cát và các rạn san hô trong ba nhóm đảo chính ở Biển Đông.

    Ngày 22/7, Trung Quốc cho biết sẽ đưa quân đồn trú ở Tam Sa, nhưng không nói khi nào hoặc đồn trú bao nhiêu quân. Thông báo thiết lập đơn vị đồn trú nói trên của Bắc Kinh đưa ra chỉ vài ngày sau khi ASEAN kêu gọi tất cả các bên giải quyết mọi cuộc xung đột ở Biển Đông một cách ḥa b́nh.

    Sau khi một sự tích tụ được sức mạnh quân sự to lớn trong những năm gần đây, Trung Quốc hiện đang bước vào giai đoạn tăng cường khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Hành động gần đây nhất là việc cử một đội tàu đánh cá lớn, với sự hộ tống của một tàu bán quân sự nhằm đối đầu và đe dọa Philippines cũng như các nước khác tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Đội tàu đánh cá này đă đến rạn san hô Subi ngày 18/7 để bắt đầu đánh cá. Rạn san này hô nằm trong một khu vực thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

    "Hạm đội đánh cá lớn" có thể sẽ trở thành một bộ phận chủ chốt trong sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng giám đốc Jianbin của Tập đoàn đánh cá quốc doanh Baosha, có trụ sở ở đảo Hải Nam, c̣n muốn muốn đi xa hơn. Ông này đă kêu gọi chính phủ Trung Quốc biến ngư dân thành dân quân để trở thành một mũi nhọn thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

    Trên tờ “Hoàn cầu thời báo” - phụ trương của “Nhân dân nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - số ra ngày 28/6, giám đốc Jianbin nói: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc đến ở Nam Hải (Biển Đông), số ngư dân sẽ là 100.000 người. Và nếu biến họ thành dân quân, trang bị cho họ vũ khí, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các lực lượng cộng lại của tất cả các quốc gia khác ở Nam hải (Biển Đông)”.

    Đây chính là ngoại giao pháo hạm đặc sắc Trung Quốc.

    Học giả Richardson kết luận: Cái mà Biển Đông cần là một giai đoạn lắng dịu, trong đó các bên tuyên bố chủ quyền tránh đối đầu và cân nhắc xem làm thế nào để giải quyết tranh chấp một cách ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

    Minh Bích (theo The Japan Times Online)

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc đưa 9.000 tàu đánh cá ra biển Đông
    RFA-01-08-2012

    Gần 9 ngàn tàu đánh cá Trung Quốc chiều nay xuống Biển Đông đánh bắt sau khi lệnh đánh bắt cá đơn phương mà Trung Quốc ban hành hết hiệu lực.

    Nguồn báo Xinhua-TQ

    Hàng ngàn tàu cá TQ tập trung ở Hải Nam chuẩn bị đổ xuống Biển Đông đánh cá

    Tân Hoa Xă loan tin này hôm nay, dẫn lời giới chức địa phương tỉnh Hải Nam.
    Tin cho biết khoảng 1 ngàn tàu đánh cá sẽ đến đánh bắt tại vịnh Bắc Bộ. Số ngư dân xuống đánh bắt tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được cảnh báo coi chừng băo.
    Hồi tháng 7, Trung Quốc cho một đội tàu cá gồm 30 chiếc xuống đánh bắt tại quần đảo Trường Sa. Việt Nam, Philippines phản đối hoạt động đó.
    Trong tháng 6, Trung Quốc chính thức thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa để quản lư cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giới chức Trung Quốc ước tính rằng vùng Tam Sa có trữ lượng cá dồi dào, khoảng 5 triệu tấn và cho biết họ đang khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc mở ‘mặt trận’ dầu khí ở Biển Đông



    Trước tiên là tấn công ngoại giao, kế đến là phô trương sức mạnh quân sự, nay Trung Quốc mở mặt trận thứ ba trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng việc mời thầu các dự án thăm ḍ dầu khí lớn tại các lô nằm trong lănh hăi đang tranh chấp.

    Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc của nhà nước Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, cuối tháng 6 vừa qua đă mời các công ty nước ngoài tranh thầu thăm ḍ dầu khí tại các lô lấn vào khu vực đang được Việt Nam thăm ḍ, đưa 160.000 kilômét vuông lănh hải vốn đang là điểm nóng nhất có thể xảy ra xung đột quân sự ở châu Á ra mời chào các nhà thầu nước ngoài.

    Theo một nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp này, các công ty dầu khí có thời gian cho đến tháng 6 năm tới để đưa ra quyết định có tranh thầu thăm ḍ tại 9 lô được mời chào hay không.

    Nguồn tin không muốn cho biết danh tánh này nói rằng CNOOC, chủ quản của CNOOC Ltd được niêm yết trên trị trường Hồng Kông, đă nhận được nhiều yêu cầu cung cấp thêm thông tin từ các công ty dầu khí nước ngoài.

    Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông kéo dài từ Trung Quốc xuống đến Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lănh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia.

    Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu.

    Mỗi năm lượng hàng hóa được chuyên chở qua hải lộ này có trị giá lên đến 5.000 tỉ đôla.

    Một nhà điều hành của một công ty dầu khí quốc tế khổng lồ không muốn nêu tên nói rằng “quan điểm của chính phủ Trung Quốc được thể hiện rơ hơn bao giờ hết, đó là họ muốn nắm chủ quyền và phát triển trong khu vực này.”

    Hôm thứ Ba, Philippines đă đưa hai lô dầu khí trong vùng biển tranh chấp ra mời thầu, nhưng Manila chỉ nhận được đơn đấu thầu quyền thăm ḍ của 3 công ty.

    Diễn biến này cho thấy đa số không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vùng lănh hải đang tranh chấp ở Biển Đông.

    Ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói: “Quan điểm của Trung Quốc là các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines đang gia tăng khai thác tài nguyên của Trung Quốc, và Bắc Kinh phải thể hiện rơ tuyên bố chủ quyền của họ.”

    Công ty dầu khí Petrovietnam của Hà Nội phản đối việc CNOOC mời thầu; họ nói điều đó “vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế” bởi v́ các lô này nằm trong phạm vi 200 hải lư thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam kêu gọi các công ty không tham gia đấu thầu.

    Chủ tịch Vương Nghị Lâm của CNOOC nói với các phóng viên báo chí hồi tháng trước rằng các lô dầu khí đưa ra đấu thầu này thu hút sự quan tâm của các công ty Mỹ, nhưng ông không cho biết là những công ty nào.

    Tuy nhiên, các nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột, nhất là nếu điều đó có thể kéo sự can dự của Hoa Kỳ vào.

    Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc bộ phận Đông-Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định: “Các hoạt động thăm ḍ năng lượng trong vùng lănh hải đang tranh chấp này có thể dẫn đến nhiều tranh căi ngoại giao, và thậm chí là và va chạm giữa tàu bè khảo sát và tàu hải giám của các nước đang trong tranh chấp, nhưng có lẽ sẽ không làm bùng lên một cuộc đối đầu quân sự.”

    Bà Kleine-Ahlbrandt nói tiếp rằng tuy nhiên “nếu thực sự phát hiện được trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực này, và nếu Bắc Kinh quyết định tiến vào khai thác th́ t́nh h́nh sẽ thay đổi nghiêm trọng.”

    Cho đến giờ, CNOOC đă khoan hàng chục giếng thăm ḍ dưới biển sâu trong vùng Biển Đông, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc, và tránh những vùng biển nhạy cảm ở phía nam.

    Trong khi đó Việt Nam và Philippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lănh hải tranh chấp, dẫn đến nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm ḍ và các tàu hải giám của Trung Quốc.

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Dă tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng

    Nhị Khê



    Dă tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng ngày càng bộc lộ rơ rệt. Hạ tuần tháng 07/2012, bất chấp sự phản đối của dân chúng Việt Nam và dư luận quốc tế, Trung Cộng đă tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước đây bị Trung Cộng chiếm đóng trái phép … Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Với đơn vị đồn trú vừa được đưa đến cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Cộng đang cho thấy rơ ư đồ của họ là sử dụng quân sự nhằm “củng cố” cho các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông. Họ muốn khẳng định rằng, các cường quốc khác, nhất là Hoa Kỳ, sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, trong các bản đồ cổ do chính người Trung Hoa vẽ từ năm 1909 trở về trước, cực nam nước này chỉ đến đảo Hải Nam. Các bản đồ hàng hải Châu Âu cũng đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Cộng thành lập cái gọi “thành phố Tam Sa” là bước đi nhằm hợp lư hóa việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dân chúng Việt Nam không thể chấp nhận được hành động ngang ngược đó của Trung Cộng.



    Dân Tàu cũng phản đối lập “thành phố Tam Sa”

    Qua bài báo đăng trên mạng Sina.com và Zhoufang.blshe.com cho thấy, nhiều người Trung Hoa phản đối việc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của nhà cầm quyền Trung Cộng, trong đó có Chu Phương, kư giả hăng thông tấn quốc doanh Tân Hoa Xă. Ông này từng viết một bài phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đ̣i xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

    Ư nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là phô trương cho thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; khiến chính phủ và quân đội Trung Quốc trở thành kẻ đối lập với các quốc gia xung quanh và quốc tế… Chúng ta từ nhỏ đă được nh́n thấy bản đồ Biển Đông, bây giờ lại xuất hiện đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Biển Đông vào bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay, chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, ngay chính phủ và các học giả nước ta cũng không thể giải thích rơ”.

    Trước đó, ngày 29/06/2012, Chu Phương từng viết: Thiết lập “thành phố Tam Sa” là tṛ hề quốc tế, yêu cầu hủy bỏ ngay! … Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu tại sao Nga lại tham gia vào cuộc diễn tập quân sự lớn ở Thái B́nh Dương do Hoa Kỳ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thành lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền Trung Cộng. Nếu tầng lớp lănh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó sẽ đưa nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể tránh được. Thành lập “thành phố Tam Sa” là một tṛ hề, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sơ sai lầm to lớn của ḿnh, sớm có hành động sửa sai … Chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” do họ tự vạch ra một cách vô căn cứ. Đó là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khiến quốc tế chê cười … Cách làm sai trái ấy c̣n trở thành tṛ hề nhục nhă, gây tổn hại nghiêm trọng đến h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc … Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, c̣n trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển ḥa b́nh phù hợp mà Trung Quốc cần có …

    Cuối cùng Chu Phương kết luận: Thành lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập ḿnh của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa sai!


    Trung Cộng tăng cường quân sự ở Biển Đông

    Trung Cộng vừa đưa tàu tuần tra lớn nhất vào hoạt động trên các vùng biển. Lại thêm một hành động gây căng thẳng trong việc tranh giành chủ quyền ở các vùng biển vốn chưa bao giờ thuộc về Tàu.

    Ngày 30/07/2012 báo chí Tàu đồng loạt đưa tin tàu hải tuần 01 vừa được hạ thủy ở thành phố Vũ Hán ngày 28/07 để hoạt động trên các vùng biển, trước mắt ở biển Hoa Đông. Đây là chiếc tàu hải tuần đầu tiên có thể kết hợp hai chức năng tuần tra biển và cứu hộ. Tàu nặng 5.418 tấn, dài 128,6m với một sân bay trực thăng, chở được 200 người với tốc độ lẹ nhất là 37km/giờ, có thể đi suốt 10.000 hải lư không cần tiếp nhiên liệu. Tàu c̣n được trang bị những thiết bị hiện đại để điều trị y khoa, thậm chí có thể phẫu thuật ngay trên tàu. Các nhà chuyên môn cho rằng, hải tuần 01 là loại tàu kết hợp tàu chiến hải quân và tàu tuần tra của Cục Ngư chính Trung Quốc.

    Ngày 30/07, lên tiếng trong một bài viết cho Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc pḥng, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ R.S. Kalha cho rằng, chưa thỏa măn với việc gây sóng gió ở vùng biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại quay sang Biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn gần đây, giới chuyên gia mô tả là “chính sách tàu chiến”.

    Theo ông, cái mà Trung Cộng gọi là chủ quyền rộng lớn của họ chính là hơn 80% diện tích Biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (dân Tàu gọi là Điếu Ngư Đài) nước này đang cố tranh giành bất chấp luật pháp và sự phản đối của các nước láng giềng và dư luận quốc tế. Để bảo vệ cái chủ quyền vô lư này, Trung Quốc một mặt nói rằng họ muốn t́m kiếm một giải pháp ngoại giao, trong thực tế lại sử dụng biện pháp quân sự.

    Với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, ông Kalha cho rằng, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn để có thể duy tŕ các đơn vị đồn trú ở “Tam Sa” do các vấn đề liên quan đến hậu cần quân sự. Ông nhấn mạnh: “Vẫn c̣n kịp để Trung Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa và t́m một giải pháp ḥa b́nh theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Vẫn c̣n kịp cho Trung Quốc khi họ nhận thức được hành động điên rồ của ḿnh với thành phố Tam Sa”.

    Nhận định về những hành động quân sự và khiêu khích gần đây, Michael Richardson, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Tân Gia Ba, cho rằng, với chính sách “ngoại giao tàu chiến”, Trung Quốc đang đi ngược lại với những ǵ Bắc Kinh từng cam kết trước đây. Bắc Kinh đă tḥ cái đuôi xâm lược thông qua việc Bộ Quốc pḥng nước này ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân sẵn sàng “bảo vệ lợi ích và chủ quyền trên biển” của họ ở Biển Đông. Trung Quốc đă bộc lộ rơ ư đồ độc chiếm Biển Đông khi Tân Hoa xă mới đây khẳng định: Trung Quốc có chủ quyền phủ khắp 1,5 triệu km2 diện tích Biển Đông, kéo dài đến băi đá James Shoal, dù băi đá này chỉ cách đông Mă Lai Á và Brunei chỉ 80km, trong khi cách thềm lục địa Trung Hoa đến 1.800km. Không ai có thể tin luận điệu ngớ ngẩn này lại ăn sâu vào từng tế bào xă hội của Trung Quốc đến thế. Với lập luận trên, Bắc Kinh đang muốn biến Biển Đông thành vùng biển của ḿnh.

    Ông khẳng định: Đúng như báo Japan Times từng viết: “Điều Biển Đông đang cần là giảm bớt căng thẳng, các nước liên quan nên tránh đối đầu và t́m cách giải quyết tranh chấp theo hướng ḥa b́nh và luật pháp quốc tế”.

    Trước dă tâm xâm chiếm trắng trợn quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng, nhiều người dân trong nước đă bất chấp sự cản trở của nhà cầm quyền Việt Nam để xuống đường biểu t́nh phản đối bọn xâm lược Trung Quốc.

    Người Việt trong nước biểu t́nh chống Tàu xâm chiếm Biển Đông

    Theo AFP, ngày 22/07/2012, tại Hà Nội, hàng trăm người đă xuống đường biểu t́nh phản đối dă tâm xâm lược Biển Đông của Trung Cộng. Đây là cuộc biểu t́nh thứ ba trong tháng 07/2012. Những người biểu t́nh giương cao các biểu ngữ và hô to các khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” … Cuộc tuần hành bắt đầu từ hồ Hoàn Kiếm đi về phía Ṭa đại sứ Trung Quốc ở 46 phố Hoàng Diệu.

    Khi đoàn biểu t́nh đi đến phố Trần Phú, công an đă lập hàng rào, ngăn cản đoàn biểu t́nh không cho tiến gần Ṭa Đại sứ Trung Quốc, buộc đoàn biểu t́nh phải quay trở lại hồ Hoàn Kiếm, tập hợp dưới chân tượng đài Lư Thái Tổ, tiếp tục hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Cộng.

    Như thường lệ, chính quyền CSVN đă huy động một lực lượng đông đảo công an, an ninh, bám sát theo đoàn người biểu t́nh. Tuy nhiên, các nhân chứng cho biết, dường như không xẩy ra hành động trấn áp, hay bắt giữ người biểu t́nh như những năm trước.

    Theo các nguồn tin trên mạng, giới trẻ ở thành phố Vinh, Nghệ An, cũng muốn xuống đường biểu t́nh chống Tàu Cộng xâm lược, do lực lượng công an và an ninh dày đặc, nhiều bạn trẻ bị theo dơi, không thể tập hợp lại để biểu t́nh. Ở Sài G̣n, các bức ảnh đăng trên internet cho thấy đông đảo các bạn trẻ đă tập hợp tại khuôn viên Công trường 30/04 phản đối Trung Cộng xâm chiếm vùng biển Việt Nam bằng h́nh thức biểu t́nh ngồi.

    Hăng thông tấn AFP nhắc lại, trong năm 2011, có 11 cuộc biểu t́nh phản đối thái độ gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông. Lúc đầu, chính quyền Việt Nam “nhắm mắt làm ngơ”, mặc cho dân chúng tự do biểu t́nh, sau đó, họ lại thẳng tay trấn áp; nhiều người biểu t́nh bị câu lưu, hành hung, thậm chí có trường hợp bị bắt đi cải tạo.

    Các cuộc biểu t́nh lần này diễn ra trong bối cảnh t́nh h́nh Biển Đông tiếp tục căng thẳng, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh căng thẳng thêm sau khi Việt Nam cho công bố Luật Biển, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, nhiều người nhận định, tầng lớp lănh đạo CSVN “ngồi mát ăn bát vàng” chỉ đánh “vơ mồm”, trong ḷng lại thuần phục Trung Cộng. Họ sợ đi với Mỹ sẽ mất cái “ngai vàng” đang tận hưởng. Nhiều người Việt Nam cho rằng, dân chúng xuống đường biểu t́nh chống Trung Cộng nhưng lại bị nhà cầm quyền ngăn cấm, bởi vậy, có người đă viết thư lên tầng lớp lănh đạo các cấp bày tỏ nỗi ḷng của ḿnh trước hành động xâm lược của Trung Quốc và thái độ “đồng lơa” của nhà cầm quyền.

    Ngày 01/08/2012, ông Nguyễn Anh Dũng, một nhà giáo, từng là chiến binh trong quân đội cộng sản, đă viết một lá thư gửi lên Bộ chính trị, ban Bí Thư TW Đảng CS VN, Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, Bộ công an, Ban lănh đạo và Sở công an thành phố Hà Nội … phản đối nhà cầm quyền cấm không cho dân chúng biểu t́nh chống Trung Cộng. Người viết xin lược trích một số đoạn giới thiệu cùng quư độc giả:

    Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979. Cưỡng chiếm biên giới trên đất liền, biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bắn giết bộ đội, ngư dân để cướp đảo, cưỡng đoạt tầu thuyền và đ̣i tiền chuộc. Thành lập các cơ quan quản lư hành chính và quân sự tại nơi đă chiếm đóng. Hành vi đó đă kéo dài qua nhiều năm tháng một cách có hệ thống, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, nhằm thực hiện âm mưu đồng hoá, biến Việt Nam trở thành một phần lănh thổ của Trung Quốc.

    Khi mà đảng và nhà nước muốn giữ hoà khí trong một liên minh với Tầu cộng bằng 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt giả hiệu, đă quên đi nỗi nhục mất nước từ ngàn xưa, quên đi hương hồn những người con của nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam, đă hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của tổ quốc Việt Nam. Nhằm duy tŕ sự thống trị độc quyền của đảng cộng sản.

    Biểu t́nh chống xâm lược là việc làm cần thiết, để góp phần ngăn chặn chiến tranh trước khi cuộc chiến có thể xẩy ra. Biểu t́nh một cách ôn hoà là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân được quy định tại điều 69, 77 Hiến pháp. Có thể nói đây là h́nh ảnh hội nghị Diên Hồng thu nhỏ nối tiếp truyền thống Ông Cha từ đời xưa …

    Một số người đi biểu t́nh được chính quyền “nhận diện”, như cụ bà Lê Hiền Đức, LS Lê Quốc Quân được cơ quan an ninh điều tra triệu tập đến “làm việc”. Hoặc tại địa phương, các đoàn đại diện cho hệ thống chính trị của cụm dân cư đến tại nhà blogger Nguyễn Hữu Vinh và một số người khác để khuyên cáo: Việc bảo vệ chủ quyền “Đă có đảng và nhà nước lo”! Yêu cầu mọi người không đi biểu t́nh nữa!

    Mấy vị đại diện này hẳn muốn người dân hăy cứ “Há miệng chờ sung”, hoặc cứ yên tâm v́ đă có người khác chăn dắt như một “Bầy cừu”! Phải chăng họ không biết ǵ về hành vi xâm lược của Tầu cộng, hay họ là người từ hành tinh khác tới đây?

    Trong khi đó, uỷ viên Bộ Chính Trị, bí thư thành uỷ Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, đă từng mắng người dân: “Dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm” (nguồn: Kinh tế nông thôn) … Để rồi sự “Vô cảm” đă làm cho họ trở nên ích kỷ, nhỏ nhen và hèn nhát, không dám nghĩ đến quyền lợi và nghĩa vụ công dân của ḿnh. Tuy nhiên đối tượng này không nhiều, đại bộ phận người dân đă quá mệt mỏi cực khổ với cuộc sống hiện tại và mong muốn đến một ngày nào đó, sẽ có dịp “Nối ṿng tay lớn” để “Dậy mà đi” …

    Người Việt Nam đă quyết, không một kẻ nào có thể xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Đài Loan bác chủ quyền VN ở Ba B́nh



    BBC - Đài Loan lặp lại họ có chủ quyền đối với đảo Ba B́nh mà họ gọi là đảo Thái B́nh sau khi Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền với ḥn đảo này.

    Hăng thông tấn trung ương Đài Loan CNA dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao hôm thứ Sáu ngày 10/8 quả quyết chủ quyền của họ đối với ḥn đảo này ‘là không có ǵ phải nghi ngờ’ v́ nó thuộc sự cai quản của chính quyền Đài Loan từ lâu nay.

    Ba B́nh hay Thái B́nh là ḥn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa hiện nằm dưới sự quản lư của Đài Loan.

    Phía Đài Loan đưa ra tuyên bố này để phản bác lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó rằng việc Đài Loan tăng cường quân sự trên đảo Ba B́nh là xâm phạm ‘chủ quyền của Việt Nam’.

    Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đài Loan th́ xét trên các khía cạnh lịch sử, địa lư và luật pháp quốc tế th́ các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và băi Macclesfield mà họ gọi là Trung Sa và các vùng biển xung quanh các quần đảo này là thuộc chủ quyền của ‘Cộng ḥa Trung Hoa’.

    Do đó, ‘‘Cộng ḥa Trung Hoa’ không công nhận đ̣i hỏi chủ quyền của bất cứ quốc gia nào v́ bất cứ lư do ǵ, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đài Loan nêu rơ.

    Chính quyền Đài Loan kêu gọi các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông kiềm chế không có hành động đơn phương làm ảnh hưởng đến ḥa b́nh và ổn định khu vực.

    Đài Loan cũng yêu cầu các nước giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua đối thoại và đám phán, tuyên bố cho biết.

    Trước đó, Bộ Quốc pḥng Đài Loan đă quyết định trang bị cho lực lượng canh pḥng trên đảo Ba B́nh súng pḥng không và súng cối để củng cố năng lực pḥng vệ ở đây.

    Đảo Ba B́nh/Thái B́nh nằm cách thành phố Cao Hùng của Đài Loan 1.600 cây số về phía tây nam. Đài Loan lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền với ḥn đảo này là vào năm 1947 và đưa quân ra hiện diện thường trực trên đảo kể từ năm 1956.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...vn_claim.shtml

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Giải mă việc phá vỡ sự im lặng của Đài Loan

    Quỳnh Chi, phóng viên RFA

    2012-08-11

    Đài Loan bắt đầu lên tiếng cũng như có những hành động gây chú hơn về vấn đề biển Đông. Đằng sau việc này là ǵ cũng như những “được – mất” mà nước này nhận được là như thế nào?
    Đảo Ba B́nh là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.


    Photo courtesy of travelerparadise.blo gspot.com

    Tăng cường quân sự

    Trong số các nước có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, Đài Loan được đánh giá là nước khá kín tiếng. Tuy nhiên, sự im lặng này bắt đầu bị phá vỡ khi trong thời gian vừa qua, Đài Bắc liên tục có những hành động cho thấy nước này sẵn sàng “nhảy vào” vùng biển đang bị tranh chấp gay gắt.

    Thiếu tướng La Thiệu Hoa, người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Đài Loan hôm 7 tháng 8 vừa tuyên bố tăng cường quân sự trên đảo Ba B́nh/Thái B́nh. Tuy thông tin cụ thể không được tiết lộ chính thức, nhưng báo chí Đài Loan từ hồi cuối tháng 7 đă có tin nói những loại khí tài này bao gồm các khẩu trọng pháo ṇng 40 mm và súng cối ṇng 120mm.


    Đây là máy bay chiến đấu F 16 C/D của Hoa Kỳ mà Đài Loan
    muốn thay thế cho loại F16 AB hiện đang sử dụng. Photo courtesy of Airforce.mil.

    Việc chuyển vũ khí được thực hiện sau khi hồi tháng Năm, Ủy ban quốc pḥng Đài Loan đồng ư thông qua dự luật yêu cầu Bộ Quốc pḥng chuyển vũ khí ra đảo Ba B́nh.

    Trước đó, ngoài việc thành lập đội không vận có khả năng đến Trường Sa trong ṿng vài giờ, Đài Loan cũng loan tin nước này đang xem xét khả năng kéo dài đường băng ở Trường Sa thêm 500 mét.

    Sự gia tăng quân sự trên một ḥn đảo dưới sự bảo vệ của lực lượng dân sự là một động thái đáng gây chú ư v́ năm 2000, Đài Loan chuyển quyền pḥng vệ đảo này từ thủy quân lục chiến sang tuần duyên.

    Chính sách “chỉ có một Trung Quốc” mà Bắc Kinh đang theo đuổi lâu nay là rào cản khiến Đài Loan bị loại ra trong hầu hết các cuộc thảo luận quốc tế liên quan đến tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, vào đầu tháng 8, ông James Chou, giới chức cao cấp thuộc bộ Đông Á - Thái B́nh Dương của ngành ngoại giao Đài Loan lên tiếng khẳng định chủ quyền “không thể tranh căi” của ḿnh tại biển Đông và bày tỏ mong muốn được tham gia vào tất cả những h́nh thức đa phương nhằm giải quyết tranh chấp. Việc ông James Chou cho rằng “bất cứ giải pháp nào mà không có mặt của Đài Loan đều là đáng tiếc” cùng với các hành động gần đây từ phía Đài Bắc bắt đầu làm giới quan sát đặt một dấu chấm hỏi về lư do phía sau.

    Lư do và thử thách


    Tổng thống Mă Anh Cửu người đứng đầu chính quyền Đài Loan. RFA screen capture/TaiwanTV.

    Thời gian gần đây, chính phủ của Tổng thống Mă Anh Cửu cũng đứng dưới áp lực từ đảng đối lập khi cuối tháng 7, truyền thông Đài Loan loan tin người phát ngôn đảng Dân Tiến (DPP) đối lập đă lên tiếng chỉ trích chính quyền đương nhiệm không phản bác việc thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa của Trung Quốc. Đó được xem là một trong những yếu tố dẫn tới việc Đài Loan phải phá vỡ sự im lặng của ḿnh. Tuy nhiên, trao đổi với đài RFA hôm 9 tháng 8, ông Dean Cheng, chuyên gia về Đài Loan và Trung Quốc của The Heritage Foundation (Washington, D.C) cho biết thêm các lư do khác:

    “Tôi cho rằng có nhiều lư do. Trước hết là vấn đề biển Đông đă trở nên thu hút rất nhiều sự chú ư cho nên rồi th́ sẽ có lúc tất cả các bên lên tiếng về chủ quyền của ḿnh thôi.

    Thứ hai, tôi nghĩ là Tổng thống Mă Anh Cửu muốn tận dụng bộ quy tắc ứng xử COC – một cách giải quyết ôn ḥa để nói lên hai điểm: thứ nhất Đài Loan là một nước khác Trung Quốc ở chỗ nước này có trách nhiệm và không muốn làm t́nh h́nh thêm căng thẳng. Thứ hai, Đài Loan muốn nói là ḿnh có tư cách hợp pháp để tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận nào liên quan đến t́nh h́nh tranh chấp”.

    Từ năm 2006, sau khi bị chỉ trích mạnh mẽ v́ xây đường băng dài 1150 mét trên đảo Ba B́nh, Đài Loan thường duy tŕ thái độ im lặng trong các sự kiện liên quan đến tranh chấp biển Đông. Mặc dù vậy, việc theo đuổi một chính sách thận trọng trên biển Đông không có nghĩa là Đài Loan sẽ không thể hiện lập trường cứng rắn của ḿnh bởi v́ nước này không dễ dàng từ bỏ cơ hội.

    Động thái này của Đài Loan được ông Dean Cheng đánh giá là có thể mang đến cho Đài Loan những cơ hội trong đó bao gồm việc nước này có thể được tham gia vào các cuộc thảo luận tranh chấp biển Đông. Mặc khác, đây cũng là h́nh thức để Đài Loan gián tiếp khẳng định sự khác nhau giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Song song những lợi ích, c̣n có thử thách và thậm chí nguy hiểm. Ông Dean Cheng cho biết:

    “Một trong những thách thức mà Đài Loan có thể đối mặt là Trung Quốc có thể qua việc này mà có thêm những đe dọa quân sự lên Đài Bắc. Những đe dọa này không nhất thiết nhắm vào Đài Loan để Mỹ có thể nhúng tay vào để bảo vệ. Chẳng hạn Bắc Kinh có thể gia tăng đe dọa lên đảo Ba B́nh nhằm gây sức ép lên Đài Loan mà các nước khác khó có thể can thiệp”.

    “Đạo luật quan hệ Đài Loan” thông qua năm 1979 của Hoa Kỳ như một sự đảm bảo để Washington bảo vệ Đài Bắc khi nước này gặp sự tấn công từ phía lục địa. Tuy nhiên, khi liên quan đến biển Đông, th́ Hoa Kỳ khó ḷng đi khỏi vị trí của một nước bảo vệ quyền tự do hàng hải.

    Cây bút thường trú tại Đài Loan J. Michael Cole viết trên tờ Diplomat gần đây rằng thách thức mà Đài Loan phải đối mặt là làm sao tăng cường khả năng pḥng vệ trên đảo Ba B́nh nhưng cũng đồng thời làm cho đảo này “không trở nên quá hấp dẫn để các nước khác phải chiếm đóng bằng vũ lực”. Xem ra thách thức không chỉ dừng lại ở đó khi Đài Loan đă chuyển quyền pḥng vệ đảo Ba B́nh từ thủy quân lục chiến sang tuần duyên. Điều này có nghĩa là Đài Loan đứng trước một thế khó xử khi để cho thành phần dân sự chịu trách nhiệm bảo vệ ḥn đảo lớn nhất khu vực tranh chấp nhưng cũng không thể triển khai quân sự quá mức để phá vỡ qui định đă thông qua cách đây 12 năm.

    Hợp tác với Bắc Kinh?


    Trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc Chen Yunlin (trái) trao đổi tài liệu với đối tác Đài Loan Chiang Pin-kung (phải) trong cuộc đàm phán thương mại tại Đài Bắc vào ngày 9 tháng 8 năm 2012. AFP photo/ Sam Yeh.

    Khi Đài Loan bắt đầu lên tiếng, các nghi vấn đặt ra không chỉ xoay quanh việc nước này “được - mất” như thế nào mà c̣n là câu hỏi liệu sẽ có một sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trên biển Đông.

    Mặc dù ông Tsai De-sheng, người đứng đầu cục An ninh Nội địa vùng lănh thổ Đài Loan tuyên bố trong một cuộc họp báo hồi tháng 5 rằng “hiện nay không có chuyện Đài Loan sẽ hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông” nhưng gần đây, giám đốc Tập đoàn Dầu khí Đài Loan - Khưu Nghi và nghị sĩ Chiu Yi thuộc Quốc Dân Đảng đă đánh tiếng kêu gọi sự hợp tác của hai nước nhằm khai thác tài nguyên biển Đông.

    Tờ Asia Times vừa đăng bài của tác giả Brendan O’Reilly trong đó nêu lên rằng cả Đài Loan và Trung Quốc có cùng một tuyên bố chủ quyền ở đường lưỡi ḅ và cả hai đều đồng thuận là chủ quyền tại biển Đông thuộc về “người Trung Quốc”. Ông Dean Cheng th́ nghĩ rằng sẽ rất khó để hai nước có thể hợp tác quân sự với nhau:

    “Hợp tác quân sự rất khó. Trước khi nó có thể diễn ra, cần giải quyết nhiều mâu thuẫn. Chắc chắn nó khó hơn người ta nghĩ nhiều lắm. Thêm nữa, nếu mà quân đội Đài Loan hợp tác với giải phóng quân Trung Quốc th́ sẽ làm cho rất nhiều người thắc mắc.

    Thời tổng thống trước ông Mă Anh Cửu, Đài Loan cũng từng t́m kiếm cơ hội trở thành thành viên của LHQ. Nếu mà Đài Loan hợp tác quân sự với Trung Quốc th́ có thể cánh cửa vào LHQ và những thỏa thuận quốc tế khác sẽ đóng lại”.

    Khả năng hợp tác dù c̣n quá sớm để nói, mỗi động thái mới tại vùng biển này đều làm dấy lên một quan ngại. Một trong những quan ngại đầu tiên là bức tranh về biển Đông trong thời gian tới sẽ như thế nào. Thắc mắc này được ông Dean Cheng cho biết:

    “Tôi không thể dự đoán trước những bước đi tiếp của nước nào. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng Đài Loan đứng ở vị trí phản ứng lại hơn là tạo ra. Bắc Kinh và Việt Nam là một trong những con cờ chính của những mâu thuẫn. Nếu mà có thêm căng thẳng trên biển Đông th́ tôi cũng không nghĩ là do Đài Bắc tạo ra trước”.

    Theo giới quan sát, Đài Loan có một lối ứng xử khá cẩn thận tại biển Đông và những ǵ mà nước này đang làm chỉ có thể xem là một sự pḥng vệ. Thông điệp mà Đài Loan đưa ra được đánh giá là nhằm nói rằng đảo Ba B́nh là dưới sự kiểm soát của họ và không dễ dàng mất đi. Thông điệp này cũng được cho là khác với cách hành xử được đánh giá là “đơn phương” và “khiêu khích” tại biển Đông mà Trung Quốc đang muốn gởi tới các nước trong khu vực và kể cả Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, bất cứ một bước đi nào trên một bàn cờ quan trọng cũng sẽ được chú ư và khiến người chơi cờ phải chau mày suy nghĩ. Gần đây Manila chính thức tuyên bố không quan ngại về các hoạt động của Đài Loan tại Ba B́nh v́ đây không phải là nơi họ tranh chấp. Tuyên bố của Philippines không khiến người ta ngạc nhiên nhưng lại tạo ra một câu hỏi khiến: “Những nước có tuyên bố chủ quyền tại Ba B́nh sẽ phải hành xử như thế nào?”.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012132155.html

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Học giả Trung Quốc bác bỏ sách ‘Dấu ấn Biển Đông’ của Việt Nam




    Giới nghiên cứu Trung Quốc lên tiếng bác bỏ một quyển sách mới ấn hành của Việt Nam xác nhận chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa trên Biển Đông.

    Báo chí Trung Quốc ngày 13/8 đăng phát biểu của Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lư thuộc Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, ông Lư Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8.

    Chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh căi tại hai quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa-Hoàng Sa bởi v́ Trung Quốc là nước đă khám phá và đặt tên cho khu vực này trước Việt Nam rất lâu, cách nay 2.000 năm.

    Vẫn theo ông Lư, người Trung Quốc đă đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần, từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường, từ năm 618 tới năm 907.

    Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lư Trung Quốc cũng nhấn mạnh các quần đảo mà sách sử Việt Nam nói là do Việt Nam khám phá từ thế kỷ thứ 17 thật ra không phải là hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, mà là các quần đảo và băi cạn khác gần khu vực duyên hải của Việt Nam.

    Ông Lư Quốc Cường nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc rằng từ những năm 1950 tới những năm 1970, chính phủ Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa-Hoàng Sa, và Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng thậm chí đă công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bằng một văn thư chính thức vào năm 1958 gửi người đồng nhiệm phía Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai.

    Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc đại học Hạ Môn Trung Quốc, ông Trang Quốc Thổ, nói sở dĩ Việt Nam nhận chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa là do các lợi ích khổng lồ cũng như vị trí địa lư quan trọng của khu vực.

    Tuần báo Kinh tế Trung Quốc ước tính tới năm 2008, Việt Nam đă thu hoạch hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 ngàn tỷ mét khối khí đốt tại các vùng biển ng̣ai khơi quần đảo Trường Sa.

    Nhận định của giới học giả Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhà xuất bản Thông tin-Truyền thông của Việt Nam ra mắt cuốn sách dày 400 trang nhan đề ‘Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, biên soạn.

    Theo tác giả này, Việt nam đă xác lập và thực hành chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa từ thế kỷ thứ 17 và rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hai quần đảo này.

    Nguồn: Xinhua, Global Times

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Giới lập pháp Đài Loan sẽ tiếp tục ra thị sát đảo Ba B́nh




    Các nhà lập pháp Đài Loan đang dự tính thực hiện một cuộc thị sát nữa ra đảo Thái B́nh ở Biển Đông (mà Việt Nam gọi là Ba B́nh) để bảo đảm rằng các đơn vị vơ trang của Cơ quan Duyên pḥng Đài Loan đang tăng cường công tác bảo vệ ḥn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa này.

    Tin Asia News Network ngày 13/8 trích phát biểu của nghị sĩ Lâm Úc Phương thuộc Quốc Dân đảng đang cầm quyền cho hay các loại pháo cao xạ 40mm và súng cối 120 mm do Bộ Quốc pḥng chuyển giao cho Cơ quan Duyên pḥng Đài Loan đă được các tàu chiến của hải quân vận chuyển ra đảo Ba B́nh.

    Nguồn tin này cũng cho biết thêm là hoạt động huấn luyện quân sự cho lực lượng duyên pḥng đóng trên đảo này cũng đă được triển khai.

    Ông Lâm Úc Phương cho hay ông cùng các đồng sự trong Ủy ban Đối ngoại đang chuẩn bị thực hiện thêm chuyến thị sát ra đảo Ba B́nh vào giữa tháng 9 tới đây.

    Trước đó một ngày, hôm 12/8, lực lượng tuần duyên Đài Loan tuyên bố sẽ tổ chức tập trận bắn đạn thật trên Ba B́nh với các loại pháo tầm xa và súng cối mới cũng trong tháng 9 tới đây, nhưng chưa tiết lộ thời điểm cụ thể.

    Nguồn: China Post, Asia News Network, AFP, Gulf Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  3. Đừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 16-08-2011, 04:44 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •