Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 41 to 50 of 74

Thread: Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Nga chuận bị giao tầu ngầm Kilo 636 cho Việt Nam

    RFA-14-08-2012

    Tàu ngầm Project 636 đầu tiên do Việt Nam đặt của Nga sẽ được hạ thủy vào ngày 28 tháng 8 này.

    Wikipedia

    Tàu ngầm Project 636 (lớp Kilo) của Nga chạy bằng diesel và điện

    Hăng thông tấn RIA Novosti trích dẫn nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp Quốc Pḥng Nga cho biết như vừa nêu.
    Chiếc tàu ngầm này thuộc lớp Kilo của Nga, là loại tàu hiện vẫn được nhiều nước sử dụng rộng răi. Tàu c̣n được kiểm tra và thử nghiệm trước khi bàn giao cho Việt Nam, dự kiến vào trước cuối năm nay. Đây là một chiến cụ trong số sáu chiếc tàu ngầm do Việt Nam đặt hàng, được
    đóng tại nhà máy Admiralty ở St Petersburg, Liên bang Nga. Tàu ngầm Kilo Project 636 nổi tiếng nhờ vận hành êm nhẹ khó phát hiện, có lượng giăn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lư một giờ, khả năng lặn sâu 300 mét.
    Với thủy thủ đoàn 52 người, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 553 mm, thủy lôi và tên lửa tấn công Club.

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Điều ǵ đang xảy ra ở đảo Ba B́nh?


    Quỳnh Chi, phóng viên RFA -



    Đảo Ba B́nh/Thái B́nh được xem là một trong những điểm nóng tại biển Đông. Tầm quan trọng của ḥn đảo này cũng như những ǵ đang diễn ra tại đây? Quỳnh Chi t́m hiểu và tường tŕnh.

    Quan trọng về kinh tế, chiến lược

    File photo - Đảo Ba B́nh, ảnh chụp trước đây.

    Trong một bài viết hồi tháng Bảy trên tạp chí uy tính Chính sách Đối ngoại – Foreign Policy, trợ lư biên tập Elias Groll đă đánh giá đảo Ba B́nh/Thái B́nh là một trong 5 điểm nóng của vùng biển Đông. Đánh giá này không có ǵ là khó hiểu khi Ba B́nh có một vị trí kinh tế và chiến lược.

    Nằm tại vị trí gần như trung tâm biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 600 km; cách đảo Palawan khoảng 500 km và cách băi cạn Scarborough khoảng 800 KM, đảo Ba B́nh được đánh giá là một trong những điểm chiến lược.

    Ông James Holmes, giáo sư tại trường Hải quân Hoa Kỳ gần đây được Asia Times online dẫn lời nói rằng “đảo Thái B́nh (Ba B́nh – người viết) đủ lớn để trở thành một trung tâm hậu cần”. Theo ông Holmes, nếu Trung Quốc chiếm được quyền kiểm soát đảo này, th́ quân đội Trung Quốc đỡ mất nửa đường đến eo biển Malacca – eo biển nằm trên tuyến đường giao thông rất quan trọng cho tuyến đường từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Tầm quan trọng của tuyến đường qua eo biển Malacca có thể sánh ngang với kênh đào Suez hoặc Panama. Nếu Trung Quốc kiểm soát đảo Ba B́nh, th́ tầm quan trọng của nó được giáo sư Holmes đánh giá là “không nhỏ”.

    Sơ đồ đảo Ba B́nh (Thái B́nh) ở
    quần đảo Trường Sa - Nguồn: Cri.cn
    Với chiều dài khoảng 1 ngàn 400 m, chiều ngang gần nửa cây số, đây là đảo lớn nhất trong các đảo ở Trường Sa Ngoài việc được cho là có nguồn dầu khí dồi dào, đây cũng là nơi duy nhất có nguồn nước ngọt – là tiềm năng cho việc trồng trọt cũng như sinh hoạt hằng ngày và phát triển du lịch. Xung quanh đảo này cũng có san hô và mực nước khá ôn ḥa – là điều kiện tốt cho các tàu nhỏ ra vào.

    TS sử học Nguyễn Nhă nhận xét về tầm quan trọng của đảo Ba B́nh:

    “Bản thân biển Đông là nằm vị trí chiến lược mà những người làm chiến lược quân sự thời Pháp đă thấy. Hiện nay th́ lại càng quan trọng hơn cho nên đảo lớn như Ba B́nh đóng một vai tṛ quan trọng về mặt kinh tế cũng như chiến lược”.

    Theo thông tin từ phía Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch đă chiếm đảo Ba B́nh từ năm 1947 khi được nhiệm vụ giải giáp quân Nhật tử vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam. Năm 1950, quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa. Kể từ năm này, không có lực lượng nước ngoài nào chiếm đóng tại hai quần đảo này trừ lực lượng trú pḥng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1956, Đài Loan đă giành quyền kiểm soát đảo Ba B́nh cho đến hôm nay.


    Điều ǵ đang xảy ra trên Ba B́nh

    Đài Loan là một trong 3 nước có tuyên bố tranh chấp toàn phần ở Trường Sa và tất cả mọi hoạt động được cho là nhằm bảo vệ chủ quyền đều được Đài Bắc thể hiện tại ḥn đảo lớn nhất ở vùng biển tranh chấp.

    Việc Đài Loan chuyển quyền pḥng vệ đảo từ thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên vào năm 2000 đă làm giảm đi vai tṛ của quân đội nước này – cũng là một cách để Đài Bắc gởi một thông điệp ôn ḥa trong cách ứng xử của ḿnh. Tuy nhiên, nước này cũng có những hoạt động quân sự mà Đài Bắc cho là cần thiết.

    Thời gian gần đây, khi t́nh h́nh biển Đông đang sôi nổi, những nhà lập pháp Đài Loan kêu gọi tăng cường vai tṛ quân đội trong pḥng vệ đảo. Hồi tháng 4, sau chuyến đi đến đảo Ba B́nh, ông Lâm Úc Phương (nghị sĩ, Quốc Dân đảng) đă đề nghị tăng cường pháo cao xạ và súng cối trên đảo. Tháng 5 vừa qua, Ủy ban Quốc pḥng đă thông qua dự luật yêu cẩu Bộ Quốc pḥng nước này chuyển vũ khí ra đảo. Khoảng cách từ Ba B́nh đến thành phố Cao Hùng khoảng 1600 km, từ lâu được xem như một giới hạn của Đài Bắc trong việc kiểm soát đảo. Tuy nhiên, cũng tháng 5 vừa qua, nước này thành lập đội không quân đặc biệt có khả năng đến đảo Ba B́nh trong vài giờ.

    Tin Asia News Network ngày 13/8 trích phát biểu của nghị sĩ Lâm Úc Phương nói rằng tháng 9 tới, ông cùng một số nhà lập pháp khác sẽ lại ra thị sát đảo Ba B́nh.

    Lực lượng tuần duyên Đài Loan hôm 12 tháng 8 vừa thông báo sẽ tập trận bắn đạn thật vào tháng tới tại ḥn đảo tranh chấp mà nước này đang đặt quân pḥng vệ. Đây là hành động mới nhất sau hàng loạt các bước đi mang tính quân sự trên biển Đông. Tin cho biết Đài Loan có thể tập trận với các loại vũ khí mới vừa được chuyển đến bao gồm các khẩu trọng pháo ṇng 40 mm có thể bắn xa 10 km và súng cối ṇng 120 mm có tầm bắn 6 km. Tất cả các loại khí tài này đều có tầm xa hơn loại Đài Loan đang triển khai trên đảo. TS Nguyễn Nhă nhận xét động thái này như sau:

    “Từ khi Đài Loan dùng vơ lực tiếp quản (Ba B́nh) th́ ít khi nước này có thể hiện như thế. Thành ra đó là một cái ǵ đó khác thường trong khi “biển Đông ngày càng nổi sóng”.


    Máy bay vận tải C130 của
    Đài Loan tiếp tế cho lực l
    ượng đồn trú tại đảo Ba B́nh. S
    ource bao toquoc.gov

    Năm 2006, Đài Loan xây đường băng dài khoảng 1150 mét trước sự phản đối của Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines. Phi đạo trên đảo Ba B́nh là một trong hai phi đạo duy nhất đủ dài để chứa được các loại máy bay lớn như chiếc Hercules C- 130. Có tin nói nước này có ư định kéo dài đường băng thêm 500 mét. Nếu kế hoạch này được thực hiện, chẳng những các loại máy bay C-130 có thể đáp an toàn hơn mà c̣n mang một ư nghĩa khác. Cây bút Michael Cole (thường trú tại Đài Loan) viết trên The Diplomat gần đây, trích lời một giới chức an ninh quốc gia giấu tên cho biết đường băng sau khi được kéo dài có thể được dùng làm căn cứ cho máy bay tuần tra trên biển P-3C “Orion” mà nước này đă đặt mua 12 chiếc cũ của Hoa Kỳ từ năm 2007.

    Những diễn biến trên Ba B́nh mặc dù không ồn ào nhưng ngày càng cứng rắn, quyết liệt khiến người khác phải chú ư, trong đó có TS Nguyễn Nhă:

    “Tôi luôn nói rằng người Việt Nam phải luôn thức tỉnh. Năm 1956, khi Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất là Phú Lâm ở Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo lớn nhất là Ba B́nh ở Trường Sa th́ mọi người có vẻ nghĩ là đồng minh, đồng chí chiếm cho ḿnh nhưng mà thực ra không phải cho ḿnh đâu. Theo tôi người Việt Nam phải bừng tỉnh, bảo vệ những ǵ cha ông ḿnh để lại. Phải thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của người Việt trong ngoài nước”.

    Những vụ đụng độ của xảy ra trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong hai năm trở lại đây làm cho nhiều người bỏ quên sự quan trọng của đảo Ba B́nh. Biển lặng tại Ba B́nh không có nghĩa tầm quan trọng của nó giảm đi. Xem ra Đài Loan luôn ư thức được ḿnh đang làm ǵ.

    2012-08-15

    Quỳnh Chi, phóng viên RFA

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Giàn khoan nước sâu là vũ khí chiến lược ở Biển Đông


    Khu vực nước sâu Biển Đông là một khu vực hầu như chưa được đụng chạm đến xét về mặt khai thác dầu mỏ và khí đốt. Lư do quan trọng nhất khiến khu vực này c̣n chưa được đụng chạm đến là v́ tranh chấp chủ quyền khiến các công ty tư nhân không ai muốn thăm ḍ và khai thác ở vùng biển này. Reuters trích lời của Gordon Kwan thuộc Mirae Asset Securities cho rằng “nếu bạn có thể khoan dầu ở miền tây Phi Châu, Vịnh Mexico, Brazil, hay Biển Bắc, th́ tại sao lại phải đến Biển Đông làm ǵ?”



    Trong khi các công ty tư nhân không muốn mạo hiểm làm ăn trên Biển Đông, các công ty của nhà nước như CNOOC có thể có lư do để tiến vào khu vực này. V́ theo lời chủ tịch của CNOOC, ông Wang Yilin, các giàn khoan nước sâu ngoài câu chuyện kiếm tiền cho công ty, c̣n là các “mobile national territory” (lănh thổ quốc gia di động) và là một “strategic weapon” (vũ khí chiến lược).

    Trên thực tế, việc khai thác dầu khí ở Biển Đông cũng không được bất cứ bên nào đả động đến cho măi tới thời gian gần đây. Lư do là để thăm ḍ và khai thác được dầu/khí ở các vùng nước sâu th́ phải cần đến các công nghệ khai thác ở vùng nước sâu (thí dụ như các giàn khoan nước sâu lưu động hoặc các tàu khoan).

    Trên nguyên tắc, các nước có thể thuê các thiết bị khoan ở vùng nước sâu này. Tuy nhiên, do sự bùng nổ về công tác t́m kiếm, thăm ḍ dầu khí, công suất sử dụng của các thiết bị khoan nước sâu này luôn ở mức 90% đến 100% v́ thế việc thuê mướn thiết bị gần như không thể. Đó là chưa kể những quan ngại về chuyện ăn cắp công nghệ khi cho các công ty ở các quốc gia không có truyền thống tôn trọng vấn đề bản quyền thuê.

    V́ thế, để thực thi chủ quyền trên thực tế thông qua việc khoan dầu/khí ở Biển Đông, các bên tham gia tranh chấp trên vùng biển này sẽ phải dựa vào thực lực công nghệ của chính ḿnh, hoặc là đi mua. Trong số các nước đang tranh chấp ở khu vực này, mới chỉ có Trung Quốc là có được công nghệ khoan ở vùng nước sâu, và cũng chỉ mới có được từ năm ngoái. Dự án trị giá tới gần 1 tỷ USD được hoàn thành và đặt tên Haiyang Shiyou 981 do CNOOC sở hữu có khả năng khoan với độ sâu 3km dưới mặt nước biển.

    Và kể từ đó Trung Quốc liên tục đề cập đến câu chuyện khai thác dầu khí ở Biển Đông. Động thái đầu tiên kể từ khi có Haiyang Shiyou 981 là đưa giàn khoan này tới khoan thử ở vùng biển phía tây nam của Hồng Kông, cách Hồng Kông khoảng 320km vào giữa tháng 5 vừa qua. Vùng biển này, theo AP, là nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc chứ không thuộc vùng đang bị tranh chấp trong Biển Đông. Tuy nhiên, độ sâu của vùng khoan “thử nghiệm” này chỉ có khoảng 1,5km. Điều này làm nhiều người đồn đoán rằng Haiyang Shiyou 981 nhiều khả năng sẽ được kéo xuống vùng biển tranh chấp để thực thi cái gọi là “lănh thổ quốc gia di động” theo lời của chủ tịch CNOOC.

    Hồi tháng 6 vừa qua, cũng chính CNOOC, ra tuyên bố kêu gọi “mời thầu” các công ty dầu khí nước ngoài tới thăm ḍ và khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Đương nhiên lời kêu gọi này không được bất cứ công ty dầu khí danh tiếng nào trên thế giới hưởng ứng v́ tính phi lư của nó.

    Tuy nhiên, gần đây phía Trung Quốc lại có thêm một động thái mới khiến giới phân tích quốc tế lo ngại. CNOOC hồi cuối tháng 8 vừa rồi đă chính thức nộp thầu để mua công ty Nexen Inc. của Canada với giá 15.1 tỷ USD. Nếu mua được Nexen, CNOOC sẽ sở hữu được các hoạt động của Nexen trong vùng nước sâu ở Vịnh Mexico. Điều này sẽ ngay lập tức trang bị cho CNOOC các kỹ thuật và thậm chí thiết bị cần thiết để tiến hành thăm ḍ ở vùng tranh chấp trên Biển Đông. Với CNOOC, hiểu biết và kinh nghiệm về khoan ở vùng nước sâu c̣n rất non trẻ, và sự bổ xung từ một lăo tướng kinh qua trận mạc như Nexen là một sự bổ xung lư tưởng cho tham vọng nước sâu của họ.

    Điểm khó với CNOOC là để thông qua được deal này, CNOOC cần hai sự chấp thuận:

    Thứ nhất là của chính phủ Canada, v́ đây là giao dịch lớn. Theo luật pháp Canada, bất cứ giao dịch mua tài sản nào của nước ngoài có giá trị trên 330 triệu đồng tiền Canada (tương đương 334 triệu USD) sẽ phải được sự chấp thuận của chính quyền liên bang nhằm đảm bảo các giao dịch này đem lại “lợi ích ṛng” cho đất nước. CNOOC đă nộp hồ sơ xin chấp thuận từ 28 tháng 8 vừa qua. Thời gian để chính quyền ra quyết định tên tới 45 ngày, thậm chí có thể kéo dài tới 75 ngày. Nghĩa là số phận của giao dịch này có thể phải chờ đến giữa tháng 11 mới có kết quả từ phía chính quyền Canada.

    Thứ hai, v́ Nexen đang sở hữu tài sản trên vịnh Mexico, giao dịch này cũng cần sự chấp thuận của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS - Committee on Foreign Investment of the United States) của Mỹ do bộ trưởng thương mại làm chủ tịch. Theo Bloomberg, CNOOC đă nộp hồ sơ xin chẩn thuận từ CFIUS nhưng không nói rơ ngày.

    Cả hai sự chấp thuận này đều không dễ đạt được. Theo một điều tra dư luận xă hội do Sun News Network công bố, có tới khoảng 6 trong số 10 người Canada cho rằng chính quyền đất nước này phải từ chối không cho giao dịch giữa CNOOC và Nexen. Khi được hỏi liệu chính quyền có nên chấp thuận deal này hay không, 57% người Canada nói không, chỉ có 9% nói có, số c̣n lại không có ư kiến. Vùng có tỷ lệ phản đối đông nhất là British Columbia với 63% số người được hỏi không đồng ư và chỉ có 8% đồng ư.

    Từ phía Mỹ, câu chuyện cũng không dễ dàng hơn. Đă có nhiều sự phản đối từ các chính khách. Thí dụ ngay từ tháng 7 vừa rồi, khi CNOOC c̣n chưa nộp hồ sơ xin chấp thuận, th́ Financial Times đă đưa tin thượng nghị sĩ Chuck Schumer viết thư kêu gọi chính phủ Mỹ không chấp thuận cho giao dịch này trừ khi chính quyền Trung Quốc có những cam kết cụ thể về việc đối xử tương tự với các công ty Mỹ.

    Và điều này khơi gợi lại kư ức về giao dịch hồi năm 2005 khi CNOOC toan tính mua lại công ty dầu lửa Unocal của Mỹ với giá 18.5 tỷ USD. Sau khi gặp phải sự phản đối giữ dội về mặt chính trị từ Washington, CNOOC đă tự nguyện bỏ cuộc.

    Liệu lần này việc mua Nexen của CNOOC có thuận buồm xuôi gió hay không? Có vẻ như chính quyền của ông Harper ở Canada hiện nay đang khá thân thiện với việc làm ăn với Trung Quốc và các tiếng nói phản đối từ Mỹ cũng chưa mạnh. Nếu như giao dịch này thành công th́ các quốc gia như Việt Nam hay Philippines lại có thêmlư do để lo ngại về việc CNOOC – với vũ khí chiến lược mới - sẽ tiến xuống, và tiến nhanh hơn xuống, vùng tranh chấp trên Biển Đông để giúp Trung Quốc thực thi chủ quyền trên thực tế?





    Tiến sĩ Trần Vinh Dự

  4. #44
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Never heard of this person! Where did you pinch this essay from?

    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Tiến sĩ Trần Vinh Dự

  5. #45
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Good question Jackies

    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Never heard of this person! Where did you pinch this essay from?
    Tiến sĩ khoa nào ở xứ nào
    Yêu Nga, ghét Mỹ, thích nhào Cu ba.

  6. #46
    GPD.
    Khách

    HỎI DR. GUK DI. ÔNG TVD ĐÂY NÈ.

    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Never heard of this person! Where did you pinch this essay from?


    Trần Vinh Dự

    Trần Vinh Dự chuyên nghiên cứu, tư vấn, và viết về các vấn đề kinh tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài lĩnh vực sở trường này, ông cũng thường xuyên viết về các vấn đề quan hệ quốc tế liên quan tới Á Châu. Trần Vinh Dự tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Texas ở Austin, làm chuyên gia tư vấn kinh tế cho tập đoàn ERS Group Inc., đồng sáng lập và là cố vấn cho Quỹ nghiên cứu Biển Đông.

  7. #47
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Nhào Cu như nhào bột... VN th́ nó chết mất bác Vân Nương ơi!

    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Tiến sĩ khoa nào ở xứ nào
    Yêu Nga, ghét Mỹ, thích nhào Cu ba.

  8. #48
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Nguyễn Quyết Thắng, Hồ Cương Quyết, Trần Phấn Khởi, Phạm Chiến Công v.v... Bây giờ lại đến Trần Vinh Dự!

    Dr_Tran này có phải là dân vẹm không anh GPD.?

    Cám ơn anh hén.

    Quote Originally Posted by GPD. View Post


    Trần Vinh Dự

    Trần Vinh Dự chuyên nghiên cứu, tư vấn, và viết về các vấn đề kinh tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài lĩnh vực sở trường này, ông cũng thường xuyên viết về các vấn đề quan hệ quốc tế liên quan tới Á Châu. Trần Vinh Dự tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Texas ở Austin, làm chuyên gia tư vấn kinh tế cho tập đoàn ERS Group Inc., đồng sáng lập và là cố vấn cho Quỹ nghiên cứu Biển Đông.

  9. #49
    GPD.
    Khách
    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Nguyễn Quyết Thắng, Hồ Cương Quyết, Trần Phấn Khởi, Phạm Chiến Công v.v... Bây giờ lại đến Trần Vinh Dự!

    Dr_Tran này có phải là dân vẹm không anh GPD.?

    Cám ơn anh hén.
    Hông có chi mô người đẹp TJ à. Mạng mu rùa của anh hông phủ sóng xa vậy đâu, nên anh hông có tin thêm về Doc tờ này. Hơn nữa có những tin tức anh phải bỏ vào cái "Invisible Memory", nơi mà khả năng ṛ rỉ = ZERO.
    Mà nè, người đẹp có ở Huế thiệt hông? Tuy anh chưa, hoặc hông có duyên đóng ḥm xứ Huế, nhưng gia vị bún ḅ vẫn chiếm 1 góc hông nhỏ...

    Nữa nè, Đường HÀNG ĐOÁT BI CHỪ ĐỔI THÀNH ĐƯỜNG G̀ VẬY?

    Thanks.

  10. #50
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Jackie chẳng phải là người Huế người Huyết ǵ hết! Daddy hồi nhỏ mê gái, nên bỏ nhà theo mommy dô Nam. Jackie là người Nam rặt. Chưa biết Huế là cái con kiwi ǵ hết anh ơi.

    Jackie hổng biết Đường HÀNG ĐOÁT nhưng đoán rằng tụi nó đă đổi qua thành đường Trịnh Công Sơn. Ở đó có nhiều quán nhậu "đẳng cấp" "đặc sản" lắm: nhậu thịt chó, nhậu thịt mèo, nhậu thịt chuột cống, nhậu chuột đồng. Vừa nhậu, vừa la lối, vừa tè xuống lề đường, vừa nghe "nhạc Trịnh".

    Rất là "văn hóa" ạ!

    Quote Originally Posted by GPD. View Post
    Hông có chi mô người đẹp TJ à. Mạng mu rùa của anh hông phủ sóng xa vậy đâu, nên anh hông có tin thêm về Doc tờ này. Hơn nữa có những tin tức anh phải bỏ vào cái "Invisible Memory", nơi mà khả năng ṛ rỉ = ZERO.
    Mà nè, người đẹp có ở Huế thiệt hông? Tuy anh chưa, hoặc hông có duyên đóng ḥm xứ Huế, nhưng gia vị bún ḅ vẫn chiếm 1 góc hông nhỏ...

    Nữa nè, Đường HÀNG ĐOÁT BI CHỪ ĐỔI THÀNH ĐƯỜNG G̀ VẬY?

    Thanks.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  3. Đừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 16-08-2011, 04:44 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •