Page 5 of 9 FirstFirst 123456789 LastLast
Results 41 to 50 of 84

Thread: Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Tổng Bí Thư và 13 thành viên BCT đảng CSVN xin chịu kỷ luật trước TƯĐ,
    c̣n với dân với nước th́ tính sao đây?

    Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao)


    - Đối với toàn dân Việt Nam trên dưới 90 triệu người đă bao nhiêu năm bị đẩy vào đời sống cơ hàn, làm tôi mọi xứ người, bị ngoại bang khinh khi, đất nước bị bọn xâm lược Tàu gậm nhấm v́ vấn nạn bất tài thiếu đức của đảng cộng sản, không phải chỉ khóa này mà liên tục qua các đời Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, th́ đảng cộng sản Việt Nam tính sao đây? Thay mặt đảng CSVN, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị có cần phải qú hay cúi đầu trước toàn dân trước bàn thờ Tổ tiên chịu tội phá nước hại dân, hay lại tiếp tục “học tập rút kinh nghiệm, kiên quyết bảo vệ đảng bảo vệ chế độ”, tiếp tục bắt dân đi vào con đường hầm XHCN âm u vô định và vô vọng, tiếp tục gán cho dân cái tội “thế lực thù địch” rồi bỏ tù như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước các đồng chí của ông...

    *

    Một phiên họp bất thường và rất đặc biệt của đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 01/10/2012 đến ngày 15/10/2012, được gọi là “Hội Nghị Trung Ương 6”. V́ đây là phiên họp riêng tư của đảng cộng sản Việt Nam nên những ǵ được bàn thảo là việc riêng, việc bí mật của đảng cộng sản. Dân chúng Việt Nam không có quyền biết hội nghị này bàn về chuyện ǵ v́ họ không phải là đảng viên, là chuyện thường t́nh. Mà ngay nếu họ là đảng viên cấp cơ sở, khoảng 3 triệu, th́ họ cũng không có quyền biết bí mật của Hội Nghị Trung Ương loại này.

    Trong suốt hơn 2 tuần lễ họp hành “phê và tự phê” giữa 175 đảng viên ưu tú (?), tinh hoa nhất của ba triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Mà ưu tú nhất trong số 175 Ủy viên Trung ương của đảng cộng sản có 14 Ủy viên Bộ chính trị, và trong đó ông Tổng Bí thư là tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng.

    Sau khi phiên họp kết thúc, ngày 15/10/2012, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đọc bài diễn văn đúc kết về kết quả đạt được của phiên họp đặc biệt này. Bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng chính là cho đảng viên trung ương thuộc cấp của ông tham dự phiên họp của đảng ḿnh, nhưng lần này đặc biệt được khoe cho cả nước biết, qua các hệ thống truyền thông nhà nước. Ngoài những việc “b́nh thường” mà có lẽ người dân đều biết, qua trải nghiệm của cá nhân, như (1) t́nh h́nh kinh tế thiệt khó khăn, (2) doanh nghiệp nhà nước bệ rạc vô phương cứu chữa nếu tiếp tục kinh doanh theo kiểu định hướng XHCN cùng với các nhóm sâu lợi ích, (3) vấn đề cướp đất đai của dân quê thấp cổ bé miệng càng lúc càng kết hợp qui mô giữa cán bộ nhà nước và nhóm đầu cơ đất chia nhau trục lợi, (4) vấn đề giáo dục đào tạo th́ bệ rạc yếu kém vậy th́ làm sao đến năm 2020 (bảy năm nữa) Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, (5) vấn đề phát triển khoa học công nghệ - nói dể làm khó mà lại càng khó hơn là do đảng viên đảng CS VN chỉ hồng không chuyên lănh đạo, (6) vấn đề xây dựng tiếp ban bệ của đảng cộng sản Việt Nam- là chuyện của đảng “người ta” không mắc mớ ǵ đến dân ḿnh ngoài đảng, (7) vấn đề kiểm điểm tự phê b́nh và phê b́nh của Bộ chính trị và Ban bí thư.

    Thực ra đây cũng là việc riêng của nội bộ đảng cộng sản, người ngoài - toàn dân Việt Nam - không được và không được phép can dự vào. Đúng là đảng viên trung ương cùng đóng cửa “dạy nhau” trong t́nh “thương yêu” đồng chí, “trị bệnh cứu người”... rồi cùng nhau đề huề bỏ chín làm mười theo ông Tổng Bí Thư nói.

    Qua phát biểu công khai của ông Tổng Bí Thư - lănh đạo tối cao của đảng cộng sản – th́ người dân cả nước mới ngỡ ngàng vỡ lẽ rằng:

    - “Các đồng chí Bộ Chính Trị, Ban bí Thư đều day dứt trước những thiếu sót, khuyết điểm (của họ...”

    - “Nhiều đồng chí đă tự giác xem xét, nh́n lại ḿnh, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của ḿnh, của gia đ́nh, vợ con và người thân...”

    - “Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khóa nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được t́nh trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc c̣n biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đ́nh, nói không đi đôi với làm...”

    Như vậy là cuối cùng người dân bất hạnh của nước Việt Nam được tỏ tường là trong bao thập niên qua đất nước Việt ḿnh càng lúc càng bị nghèo đói, thất học, dân trí thấp kém, bị ngoại bang phương bắc khống chế xâm lược là do “Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khóa nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được t́nh trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc c̣n biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đ́nh, nói không đi đôi với làm, đă làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lănh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó. Chưa tập trung chỉ đạo làm rơ, đánh giá đầy đủ thực chất t́nh h́nh để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực (như chạy chức, chạy quyền, chạy tội…) và một số trường hợp phân công, đề bạt cán bộ chưa chính xác, chưa được dư luận đồng t́nh..” (trích nguyên văn lời phát biểu của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng).

    Người gia trưởng một gia đ́nh mà có hành động làm tổn hại đến kinh tế gia đ́nh th́ gia đ́nh nghèo đói cực khổ; làm tổn hại đến uy tín gia tộc th́ bị bà con ḍng họ phê phán hay bị khai trừ khỏi tộc họ nếu tội nặng. Một đảng tự cho ḿnh ưu việt nhất thế giới (làm sao lại có thiếu sót và khuyết điểm?), độc quyền liên tục cai trị đất nước Việt Nam và liên tục gây họa cho dân cho nước như lời thú tội và xin chịu một h́nh thức kỷ luật cho qua loa (trong đảng thôi!) của TBT Nguyễn Phú Trọng và toàn bộ 14 cá nhân Bộ Chính Trị trong phiên họp nội bộ cấp trung ương đảng: “...Và để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ ǵn uy tín, h́nh ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đă thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một h́nh thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị…” th́ tội lại càng kinh khủng hơn cái tội của một cá nhân trong gia đ́nh, v́ họ đă làm hại cả dân tộc làm suy vong cả đất nước trong suốt mấy mươi năm qua. Các nước khác tuy họ không theo một chế độ “ưu việt” như đất nước Việt Nam nhưng chỉ với một sai phạm nhỏ mà lănh đạo của họ đă phải cúi đầu trước toàn dân chịu tội, tội nặng có thể bị đi tù bị đảng của họ khai trừ, và hậu quả là đảng của họ bị mất quyền điều hành đất nước, v.v. Có trường hợp người lănh đạo đă anh dũng tự sát để giữ ǵn uy tín của ḿnh và để tạ tội trước toàn dân - cựu Tổng Thống Roh Moo Huyncủa Nam Hàn là thí dụ.

    Người dân nước Việt Nam lại càng ngỡ ngàng hơn khi nghe ông Tổng Bí Thư cho biết quyết định của Ban Chấp hành Trung ương: “…Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đă thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm…”

    Nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam làm ǵ với các đảng viên của họ là quyền của họ. Dầu sao đó cũng chỉ là v́ lợi ích đảng, nhóm, lợi ích của cá nhân ḿnh. Những thành viên trong ban Chấp Hành Trung Ương đều do những vị trong bộ Chính Trị chọn trong số đồng chí thân tín, làm sao mà họ lại “kỷ luật” chính những đồng chí đă nâng đỡ họ để được ăn trên ngồi trước, được hưởng bổng lộc và đặc quyền không những cho họ mà c̣n gia đ́nh thân nhân gần xa của họ. Họ đă thực hiện rất đúng câu châm ngôn của người xưa: “ăn cây nào rào cây đó”.

    C̣n đối với toàn dân Việt Nam trên dưới 90 triệu người đă bao nhiêu năm bị đẩy vào đời sống cơ hàn, làm tôi mọi xứ người, bị ngoại bang khinh khi, đất nước bị bọn xâm lược Tàu gậm nhấm v́ vấn nạn bất tài thiếu đức của đảng cộng sản, không phải chỉ khóa này mà liên tục qua các đời Bộ Chính Trị và Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, th́ đảng cộng sản Việt Nam tính sao đây? Thay mặt đảng CSVN, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị có cần phải qú hay cúi đầu trước toàn dân trước bàn thờ Tổ tiên chịu tội phá nước hại dân, hay lại tiếp tục “học tập rút kinh nghiệm, kiên quyết bảo vệ đảng bảo vệ chế độ”, tiếp tục bắt dân đi vào con đường hầm XHCN âm u vô định và vô vọng, tiếp tục gán cho dân cái tội “thế lực thù địch” rồi bỏ tù như ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước các đồng chí của ông.

    Đến bao giờ lănh đạo của đất nước Việt Nam (tự bầu) có can đảm nhận các lỗi lầm mà họ đă và đang gây ra cho toàn dân và tổ quốc Việt Nam trong nhiều chục năm qua?

    Đến bao giờ người dân có thật quyền quyết định ai hay đảng nào sẽ là người lănh đạo ḿnh, đất nước ḿnh?

    Đến bao giờ người Việt Nam yêu nước chân chính hết bị hành hung, khủng bố, bỏ tù với các bản án vô nhân đạo chỉ v́ họ đă anh dũng lên tiếng chống bọn xâm lược Tàu cộng, hay không đồng t́nh với việc làm của các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam?

    Đến bao giờ những tinh hoa của đất nước từ khắp nơi được quyền đứng ra góp công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không c̣n bị gán là “diễn biến ḥa b́nh”, là “thế lực thù địch”?

    Đến bao giờ đất nước Việt Nam mới thật sự là của toàn dân, không phải là món hàng chiến lợi phẩm của đảng cộng sản Việt Nam?

    Đến bao giờ dân Việt mới được tự do dân chủ thực sự?

    Đến bao giờ, đến bao giờ?

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Thủ tướng Việt Nam ‘nhận lỗi’ về các tổn thất kinh tế nghiêm trọng




    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam ngày 22/10 nhận trách nhiệm rằng chính phủ do ông lănh đạo đă phạm các sai lầm trong quản lư kinh tế dẫn tới những thiệt hại lớn ở các đại công ty quốc doanh như Vinashin và Vinalines.

    Bê bối, kém hiệu quả, và thất thoát lớn tại các doanh nghiệp nhà nước này đă làm giảm ḷng tin trong dân chúng. Đó là phát biểu của ông Dũng tại kỳ họp lần thứ tư Quốc hội khóa 13, trước 500 đại biểu mà hơn 90% trong số này là đảng viên đảng cộng sản.

    Một tuần trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương đảng cũng đă lên tiếng nhận khuyết điểm về những yếu kém của đảng.

    Thủ tướng Dũng thừa nhận kinh tế Việt Nam vẫn c̣n nhiều hạn chế và yếu kém, t́nh h́nh kinh tế vĩ mô chưa tốt, lạm phát có thể sẽ lại bùng phát, và nợ xấu đang gia tăng.

    Nhắc tới vụ bê bối kinh tế ở tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Việt Nam nói ông nhận trách nhiệm chính trị và những sai sót của bản thân. Vẫn theo lời ông, từng thành viên trong chính phủ cũng đă nh́n nhận những yếu kém và rút ra bài học thấm thía từ các vụ tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới tín nhiệm của Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế.

    Ông Dũng hứa sẽ xúc tiến cải cách lĩnh vực quốc doanh và đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm sau là 5,5% cũng như tạo thêm khoảng 1,6 triệu công ăn việc làm.

    Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả năm nay có phần chắc chỉ khoảng 5,2%, tức mức thấp nhất trong ṿng 13 năm qua, dù trước đây Hà Nội đề ra mục tiêu tăng trưởng trong năm là 6,5%.

    Đà phát triển kinh tế một thời tăng vọt của Việt Nam hiện đang bị làm chậm lại bởi nạn tham nhũng và các công ty nhà nước làm ăn không hiệu quả, với các khoản nợ ngân hàng khổng lồ.

    Tại một cuộc họp quan trọng của đảng cộng sản hồi tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă tránh được các biện pháp kỷ luật trước một loạt các vụ tai tiếng tài chính, t́nh trạng bất ổn kinh tế, và những sự chỉ trích ngày càng tăng đối với chính phủ do ông lănh đạo.

    Tuy không bị nêu đích danh, nhưng Thủ tướng Dũng bị xem là mục tiêu khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng Ban Chấp hành Trung ương đảng đă quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

    Trong bài diễn văn của ḿnh hôm 22/10, ông Dũng cũng không quên nhắc tới các trang blog điện tử và những ‘thế lực thù địch’ đang lợi dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước. Trước đó, chính ông đă ra lệnh hỏa tốc yêu cầu trừng trị các trang mạng cá nhân được nhiều người biết đến như Dân Làm Báo hay Quan Làm Báo.

    Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói chiến dịch đàn áp quyền tự do tư tưởng của công dân tại Việt Nam gia tăng trong thời gian ông Dũng điều hành chính phủ.

    Nguồn: AFP, AP, South China Morning Post, The Wall Street Journal

  3. #43
    Member
    Join Date
    05-06-2011
    Posts
    132
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    [B]Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Thủ tướng Việt Nam ‘nhận lỗi’ về các tổn thất kinh tế nghiêm trọng

    ....Tuy không bị nêu đích danh, nhưng Thủ tướng Dũng bị xem là mục tiêu khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng Ban Chấp hành Trung ương đảng đă quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
    Thủ tướng cũng cho biết, bản thân cũng như từng thành viên Chính phủ sẽ “nghiêm túc nghiêm khắc với ḿnh, đoàn kết nhất trí, hết ḷng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất” để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

    Bọn chúng đoàn kết nhất trí để che chở cho nhau, không kỷ luật và không cách chức nhau...cho dù làm thất thoát hàng tỷ đôla tiền của nhân dân. C̣n nếu người dân nào mà vi phạm vào các tội cho dù nhỏ chúng cũng bỏ bao cao su vào nhà để biến thành to! đúng là bọn đỉnh cao trí tuệ, bọn vượn lên làm người!

  4. #44
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Quote Originally Posted by binhminh2 View Post
    Thủ tướng cũng cho biết, bản thân cũng như từng thành viên Chính phủ sẽ “nghiêm túc nghiêm khắc với ḿnh, đoàn kết nhất trí, hết ḷng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất” để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

    Bọn chúng đoàn kết nhất trí để che chở cho nhau, không kỷ luật và không cách chức nhau...cho dù làm thất thoát hàng tỷ đôla tiền của nhân dân. C̣n nếu người dân nào mà vi phạm vào các tội cho dù nhỏ chúng cũng bỏ bao cao su vào nhà để biến thành to! đúng là bọn đỉnh cao trí tuệ, bọn vượn lên làm người!
    Bọn chúng bị coi là vượn nhưng chúng biết đoàn kết nên thắng đè đầu cai trị bọn tự cho ḿnh là người hơn vượn nhưng không biết đoàn kết.

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Tiểu xảo 'Nhận lỗi' của Thủ Tướng!

    Posted by Cu Den
    Quanlambao


    - Tại Kỳ họp Quốc Hội Khoá 12 có lẽ nhiều cử tri cả nước đă chứng kiến Thủ Tướng nhận lỗi trước Quốc Hội đă để ra sai phạm của Vinashin và 'nhận trách nhiệm chính trị"! Vậy sau đó cái ǵ đă diễn ra? Có thể điểm mặt kể tên:

    Thứ nhất, Hàng loạt Tập đoàn nhà nước Thua lỗ, tham nhũng, thất thoát và đổ bể sau cái ngày 'Thủ Tướng xin lỗi và nhận rách nhiệm chính trị"! Hết Vinaline, đến Tổng côngty điện lực, Tổng công ty xi măng, sai phạm ở Tổng Công ty Sông đà, PetroVietnam... và có lẽ nếu Ban chỉ đạo chống tham nhũng thật sự công tâm làm tiếp th́ có thể nói 80-90% các Tập đoàn nhà nước đă bị rỗng ruột từ rât lâu rồi!

    Thứ 2, sự be bét của thị trường tài chính - tiền tệ được núp bóng dưới 'đề án tái cấu trúc ngân hàng' mà thực chất là bản kế hoạch 'ăn cướp' các ngân hàng nhỏ theo kịch bản của Thống đốc B́nh - Bố già Kiên - Hồ hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang! Thực tế vụ án Nguyễn Đức Kiên đă chứng minh cho sự lũng đoạn của Chính Phủ Dũng;
    Thứ 3, Hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết v́ chính sách cố t́nh bóp nghẹt tín dụng để phục vụ cho bố già Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang 'ăn cướp' doanh nghiệp. Đây là một thực trạng đă chứng minh bằng con số Tổng cục thuế đă thông báo 70% doanh nghiệp 9 tháng đầu năm bị lỗ!

    Thứ 4, Những thương vụ thâu tóm mờ ám của NH Phương Nam từ một xác chết thối rữ lại trở thành 'chủ nhân ông' của NH Samcobank Top 5 của Việt Nam với tuyên bố rất hoành tráng của chính Trầm Bê với rất nhiều chiến hữu "Cái ǵ Moa cũng xin ư kiến anh ba và Moa trực tiếp mang tiền đưa anh ba..."

    Thứ 5, Quyết định số 43/KT-TH do chính Thủ Tướng kư 22/8/2011 buộc các ngân hàng thương mại lén lút xoá nợ cho Vinashin. Với Thống đốc B́nh đe doạ buộc các NH Thương mại phải thực hiện và cả việc giúp Masan thâu tóm núi Pháo để đánh đổi lại 'nhận nợ' cho Vinashin...

    Chỉ cần điểm qua mấy vụ nổi cộm để thấy: Ngài Thủ Tướng đă dùng 'việc nhận lỗi' như một tiểu xảo 'để đánh vào ḷng trắc ẩn của nhân dân Việt Nam vốn giàu ḷng nhân ái mà thực chất để 'trốn tránh' trách nhiệm và che đậy tham nhũng có hệ thống và tổ chức của chính Ngài Thủ Tướng cùng gia đ́nh và đồng bọn! Hoàn toàn ông Thủ Tướng không hề thực tâm 'nhận lỗi' để sửa lỗi!

    Lần thứ nhất tại QH khoá 12 có thể làm người ta mủi ḷng, cũng như 'lời hứa' trước đồng bào Tây nguyên lần đầu tiên đă khiến người dân tin tưởng giải tán cuộc biểu t́nh. Nhưng đến lần thứ 2 th́ không c̣n bịp bợm được ngay cả đồng bào dân tộc Tây nguyên và kết cục cũng chính ngài Thủ Tướng sau đó đă ra lệnh cho Tướng Hưởng cho công an mặc thường phục giả côn đồ đánh , giết bà con công khai!

    Lần này nếu Quốc hội làm tṛn trách nhiệm của ḿnh vạch ra những tội lỗi của Chính Phủ Dũng và Thống đốc B́nh cùng đám bố già th́ khi đó nhân dân sẽ thấy rơ ông Thủ Tướng của ḿnh sẽ lại dở 'sở đoản' ǵ ra để bịt miệng Đại biểu Quốc Hội và bịt miệng nhân dân? Có lẽ cái đ̣n 'đuổi' ra khỏi Quốc Hội như đă làm sẽ được lặp lại??? Hay hàng loạt những vụ bắt bớ âm thầm được Tô Lâm và đàn em thực hiện????


    Hăy chờ xem!

    Trần Nguyên Hồng - Quan làm báo

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    SAO THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG LẠI NHẬN “TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ” MÀ KHÔNG NHẬN “ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH” ?

    Posted by Cu Den
    Phần 1. Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm ǵ, sao Thủ tướng lại chọn nó ?


    Trong Báo cáo của Chính phủ về t́nh h́nh KT-XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 trước Quốc hội hôm qua ngày 22/10 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc đă có đoạn nhận lỗi sau đây:

    “Trong những ngày qua, Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự đảng các bộ và từng thành viên Chính phủ đă nghiêm túc kiểm điểm tự phê b́nh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôi đă thành khẩn nh́n nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá tŕnh hoạt động cách mạng của ḿnh.
    Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lănh đạo, quản lư, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển h́nh là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai tṛ của kinh tế nhà nước.
    Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với ḿnh, đoàn kết nhất trí, hết ḷng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả v́ Tổ quốc v́ nhân dân, v́ Đảng v́ chế độ, v́ sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”
    Căn cứ vào toàn bộ nội dung văn bản báo cáo của Chính phủ đọc trước Quốc hội ngày 22/10 th́ đoạn báo cáo trên của Thủ tướng là đoạn Chính phủ tự phê b́nh, đánh giá, tự nhận thiếu sót trước Quốc hội về các ưu khuyết điểm trong công tác điều hành quản lư vĩ mô theo chức năng nhiệm vụ được Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức chính phủ 2001 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đă quy định…
    Trước hết phải xác định: Trong đoạn nhận thiếu sót trên của báo cáo, Thủ tướng cũng đă lộng ngôn, loạn ngôn khi đưa ư kiến sau đây:”Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôi đă thành khẩn nh́n nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá tŕnh hoạt động cách mạng của ḿnh? “
    Việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đă để xảy ra “trong lănh đạo, quản lư, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển h́nh là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai tṛ của kinh tế nhà nước…” này hoàn toàn không phải là “ hoạt động cách mạng, cách miếc… ” ǵ cả mà chỉ đơn thuần là điều hành sản xuất kinh doanh kém trong đó để xảy ra nhiều vụ buôn gian, bán lẫn, chính phủ biết, thuộc quyền kiểm tra giám sát của Thủ tướng mà không ngăn được như tại các vụ án Vinashin, Vinalines nên mới dẫn tới thất thoát, thua lỗ, mất tiền của nhà nước lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng; Sao Thủ tướng lại đại ngôn, lại gọi các hành vi đó là “hoạt động cách mạng” ? Chỉ có TT Việt Nam mới có gan coi những hành động buôn gian bán lận của một số cá nhân thuộc quyền quản lư của Thủ tướng là những nhà cách mạng; trong con mắt dân chúng th́ Phạm Thanh B́nh, Dương Chí Dũng chỉ là đám đầu trộm đuôi cướp chứ chúng không thể là những nhà cách mạng …
    Thứ 2, theo người viết bài này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă sai khi xác định mức độ phạm lỗi của chính ông và của các thành viên Chính phủ:”Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ…”
    Xin được chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:” trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ” là trách nhiệm ǵ ? Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm mà như WikiPEdia đă định nghĩa:“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, ǵn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, ǵn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó…”

    Theo định nghĩa này th́ 2 cơ quan liên đới phải chịu trách nhiệm chính trị trước các sai phạm của Chính phủ, dẫn tới thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng đó là Bộ Chính trị do TBT đứng đầu và Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tich Quốc hội đứng đầu…Vậy 2 cơ quan này với trách nhiệm của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm đến đâu trước các việc làm sai của Chính phủ ? Xin được lần lượt phân tích để làm rơ việc này
    Về điều hành kinh tế vĩ mô, tức là chịu trách nhiệm quản lư hành chính là của Chính phủ, người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian qua đă có các “ điểm son” sau đây:

    Về điều hành quản lư kinh tế vĩ mô:

    -Để xảy ra những vụ thất thoát lớn do đầu tư sai, đầu tư không hiệu quả vào 2 tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin, Vinalines…
    - Để xảy ra “ bong bóng “ bất động sản ph́nh quá to, dẫn tới 1 triệu tỷ đồng vốn bị chôn vào thị trường này…trong đó chắc chắc có vốn từ các ngân hàng thương mai, quốc doanh bị chôn vào thị trường này mà chưa có cách ǵ rút vốn hệ lụy gây “ ung thư “ kinh tế…
    - Ngành ngân hàng bị rối loạn, lạm phát gia tăng do việc sử dung ḍng chảy của các đồng vốn cho vay không hiệu quả, hiệu quả thấp…Theo số liệu của Thống đốc Nguyễn Văn B́nh tỷ lệ nợ xấu trên 8 %; Có số liệu nối là 10-13 % ?
    Người dân, các doanh nghiệp không có điều kiện kiểm chứng được tác hại của cái “khối u” của món nợ xấu này như thế nào nhưng người ta chỉ biết: Doanh nghiệp nào có một đề án sản xuất kinh doanh trong thới gian qua, nếu phải đi vay ngân hàng th́ không thể di vay với lăi suất dưới 15 %/năm được mà phải xuưt xoát 20 %; Có lúc có doanh nghiệp phải vay chui chịu lăi suất lên tới 25-30 %? Lăi suất như thế th́ hoặc chỉ cón cách nai lưng ra, bán cốt lột xương ra để trả lăi ngân hàng, hoặc buôn gian băn lẫn…
    Xin hỏi cái lỗi này thuộc về ai nếu không nói là do bàn tay điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ do Thủ tướng đứng đầu; những công việc này thuần túy kinh doanh, hành chính không dinh dáng chi đến hoạt động cách mạng cả…
    -Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă có dấu hiệu khoanh tay trước nạn tham nhũng của bộ máy công quyền…

    Về các chính sách xă hội:

    -Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, rồi hàng loạt những vụ tách nhậm, những dự án lập ḷe… thu hồi đất Hà Nội, Hà Tây gây nên những “cơn băo” thông tin, tin đồn làm hao của, mệt người? Trách nhiệm này thuộc về ai nếu không thuộc các cơ quan chức năng do Chính phủ trực tiếp quản lư: Bộ Xây dựng, UBNDTP Hà Nội ?
    Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội trong nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa thấy hiệu quả kinh tế-xă hội ở đâu mà chỉ thấy những hậu quả, hệ lũy nhăn tiền: Hà Tây, một thương hiệu văn hóa bị thủ tiêu và mới đây Chùa Trăm gian bị đốn hạ v́ hành vi kém văn hóa của các cơ quan chức năng Hà Nội ?
    -Việc cho dỡ phá Hội trường Ba Đ́nh, một di tích lịch sử văn hóa mà đến nhiệm kỳ 2 này may ra mới xong được cái hội trường này ?
    Có nhiều điều cần được được đưa ra mổ xẻ, phân tích để chỉ ra những mặt được và chưa được của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; để vạch ṿi ra xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm chính trị hay trách nhiệm hành chính ? Xin chỉ dừng lại ở 2 dự án đă trở thành 2 vụ án lớn dính tới Chính phru và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đó là vụ Vinashin và Vinalines…
    Theo một vài nguồn tin ṛ rỉ từ hội nghị TW 6 vừa qua, khi kiểm điểm về những sai lầm dẫn tới thất thoát lớn ở 2 tập đoàn này, BCT cũng đă phải nhận trách nhiệm một phần v́ đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước đă được đưa ra bàn và được Bộ Chính trị nhất trí? ( BCT đă nhận chịu kỷ luật tập thể chắc là do vụ này )…
    Người viết bài này xin chỉ dừng lại 2 vụ án Vinashin và Vinalines để cùng minh định xem trách nhiệm chính trị thuộc về ai và trách nhiệm hành chính, h́nh sự thuộc về ai ? Có đúng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm chính trị mà không phải chịu trách nhiệm hành chính như ông tuyên bố hôm kia tại phiên khai mạc Quốc hội ?

    Phạm Viết Đào Blog

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    KHI ĐẢNG LĂNH ĐẠO TỰ ĐẶT M̀NH RA NGOÀI PHÁP LUẬT


    Để trị v́ trên thiên hạ theo chế độ gọi là dân chủ xă hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đă đặt ra một Hiến Pháp, với một số nguyên tắc và các định chế để thi hành Hiến Pháp. Như là Quốc Hội để làm luật, Chánh phủ để thi hành luật, hay hệ thống Ṭa án để xử án theo luật,v.v…Dưới khẩu hiệu của mọi nền dân chủ đứng đắn…“của dân, do dân, v́ dân”.



    Dư luận đang chú ư các lănh đạo làm ǵ sau Hội nghị 6



    Và tất cả mọi người, từ đứa bé mới đẻ phải làm khai sanh, tới người bộ hành phải đi bên phải, tới cụ già xuống lổ phải có giấy chứng tử… Tức sống, hay làm, hay không làm, đều phải theo luật. Ai không theo những cái “luật” đó th́ phải chịu chế tài. Làm ra hay hành xử chế tài cũng phải theo luật.

    Ở nhiều nước dân chủ người ta gọi đó là chế độ Nhà Nước Pháp Quyền. Nghĩa là luật pháp là trên hết, mọi người phải tuân theo, không trừ ai (thượng tôn pháp luật). Tất cả các cơ quan quyền lực, từ làm luật, thi hành luật tới kiểm sát luật đều phải độc lập với nhau. Người ta gọi đó là “tam quyền phân lập”, mà Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thay dân để làm luật, để thiết chế chế tài các định chế khác, cả người đứng đầu nhà nước. Trường hợp nào Quốc Hội không quyết, không duyệt th́ phải trưng cầu ư dân. Báo chí quốc tế loan tin hằng ngày, nơi nầy nơi khác, tổng thống nầy, thủ tướng khác vi phạm luật pháp phải ra ṭa hay từ chức là v́ vậy, là v́ mọi người phải tuân hành luật pháp. Cựu Thủ tướng Berlusconi nổi tiếng trùm thiên hạ của nước Ư cũng vừa phải ra ṭa lănh án 4 năm tù là v́ nguyên tắc “luật pháp là trên hết”.

    Ở Việt Nam cũng vậy, mà không phải vậy… Cũng vậy, là trong dân từ con đỏ cho tới cụ già dân đen nói chung là phải theo luật, từ nội dung câu chữ, cho tới h́nh thức tŕnh tự, thủ tục. Nhưng không phải vậy, v́ c̣n phải chờ một “nấc”, tuy phụ mà không phụ, là “nấc chỉ đạo của đảng”. Và c̣n nhiều “nấc” phụ khác nữa, tùy nhiều thế lực. C̣n trong Đảng th́ cũng vậy mà không phải vậy. Cũng vậy là v́ cũng mấy cái ṭa án nhân dân đó xử đảng viên thôi, nhưng không phải vậy là v́ c̣n có cái gọi là xử lư nội bộ. Thường là phải xử nội bộ xong mới tới xử thường, có khi c̣n phải “xin phép” cấp trên trong Đảng rồi mới được xử ngoài ṭa án nhân dân. Mà khi xử ở ṭa án nhân dân, nếu cùng chung tội, th́ đảng viên xử khác, dân thường, được coi là công dân loại hai, th́ xử khác. Đảng viên, là công dân loại một, th́ thường là án treo, hoặc án nhẹ, bởi vốn bị đám công dân hạng hai cám dỗ làm bậy, cho ăn kẹo độc bọc đường, nói theo lời một cố Tổng Bí thư của Đảng. Không phải vậy c̣n v́ đảng viên, tuy cùng là công dân loại một, nhưng cũng có nhiều cấp, nhiều hạng. Có số ít đảng viên ưa nói ngay, nói thẳng th́ thuộc một loại khác nữa. Ngay cả các đại biểu Quốc Hội được gọi là đại biểu của dân th́ ít ra cũng có hai hạng: hạng có chức vụ cao trong hệ thống chuyên chính, đứng đầu các tỉnh, thường là làm trưởng đoàn đại biểu, và hạng đại biểu trơn không được phát biểu “linh tinh”, hoặc phải phát biểu theo… đại biểu trưởng đoàn.

    Sở dĩ ở Việt Nam có t́nh trạng “cũng vậy mà không phải vậy”, là v́ ngoài các định chế dân chủ hiến định mà các nước dân chủ đều có, Việt Nam c̣n có định chế Một Đảng Duy Nhất Lănh Đạo Tuyệt Đối Toàn Diện, với điều 4 được ghi trong Hiến Pháp. Cũng vậy mà không phải vậy, v́ Đảng vận hành lănh đạo không như các định chế khác. Các định chế khác đều có luật để triển khai h́nh thành và hoạt động. Tức là trong khuôn khổ của luật pháp. C̣n Đảng lănh đạo th́ không cần luật hóa, hay thể chế hóa để hoạt động lănh đạo. Mà chỉ cần có điều 4 Hiến Pháp là đủ. Để lănh đạo tuyệt đối toàn diện, toàn đảng, toàn nước, toàn dân. V́ chủ nghĩa, hay đường lối, chủ trương của Đảng là vô địch. Nghị quyết của Đảng là phải học. Học chớ không phải thảo luận. Lại c̣n phải chia ra nhiều cấp, nhiều ṿng để học.

    Thỉnh thoảng cũng có người kiến nghị thể chế hóa điều 4 Hiến Pháp, để người dân đen biết Đảng “lănh đạo tuyệt đối và toàn diện” là như thế nào. Nhưng Đảng chỉ cười cho số ít người c̣n “yếu đức tin”. Và như ngầm nói: “Hiến Pháp c̣n bao nhiêu điều chỉ ghi để đó, sao không kiến nghị thể chế hóa? Nhất là về quyền làm dân, quyền con người. Điều nào được để nguyên không thể chế hóa tức đă được coi là “toàn diện tuyệt đối” như Điều 4 của Đảng, với Đảng rồi, c̣n kiến với nghị cái ǵ nữa? Có những điều đă thể chế hóa rồi đó, như cái Quốc Hội, cái Ṭa án, hay như cái Mặt Trận Tổ Quốc cũng có luật rồi đó, mà có phải là đă tốt hết đâu. Lại cứ phải thêm luật nầy luật nọ để điều chỉnh. Hay như cái quyền tự do ngôn luận, báo chí đó, nó đă được thể chế hóa mấy lần rồi, mà…rốt lại báo chí là cái ǵ, là của ai, nếu không là của Đảng? C̣n các nhà báo th́ nằm trong tay ai? Và báo chí th́ mặc áo có… qua khỏi đầu Đảng được không? Chỉ tốn công, tốn của để làm luật”.

    Đảng phái ở các nước dân chủ, từ đảng cầm quyền đến đảng đối lập đều có luật chi phối và răm rắp tuân theo luật, v́ dân chủ ở đó là loại “dân chủ trơn”. C̣n ở Việt Nam th́ là “dân chủ xă hội chủ nghĩa triệu lần hơn”. Cho nên măi măi cho tới muôn đời, dù nền dân chủ khắp nơi có phát triển tới trời, th́ ở đây cũng duy nhất chỉ có một đảng duy nhất lănh đạo, theo thuyết chính thống của các ông tổ xă hội chủ nghĩa ở bên Tàu.

    Định chế Một Đảng Duy Nhất Lănh Đạo Toàn Diện Tuyệt Đối, với Điều 4 Hiến Pháp cho phép Đảng trở thành một thứ Nhà nước trong Nhà nước, trên Nhà nước. Trong Nhà nước, v́ Nhà nước có cái ǵ th́ Đảng có cái nấy, cũng kinh tài, cũng nội chính, cũng quốc pḥng v.v… Trên Nhà nước, v́ Nhà nước không kiểm soát được Đảng, c̣n Đảng th́ kiểm tra kiểm soát nhà nước toàn diện, liên tục, qua các nhân sự, qua các cơ cấu, qua hệ thống các đảng đoàn, đảng bộ, đảng ủy lớn nhỏ ở khắp nơi. Đương nhiên là cả ở Quốc Hội, trên lư thuyết được gọi là cơ quan quyền lực cao nhất nước. V́ chính Nhà Nước nầy là do Đảng đẻ ra.

    Tóm lại là Đảng có toàn quyền để toàn trị.

    Nhưng nay, với cái gọi là hội nghị Trung Ương 6 vừa qua th́ t́nh h́nh đă bước sang một bước ngoặt hoàn toàn khác.

    Với lời tuyên bố của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, cho biết: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đă nghiêm túc tự phê b́nh và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đă nêu. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ ǵn uy tín, h́nh ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đă thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một h́nh thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng Ban Chấp hành Trung ương đă thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”

    C̣n Chủ tịch nước Trương Tấn Sang th́ nói: “…Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị không thi hành kỷ luật, Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”.

    Với hành động và tuyên bố công khai chánh thức như trên, trước bàng dân thiên hạ và thế giới, th́ Đảng Lănh Đạo Tuyệt Đối Toàn Diện, từ nay, dù biết tội, cũng không xử nhau, mà không theo một thứ luật thông thường nào hết. Hay chỉ theo một thứ luật dễ sợ của một “tập đoàn dễ sợ”: “luật của sự im lặng”. Cũng tức t́nh nguyện “tự tụt hạng”, với đôi chút nghẹn ngào.

    Có người lại hỏi: Đảng đă như vậy từ khuya rồi mà? Từ trước tới nay có phải lúc nào Đảng cũng luôn đứng trong luật và làm theo luật đâu? Và theo công nhận của chính lănh đạo Đảng th́ “một bộ phận không nhỏ” người trong Đảng, với nhiều ưu quyền ưu đăi, có coi luật pháp là ǵ đâu, khi làm giàu bất chánh và làm nhiều cái bất chánh khác?

    Xin thưa: Đảng như từ trước tới nay là “đứng trên luật”. Việc “đứng trên luật” là việc Cổ Kim Đông Tây xưa nay không hiếm. Ở đâu có một chế độ mượn tên dân để đứng trên dân mà trị lại dân th́ đó là đứng hay ngồi trên luật. Các chế độ vua quan xưa đều là vậy. Một số các chế độ khác trên thế giới ngày nay cũng na ná như vậy. Ở đây th́ có chế độ “dân chủ xă hội chủ nghĩa”. Điều 4 “chễm chệ” trên Hiến Pháp là công chứng rơ ràng nhất cho việc Đảng đứng trên luật.

    Xử một đứa nhỏ ăn trộm một con vịt, ăn cấp một ổ bánh ḿ phải đi tù mấy tháng, th́ cũng đều giở luật mà xử, dù có thể là đứng trên luật: luật vua hay luật dân chủ xă hội chủ nghĩa cũng là luật, và phải thi hành, dù có kêu than. Xử một quan lại, một “công thần”, một cán bộ, một hoàng thân quốc thích được hưởng án treo hay phải về vườn th́ cũng đọc luật mà xử. Dù ai đó có so b́ hay dị nghị…

    Đứng trên luật khác đứng ngoài luật. Đứng trên luật là độc quyền một ḿnh một chợ tự ḿnh nhào nắn luật pháp trong tay ḿnh. C̣n đứng ngoài luật là coi luậtt pháp là không có. Từ đó cũng phủ nhận ḿnh như một thành viên có trách nhiệm của một xă hội có tổ chức luật pháp. Và từ đó cũng tự chối bỏ cả cái quyền lănh đạo, hay trị nước, ngày nay gọi là quản lư đất nước, dù là tự phong, của chính ḿnh bởi quyền phải đi cùng với trách nhiệm. Khi đă chối bỏ trách nhiệm th́ c̣n mặt mũi nào để cầm quyền, th́ sao có thể giữ quyền mà không xấu hổ?

    Nhưng, có người lại hỏi, c̣n ông Thủ tướng và ông Chủ tịch Quốc Hội, nhứt là ông Thủ Tướng đă đứng ra nhận hết các lỗi lớn nhỏ về phần ḿnh và xin lỗi Quốc Hội, th́ sao? Th́ có ǵ khác?

    Vừa có khác, vừa không. Có khác là khi ông Thủ tướng dùng những “tiếng to”, như “nhận trách nhiệm chánh trị lớn”, như “nhận lỗi về tất cả những yếu kém, khuyết điểm…”, những thứ “tiếng to” khiến người nghe phải phát ngượng. Nhất là nếu có người nghe từ một nước đă từng làm cuộc Cách Mạng Dân Chủ Dân Quyền cách đây hơn 200 năm.

    C̣n không khác, là v́ đó cũng chỉ là cử động của “cái mũi thứ ba”, cụng vào “cái mũi thứ tư” và “hằng trăm cái mũi” khác của cùng một cái đầu.

    Vậy th́ bước tiếp sẽ là ǵ ? Lại có người hỏi.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đă hỏi như vậy, ông cho đó là “điều chưa xảy ra bao giờ” và nói: “… Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào?”

    Như thế nào th́ câu trả lời phải chăng là đă nằm sẵn trong câu hỏi của Tiến sĩ? Hệ quả nào mà không theo luật nấy? Từ nay, từ trên xuống dưới, cứ theo “ luật của sự im lặng” mà xử nhau. Những “hạt đậu” lớn nhỏ lâu nay người ta đă “sái thành binh”, nay mặc nhiên được buông ra, sẽ trở thành “tướng”, cũng có cánh, có vuốt, cũng bằng hay hơn nhà phù thủy đă “sái” ra chúng th́ tha hồ mà hành xử lên xuống, và “hành xử” lẫn nhau …

    C̣n người dân th́ sao? Nghĩ ǵ và sẽ ra sao?

    Như để thay lời dân, Giáo sư Tương Lai đă nói : “…Diễn biến sắp tới thế nào phụ thuộc liệu người ta có nhận ra vở diễn vừa rồi đă thất bại và ḷng tin của dân càng mất nhiều hơn. Cách tốt nhất là làm ǵ đó để lấy lại niềm tin. Cái ǵ đó không phải là nói suông mà là hành động.

    Cách phân biệt chính tà lúc này là thái độ với kẻ xâm lược… Tôi tin vào sức mạnh của dân tộc. Dân tộc này không bao giờ cúi đầu trước thế lực cường quyền nào. Và bao giờ dân tộc này cũng t́m ra được giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”.

    Tôi cũng nghĩ như giáo sư. Dân tộc nầy không phải chỉ có một lần chịu những tai ách. Nhưng sau “nhẫn” là phải có một cái hay nhiều cái ǵ đó. Nhẫn măi th́ có ngày cũng t́m ra được biện pháp tương xứng để ít nhất là không phải nhẫn nữa.

    Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua lời nhắn của Chủ tịch Nước khi Chủ tịch đă đổ trách nhiệm lại cho dân:“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của ḿnh”.Đổ “trách nhiệm” chớ không “đổ quyền”. Chủ tịch lại sợ người dân ỉ lại mà mất cảnh giác nên không nói: “Dù sao chúng tôi cũng c̣n quyền, c̣n có công an, quân đội, c̣n có guồng máy quyền lực, chúng tôi sẽ hết sức ḿnh cùng cô bác anh chị, dù phải, dù phải…” và đă lớn tiềng cảnh báo: “Chúng tôi hiểu t́nh h́nh trù úm người tố cáo là rất ghê gớm… Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.

    Ba lănh đạo cao cấp đều có các hoạt động sau hội nghị trung ương

    Không biết “người ta” là ai mà ghê gớm đến như vậy. Ghê gớm đến mức những người đứng đầu Đảng lănh đạo, đứng đầu Nhà nước xă hội chủ nghĩa cũng phải chùn bước, im lặng.

    Dù sao cũng xin ghi nhận lời cảnh báo của Chủ tịch. Người dân chúng tôi biết cái giá phải trả cho nền độc lập tự chủ, cho nền dân chủ không có đuôi là không rẻ. Nhất là khi “người ta” nào đó vẫn nắm toàn quyền, vừa quyền tham nhũng, vừa quyền trù úm người tố cáo tham nhũng, không trừ khả năng trù úm cả dân tộc. Người dân chúng tôi cũng biết vừa phải chống giặc ngoài vừa phải chống giặc trong là nguy hiểm như thế nào.

    Tác giả Hồ Ngọc Nhuận là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Chính trị Nhật báo Tin Sáng.

    Theo Người Lót Gạch blog

    Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/khi-dang-lanh-d...#ixzz2AcGp0hMi
    Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Sửa hiến pháp tăng quyền Chủ tịch nước

    Hiện giữ chức Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang có thể sẽ có thêm nhiều quyền hạn

    Tin từ Việt Nam cho hay trong cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang có ý kiến đề nghị tăng quyền của Chủ tịch nước nhằm kiểm soát chặt hơn hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

    Ngoài ra, Chủ tịch nước, chức vụ hiện nằm trong tay ông Trương Tấn Sang, sẽ có thể phong hàm cấp tướng, đô đốc hải quân và bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng.
    Nếu các đề nghị này được Quốc hội Việt Nam thông qua tới đây, đây sẽ là chuyển biến quan trọng về thể chế nhưng cũng xác nhận quyền lực mà Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho Chủ tịch nước.

    Theo Bấm báo Việt Nam, Chủ tịch nước ở cương vị đứng đầu Nhà nước sẽ đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, băi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác.

    Dư âm Hội nghị 6

    Hồi giữa tháng 8 năm nay, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã họp tại Quốc hội Việt Nam để bàn về việc sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung gồm Lời nói đầu, chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

    Theo báo chí Việt Nam khi đó, họ cũng nghe các ý kiến về các chương đề cập đến Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Ṭa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân và Chính quyền địa phương.

    Nhưng từ sau Hội nghị Trung ương 16 diễn ra trong hai tuần liền tới giữa tháng 10 vừa qua, công tác sửa đổi Hiến pháp 1992 mang thêm ý nghĩa mới.

    "Đảng lănh đạo Chính quyền không có nghĩa là Đảng phải tham chính, sa đà vào các công việc sự vụ của Hành pháp" - LS Nguyễn Bính Châu

    Đó là nhu cầu giám sát cơ quan hành pháp, cụ thể là Chính phủ và các bộ ngành, theo sau các đổ vỡ về làm ăn, gây ra nợ xấu trầm trọng cho nền kinh tế.

    Hội nghị Trung ương kết thúc với quan điểm được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra nói rằng cần chỉnh đốn Đảng và các cơ quan Nhà nước.

    Ngay sau Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã mở đợt “phê b́nh và tự phê b́nh đối với tập thể và cá nhân Ban lănh đạo”.

    Sau đó, đến hôm 22/10, theo tường thuật của truyền thông trong nước, ông Nguyễn Tấn Dũng, ở cương vị Thủ tướng Chính phủ đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ”, trước Quốc hội.

    Ông đề cập cụ thể đến sai phạm của Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế dẫn đến những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines.

    Ông Dũng nói Chính phủ và từng thành viên đã ‘thành khẩn nh́n nhận những yếu kém’ và ‘chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất’ trong việc thực thi chức trách.

    Tuy thế, việc Đảng Cộng sản tăng quyền lãnh đạo được đề cao qua Hội nghị Trung ương cũng đặt ra câu hỏi rằng Đảng sẽ làm gì để thực hiện quyền lực đó.

    Tuần qua, các thảo luận tại Việt Nam về vị trí Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng đã làm nảy sinh chủ đề này.
    Cho tới gần đây, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ này nhưng đang có ý kiến để cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phụ trách Ban Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng.

    Hôm 26/10, dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban này.

    Nhưng cũng theo báo chí Việt Nam, vấn đề để ông Trọng lo công việc đó không đơn giản vì thiếu cơ sở pháp luật.

    Quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” chỉ được ghi trong một điều là điều 4 Hiến pháp, và ngoài ra không có các văn bản gì cụ thể.

    Chưa kể, ngay trước thời gian họp Hội nghị Trung ương 6, đã có ý kiến trong giới luật gia tại Việt Nam cho rằng “Đảng lănh đạo Chính quyền không có nghĩa là Đảng phải tham chính, sa đà vào các công việc sự vụ của Hành pháp, phải ngồi vào ghế và làm việc của Chính quyền”.

    Viết cho BBC đầu tháng 10, Luật sư Nguyễn Bính Châu từ Tp. HCM cho rằng Đảng “nên tập trung trí tuệ làm nhiệm vụ lănh đạo đất nước, hoạch định đường lối chính sách và tổ chức chính quyền, thanh tra Chính phủ, lập danh sách Chính phủ tŕnh Quốc hội phê duyệt, bổ nhiệm các chức danh chủ tịch, trưởng các sở các pḥng ban tỉnh thành quận huyện”.

    Rất có thể việc tăng quyền lực của Chủ tịch nước, một vị trí cho tới nay bị cho là chỉ mang tính hình thức, là cách Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam thể chế hóa những biến đổi sau Hội nghị 6.

    Trong các nước còn theo chế độ cộng sản, Trung Quốc, Cuba và Bắc Triều Tiên đều để cho Chủ tịch nước có quyền khá lớn.

    Tại Trung Quốc, Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Đảng còn ở Cuba, hiện ông Raul Castro vừa làm Chủ tịch nước, vừa nắm luôn chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng).

    (BBC)

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Nụ cười của TẬP ĐOÀN THAM NHŨNG



    Tham nhũng vẫn có thể cười khẩy khi cái việc tối thiểu nhất là buộc những tập đoàn tham nhũng ít nhất phải rửa tiền, cũng c̣n bị nền kinh tế tiền mặt vô hiệu hóa.





    “Tại sao chế độ lương của cán bộ, công chức hiện nay rất thấp nhưng họ lại rất muốn trở thành cán bộ, công chức?”. Câu hỏi ngược này đă được cố vấn chính sách của UNDP tại Việt Nam JairoAcuna-Alfaro đặt ra khi ông trả lời VietNamNet về vấn đề chống tham nhũng. Và sau đó ông cũng tự trả lời: “Việc người dân giàu lên là điều có lợi cho đất nước. Nhưng không phải giàu từ tham nhũng”.

    “Tôi cho rằng trách nhiệm của các nhà chức trách ở Việt Nam là phải chứng minh rằng tất cả tài sản ḿnh sở hữu đều là hợp pháp”- Jairo nói. Duy chỉ có điều ông không hiểu, rằng ở Việt Nam, việc này hoặc là dễ ợt, hoặc không thể thực hiện được, nói thế nào cũng đúng, do t́nh trạng “nền kinh tế tiền mặt”. Dễ ở chỗ một bản kê khai tài sản, và chứng minh số tiền trong kê khai đó thật ra một học sinh lớp một, tŕnh độ biết đọc biết viết cũng có thể làm được. C̣n sự khó nằm ở những chi tiết “chỉ có ở Việt Nam”, đại loại “vác bao tài tiền đi mua nhà. Vàng chôn kênh cột giường”. Rửa tiền trong một nền kinh tế tiền mặt là việc dễ nhất trên đời, bởi người bán, chỉ quan tâm bạn trả bao nhiêu, chứ không bao giờ chịu sự kiểm soát để phải hỏi đó là tiền ǵ, ở đâu ra.

    Jairo chắc không biết chỉ vài tháng trước, ở Việt Nam xảy ra câu chuyện “biệt thự triệu đô” của con trai một vị bí thư tỉnh ủy- một cán bộ cấp pḥng. Chuyện xới ra to như con voi, và có cái kết mất tăm không bằng cái đuôi con chuột. Rơ như thế c̣n chẳng làm rơ nổi, cho nên, không phải là không có lư khi dự thảo luật Pḥng chống tham nhũng được đưa ra Quốc hội hôm qua đă nhận không ít ánh mắt nghi ngờ. Chẳng hạn quy định về việc kê khai tài sản mở toang: Ngoài những người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành c̣n được bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên. Thậm chí, “Tất cả những người có chức vụ, quyền hạn”. Nhưng mở rộng mà làm ǵ khi báo cáo đánh giá của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tư pháp khẳng định: Việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nh́n chung là h́nh thức, hiệu quả của việc pḥng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.

    V́ sao lại h́nh thức?

    Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo một lần nữa nhắc lại điểm yếu cốt tử của cuộc chiến chống tham nhũng đó là việc minh bạch tài sản không thể thực hiện được do “nền kinh tế tiền mặt”.

    Ngày 29-12-2006, Thủ tướng Chính phủ đă có quyết định 291 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Chỉ sau vài năm, những mục tiêu cơ bản nhất đă rất nhanh chóng và dễ dàng hoàn thành: Hơn 15 triệu thẻ đă được phát hành, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đă vượt cả chỉ tiêu đến năm 2020 là không quá 15%.

    Nhưng đó chỉ là lư thuyết. Bởi một thực tế được Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận: 80% giao dịch qua ATM là để… rút tiền mặt.

    Trong buổi tiếp xúc cử tri ngay trước thềm kỳ họp quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă nói về “một sự thật, nói ra thật đau ḷng”:

    “Tham nhũng một bộ phận, rồi một bộ phận không nhỏ, nói như cử tri là cả họ hàng, cả tập đoàn tham nhũng, mức độ hết sức nghiêm trọng”.

    Chủ tịch nước không thể không đau ḷng, cử tri không thể không bức xúc, bởi ngay trong phiên khai mạc, báo cáo của Thanh tra Chính phủ thừa nhận: Công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. C̣n Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo PCTN th́ nói về việc “giáo dục ḷng tự trọng” đối với cán bộ, công chức, như là một biện pháp chống tham nhũng bằng “vấn đề con người”.

    Nhưng mặc nhiên tham nhũng vẫn có thể cười khẩy khi cái việc tối thiểu nhất là một khung pháp lư để những con sâu, những bộ phận không nhỏ, những tập đoàn tham nhũng ít nhất phải rửa tiền, cũng c̣n bị nền kinh tế tiền mặt vô hiệu hóa.

    Theo Đào Tuấn

    Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/nu-cuoi-cua-tap...#ixzz2Aip1fu9B
    Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    Tại sao Nguyễn Phương Uyên bị 'lôi' về Long An?
    Quanlambao


    - Thông tin vủa hè Cu đen lượm lặt được:

    "Bắt sạch cái đám dân đen bày đặt biểu t́nh, chống đối Nước bạn anh em Trung Hoa đi... Tôi và Thủ Tướng đă hứa với các đồng chí trung Nam Hải rồi.... Cần phải thể hiện thiện chí của chúng ta...."

    "Dạ, em cho triển khai ngay..."

    *
    "Cái đám sinh viên cùng gia đ́nh cái con nhăi Uyên đang làm um sùm không bịp được nữa...."

    "Mang nó tống về Long An..."

    "Dạ tại sao bắt ở Thành phố ... lại đưa về Long An ạ???"

    "Tại sao tụi bay có cái đầu không biết sử dụng???? Đưa nó về quê của ông Tư Sang để dân người ta nghe thấy nhốt ở Long An th́ sẽ lôi ông ấy ra chửi vậy là tiện cả đôi đường!"

    Cu đen

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 52
    Last Post: 03-05-2017, 11:22 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 27-09-2011, 02:32 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-06-2011, 02:08 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 14-02-2011, 01:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •