Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 41 to 50 of 80

Thread: Bành Trướng Bá quyền Bắc Kinh và Việt Nam

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    NHỮNG TÍN HIỆU LẠC QUAN TỪ QUỐC NỘI?
    Quanlambao



    - Thời gian gần đây công luận trong nước và thế giới đặc biệt quan ngại về những vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống và tầng suất ngày càng cao của nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhiều cá nhân và tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam cũng như các tổ chức Theo Dơi Nhân Quyền Human Rights Watch, Tổ Chức Ân Xế Quốc Tế Amnesty International… đều cảm thấy ái ngại khi trước bản án mà ṭa án của công sản Việt Nam vừa tuyên phạt hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh vào ngày 30 tháng 10 vừa qua cũng như về vụ bắt giữ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên hai tuần lễ trước đó.

    Người ta cảm thấy ái ngại khi mức án dành cho hai nhạc sỹ trẻ quá nặng chỉ bởi cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát nhân dân cũng như hội đồng xét xử nhận định rằng ca từ trong những những nhạc khúc của hai nhạc sỹ trẻ này khiến cho người dân chán ghét chế độ.Ngay trước thềm phiên xử, vào chiều ngày 29 tháng 10, Tổ chức Ân xá quốc tế đă kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ‘ngay lập tức và vô điều kiện’ cho hai nhạc sỹ này.

    Ông Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân Xá Quốc Tế, nói: “Chỉ v́ làm nhạc mà bị đối xử như vậy th́ thật là lố bịch. Hai nhạc sĩ này là những tù nhân lương tâm, bị giam cầm chỉ v́ đă hành xử quyền tự do phát biểu một cách ôn hoà bằng cách viết nhạc và hoạt động bất bạo động, và họ phải được trả tự do. Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ những bổn phận của họ theo hiến pháp và luật quốc tế là phải tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, bao gồm cả việc dùng âm nhạc và những phương tiện khác. Thật lố bịch khi đối xử như vậy với những người này chỉ v́ họ sáng tác các bài hát,” ông Rupert cũng đă phát biểu phát biểu trong thông cáo rằng: “Đây là những tù nhân lương tâm. Họ bị bắt giữ chỉ v́ họ đă thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ḥa b́nh bằng những bài hát và những hành động phi bạo lực. Thay v́ cố gắng bịt miệng giới trẻ Việt Nam, chính phủ nước này nên cho phép họ bày tỏ ư kiến và có tiếng nói trong quá tŕnh phát triển của đất nước,”

    Ngay sau phiên ṭa phi nhân bản này, một phát ngôn viên của ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Christopher Hodges, nói trong một thông cáo rằng: "Việc kết án tù này là hành động mới nhất trong một loạt các động thái của chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế tự do ngôn luận. Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho nhạc sỹ Việt Khang cũng như tất cả các tù nhân lương tâm và tuân thủ ngay lập tức các bổn phận quốc tế của ḿnh."

    Với trường hợp bắt gian nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, Ông Abbott nói: “Những phát biểu ôn hoà nhưng không hợp quan điểm với nhà nước đang bị đàn áp một cách đáng ngại. Chẳng hạn như một vụ bắt giữ khác xẩy ra vào ngày 14 tháng 10 năm 2012 khi công an bắt cô Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, cùng với 3 sinh viên khác tại Tp. HCM. Trong khi những sinh viên kia sau đó được trả tự do th́ Nguyễn Phương Uyên tiếp tục bị giam giữ và bị chuyển đến trại giam tại Long An. Cô bị cáo buộc tội phát tán truyền đơn chỉ trích Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam.
    Lúc đầu nhà nước chối không bắt giữ Cô, nhưng sau đó đă thông báo cho gia đ́nh biết là, giống như hai nhạc sĩ nói trên, Cô đang bị điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Luật H́nh Sự.”

    Ông Abbott kết luận rằng: “Thay v́ nỗ lực bịt miệng những người trẻ, nhà cầm quyền Việt Nam nên cho phép họ phát biểu quan điểm và được quyền góp ư trong việc định hướng và phát triển đất nước. Hai nhạc sĩ và sinh viên trẻ này phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.

    Gần đây nhà nước cộng sản Việt Nam đă đệ nộp hồ sơ xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc UNHRC đă khiến cho nhiều cá nhân tổ chức và các cộng đồng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại thực sự lo lắng, bởi nhiều người tin rằng nếu đắc cử, trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc UNHRC th́ cộng sản Việt Nam càng có điều kiện để vi phạm nhân quyền để đàn áp những tiếng nói bất đồng chứng kiến. Nhưng với những vụ bắt bớ gần đây, những phiên ṭa bất công và phi nhân gần đây chúng ta có đủ cơ sở để thấy rằng thật khôi hài khi Việt Nam đă tự ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, và chúng ta cũng có đủ cơ sở để tin chắc rằng Việt Nam sẽ không bao giờ đủ điều kiện để trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khi điều 4 hiến pháp vẫn c̣n tồn tại và khi lực lượng “công an nhân dân vẫn c̣n là thanh gươm bảo vệ chế độ”.

    Chắc nhiều người vẫn c̣n nhớ mốc thời gian mà Việt Nam được trở kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2006 và trở thành thành viên chính thức một năm sau đó vào năm 2007, th́ đều nhớ rằng trong những năm phấn đấu để được gia nhập tổ chức này, cộng sản Việt Nam đă lừa được cộng đồng quốc tế về những cải thiện nhân quyền bằng cách giả vờ nhượng bộ hoặc giả vờ làm ngơ trước một số hoạt động đấu tranh dân chủ, khiến ngay cả nhiều người trong nước cũng lầm tưởng rằng cộng sản Việt Nam đă bắt đầu biết tôn trọng những tiếng nói đối lập, khiến nhiều tổ chức xă hội lần lượt ra đời như Khối 8406, Công Đoàn Độc Lập, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông và không lâu sau khi trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, cơ quan an ninh của CSVN đă khủng bố trắng đối với tất cả các tổ chức dân chủ vừa h́nh thành, bắt giam và kết án tất cả những sáng lập viên của các tổ chức với những bản án rất nặng. Với cú lừa này, nhà nước cộng sản Việt Nam vừa lừa được cộng đồng quốc tế để được gia nhập khối WTO, vừa lừa được những người yêu nước v́ “cất được một mẽ lưới bội thu”.

    Lần này nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa vận động hành lang để ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, vừa thẳng tay đàn áp dân chủ, kết án tù những người yêu nước. Hết phiên ṭa này đến phiên ṭa khác liên tục diễn ra và tất cả các bản án đều vượt xa mức dự kiến của nhiều người, là một h́nh thức để đe dọa để khủng bố tinh thần những người c̣n ư định dấn thân. Nhưng nhiều người vẫn tiếp tục dân thân, dù họ biết cái giá của sự dấn thân là tù đày, lao lư. Đó là một tín hiệu đáng mừng từ quốc nội.

    Chế độ cộng sản vốn độc tài chuyên chế, họ không chấp nhận sự đối kháng dưới bất cứ h́nh thức nào, cho nên họ ra sức nhồi sọ con người ngay từ thuở mới lọt ḷng. Từ những nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ thơ đă được nghe hát ru và được học những bài hát ca ngợi đảng, các ngợi bác. Đến tuổi cắp sách đến trường th́ các em lại phải sinh hoạt trong các đội nhi đồng cứu quốc, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, rồi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… đây là nơi mà thanh thiếu niên được nhồi sọ, được xích hóa bằng chính sách mưa dầm thấm lâu để khi trưởng thành, không có bất cứ tác động nào có thể làm thay đổi được năo trạng của họ rằng “Bác Hồ là vĩ đại, đảng cộng sản là quang vinh muôn năm, chủ nghĩa Mác-Lê là bách chiến bách thắng”.

    Vẫn chưa hết, ngoài việc việc sinh hoạt đoàn đội là hoạt động thường kỳ và có chủ trương, định hướng của đảng và nhà nước trong phạm vi trường học cho đến các địa phương, th́ nhiều chương tŕnh vui chơi giải trí trên hệ thống truyền h́nh xuyên quốc gia cũng được đầu tư rất lớn tạo một sân chơi mở cho thanh thiếu niên như một h́nh thức ru ngủ thế hệ trẻ để các em bằng ḷng với thực tại, mà không có bất cứ một suy tư ǵ về hiện t́nh đất nước và cũng không có bất cứ một thái độ phản kháng nào đối với chính sách cai trị của đảng và nhà nước cũng như với thực trạng đời sống xă hội ở quê nhà.

    May thay chính sách tuyên truyền, nhồi sọ, xích hóa thế hệ trẻ đă không c̣n tác dụng nữa, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đă không ngoan hơn nhiều bậc cha ông trước đây, các em không c̣n mê cuồng cộng sản và cũng chẳng sùng bái Hồ Chí Minh hay các lănh tụ của cộng sản nữa. Những sân chơi mà đảng và nhà nước dùng để lôi cuốn để ru ngủ các em cũng đă không c̣n mấy tác dụng nữa. Nhiều thanh niên cũng đă biết chọn lựa cho ḿnh một hướng đi mới hầu có thể t́m được lối thoát cho dân tộc. Nhiều đảng viên trẻ noi gương một số đảng viên lăo thành có liêm sỷ, đă mạnh dạn trả lại thẻ đảng, xin ra khỏi hàng ngũ đảng, chối bỏ những đặc quyền đặc lợi của một đảng viên trong việc thăng tiến để họ có thể sống thật với con người thật của họ, không phải đeo mặt nạ mà có thể sống đúng với lương tri của một con người. Đây là một tín hiệu vui nữa cho đất nước cho dân tộc.

    Những phiên ṭa và những bản án mà chế độ cộng sản tuyên phạt cho các bạn trẻ là 17 sinh viên Công Giáo và Tin Lành hôm 26 tháng 9, rồi bản án mà chế độ cộng sản vừa tuyên phạt hai nhạc sỹ trẻ hôm 30 tháng 10 vừa qua là một nỗi đau không riêng cho gia đ́nh và thân nhân của họ, mà là một nỗi đau chung cho cả dân tộc Việt Nam bởi có đâu trên hành tinh này mà con người ta lại bị tù đày lao lư chỉ v́ muốn cho đất nước ngày một phồn vinh, xă hội ngày một tốt đẹp hơn? Dù vậy, từ đó chúng ta cũng thấy được một tín hiệu vui từ quốc nội, đó là thế hế trẻ Việt Nam hiện không c̣n bị ru ngủ, không c̣n bị nhồi sọ nữa và cũng không c̣n cầu an hưởng lạc nữa, nhất là không c̣n quá úy kỵ cộng sản nữa. Những tín hiệu đó cho chúng ta một niềm hy vọng là “c̣n da, lông mọc, c̣n chồi, năy cây”.

    Nguyễn Thu Trâm, 8406

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    KĐCSTQ tiếp tục khuynh hướng bảo thủ


    Nhị Khê

    Ngày 14/11/2012, trước khi cử hành lễ bế mạc, đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18 đă chọn từ 224 người được đề cử ra một Ban chấp hành Trung ương gồm có 205 ủy viên. Ngày 15/11, hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất đă cử ra một Bộ Chính trị gồm có 25 ủy viên và 1 Ban Thường vụ gồm có 7 người: Tập Cận B́nh, Lư Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Lệ. Tập Cận B́nh được cử làm Tổng Bí thư

    ĐCSTQ (cũng có thể gọi là “Trùm Mafia Đỏ” v́ ngày nay ĐCSTQ không khác ǵ là một tổ chức mafia), kiêm Chủ tịch Quân Ủy (tương đương Tổng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ). Trong 10 năm tới, dưới sự lănh đạo của “Trùm Mafia Đỏ” Tập Cận B́nh, nhóm 7 người này là những kẻ quyết định sinh mạng của trên 1 tỷ dân Trung Hoa.

    Sau khi Trung Cộng công bố danh sách 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (BTVBCT), cộng đồng quốc tế nhận xét nhóm người này đa số có đầu óc bảo thủ. Số người được đánh giá có tinh thần cải cách như Uông Dương, Lư Nguyên Triều..., thuộc phe phái Đoàn Thanh niên thân cận Hồ Cẩm Đào, đă bị gạt ra ngoài ban thường vụ.

    Uông Dương là người đi đầu trong cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc. Khi làm Bí thư ĐCS tỉnh Quảng Đông, Uông Dương từng giải quyết vụ biểu t́nh của nông dân Ô Khảm một cách ổn thỏa. Ông thừa nhận Hội đồng Lâm thời Điều hành thôn do dân chúng bầu ra là tổ chức hợp pháp. Điều này trái ngược với sự thống trị chuyên chính của ĐCSTQ.

    Lư Nguyên Triều cùng Lư Khắc Cường là những cốt cán cải cách trong phe phái đoàn thanh niên. Sau 5 năm đứng đầu Ban Tổ Chức Trung ương và Ban Bí Thư, Lư Nguyên Triều không có tên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị kỳ này.

    Sự vắng mặt của Uông Dương và Lư Nguyên Triều trong BTVBCT báo hiệu phe bảo thủ trong ĐCSTQ đă thắng thế, cái gọi là cải cách chính trị trước đây Trung Cộng thường rêu rao chỉ là nói suông!

    Trong số 7 người này, chỉ có Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường có khuynh hướng cải cách chính trị, phe bảo thủ gồm có: Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ. Du Chính Thanh là kẻ “ba phải”. Tuy Vương Kỳ Sơn có xu hướng cải cách, nhưng chỉ biết cải cách kinh tế, tài chánh mà thôi. Điều này dẫn đến, nếu Tập Cận B́nh muốn cải cách chính trị trong phạm vi nào đó hay thay đổi phần nào t́nh trạng hiện nay, đều bị nhóm bảo thủ trong BTVBCT hạn chế. Đặc biệt, giới truyền thông ngoại quốc đă b́nh luận nhiều về hội nghị ĐCSTQ lần thứ 18 cử ra một Ban Thường vụ Bộ Chính trị bảo thủ, nhằm duy tŕ bộ máy thống trị độc quyền đối với trên 1 tỷ dân.

    Truyền thông ngoại quốc nói về

    Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ

    Các hăng thông tấn và báo chí ngoại quốc nhấn mạnh, tầng lớp lănh đạo Trung Cộng cho rằng duy tŕ ách thống trị và ổn định xă hội là nhiệm vụ hàng đầu của Trung Cộng. Theo cách nh́n nhận của tầng lớp lănh đạo ở Trung Nam Hải, cải cách chính trị là tự đào mồ chôn vùi ĐCSTQ, nên họ không có dũng khí tiến hành cải cách, chỉ “cải cách” qua loa để duy tŕ sự thống trị của ĐSCTQ đối với trên 1 tỷ dân Tàu.

    Hăng thông tấn Reuters nhận định ĐCSTQ đang trên con đường sụp đổ nên không dám cải cách chính trị. Có thể họ sợ tiến hành cải cách chính trị sẽ sa vào “con đường đen tối” của Đảng Cộng Sản Liên Xô cách đây hơn 30 năm. Reuters dẫn lời phát biểu của giáo sư Jean Pierre Cabestan, giảng dạy và nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Baptist Hương Cảng, “Tầng lớp lănh đạo Trung Cộng ngày càng chia rẽ”, bởi vậy, sẽ không bao giờ ĐCSTQ tiến hành cải cách chính trị hoặc phát triển nó một cách có hệ thống. Giáo sư Cabestan nói: “Vương Kỳ Sơn (xếp thứ 6 trong BTVBCT), người được coi có đầu óc cải cách lại được giao công tác chống tham ô hủ lậu, một chức vụ thứ yếu không liên can ǵ đến cải cách chính trị”.

    Alberto Forchielli, một trong những người sáng lập Tổ hợp Mandarin Capital Partners ở Thượng Hải, nói với kư giả Reuters: “Nếu nhóm lănh đạo mới trong BTVBCT được đánh giá có đầu óc cải cách, cũng chỉ trong hệ thống tài chánh và kinh tế”. Ông nhấn mạnh, tôi nghĩ họ sẽ không thay đổi chính sách nhiều lắm, có chăng nữa cũng không thay đổi về cơ bản. Nếu không xảy ra nguy cơ, họ sẽ không thay đổi. Về chính trị, Đại hội thứ 18 lần này đưa ra những tuyên bố cứng rắn, trong thực tế rất khó thực hiện.

    Trong bài báo đầu đề China's Communist Party wraps up congress with little sign of reform của Barbara Demick, kư giả Los Angeles Times ở Bắc Kinh, đă h́nh dung cuộc bầu cử các nhân vật lănh đạo ĐCSTQ trong 10 năm tới ở hội nghị lần thứ 18 không khác ǵ một tang lễ (Artists Hold Funeral-Like Election for 18th Congress).

    Bài báo đó viết, việc thay đổi tầng lớp lănh đạo trong ĐCSTQ tại đại hội lần thứ 18 không có ǵ kinh ngạc. Những kẻ thiếu cá tính nhưng có khả năng đè bẹp những người có tư tưởng cải cách trong bối cảnh chính trị Trung Quốc ngày nay, đă giành được ưu thế. Trương Đức Giang tốt nghiệp kinh tế tại Đại học Kim Nhật Thành Bắc Hàn được xếp thứ ba trong BTVBCT. Lưu Vân Sơn, kẻ bị phê phán đă có nhiều đường lối chủ trương hạn chế tự do tư tưởng trong điện ảnh, báo chí, xuất bản và tự do viết bài trên mạng Internet lại được xếp thứ 5, trên Vương Kỳ Sơn là người có tư tưởng cải cách.

    Giáo sư Willy Lam, giảng dạy chính trị tại Đại học Hương Cảng, nói: “Mặc dù Hồ Cẩm Đào thường xuyên nói về dân chủ ở trong đảng, nhưng không hề có đổi mới nào đáng kể. Điều đó chứng tỏ ĐCSTQ vẫn đi theo cấu trúc của chủ nghĩa Lenine, thật là đau buồn!”

    Các cửa sổ xung quanh nơi họp Đại hội lần thứ 18 là Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn vẫn treo những tấm rèm màu đỏ, khi khai mạc vẫn hát Quốc tế ca, khiến nhiều người nghĩ đến Liên Xô cũ.

    Ho Pin, chủ công ty xuất bản kiêm nhà phân tích chính trị, nhận xét: “Toàn cuộc hội nghị u sầu và căng thẳng hơn các hội nghị quốc hội khác. Không khí gần giống như một đám tang”.

    Theo tin của báo The Daily Telegraph, giáo sư Jean Pierre Cabestan cảnh báo, Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ “khá bảo thủ” không thể thúc đẩy những cải cách chính. Ông nói: “Điều cần thiết nhất nhưng lại bị cấm là cải cách chính trị không được đề cập đến. Hơn nữa, tôi cho rằng tầng lớp lănh đạo mới này không thể thống nhất hoặc có dũng khí thực hiện cải cách chính trị”. Ông Cabestan dự đoán tầng lớp lănh đạo mới này vẫn cố t́nh duy tŕ ách thống trị của ĐCSTQv trên 1 tỷ dân Tàu.

    FOX News Channel nhận định Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ vừa được cử ra đa số thuộc phe bảo thủ, họ gạt bỏ những người có tư tưởng cải cách, thân cận với Hồ Cẩm Đào. Điều đó chứng tỏ đảng này không bao giờ đi theo con đường dân chủ hóa, chỉ muốn duy tŕ ách thống trị độc tài.

    Giáo sư Yang Dali, giảng dạy khoa học chính trị tại Đại học Chicago, nhận định duy tŕ ách thống trị của ĐCSTQ và ổn định xă hội là nhiệm vụ chính của tầng lớp lănh đạo mới. Ông nói: “Họ không cần có một nhân vật như Gorbachev”. Bởi v́... con đường dân chủ hóa và cải cách chính trị Gorbachev đề ra cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, đă đào hố chôn Đảng Cộng Sản Liên Xô xuống tận vực sâu.

    Tạp chí TIME cũng nhấn mạnh, cái gọi là “bầu cử” ở Trung Cộng, thực sự là cuộc đấu đá tranh giành quyền lực và hiệp thương ngầm giữa 2 phe phái thuộc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Khi 7 người trong BTVBCT mặc những bộ Âu phục màu đen được là ủi thẳng tắp đi lên “vũ đài”, bước tới những nơi đă được đánh dấu bằng băng keo màu đen th́ dừng lại, chứng tỏ họ chỉ là những con rối! Kiểu cách thay đổi tầng lớp lănh đạo giữa cũ và mới như vậy, khiến người ngoài không hiểu “mô tê” ǵ. Những người này có quyền lực v́ đă dùng “đảng tính” lấn át “nhân tính”, che đậy bộ mặt thật xấu xa của ḿnh.

    The Wall Street Journal cũng loan tin, sợ giáp mặt với cải cách chính trị, tầng lớp lănh đạo Trung Cộng chỉ biết “kính nhi viễn chi” (đứng xa mà ngó). ĐCSTQ thay đổi tầng lớp lănh đạo lần này thuộc vào “thời kỳ quá độ”, không phải tiến hành một cách long trời lở đất. Những người có khuynh hướng cải cách như Lư Nguyên Triều, trưởng Ban tổ chức Trung ương đảng, và Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, không được đưa vào BTVBCT thật là đáng tiếc. Bộ Chính trị ĐCSTQ c̣n giữ nguyên 25 ủy viên, khiến cho những người hy vọng thực hiện dân chủ trong đảng ngày càng thất vọng. The Wall Street Journal c̣n nhận xét, khuôn mặt quen thuộc của 7 ủy viên trong BTVBCT chứng tỏ ĐCSTQ vẫn đi theo con đường cũ rích!

    Sydney Morning Herald, tờ báo hằng ngày ở Sydney, Úc Đại Lợi, loan tin, sau một năm có nhiều tin đồn xấu xa trong ĐCSTQ và nhiều phê phán mănh liệt ngoài dân chúng, ngày 14/11, Hồ Cẩm Đào đă trao quyền lực cho Tập Cận B́nh, đầu năm 2013, Ôn Gia Bảo sẽ trao quyền lực cho Lư Khắc Cường.

    Các nhà b́nh luận chính trị và những người đầu tư trên thế giới đều đang chú ư quan sát 2 nhà cải cách này sẽ đưa đất nước Trung Hoa đi về đâu? Họ c̣n đánh giá, việc hội nghị ĐCSTQ lần thứ 18 gạt bỏ Uông Dương và Lư Nguyên Triều ra khỏi Ban Thường vụ Bộ Chính trị chứng tỏ ĐCSTQ ngày càng giáp mặt với những nguy cơ và thách đố về chính trị và kinh tế.

    Phùng Tôn Nghĩa (Feng Chongyi) chuyên nghiên cứu chính trị tại Đại học Khoa học Sydney nhận xét: “Sự lănh đạo của Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường là cơ hội cuối cùng quá độ từ thời kỳ ĐCSTQ đến dân chủ hiến chế”. Sydney Morning Herald cho biết Phùng Tôn Nghĩa là nhà nghiên cứu chính trị và hoạt động xă hội, vốn là một đảng viên đă từ bỏ ĐCSTQ.

    Các nhà quan sát t́nh h́nh Trung Quốc và những người có xu hướng dân chủ đều nhận xét Tập Cận B́nh thật sự là một nhà cải cách hay chỉ là kết quả của cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ, c̣n phải chờ thời gian trả lời.

    Tờ báo hằng ngày Sydney Morning Herald c̣n kể rằng ở Bắc Kinh, chỉ c̣n Tập Cận B́nh chưa phát biểu hay bộc lộ rơ quan điểm chính trị của ḿnh. Trong những năm tháng trước đây, Tập Cận B́nh rất ít nói chuyện, bởi vậy, không sao hiểu được ư đồ của ông ta. Những lần họ Tập nói chuyện công khai, chỉ nói những điều kinh điển về đảng cộng sản. Thôi thúc đảng duy tŕ sự “trong sạch”.

    Tờ báo c̣n nhắc lại, nhà kinh tế học Mao Ư Thức từng nói: “Trung Quốc là quốc gia duy tŕ ách thống trị độc tài, nhưng tôi nghĩ nhóm lănh đạo mới sẽ không dùng những biện pháp mới để thay đổi nó. Bởi v́ làm được điều đó không phải là chuyện dễ dàng!”. Lư Đại Đồng, nguyên Chủ bút báo Thanh Niên Trung Quốc, người có đầu óc cải cách chính trị, từng chống lại sự điều tra của nhà nước nên bị đuổi việc, cũng nói: “ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ không c̣n được dân chúng tin cậy, đó là điều nguy hiểm nhất đối với họ. ĐCSTQ không c̣n được dân chúng tín nhiệm, nếu sau thời gian thống trị lâu dài gần 3/4 thế kỷ, nhóm lănh đạo 7 người mới được cử ra không nắm lấy thời cơ cải cách chính trị, sẽ không khác ǵ những năm cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc sẽ lâm vào cảnh đổ nát”.

    Vài lời tóm tắt

    Với một nhóm lănh đạo đa số theo xu hướng bảo thủ, không mấy người hy vọng sẽ có những thay đổi lớn ở Trung Quốc. Chính “Trùm Mafia Đỏ” Tập Cận B́nh đă nh́n nhận ĐCSTQ đang đối diện với nhiều “thách đố nghiêm trọng”: Nạn tham nhũng tràn lan, chênh lệch xă hội ngày càng sâu sắc khiến cho dân nghèo ngày càng bất măn tầng lớp “Quư tộc Đỏ”. Có thể đến một ngày nào đó, con đường hiện nay ĐCSTQ đang đi sẽ gặp phải những tảng đá khổng lồ ngăn chặn. Nếu tầng lớp lănh đạo mới của ĐCSTQ không biết sửa đổi, không tiến hành cải cách chính trị, nhất định chính trường Trung Quốc sẽ xuất hiện một “Gorbachev Trung Quốc” dẫn dắt trên 1 tỷ dân Tàu đào hố sâu chôn vùi ĐCSTQ như đàn anh là Đảng Cộng Sản Liên Xô từng bị dân Nga vùng lên quật ngă trong những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Đồng thời lôi cuốn theo một số Đảng Cộng Sản ở Đông Âu cũng bị dân chúng nước họ quật ngă!

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X: "Nguyễn Như Vân" muôn năm!

    Âu Dương Thệ

    - Chiều 22.11, chỉ một ngày trước khi bế mạc, Quốc hội đă “họp kín về t́nh h́nh Biển Đông”. Trong cuộc họp báo chiều 23.11 công bố kết quả ḱ họp thứ 4 khóa 13 Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại sao lại phải họp kín: “Việc Quốc hội họp kín về t́nh h́nh Biển Đông vào chiều hôm qua (22.11) là theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và điều này là b́nh thường”.[1] Trong khi Quốc hội, “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”[2], phải đóng cửa khép nép họp kín về vấn để chủ quyền rất quan trọng của đất nước, làm mất thể diện quốc gia th́ Bắc kinh càng ngày càng có những hành động công khai ngang ngược, trắng trợn, từ lấn chiếm các hải đảo VN nay c̣n t́m cách hợp thức hóa cuộc xâm lăng bằng cách cho in hộ chiếu mới có ghi đường lưỡi ḅ cùng với các quần đảo Hoàng sa-Trường sa coi như thuộc lănh thổ Trung quốc! Việc này, theo như một số Blog ở trong nước, thực ra Bắc kinh đă thực hiện từ 15.5. 2012, nhưng măi tới 22.11 khi thông tấn xă Reuters chất vấn, nhà cầm quyền CSVN mới lên tiếng phản đối![3]

    Đáng lưu ư nữa là, chỉ hai ngày sau khi Đại hội 18 ĐCS Trung quốc bế mạc (8-15.11.2012), Nguyễn Phú Trọng đă cử Ủy viên Trung ương và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng B́nh Quân làm “đặc phái viên của Tổng bí thư” sang chúc mừng Tập Cận B́nh vừa được bầu làm Tổng bí thư ĐCS Trung quốc và thân mời ông B́nh sớm sang thăm VN. Nhưng Tập Cận B́nh đă không tiếp “Đặc phái viên của Tổng bí thư” của Nguyễn Phú Trọng mà chỉ để người dưới gặp.[4] Thái độ coi thường Nguyễn Phú Trọng của Tập Cẩn B́nh khác hẳn thái độ trọng vọng lễ phép của Nguyễn Phú Trọng khi tiếp Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Trung quốc, “Đặc phái viên” của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào khi ấy cử sang chúc mừng ông Trọng vừa được bầu làm Tổng bí thư vào giữa tháng 1.2011.[5] Có lẽ v́ thế ông Trọng đă buồn bă không để tờ CS điện tử đưa tin này.

    Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” [6] trong ḱ họp thứ 4 Khóa 13 từ 22.10 tới 23.11 c̣n có hai việc làm rất được dư luận chú ư. Thứ nhất là ưu ái đến 2 lần để Nguyễn Tấn Dũng - từ Hội nghị trung ương 6 tới nay được Nguyễn Phú Trọng đặt tên một cách khinh bỉ là “một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị” và sau đó được Trương Tấn Sang gọi là “đồng chí X”-[7] ra trước 500 đại biểu “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn”[8], và ba tuần sau ông Dũng lại hùng dũng nói trước Quốc hội là tại sao không muốn từ chức Thủ tướng. Thứ hai, Quốc hội vừa ra đạo luật mới về pḥng chống tham nhũng, chấm dứt vai tṛ của ông Dũng làm Trưởng ban của Ban này và giao cho Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu Đảng và gần đây đă hai lầm khóc mếu công khai, v́ bất lực trước việc các đồng liêu càng ngày càng ăn bẩn, không những thế c̣n kéo cả vây cánh, gia đ́nh như những “bầy sâu” cùng tham gia đục khoét tài sản của dân rất trắng trợn. Nhiều quan sát viên nêu các câu hỏi: Từ Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng đang tính giở tṛ ǵ đây? Họ lại dùng Quốc hội làm tuồng phường chèo ǵ mới? C̣n ai tin họ nữa không?

    Hoan hô Đồng chí X!

    Suốt hai tuần bị phe Nguyễn Phú Trọng hành hạ tàn nhẫn đến mức như bị cởi truồng trước 200 ủy viên Trung ương đảng tại Hội nghị trung ương 6 (1-15.10), cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng phải nhận lỗi. Cho nên vào ngày cuối trong tư cách đứng đầu Bộ chính trị, Nguyễn Phú Trọng đă đ̣i Hội nghị trung ương 6 phải có quyết định kỉ luật nghiêm túc với Nguyễn Tấn Dũng: “Bộ Chính trị đă thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một h́nh thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị…” [9] Nhưng đa số rất lớn trong số 175 Ủy viên trung ương đă đứng về phe Nguyễn Tấn Dũng bác đ̣i hỏi của Nguyễn Phú Trọng:

    “Ban Chấp hành Trung ương đă thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.” [10]

    Điều này cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đă thua đau nên khi đọc diễn văn bế mạc đă khóc và Nguyễn Tấn Dũng đă thắng lớn ngay trong cơ quan cao nhất là Trung ương đảng. Đây không phải là chiến thắng đầu tiên của ông Dũng, mà hai năm trước khi Bộ chính trị và Trung ương đảng bàn về vụ làm ăn thua lỗ của Vinashin (2010) lên tới 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) Nguyễn Tấn Dũng cũng đă thắng, cuối cùng các bên đă coi sự thất thoát tài khoản khủng khiếp trên như tiền chùa và tự tha bổng cho nhau để giữ ghế chia phần trong Đại hội 11 (1.2011). Nhưng trong “Kết luận số 88/KL-TW ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Chính trị” về vụ Vinashin họ vẫn nói vuốt đuôi và xoa dịu dư luận “yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê b́nh, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và không để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự.” [11]

    Nhưng sau đó không biết ông Dũng “nghiêm túc tự phê b́nh, rút kinh nghiệm” như thế nào th́ không ai rơ, v́ ông c̣n trâng tráo đưa cả con gái và hai con trai vào các chức hái ra tiền hoặc chuẩn bị cho tương lai. Không những thế, từ đó đến nay có thêm nhiều tập đoàn và tổng công ti dưới quyền trực tiếp của Thủ tướng như Vinalines, Điện lực (EVN), Tập đoàn công nghiệp xây dựng (VNIC) và Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng đang thua lỗ cả trăm ngàn tỉ. [12]

    Các chính sách kinh tế tài chánh sai lầm, vung tay quá trán của Nguyễn Tấn Dũng suốt 6 năm vừa qua đă tạo gánh nợ công của VN lên tới 129 tỉ USD (2011), cao hơn cả GDP của VN năm 2011,[13] gây ra nạn lạm phát cao nhất trong khu vực và đang đưa kinh tế VN tới bờ vực thẳm. Tổ chức tin tức tài chánh kinh tế Bloomberg đă gọi chính sách kinh tế phiêu lưu của ông Dũng là “giấc mơ vỡ nát”.[14] Cùng với những thất bại trầm trọng trong kinh tế, Nguyễn Tấn Dũng c̣n hoàn toàn bất lực trong việc chống tham nhũng. Lănh vực mà ông trước đây hơn 6 năm khi nhận chức Thủ tướng và Trưởng ban Chỉ đạo trung ương pḥng chống tham nhũng đă dơng dạc tuyên bố, nếu không chống được tham nhũng th́ ông sẽ từ chức!

    Sau chiến thắng tại Hội nghị trung ương 6, ngày 22.10 ông Dũng lại lên giọng long trọng và tỏ ra biết điều ra trước Quốc hội ăn năn xin lỗi:

    “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lănh đạo, quản lư, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển h́nh là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai tṛ của kinh tế nhà nước.” [15]

    Nội dung và ngôn ngữ này Nguyễn Tấn Dũng cũng đă nói trong Báo cáo của Chính phủ ngày 24.11.2010 tại Ḱ hop thứ 8 của Quốc hội khóa 12 liên quan tới vụ Vinashin. [16] Nhưng đây là lần thứ 2 Nguyễn Tấn Dũng vẫn không chịu từ chức, vẫn chỉ xin lỗi xuông!

    Một việc phủi trách nhiệm trắng trợn và dễ dàng như trở bàn tay không thể nào có trong một xă hội dân chủ, pháp trị và văn minh thực sự. Trong các nước Dân chủ Đa nguyên, nếu người cầm đầu chính phủ để xẩy ra các vụ thất thoát tài sản công nghiêm trọng, hoặc để tham nhũng tràn lan th́ Quốc hội sẽ thành lập ngay các Ban điều tra độc lập và có quyền hành lớn. Thủ tướng và các bộ trưởng có trách nhiệm phải ra điều trần và các dân biểu chất vấn công khai. Cuối cùng nếu có những bằng chứng chính xác th́ người cầm đầu chính phủ và những bộ trưởng liên hệ sẽ nhận trách nhiệm chính trị là phải từ nhiệm hoặc bị cách chức. Nếu lạm dụng tài sản công để làm lợi riêng th́ có thể phải ra ṭa án xét xử như mọi công dân trước pháp luật. Chứ không chỉ nói xuông như Nguyễn Tấn Dũng là “nhận trách nhiệm chính trị lớn”, nhưng vẫn cố ôm ghế Thủ tướng mà không đủ can đảm và bản lĩnh thấy rằng, suốt trên 6 năm qua ông đă hoàn toàn không hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong tư cách người cầm đầu chính phủ!

    V́ chức vụ Thủ tướng có nhiệm vụ chính trị rất cao, cho nên người đảm nhiệm nó th́ cũng phải có trách nhiệm chính trị rất lớn, đó là qui luật công bằng trong sinh hoạt chính trị lành mạnh là, nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm chính trị phải song hành với nhau. Trong trường hợp của Nguyễn Tấn Dũng th́ nhiệm vụ chính trị ông nắm là 100, nhưng trách nhiệm chính trị lại là số 0!

    Nhiều nhân sĩ, trí thức và đảng viên c̣n biết quí tự trọng đă đưa ra đ̣i hỏi Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức sớm. Ngay cả đồng liêu của ông Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khuyên: “nhân dân đă giao nhiệm vụ th́ phải hoàn thành, c̣n thấy ḿnh không hoàn thành th́ rút lui” và “nếu chúng ta hèn nhát th́ làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”[17]

    Đă không chịu từ chức, nhưng cơ quan quyền lực cao nhất của nước, tức Quốc hội, ba tuần sau lại mời ông Dũng ra điều trần. Nhưng cho tới ngày chót hầu như vẫn chưa có đại biểu dám đưa các câu hỏi sẵn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 14.11 chỉ có vài đại biểu đặt câu hỏi, trong đó đáng kể nhất là Dương Trung Quốc, tuy là Giáo sư Sử học và rất hănh diện trong tư cách “không phải đảng viên” (ĐCS) làm đại biểu Quốc hội từ suốt ba nhiệm ḱ. Nhưng qua những hoạt động của ông người ta thấy, ông Quốc đă từng đóng các vai tṛ khi th́ “quân xanh” làm “đối lập” cuội, lúc th́ làm “quân đỏ” ủng hộ nhân vật này hay nhân vật kia. Chẳng hạn mới đây nhất, ngày 22.10 sau khi Nguyễn Tấn Dũng giả vờ xin lỗi và nhận trách nhiệm tại Quốc hội th́ ông Quốc khen lên khen xuống ông Dũng hết ḿnh là “thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an ḷng dân”! [18] Vài tuần sau trong buổi chất vấn của Quốc hội ông Quốc đă mớm câu hỏi với Nguyễn Tấn Dũng, “Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”! [19]

    Được lời như cởi tấm ḷng, nên Nguyễn Tấn Dũng đă trút bầu tâm sự trước Quốc hội là suốt 51 năm theo Đảng ông chỉ biết phục vụ Đảng mà thôi, cho nên không thấy có lí do phải từ chức:

    “Về ư kiến của ĐB là có nghĩ đến văn hóa từ chức không, tôi xin tŕnh bày ư kiến thế này.

    Đối với tôi, c̣n 3 ngày nữa tṛn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, chịu sự quản lư trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ ǵ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi.

    Là cán bộ, đảng viên, tôi đă nghiêm túc báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân ḿnh. Đảng, Ban chấp hành Trung ương đă hiểu rơ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi.

    Đảng lănh đạo trực tiếp tôi, hiểu rơ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lănh đạo Nhà nước và toàn xă hội. Đảng đă phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ th́ tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội.

    Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của Đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ ǵ mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đă làm trong suốt 51 năm qua.” [20]

    Khi tuyên bố như trên gương mặt ông Dũng không buồn, không hổ thẹn mà c̣n tỏ ra vênh váo hănh diện, hănh diện v́ đă đi theo Đảng và hănh diện v́ đă được Đảng giao phó hết trọng trách này tới trọng trách khác và cả Quốc hội trước sau vẫn tín nhiệm ông! Không những thế, ông c̣n công khai cho biết, những việc làm của ông từ trước tới nay, nhất là từ hơn 6 năm làm Thủ tướng, đều đă được Bộ chính trị và Trung ương đảng đồng ư và giao phó, nghĩa là ông đổ lỗi hoàn toàn là lỗi của tập thể, chứ cá nhân ông chẳng làm điều ǵ sai lầm![21]

    Nhưng mới ba tuần trước, ngày 22.10 cũng chính trước Quốc hội ông Dũng đă nh́n nhận, chính ông và chính phủ dưới quyền của ông đă có “những yếu kém, khuyết điểm” “trong lănh đạo, quản lư, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát” đặc biệt trong lănh vực kinh tế tài chánh, nên đă gây ra “nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai tṛ của kinh tế nhà nước.” Nhưng ngày 14.11 cũng trước Quốc hội này Nguyễn Tấn Dũng lại vỗ ngực là vẫn “hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội.”. Ông bảo rằng, mọi hành động của ông là do Đảng và v́ Đảng, ở đây cụ thể là Trung ương đảng và Bộ chính trị, ông chỉ là người thừa hành, sai đâu đánh đó. Lời biện bạch 51 năm theo Đảng của Nguyễn Tấn Dũng c̣n cho thấy rơ thái độ vào Đảng của ông là đă nhiều năm chỉ quen nịnh trên nẹt dưới, biết ngậm miệng nín hơi để chờ thời, đến khi leo được lên đỉnh danh vọng th́ thẳng tay ḅn rút và cố đấm ăn xôi!

    Như thế rơ ràng là ông Dũng đă đánh mất tính tự trọng! Một đức tính cao quí cần có ở một người lănh đạo. Tâm lí phủi trách nhiệm này là sản phẩm của chế độ độc tài. Nó cho phép những kẻ có quyền lực thường nhân danh Đảng ra các quyết định sai lầm, đàn áp nhân dân và khi những sai lầm không c̣n che dấu được nữa, bị phê b́nh th́ họ lại lấy Đảng làm lá chắn để trốn trách nhiệm!

    Những nguy hại của chế độ toàn trị đẻ ra và bao che những người cầm đầu vô trách nhiệm và mất tự trọng càng ngày bị nhân dân bất b́nh, thanh niên và trí thức phản đối, kể cả nhiều đảng viên tiến bộ đă công khai cảnh báo. Như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên trung ương và cựu Đại sứ tại Trung quốc, sau khi Nguyễn Tấn Dũng phủi trách nhiệm nên tướng Vĩnh đă kết án:

    “Nếu Thủ tướng có ḷng tự trọng như vừa qua ông lên lớp cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về ḷng tự trọng th́ ông nên từ chức.” [22]

    Cả Lê Hiếu Đằng, một sinh viên miền Nam trước 1975 đă từng tin theo Đảng, nhưng sau mấy chục năm đă sáng suốt tự nh́n ra những nguy hại của chế độ độc tài toàn trị trong mọi lănh vực đang gây ra cho đất nước, từ đàn áp thanh niên trí thức, quị lụy Bắc kinh, kinh tế kiệt quệ tới tham nhũng bất trị. Cho nên trong dịp Nguyễn Tấn Dũng không chịu từ chức trước những sai lầm nghiêm trọng, ông Đằng đă nói, đó là “văn hóa xấu hổ” đă mất trong những người có quyền lực. Ông cảnh giác đây chính “lỗi hệ thống”, tức là hệ thống của chế độ độc đảng toàn trị:

    “Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, th́ phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội”[23]

    Chuyện Nguyễn Tấn Dũng “nhận lỗi” nhưng không chịu từ chức lần thứ hai trước Quốc hội, rồi Quốc hội lại vẫn bỏ qua có thể so sánh với câu chuyện, một bị can đứng trước ṭa nhận tội đă làm và nh́n nhận hành động của ḿnh đă gây ra thiệt hại lớn cho nhiều người. Nhưng cuối cùng ṭa xử tha bổng cho bị can! Vậy phải gọi ṭa án ấy là cái ǵ? Trường hợp với Quốc hội của chế độ toàn trị th́ Quốc hội ấy của ai và để làm tṛ ǵ? Có phải Quốc hội đang làm tṛ múa rối theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng?

    Hoan hô đồng chí mếu!

    Trong khi người cầm đầu chính phủ ngang ngược phủi trách nhiệm và cố đấm ăn xôi với cái ghế Thủ tướng th́ người đứng đầu Đảng có dám nhận trách nhiệm tương xứng với quyền hành không? Suốt hai thập niên qua trên các cương vị quan trọng trong nhiều lănh vực khác nhau Nguyễn Phú Trọng đă chứng tỏ là người cực ḱ bảo thủ, giáo điều và lươn lẹo - từ cúi đầu thần phục Bắc kinh, chủ trương tiếp tục độc đảng theo Marx-Lenin đă phá sản, tới vẫn giữ các tập đoàn và tổng công ti nhà nước làm chủ đạo trong kinh tế. Không những thế, v́ nuôi tham vọng cao nên mặc dầu đă quá tuổi qui định trong Điều lệ Đảng nhưng ông Trọng đă không chịu rút lui và t́m mọi thủ đoạn để leo lên ghế Tổng bí thư tại ĐH 11. Từ đó Nguyễn Phú Trọng t́m mọi cách xoay xở để chặt chân tay và vây cánh những ai ông không ưa, nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Cụ thể nhất hiện nay là giành lại chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương pḥng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng.

    Nhưng giành lại chức trưởng ban này ông Trọng có thực tâm và đủ bản lĩnh chống tham nhũng, hay chỉ để củng cố quyền lực cho chính ḿnh và vây cánh? Ư định thực sự của Nguyễn Phú Trọng trong việc này đă được thể hiện rất rơ trong Đạo luật mới về pḥng chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua với gần 95% số phiếu và sẽ có hiệu lực từ 1.2.2013. Nghĩa là hầu như toàn bộ 500 đại biểu đă nhẩy múa theo lệnh của Tổng bí thư!

    Từ nhiều năm qua dư luận rộng răi trong toàn xă hội và cả một phần trong Đảng đ̣i hỏi phải có một cơ cấu chống tham nhũng độc lập và có thực quyền th́ mới ngăn chặn được bọn tham quan ḅn rút, xà xẻo tài sản của nhân dân. Ngay cả trong Ḱ họp thứ 4 của Quốc hội mới đây, nhân dịp thay đổi Trưởng ban pḥng chống tham nhũng, cũng có một số đại biểu đưa ra yêu cầu chính đáng này. Họ đă nh́n rơ nếu chỉ chuyển Ban này từ chính phủ sang Đảng th́ vẫn là “b́nh cũ rượu cũ” hay “hổ không răng” mà thôi. [24]

    V́ trước thời Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban này th́ Bộ chính trị cũng đă lănh đạo trực tiếp việc chống tham nhũng và kết quả thảm bại như thế nào th́ ai cũng biết, Nguyễn Phú Trọng lại càng biết hơn nữa. V́ một cao điểm trong việc Đảng phát động phong trào rầm rộ chống tham nhũng đă có từ Hội nghị trung ương 6/2 (25.1-5.2.1999) khóa 8, đề ra rèn luyện đạo đức cán bộ, bắt kê khai tài sản và qui định các điều đảng viên không được làm và mở cuộc chỉnh đảng kéo dài suốt hai năm (19.5.99 -19.5.2001).[25] Khi ấy ông Trọng đă là Ủy viên Bộ chính trị trực tiếp giúp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

    Nhưng lần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan cao nhất của Quốc hội, cuối cùng vẫn làm theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng, nghĩa là theo Luật chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua th́ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ cầm đầu Ban này. Tuy nhiên, vào ngày 23.11 khi cho biết Luật mới chống tham nhũng sẽ được áp dụng từ 1.2.2013 th́ Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện - người từng giữ chức Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao và cũng đă từng nói Ṭa án Nhân dân xử cách nào cũng được- đă lươn lẹo giải thích rất ngụy biện là, muốn thành lập một ban độc lập chống tham nhũng th́ “đ̣i hỏi phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn, nghiên cứu”!!! [26] Mấy chục năm nay Quốc hội đă ra hết Pháp lệnh này đến đạo luật khác về chống tham nhũng, nhưng trước sau tham nhũng càng như rươi, như chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă xác nhận. Họ biết thừa nguyên nhân v́ đâu và đă có thời gian cả mấy chục năm, nhưng nay lại nại cớ “phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn” và hứa sẽ “nghiên cứu”[27]. Đây là cách trí trá theo kiểu “đến Tết Maroc”!

    Theo luật mới này, “tổ chức, hoạt động của Ban sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong luật pḥng chống tham nhũng”.[28] Nghĩa là làm sống trở lại chủ trương “đóng cửa bảo nhau”, “xử lí nội bộ”, “tự phê b́nh nghiêm túc và rút kinh nghiệm”, của thời ḱ trước mà chính Nguyễn Phú Trọng đă từng tham gia tích cực từ Nghị quyết Trung ương 6/2 (1999) thời Lê Khả Phiêu. Từ mô h́nh Thủ tướng đứng đầu Ban này, tức là vừa đá bóng vừa thổi c̣i, nay chuyển sang Tổng bí thư đứng đầu Ban này th́ vẫn như vừa thổi c̣i vừa đá bóng, chỉ xếp thứ tự ngược lại mà thôi, c̣n th́ cách làm làm vẫn theo kiểu “Nguyễn Như Vân”!!!

    Luật mới từ chối đ̣i hỏi của dư luận là đảng viên phải công khai kê khai tài sản tại nơi cư trú và vẫn giữ lại việc chỉ phải khai tài sản tại nơi làm việc. Nhưng cách này đă có trên 13 năm từ Hội nghị trung ương 6/2 và đă chứng tỏ hoàn toàn vô hiệu, v́ các quan lớn chỉ khai tài sản tại nơi làm việc th́ ai dám kiểm soát tính chính xác, thực hư; không những thế bố bảo nhân viên cấp dưới nào dám vào đọc hồ sơ về tài sản của xếp ḿnh, đừng nói chi đến tố cáo! Thế nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cũng viện lí “đây là vấn đề mới” nên “cần có bước đi thận trọng” để từ chối rồi hứa “nghiên cứu kĩ”[29], nghĩa là vẫn theo sách lược gian dối chờ tới “Tết Maroc”! Cho nên Nguyễn Văn Hiện vẫn giải thích theo lối lươn lẹo:

    “Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do thời gian chuẩn bị dự án luật ngắn, Chính phủ chưa tiến hành tổng kết đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thi hành luật trong 6 năm qua; dự án luật lại chỉ được thông qua tại một kỳ họp nên nếu sửa đổi toàn diện tại một kỳ họp sẽ không bảo đảm chất lượng. Do đó, ban soạn thảo nhất trí chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều thực sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và để thể chế hóa kịp thời nghị quyết của Hội nghị TƯ.” [30]

    Nguyễn Phú Trọng đă nhiều lần xác nhận, vấn đề chống tham nhũng cực ḱ quan trọng và khẩn cấp và ông cũng có thừa thời gian để chuẩn bị một đạo luật mới có thực quyền và khả thi nếu thực sự muốn. Nhưng cuối cùng ông Trọng đă làm ăn rất cẩu thả, lấy lệ, làm cho xong. Bởi v́ giữa các phe đang tranh giành quyền lực tới mức một mất một c̣n. Chung quanh việc chuẩn bị và thông qua Luật pḥng chống tham nhũng vừa được Quốc hội ban hành đă cho thấy, Nguyễn Phú Trọng không chỉ bất lực như trong Hội nghị trung ương 6 vừa qua mà c̣n bộc lộ thái độ vô trách nhiệm trong cách giải quyết vấn nạn tham nhũng!

    ***

    Qui luật trong chính trị đă chứng minh rằng, ở đâu càng độc tài th́ ở đó đàn áp càng tàn bạo, tham nhũng càng bất trị và những kẻ có quyền càng trở nên bất lương, nguội lạnh trước sự đày đọa và cực khổ của nhân dân! Họ lạm dụng quyền để nói có thành không, không thành có, ngụy biện, tùy tiện. Đây chính là thái độ và hành động của nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở VN đang gieo rắc cho dân tộc!

    Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng – hai người có quyền lực mạnh nhất trong chế độ toàn trị nhưng đang ḱnh chống nhau rất mănh liệt – v́ những lợi ích riêng đang dùng quyền lực để hách lối và lươn lẹo, biến Quốc hội thành nơi diễn tuồng để họ làm phường chèo! Cấm Quốc hội không được công khai bàn về t́nh h́nh biển Đông đang rất căng thẳng v́ Bắc kinh đang trắng trợn lấn lướt. Điều này làm ô nhục danh dự dân tộc. Hiện nay họ c̣n đang khua triêng đánh trống cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng theo mánh lới quen thuộc đầu voi đuôi chuột, treo đâu dê bán thịt thối (chứ không phải thịt chó)! V́ trước sau Điều 4 của Hiến pháp 1992 sẽ không được phép đụng chạm tới. Nó cho phép ĐCS tiếp tục độc tài toàn trị! Nhưng cũng chính Điều 4 này đang là hỏn đá tảng khổng lồ chặn đường đi của dân tộc ta!

    Cả hai nhà độc tài và tham quyền Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đă cố t́nh lẫn lộn hoạt động sân khấu với hoạt động chính trị. Trong khi các màn sân khấu chỉ cốt cho thính giả vui, giải trí. C̣n hoạt động chính trị liên quan tới số phận của cả nước gần 90 triệu dân, từ cơm áo, việc làm, giáo dục, y tế tới phẩm giá nhân cách và chủ quyền độc lập.

    Trong một chế độ mà Thủ tướng đă đánh mất tự trọng đến mức không biết là những hành động và lời nói đang tự nhổ vào mặt ḿnh. Một Tổng bí thư và cả Bộ chính trị đă vô quyền và bất lực không đuổi được Thủ tướng tham nhũng và gây ra những sai lầm nghiêm trọng trong suốt hơn 6 năm… Một Tổng bí thư cố giành giựt chức Trưởng ban chống tham nhũng, nhưng lại đẻ ra luật mới chống tham nhũng đầu voi đuôi chuột!

    Một chế độ với những người cầm đầu như vậy có c̣n xứng đáng để tiếp tục tồn tại nữa không? Có đáng để bảo vệ nữa không? Câu hỏi cấp bách và quan trọng này đang ngày càng được nhân dân, đi đầu là thanh niên, trí thức, các văn nghệ sĩ có tâm huyết, đă trả lời dứt khoát là KHÔNG! Nay c̣n có cả nhiều đảng viên tiến bộ, biết quí ḷng tự trọng cũng đă lên tiếng thẳng thắn là, phải chấm dứt ngay thể chế tồi tệ này càng sớm càng tốt!

    28.11.2012

    Âu Dương Thệ

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hộ chiếu có bản đồ: hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2012-11-30

    Trung Quốc vừa mới tiến thêm một bước đáng ngại nữa trong tham vọng bành trướng bá quyền Đại Hán qua việc cho in h́nh bản đồ “lưỡi ḅ” vào hộ chiếu cấp cho hàng chục triệu công dân Trung Quốc.

    AFP

    Nhà lập pháp Walden Bello của Philippines xịt sơn lên h́nh hộ chiếu mới có in h́nh vùng lưỡi ḅ của TQ


    Dấu hiệu đó chứng tỏ Bắc Kinh bằng mọi giá, mọi cách hay nói cách khác không từ thủ đoạn nào nhằm tạo điều kiện cho tham vọng “lưỡi ḅ” ấy “liếm” gần trọn biển Đông, dù bị hầu như toàn thế giới chứ không riêng những nước có tranh chấp chủ quyền lănh hải với Hoa Lục phản đối.

    Phản ứng của Việt Nam chưa đủ hiệu quả

    Giữa lúc nhiều nước, từ Philippines, Đài Loan tới cả Ấn Độ phản đối “hộ chiếu lưỡi ḅ”, th́ tại cuộc họp báo chính phủ hôm 29 tháng 11 vừa rồi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam lưu ư tới chuyện phương Bắc vẽ thêm “đường lưỡi ḅ phi pháp” không được quốc tế công nhận, và phía Việt Nam không đóng dấu lên “hộ chiếu lưỡi ḅ” mà chỉ cấp thị thực trên “tờ giấy rời” cho du khách Trung Quốc mang hộ chiếu này. Việt Nam cũng đă phát đi công hàm phản đối, trong khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hành động ấy vi phạm chủ quyền lănh hải Việt Nam, đồng thời lại khẳng định về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông.

    Nhưng, theo GS Nguyễn Thế Hùng thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng, th́ phản ứng như vậy của Việt Nam là chưa thích hợp.

    Tôi thấy vấn đề phản đối là chưa đủ mà cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, thí dụ như, phải cho dân chúng biểu t́nh bất bạo động để người ta bày tỏ thái độ đối với chuyện in bản đồ “lưỡi ḅ” lên hộ chiếu của Trung Quốc

    GS Nguyễn Thế Hùng

    Tôi thấy vấn đề phản đối là chưa đủ mà cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, thí dụ như, phải cho dân chúng biểu t́nh bất bạo động để người ta bày tỏ thái độ đối với chuyện in bản đồ “lưỡi ḅ” lên hộ chiếu của Trung Quốc một cách phi pháp như thế. Trong khi vấn đề (biển Đông) mà quốc tế chưa ngă ngũ là bên nào th́
    Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.
    Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.AFP
    tự nhiên Trung Quốc lại in cái “lưỡi ḅ” với đường chấm, chấm đỏ cũng như là nó thuộc về Trung Quốc th́ thật là phi lư. Nó không có tí ǵ dựa trên cơ sở pháp lư nào hết.

    Từ Đà Lạt, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh có nhận xét như sau:

    Về vấn đề hộ chiếu có đường lưỡi ḅ của Trung Quốc, phản ứng của nhà cầm quyền như vậy cũng chưa đủ hiệu quả. V́ việc giới hữu trách không đóng dấu vào hộ chiếu, nhưng lại cấp tờ rời gần như visa tạm thời, theo tôi nghĩ, nó chỉ giải quyết được chuyện trước mắt thôi, chưa có hiệu quả. Tôi nghĩ nhà nước phải có biện pháp cứng rắn hơn nữa. Ví dụ như ḿnh tuyên bố là trong thời hạn bao lâu đó sẽ không công nhận hộ chiếu “lưỡi ḅ” ấy, và buộc những người Trung Quốc muốn sang Việt Nam phải đổi hộ chiếu khác. Đó là tôi chỉ thí dụ về một biện pháp thôi.

    Vẫn theo học giả Mai Thái Lĩnh th́ phía Trung Quốc lâu nay luôn làm những việc coi như sự đă rồi, tức họ lấn từng bước, một cách có hệ thống, mà Việt Nam lại đối phó theo kiểu tạm thời, không có biện pháp nhanh chóng, hiệu quả, khiến phía Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục những thủ đoạn khác nữa.

    Học giả Mai Thái Lĩnh viện dẫn những hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc từ trước tới nay, thí dụ trong thời gian gần đây, cho thành lập TP Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa

    Nhà nghiên cứu này viện dẫn những hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc từ trước tới nay, thí dụ trong thời gian gần đây, cho thành lập TP Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa để quản lư gần trọn biển Đông, xúc tiến xây dựng hạ tầng cơ sở trên đó, thành lập một bộ chỉ huy lực lượng đồn trú ở Tam Sa, tiếp tục tung tàu bè uy hiếp biển đảo, ngư dân của Việt Nam cùng các nước láng giềng.v.v…, tức Bắc Kinh, theo học giả Mai Thái Lĩnh, tiến hành từng bước để biến sự việc thành “t́nh trạng đă rồi” trong khi phía “Việt Nam lại không có những biện pháp ứng phó hiệu quả”.

    Chấn hưng dân khí là việc cần làm

    Trước nguy cơ đó, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là giới cầm quyền Việt Nam cư xử với người dân Việt yêu nước chống lại thảm hoạ ngoại xâm ấy ra sao ? GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:

    Tôi thấy có những chuyện thuộc về chủ quyền của đất nước, dân tộc, nên người dân Việt Nam bày tỏ thái độ yêu nước bất bạo động, th́ đối với một nhà nuớc chính danh, điều đó phải được trân trọng, ủng hộ. Trước kia, hồi thời Việt Nam c̣n là thuộc địa của Pháp, cụ Phan Chu Trinh cũng chủ trương muốn cứu nước th́ phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Bây giờ, một đất nước mà không chấn hưng dân khí th́ khi đất nước có hoạ ngoại xâm, ai là người bảo vệ tổ quốc ? Có phải những người lănh đạo tự đứng ra đánh ngoại xâm không ?

    Hay là họ phải dựa vào sức mạnh của toàn dân ? Cho nên vấn đề chấn hưng dân khí là một việc rất quan trọng. Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu t́nh bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy th́ ḷng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn. Đó là điều nhà nước không nên làm.

    Cho nên vấn đề chấn hưng dân khí là một việc rất quan trọng. Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu t́nh bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt

    GS Nguyễn Thế Hùng

    Theo học giả Mai Thái Lĩnh th́ người dân trong nước có ư muốn đấu tranh cho quê hương bây giờ cũng không biết cách ǵ để thể hiện chuyện phản đối những chính sách đối với Trung Quốc. Họ không được phép biểu t́nh, hội họp cũng không được…Cùng lắm th́ một số trí thức kư kiến nghị mà thôi. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh nhận thấy cách làm của nhà nước như thế khiến ngày càng có nhiều người nghi ngờ, không biết đảng và nhà nước Việt Nam này có thực tâm muốn bảo vệ chủ quyền dân tộc, muốn đấu tranh chống lại hành động của Bắc Kinh hay không. Nhất là gần đây, rất nhiều người yêu nước lại bị nhà cầm quyền bắt bớ, xử án rất nặng – hành động mà ông Mai Thái Lĩnh cho là “cực kỳ vô lư”, như ông phân tích sau đây:

    Hiện nay, chúng tôi thấy người dân trong nước, nh́n chung, họ rất bất măn hành động về phía Trung Quốc. Nhưng về phía chính quyền trong nước, chúng tôi nhận thấy có những cách ứng phó nhiều khi mang tính chất nước đôi. Thí dụ như Việt Nam có hành động th́ phản đối – mà phản đối cũng không hiệu quả bao nhiêu, nhưng mặt khác lại có những hành động tiếp tục hợp tác giữa 2 bên, làm cho người dân bây giờ hết sức hoang mang. Họ nghĩ rằng không biết nhà nước này có thực sự ra sức bảo vệ chủ quyền của dân tộc hay không !

    Rồi học giả Mai Thái Lĩnh đi t́m nguyên nhân, nhận thấy vấn đề có thể bắt nguồn từ thời kỳ đầu thập niên 90, khi đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu hoà hoăn với Trung Quốc, rồi gặp nhau tại hội nghị Thành Đô. Hai bên thoả thuận như thế nào đó mà cho đến nay, người ta thấy đường lối đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc rất là không rơ ràng.

    Giữa lúc những người yêu nước t́m cách biểu t́nh, hay có biểu lộ ḷng ái quốc dưới h́nh thức nào đó, th́ họ bị đánh đập, bắt bớ, tù đày…Trong khi rất nhiều cơ quan, ban ngành lại tiếp tục hợp tác “nồng thắm” với phía phương Bắc. Rồi khi Bắc Kinh có hành động ngang ngược th́ Việt Nam phản đối “một cách chiếu lệ” . Đường lối đối ngoại đó của Việt Nam, theo học giả Mai Thái Lĩnh, “rất là không rơ ràng; thậm chí có người coi đó là một sự đầu hàng Trung Quốc”.

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thuyết đấu trí
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2012-12-05

    Trong một chương tŕnh chuyên đề cách đây hai tuần, chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đă tŕnh bày các xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc.


    Nhà toán học Thomas C. Schelling nói chuyện với sinh viên tại trường Đại học Maryland sau khi ông được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho việc sử dụng lư thuyết đấu trí để giải quyết xung đột hôm 10 Tháng 10 năm 2005.

    Nội dung của tiết mục này được nhiều thính giả chú ư, và câu hỏi được nêu ra là các nước có thể làm ǵ để ứng phó với động thái của lănh đạo xứ này?

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Hôm 21 Tháng 11 vừa qua, ông có phân tích các thủ thuật đàm phán ngoại giao và thương thuyết kinh tế của lănh đạo Trung Quốc với nhiều nhận xét gây chú ư về nỗi khó khăn của các nước trong tiến tŕnh hợp tác với Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh đó, thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết các nước đối tác có thể làm ǵ khi thương thuyết với Trung Quốc hầu bảo vệ được quyền lợi của họ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Để t́m hiểu câu trả lời, tôi xin tự giới hạn trong phạm vi thương thuyết về kinh tế hay kinh doanh hơn là về ngoại giao. Nhưng cũng xin nhấn mạnh từ đầu, rằng mọi việc thương thuyết dù là ngoại giao hay kinh tế, đều bị chi phối bởi chính trị, là yếu tố mà ta không thể xao lăng. Khi nói đến chính trị, ta không quên rằng kinh tế chính là chính trị, và trước Marx trăm năm, có lẽ cha đẻ của môn kinh tế học là Adam Smith đă sớm nói đến "kinh tế chính trị học". Cho nên khi đàm phán về kinh tế hay kinh doanh, về các hồ sơ người ta gọi là "vĩ mô" hay "vi mô", chúng ta không thể bỏ qua yếu tố chính trị.

    Sở dĩ như vậy, và đây là chuyện đáng lưu ư nữa, các nước nói chung đều tham gia hợp tác và đàm phán cho việc hợp tác trong môi trường lư tưởng là có pháp quyền, với tinh thần minh bạch tôn trọng các luật lệ và cam kết. Sự thể thực tế thường không được như vậy và càng không hề có với Trung Quốc. Một thí dụ cụ thể là chủ trương của Bắc Kinh trong các hợp đồng khai thác và mua bán một sản phẩm tối cần thiết cho công nghiệp là đất hiếm, khi họ sẵn sàng bội tín để ấn định hạn ngạch xuất khẩu hoặc thay đổi giá biểu đă cam kết trước đó. Khi các nước phải t́m ra nguồn cung cấp khác về đất hiếm th́ Bắc Kinh liền đổi giọng. Chính là sự yếu kém của các nước cũng tạo ra sức mạnh thương thuyết của Trung Quốc.

    Vũ Hoàng: Ông nói như vậy th́ ai cũng ngại, nhất là ở tại Việt Nam v́ là một nước láng giềng nghèo và yếu hơn, đang bị Trung Quốc uy hiếp về nhiều mặt, lại do một đảng Cộng sản lănh đạo mà đảng này lại coi lănh đạo Bắc Kinh như một đồng chí về ư thức hệ.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng thế, nhưng cũng chính v́ vậy mà ḿnh càng phải nói ra để thấy được đâu là nguyên nhân và đâu là hậu quả khi phân tích nghệ thuật đàm phán hay đấu trí với Trung Quốc.

    Vũ Hoàng: Ông nói đến "đấu trí" v́ nghĩ rằng việc đàm phán chính là đấu trí?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, câu trả lời của tôi gồm có hai phần, truyền thống và hiện đại.

    Thứ nhất là về truyền thống th́ người Việt đă có hơn hai ngàn năm đấu trí để tồn tại và c̣n giành lại độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc. Kinh nghiệm tích lũy đó đă trở thành một phần hồn của dân tộc và là một kho kiến thức của tập thể mà ḿnh nên nhắc lại và giáo dục cho các thế hệ. Phải nói rằng ít có dân tộc nào lại có nhiều kinh nghiệm ứng xử trong một chiều dày văn hóa và lịch sử như vậy. Cho nên những ǵ đang xảy ra từ mấy chục năm nay, từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam được thành h́nh trong lănh thổ của Trung Quốc, chỉ là một giai đoạn ngắn mà thôi.

    Thứ hai và về chuyện hiện đại th́ tôi muốn nhân dịp này nhắc đến giải Nobel Kinh tế năm 1994 của ba học giả được giải thưởng v́ lập ra một học thuyết về cách đấu trí. Người ta hay gọi đó là "thuyết tṛ chơi" do phiên dịch chữ "game theory" mà tôi xin phép dịch khác đi thành "thuyết đấu trí". Nếu áp dụng thuyết này th́ ta có thể nh́n ra cách đàm phán thắng lợi với Trung Quốc.
    Thuyết đấu trí là ǵ?


    Vũ Hoàng: Quả là ông hay có lối dẫn nhập hấp dẫn! Ông nói rằng có một thuyết đấu trí đă được giải Nobel về kinh tế trong khi đa số chúng ta thường chỉ nghĩ đến thuyết tṛ chơi trong phạm vi toán học thôi. Rồi ông c̣n cho rằng ta có thể áp dụng thuyết này khi đàm phán với Bắc Kinh. Đầu tiên, xin ông tŕnh bày khái quát và thật dễ hiểu nội dung của cái thuyết đấu trí này.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, để các thính giả trẻ tuổi hay những ai quan tâm có thể t́m lên ngọn nguồn, xin nói rằng ba học giả đă lănh giải Nobel Kinh tế 1994 là nhà toán học John Nash, và hai kinh tế gia là John Harsanyi người Mỹ gốc Hung-Áo và Reinhard Selten người Đức gốc Do Thái. Thuyết đấu trí của họ về sau được gọi là "Mô h́nh Nash/Harsanyi" v́ ông Nash viết ra khi c̣n là sinh viên toán và ông Harsanyi giải thích cho tinh vi hơn về mặt tâm lư và kinh tế.

    Về nội dung th́ tôi xin được tóm lược với ví dụ minh diễn như sau. Thứ nhất, cuộc đấu trí hoặc đàm phán có nhiều đối tác chứ không chỉ có hai người, thí dụ như Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ, tức là có 14 nước. Trong tập thể ấy, hăy tưởng tượng đến giải pháp thương thuyết của từng cặp hai nước, ví dụ như Mỹ với Việt Nam, Miên với Lào, Nhật với Trung Quốc, căn cứ trên quan hệ song phương của họ. Bước thứ ba là nghĩ đến thế liên kết đa phương để từng nước tranh thủ hay đấu tranh với nhau, ví dụ như giữa ba nước dân chủ theo kinh tế thị trường là Mỹ, Nhật, Hàn, hoặc giữa ba nước Đông Dương Việt, Miên, Lào bên cạnh Trung Quốc. Từ đó th́ từng nước hay từng đối tác đă có nhiều chiến lược khác nhau trong tinh thần biến hoá là liên kết hay đối lập với nhau, kể cả chiến lược hăm dọa có thể sử dụng, thí dụ như những thiệt hại khả dĩ xảy ra nếu không đạt nổi đồng thuận.

    Vũ Hoàng: Như ông vừa tŕnh bày th́ không chỉ có hai xứ, ví dụ như Việt Nam và Trung Quốc, đang đàm phán với nhau mà ngay trong cuộc đàm phán này c̣n có nhiều nước khác cũng liên hệ và có thể làm thay đổi chiến lược của từng nước. Tức là ta phải nghĩ rộng ra ngoài và vận dụng được các nước khác làm lợi thế thương thuyết của ḿnh v́ mở ra nhiều chiến lược khác. Nhưng ông cũng nói đến cả chiến lược hăm dọa, ví dụ như nêu ra những thiệt hại nếu không có thoả thuận và việc đàm phán tan vỡ. Đấy là chuyện ǵ vậy, thưa ông?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ trở lại cái điểm hăm dọa ấy v́ đấy là nội dung chủ yếu của tṛ đấu trí này. Tôi xin tŕnh bày tiếp là sau khi tính ra những chiến lược khác nhau mà từng nước có thể áp dụng khi đàm phán th́ ḿnh vẫn trở lại chuyện thế và lực. Tức là từng nước phải nghĩ đến các phương tiện kinh tế hay quân sự mà họ có thể huy động được từ bên trong, hoặc vận dụng từ các nước liên kết khác ở ṿng ngoài. Thí dụ như trong vụ Hoàng Sa Trường Sa hay việc đầu tư khai thác năng lượng ngoài thềm lục địa của Việt Nam, người ta không chỉ có Hải quân Việt Nam đối diện với Hải quân Trung Quốc có bộ chỉ huy ở huyện Tam Sa mà c̣n có hải quân của các nước khác, hoặc không chỉ có tập đoàn dầu khí CNOOC của Bắc Kinh với các tổ hợp dầu hỏa Mỹ mà c̣n có nhiều quyền lợi kinh tế khác của ASEAN, Ấn Độ, Nhật, Nga, v.v...

    Bước thứ sáu là trong lối tính toán về huy động và vận dụng ấy, ḿnh phải nghĩ đến quyền lợi có thể chia cho nước khác căn cứ trên sự đóng góp của họ, chứ thế gian không có chuyện hợp tác hay yểm trợ miễn phí. Sau cùng và quan trọng nhất trên một trận thế có rất nhiều giải pháp và chiến lược khả dụng, từng nước phải châm thêm yếu tố rủi ro, hoặc khả năng chịu đựng rủi ro, trong cách tính toán về quyền lợi của ḿnh. Nếu chỉ nghĩ đến giải pháp ta cho là thuận lợi nhất mà không lư đến rủi ro hay thiệt hại th́ ḿnh bị nhược điểm duy ư chí trong cuộc đấu trí. Tôi biết là sự t́nh này rất phức tạp và khi vào cuộc thương thuyết th́ phải vẽ ra một trận đồ bát quái.

    Trong truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa mà nhiều người Việt ḿnh đă gần như thuộc ḷng có đoạn mô tả Gia Cát Khổng Minh giả bệnh mà không lâm triều khiến Hậu chúa Lưu Thiện rất lo sợ v́ có sáu đạo quân đang hăm he tấn công Tây Thục. Qua cách thêu dệt của tác giả, ta thấy ra Khổng Minh đă vẽ trong đầu cả một cuộc cờ để đẩy lui sáu đạo quân này. Chuyện hiện đại là ngày nay người ta c̣n cố gắng định lượng từng yếu tố để cân nhắc rủi ro so sánh với lợi ích của cả trận đồ hầu giảm thiểu được sự chủ quan và nhất là đánh giá đúng sự hăm dọa về thiệt hại.
    Nghịch lư của thuyết đấu trí


    Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm th́ trong cuộc đấu trí này, người ta cần nghĩ đến nhiều tác nhân chứ không chỉ có hai nước trong cuộc và cái lợi luôn luôn đi cùng cái hại, và yếu tố ông gọi là rủi ro ấy có giữ một vai tṛ quyết định. Thưa ông có phải như vậy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là đúng thế và mô h́nh đấu trí Nash/Harsanyi nêu ra một nghịch lư đáng chú ư. Đó là người ta thường lầm tưởng rằng trong cuộc đàm phán như vậy, đôi bên đều biết tiến và lùi để sau cùng nhường nhau một phần quyền lợi hầu đạt được một tỷ lệ chia chác hay nhượng bộ quân b́nh là 50-50, tức là đôi bên cùng có lợi, c̣n hơn là chẳng được ǵ, tức là mất cả. Nghịch lư ở đây là trong mọi cuộc đấu trí, duy nhất có một kết quả chung cuộc là tỷ lệ 65-35, tức là một phe lại được nhiều hơn. Ông Harsanyi giải thích nghịch lư mà nhà toán học John Nash t́m ra, đó là v́ một phe có khả năng chịu đựng rủi ro thấp hơn và v́ sợ mà nhượng bộ nhiều hơn. Chúng ta trở lại khả năng hăm dọa và xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc.

    Vũ Hoàng: Bây giờ th́ có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra cái điểm mà ông nhấn mạnh, đó là sự sợ hăi của các nước, như sợ lỗ, sợ khổ, sợ chiến tranh, mới giúp Bắc Kinh đạt lợi thế. Và xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc như ông tŕnh bày kỳ trước là liên tục gây sức ép về đủ loại vấn đề làm đối phương rối trí và mệt mỏi nên không thẩm định được sự rủi ro cho chính xác.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa nôm na là họ biết tháu cáy và dọa già nên có cái thế lớn hơn cái lực, trong khi ấy, ở bên trong họ lại rối trí v́ rất nhiều vấn đề nội bộ. Thực chất của vấn đề là Trung Quốc có nền kinh doanh ăn cắp, nền kinh tế ăn cướp và chính sách đối ngoại bá quyền bao trùm lên sự ung thối trong nội tạng mà vẫn cứ làm ra vẻ văn minh hiếu ḥa trong đàm phán. Nếu các nước nh́n ra bản chất ấy và không nhượng bộ mà cũng chẳng hăi sợ th́ chính lănh đạo Bắc Kinh sẽ lùi v́ họ biết ra và rất khéo vận dụng quy luật "mềm nắn rắn buông".

    Nghịch lư ở đây là trong mọi cuộc đấu trí, duy nhất có một kết quả chung cuộc là tỷ lệ 65-35, tức là một phe lại được nhiều hơn.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Trở lại chuyện Việt Nam, ta thấy lănh đạo xứ này có mức chịu đựng rủi ro thấp hơn v́ sợ bị mất quyền và sẵn sàng nhượng bộ để t́m lợi riêng. Đây không phải là một sự phê phán vơ đoán mà là thực tế khi lănh đạo Việt Nam ngăn cản và cầm tù những ai biểu t́nh kết án Trung Quốc. Đáng lẽ phản ứng đó của người dân tạo thêm lợi thế quốc gia và quốc tế cho Việt Nam khi cần đàm phán v́ phơi bày bản chất của Trung Quốc và dễ huy động công luận thế giới. Lư do là Trung Quốc có nhược điểm là cái danh, là nỗi sợ hăi bị mất thể diện. Và căn bản nhất, kinh tế xứ này rất cần thế giới chứ không thể bế môn tỏa cảng hay tự tung tự tác ở bên trong. Vi thời lượng có hạn, chúng ta sẽ c̣n nhiều cơ hội khác để đi vào từng chuyện cụ thể.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông


    06.12.2012
    Trung Quốc ngày 6/12 yêu cầu Việt Nam ngưng ngay hành động thăm ḍ khai thác dầu khí đơn phương ở các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và chấm dứt sách nhiễu tàu cá Trung Quốc.

    Phản hồi sau khi Việt Nam phản đối tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn dầu khí PetroVietnam hôm 30/11 trong khu vực do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông (ngoài khơi đảo Cồn Cỏ), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo phía Việt Nam đă đuổi các tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển gần tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 6/12, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói Việt Nam đă có những tuyên bố không đúng với thực tế về vụ va chạm tại khu vực gần Vịnh Bắc Bộ, cách đường phân tuyến Việt-Trung 20 hải lư.

    Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh các tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt thường lệ trong khu vực mà Việt-Trung đang thương lượng tranh chấp th́ bị các tàu quân sự của Việt Nam vô cớ đuổi đi.

    Vẫn theo lời ông Hồng Lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng ngay các hoạt động đơn phương thăm ḍ dầu khí tại các vùng biển này và chấm dứt cản trở hoạt động thông thường của các tàu cá Trung Quốc, để tạo môi trường hữu nghị cho các cuộc thương lượng song phương về tranh chấp Biển Đông.

    Tàu B́nh Minh 02 của PetroVietnam.
    ​​Hôm 4/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tàu cá Trung Quốc 'cố t́nh cản trở và gây đứt cáp tàu B́nh Minh 02’ trong lúc con tàu đang tiến hành thăm ḍ địa chấn b́nh thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, ‘bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đă phát tín hiệu cảnh báo'.

    Người phát ngôn Lương Thanh Nghị của Bộ tuyên bố Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và phải dừng ngay, không để các hành động sai trái tương tự tái diễn.

    Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng cảnh cáo Ấn Độ chớ nên có ư định đơn phương nào ḥng khai thác dầu khí tại Biển Đông có tranh chấp. Bắc Kinh một lần nữa phản đối các nước bên ngoài khu vực nhúng tay vào vùng tranh chấp, để các nước liên quan giải quyết qua các cuộc thương lượng song phương.

    Phản ứng này được đưa ra sau khi Ấn Độ tuyên bố đă sẵn sàng điều động tàu hải quân đến Biển Đông để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn tại đây.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên tại Biển Đông. Đầu tuần này, Bắc Kinh loan báo đề ra mục tiêu tới năm 2015 sẽ sản xuất 15 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm từ vùng biển này.

    Cuối tháng 6 vừa qua, công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc mời các công ty nước ngoài cùng hợp tác phát triển 9 lô dầu khí ở phía Tây Biển Đông, một hành động bị Việt Nam cho là bất hợp pháp và không có giá trị.

    Hà Nội nói khu vực Bắc Kinh mời thầu quốc tế "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982" và “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".

    Ngoài ra, mới đây Trung Quốc c̣n tuyên bố bắt đầu từ năm tới sẽ cho cảnh sát tỉnh Hải Nam lên tàu lục soát, tịch thu, và trục suất tàu bè nước ngoài bị coi là ‘xâm nhập bất hợp pháp’ các vùng biển mà Bắc Kinh dành chủ quyền ở Biển Đông.

    Nguồn: VOA, AP, AFP, Reuters, Xinhua, PTI

  7. #47
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by alamit View Post

    Phản ứng của Việt Nam chưa đủ hiệu quả

    Giữa lúc nhiều nước, từ Philippines, Đài Loan tới cả Ấn Độ phản đối “hộ chiếu lưỡi ḅ”, th́ tại cuộc họp báo chính phủ hôm 29 tháng 11 vừa rồi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam lưu ư tới chuyện phương Bắc vẽ thêm “đường lưỡi ḅ phi pháp” không được quốc tế công nhận, và phía Việt Nam không đóng dấu lên “hộ chiếu lưỡi ḅ” mà chỉ cấp thị thực trên “tờ giấy rời” cho du khách Trung Quốc mang hộ chiếu này. Việt Nam cũng đă phát đi công hàm phản đối, trong khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hành động ấy vi phạm chủ quyền lănh hải Việt Nam, đồng thời lại khẳng định về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông.

    Nhưng, theo GS Nguyễn Thế Hùng thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng, th́ phản ứng như vậy của Việt Nam là chưa thích hợp.

    Tôi thấy vấn đề phản đối là chưa đủ mà cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, thí dụ như, phải cho dân chúng biểu t́nh bất bạo động để người ta bày tỏ thái độ đối với chuyện in bản đồ “lưỡi ḅ” lên hộ chiếu của Trung Quốc

    GS Nguyễn Thế Hùng

    Bộ Ngoại giao CSVN gởi công hàm phàn đối chỉ là protocol ngọai giao "phản đối cho có lệ " b́nh thường thôi .

    Vấn đề là chưa thấy dân chúng Vn xuống đường biểu hiện rỏ rệt như dân Phi Walden Bello xịt sơn lên h́nh ảnh passport chệt +.
    Last edited by Viet xưa; 07-12-2012 at 08:37 PM.

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Biển Đông: Thuốc thử mới cho Hà Nội
    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2012-12-07

    Bắc Kinh đang tiến đến một thách thức mới ở mức độ cao hơn những vụ tàu lạ đâm ch́m tàu cá, giữ tàu và ngư dân Việt Nam đ̣i tiền chuộc.

    AFP

    Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại một bến cảng ở thành phố Ôn Lĩnh ngày 16-09-2012.

    Chờ Việt Nam nổ súng trước?

    Biển Đông đang nóng hơn bao giờ hết với một loạt sự kiện được cho là leo thang có hệ thống của Trung Quốc. Sau hộ chiếu lưỡi ḅ tới cắt cáp tàu thăm ḍ B́nh Minh 2 và gần đây nhất là lệnh kiểm soát tàu thuyền đi vào vùng chủ quyền chín đoạn mà Bắc Kinh áp đặt.

    Trả lời Nam Nguyên tối 6/12, ông Đinh Kim Phúc nhà nghiên cứu độc lập về Biển Đông từ Saigon nhận định:


    Đây là một đ̣n mà TQ muốn ra tay để cho VN lâm vào thế kẹt, việc phản ứng nổ súng trước sẽ bị TQ lấy cớ để chiếm hết các đảo c̣n lại ở quần đảo Trường Sa.

    Ô. Đinh Kim Phúc

    “Chuyện Trung Quốc khám xét tàu ở những vùng biển mà Trung Quốc xem là của họ, tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam dứt khoát sẽ có những hành động chính xác. Theo tôi đây là một đ̣n mà Trung Quốc muốn ra tay để cho Việt Nam lâm vào thế kẹt, việc phản ứng nổ súng trước sẽ bị Trung Quốc lấy cớ để chiếm hết các đảo c̣n lại ở quần đảo Trường Sa. Tôi nghĩ rằng đây là hành động khiêu khích và nếu muốn chống lại việc này th́ không chỉ riêng Việt Nam mà các nước ASEAN phải đoàn kết tố cáo hành động này ra quốc tế để gây sức ép th́ mới có thể chống chọi được âm mưu của Trung Quốc trong vấn đề muốn đặt ra kiểu chơi cho các nước trong vùng Biển Đông.”

    Báo Tuổi Trẻ Online ngày 6/12 vạch rơ hành động của Trung Quốc, mô tả qui định mới nhằm ngăn chặn, kiểm tra, trục xuất tàu nước ngoài trên Biển Đông là “Mưu đồ phi pháp nhắm vào ngư dân Việt Nam”. Tờ báo trích lời ông Ngô Sĩ Tồn, chủ nhiệm Văn pḥng đối ngoại tỉnh Hải Nam kiêm viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải Nam Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal và Hăng tin Reuters, theo đó qui định mới áp dụng từ đầu năm tới, trong phạm vi 12 hải lư tính từ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố là đường cơ sở. Báo Tuổi Trẻ Online mô tả cách thức phát biểu và lập luận của ông Ngô Sĩ Tồn là trắng trợn và ngang ngược, khi nhấn mạnh mục tiêu của qui định mới là nhắm vào ngư dân Việt Nam trong hoạt động đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Giới chức Hải Nam đă nói rằng, trước đây phía Trung Quốc chưa có cơ sở luật pháp để trừng phạt.

    Được biết Trung Quốc tự áp đặt chủ quyền đường lưỡi ḅ 9 đoạn trên Biển Đông mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa từ năm 1953, dựa theo bản đồ chủ quyền 11 đoạn quốc giới trên Biển Đông của Trung Hoa Dân Quốc năm 1949. Nhưng cả đường lưỡi ḅ 11 đoạn hay 9 đoạn chỉ là những tuyên bố vu vơ hoàn toàn không có cơ sở pháp lư quốc tế.


    Trong vài năm gần đây Bắc Kinh mới thể hiện rơ ư đồ muốn chiếm trọn 75% diện tích mặt nước Biển Đông, khu vực có trữ lượng dầu khí khổng lồ cùng nguồn thủy sản phong phú. Nếp áp dụng đường chủ quyền h́nh lưỡi ḅ của Bắc Kinh, các nước c̣n lại như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei chỉ c̣n khoảng 25% diện tích mặt nước Biển Đông, trung b́nh 5% cho mỗi quốc gia.

    Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, Trường Đại học Luật TP.HCM một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc đặt ra ba nhóm yêu sách, thứ nhất là người Hoa hiện diện ở Biển Đông từ thời xa xưa nên đ̣i phải được ưu tiên. Thứ hai là yêu sách đường lưỡi ḅ với lập luận phi lư của điều gọi là “lịch sử đi trước, luật pháp theo sau” hoàn toàn không phù hợp với công ước quốc tế về Luật Biển 1982. Về nhóm yêu sách thứ ba, Thạc sĩ Hoàng Việt từng giải thích:

    “Nhóm yêu sách thứ ba của Trung Quốc, đó là họ dựa trên các đảo, băi đá, mỏm đá để đ̣i đặc quyền kinh tế. Bây giờ trên một số đảo mà Trung Quốc đă chiếm ở Hoàng Sa và Trường sa, họ xây dựng thành những đảo lớn rất hoành tráng có cả sân bay đường băng có cả người sinh sống…và họ yêu cầu xem nó là một đảo theo điều 121 Luật Biển và như vậy có đặc quyền kinh tế 200 hải lư xung quanh các đảo đó… Ngay cả các nhà nghiên cứu phương tây cũng nói rằng những đảo này chỉ là đảo nhân tạo và theo đúng tinh thần công ước về Luật Biển th́ nó không thể có vùng đặc quyền kinh tế được, nhưng Trung Quốc đang muốn làm điều đó.”
    Hành vi của bọn cướp biển

    Tuổi Trẻ Online trích lời GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Úc nhận định, nếu chính quyền Hải Nam áp dụng qui định mới ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông, nguy cơ đụng độ, thậm chí là xung đột vũ trang, sẽ nổ ra. GS Carl Thayer nhấn mạnh: “Nếu phía Trung Quốc sử dụng vũ lực, đó có thể bị xem là hành vi của bọn cướp biển và là hành vi gây chiến.”


    Nếu phía Trung Quốc sử dụng vũ lực, đó có thể bị xem là hành vi của bọn cướp biển và là hành vi gây chiến.

    GS Carl Thayer

    Vẫn theo Tuổi Trẻ Online, GS Thayer đánh giá việc Việt Nam và Philippines tuyên bố sẽ đưa tàu tuần tra ra Biển Đông để bảo vệ chủ quyền là quyết định cẩn trọng và khôn ngoan. Học giả quốc tế này khuyến cáo Hà Nội và Manila cần vận động thêm cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc. Hiện Ấn Độ, Mỹ và Singapore đều đă lên tiếng chỉ trích Trung Quốc hoặc đ̣i Bắc Kinh giải thích rơ ràng. GS Thayer cho đó là tín hiệu tốt.

    Chuỗi hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ trong thời gian ngắn: in bản đồ chủ quyền lên hộ chiếu, cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí B́nh Minh 2 và mới nhất là quyết định cho bộ đội biên pḥng Hải Nam ngăn chặn, kiểm soát, trục xuất tàu nước ngoài xâm phạm cái gọi là chủ quyền đường lưỡi ḅ thực chất là nhắm vào tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bức xúc trước cuộc sống truân chuyên của hàng trăm ngàn ngư dân mưu sinh trên Biển Đông, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định:

    “Đây là vấn đề rất khó, bất cứ người nào là ngư dân cũng không tự bảo vệ ḿnh được. Cho dù có đi theo tổ, đội, nhóm cũng không thể nào chống trả được với 1 lực lượng hùng hậu của các sắc tàu Trung Quốc trên Biển Đông. V́ thế tôi nghĩ rằng, nếu sự việc nó xảy ra ở t́nh huống xấu nhất th́ đây cũng là một dịp tốt, một cái thuốc thử cho chính phủ Việt Nam trước các hành động của Trung Quốc, khi họ đă ví ngư dân vào bước đường cùng. Đây là bài thuốc thử nó đem lại sự tích cực ở mặt khác trong hành động ứng xử của chính phủ Việt Nam.”


    Ngày 5/12 Thanh Niên Online và nhiều báo điện tử khác đều đưa tin về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan tới vụ tàu B́nh Minh 2 bị cắt cáp thăm ḍ dầu khí ngay gần đảo Cồn Cỏ vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam. Người đứng đầu chính phủ nói rằng phía Việt Nam đă chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động. Nếu không có lực lượng, đă không thể làm được như vậy, Theo lời Thủ tướng, Việt Nam phải bảo đảm an ninh quốc pḥng, ổn định chính trị đất nước.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn dũng đă phát biểu như vừa nêu trong dịp tiếp xúc cử tri tại Hải Pḥng nơi ông là một đại biểu Quốc hội. Theo lời ông, Nhà nước đang và sẽ phải dồn sức, dồn lực lượng để bảo toàn lănh thổ. Việt nam có hơn 1 triệu km2 diện tích biển, bờ biển dài hơn 3.200 km, nên phải có lực lượng để bảo vệ. Quân đội phải được xây dựng chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Một số lực lượng phải đi thẳng vào hiện đại như tên lửa, tàu ngầm, hải quân, không quân.

    Tuy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra sức trấn an người dân về sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng trên thực tế ngư dân hoạt động trên Biển Đông chưa khi nào được tàu Hải quân Việt Nam bảo vệ hoặc giải cứu. Các lực lượng Việt Nam thường chỉ có mặt ở những vùng nước gần bờ. Một ngư dân ở Đà Nẵng nói với chúng tôi:

    “Thấy tàu của Hải quân Việt Nam đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi,16 độ vĩ bắc trở xuống, chứ c̣n lên 17 bắc-111 đông th́ không thấy Việt Nam ḿnh chỉ có tàu Trung Quốc thôi.”

    Trên mặt trận báo chí, ngày 5/12 báo Lao Động đưa lên mạng bài nhận định liên quan tới hành động bá quyền leo thang tranh đoạt chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc. Bài viết lập luận “Ḥa b́nh không đến từ một phía.” Theo đó sự nhân nhượng của Việt Nam là liên tục và đă bị đẩy tới giới hạn của sự nhân nhượng, thái độ ứng xử tích cực này được thế giới ghi nhận; c̣n phía Trung Quốc, vẫn cố t́nh dùng chiến thuật “gậm nhấm”, “mưa dầm thấm đất” để thực hiện trọn vẹn “đường lưỡi ḅ” phi lư và phi pháp.

    Theo dơi báo chí trong tuần, người đọc báo cảm nhận rằng Bắc Kinh đang tiến đến một thách thức mới ở mức độ cao hơn những vụ tàu lạ đâm ch́m tàu cá, giữ tàu và ngư dân Việt Nam đ̣i tiền chuộc. Việc ngăn chận tàu nước ngoài, lên tàu, kiểm soát, bắt giữ hoặc trục xuất tàu xâm nhập đường chủ quyền lưỡi ḅ qua quyết định mới được công bố trên những tờ báo lớn như Wall Street Journal, hăng tin quốc tế Reuters, chẳng khác nào Bắc Kinh ra đề toán khó cho Hà Nội.

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Âm mưu thâm độc của Tàu cộng: xua tàu cá muốn độc chiếm biển Đông



    Hà Nội (Tin tổng hợp): Theo các nguồn tin báo chí trong nước, th́ Trung quốc đang đơn phương áp đặt các hành động kiểm soát biển Đông, dùng đội tàu cá để quấy phá trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam sẽ c̣n tiếp diễn, mức độ ngày càng gia tăng.



    Bản tin trích đăng từ báo trong nước:
    Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cho hay, ông không ngạc nhiên trước việc tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu B́nh Minh 02 và những hành động kiểm soát tàu cá Việt Nam gần đây của chính quyền Hải Nam.



    Theo ông, với chiến lược độc chiếm Biển Đông song lại không muốn đánh rơi "mặt nạ ḥa b́nh", Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xua "đội quân" tàu cá hàng chục ngh́n chiếc xuống Biển Đông, đặc biệt là các vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của các nước. Đội quân này luôn đi thành từng đoàn lớn khiến các tàu cá vốn đă nhỏ, mă lực yếu như của Việt Nam không thể nào cạnh tranh nổi dù hoạt động trên vùng biển chủ quyền của nước ḿnh.

    Cũng theo tướng Cương th́ "Đây gọi là lấy thịt đè người, không đánh, không dùng đến lực lượng vũ trang mà vẫn độc chiếm được các vùng đặc quyền kinh tế, cướp được tài sản của các nước khác trong đó có Việt Nam. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển theo hướng này.”

    Thoibao Online

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiến tranh và ḥa b́nh: Một vấn đề giả



    Nguyễn Hưng Quốc

    10.12.2012
    Trước những thái độ gây hấn ngang ngược và hung bạo của Trung Quốc ở Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam, cho đến nay, vẫn giữ hai chủ trương chính:

    Một, với Trung Quốc, tiếp tục ḥa nhă, không những tránh né những hành động trực diện phê phán, tố cáo hay phản đối mà c̣n, thậm chí, xum xoe đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước xă hội chủ nghĩa với nhau.

    Hai, với dân chúng Việt Nam th́ cương quyết cấm đoán tất cả mọi động thái bày tỏ sự bất măn hay phản đối đối với Trung Quốc, thẳng tay đàn áp bất cứ người nào muốn bày tỏ điều đó dưới h́nh thức bài viết cũng như biểu t́nh.

    Biện hộ cho hai chủ trương ấy, nhà cầm quyền Việt Nam nêu lên hai lư do chính: Một, công việc đối phó với Trung Quốc là công việc của đảng và nhà nước. Hai, chính sách của nhà cầm quyền là t́m cách giải quyết mâu thuẫn một cách ḥa b́nh, êm thắm. Biện minh cho chính sách này, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam thường nói: Việt Nam cần ḥa b́nh để phát triển. Để ḥa b́nh, họ sẵn sàng nhẫn nhục để khỏi tạo ra một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam. Giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Nói tóm lại, lập luận của nhà cầm quyền Việt Nam là thế này: Nếu chính quyền lên án Trung Quốc gay gắt quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu dân chúng xuống đường biểu t́nh chống Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu mọi người, trên các trang mạng của ḿnh, xúm vào vạch bộ mặt thật của Trung Quốc quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam.

    Bởi vậy, để tránh các cuộc tấn công ấy, mọi người hăy nhẫn nhục. Không được phê phán Trung Quốc. Không được biểu t́nh chống Trung Quốc.

    Ở đây, có ba điều đáng bàn.

    Thứ nhất, liệu Trung Quốc có tấn công Việt Nam hay không? Câu trả lời: Có thể. Trung Quốc đang muốn làm bá chủ trên mặt biển, ít nhất trong khu vực châu Á, để bảo vệ các tuyến đường hàng hải liên quan đến nền kinh tế đang phát triển của họ. Hơn nữa, họ cũng muốn phô trương thanh thế và quyền lực với thế giới.

    Để đạt được hai mục tiêu ấy, Trung Quốc có ba đối tượng chính: Nhật, Philippines và Việt Nam. Lâu nay, dư luận thế giới tập trung nhiều nhất vào các tranh chấp giữa Trung Quốc với hai nước Nhật và Philippines. Có lúc ngỡ như chiến tranh giữa họ sẽ bùng nổ.

    Nhưng thật ra, đó chỉ là những mặt trận giả. Rất ít có khả năng Trung Quốc tấn công Nhật hay Philippines. Có ba lư do chính: Một, các vùng tranh chấp giữa họ với nhau không có ư nghĩa chiến lược lớn. Đó là những ḥn đảo nhỏ không có vai tṛ lớn trên bàn cờ địa-chính trị. Hai, cả hai đều là những đồng minh thân cận của Mỹ; riêng Nhật, tự bản thân nó, đă là một cường quốc, không dễ ǵ Trung Quốc chế ngự được. Và ba, v́ hai lư do ấy, tấn công Nhật hay Philippines, với Trung Quốc, là một quyết định đầy rủi ro.

    Để đạt hai mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam là một đối tượng dễ dàng nhất đối với Trung Quốc. Vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có ư nghĩa chiến lược lớn: không những chỉ là các ḥn đảo mà c̣n cả một vùng biển mênh mông đồng thời cũng là một con đường hàng hải mang tính chiến lược không những trong khu vực mà c̣n cả trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước yếu, và, quan trọng nhất, hầu như hoàn toàn bị cô lập. Việt Nam không có đồng minh thực sự. Sẽ không có nước nào nhảy ra giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc cả. Chấp nhận đánh nhau với Nhật hay Philippines là chấp nhận đánh nhau với Mỹ. Đánh Việt Nam th́ chỉ đánh một nước. Không những vậy, với sự trở cờ của Campuchia, đó là một nước bị Trung Quốc bao vây, từ đất liền cũng như từ biển cả.

    Tuy nhiên, từ những tính toán như vậy đến một quyết định tấn công thực sự không phải là điều dễ dàng. Có vô số khó khăn và bất trắc cho Trung Quốc. Một là, chính quyền Việt Nam có thể hèn nhưng dân chúng Việt Nam lại không hèn. Đánh Việt Nam, Trung Quốc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh lâu dài, không biết bao giờ mới kết thúc. Hai là, đánh Việt Nam, Trung Quốc không phải trực tiếp đương đầu với Mỹ nhưng lại đương đầu với cả thế giới: Trung Quốc hiện ra như một hung thần, một sự đe dọa. Mà Trung Quốc th́ lại chưa thể, và có lẽ, cũng chưa muốn xuất hiện với tư cách ấy. Họ chưa đủ mạnh để làm điều đó. Họ đang cần mua chuộc t́nh cảm của thế giới. Để cạnh tranh với Mỹ, họ ở trong thế lưỡng nan: một mặt, họ phải chứng tỏ sức mạnh; mặt khác, họ phải chứng tỏ có một bảng giá trị nhân văn và nhân đạo để được mọi người chấp nhận. Chứ không phải như một thế lực man rợ.

    Thứ hai, khả năng Trung Quốc tấn công Việt Nam chỉ là 50-50. Nhưng có điều chắc chắn: Trung Quốc không thể sử dụng sự phê phán hay phản đối của dân chúng như một cái cớ để gây chiến được. Chưa có nước nào dám sử dụng điều đó như cái cớ để gây ra chiến tranh cả. Làm như vậy là mất chính nghĩa ngay từ đầu: Một trong những dấu chỉ của văn minh thời hiện đại là người ta chỉ gây chiến với một bộ máy lănh đạo chứ không phải với nhân dân các nước khác. Gây chiến với nhân dân một nước khác, dù muốn hay không, cũng phải được hiểu là âm mưu diệt chủng.

    Bởi vậy, cho các sự phê phán hay biểu t́nh chống Trung Quốc có khả năng dẫn đến chiến tranh là điều vô nghĩa. Một cách hù dọa. Cho một tính toán ǵ khác.

    Thứ ba, dù không ai muốn xảy ra chiến tranh, nhưng có thể v́ thế mà chấp nhận nhục nhă hay không? Hơn nữa, chấp nhận nhục nhă như vậy liệu có tránh được nguy cơ mất chủ quyền, trước hết, trên đảo và vùng biển, và sau đó, trên toàn bộ lănh thổ của ḿnh hay không? Cuối cùng, khi chấp nhận mất dần dần như vậy mà không có sự kháng cự nào th́ liệu người ta có thể t́m một sự bào chữa nào trước lịch sử được không?

    Đối với một nước, nỗ lực tránh chiến tranh và nỗ lực bảo vệ danh dự quốc gia phải được đặt ngang hàng với nhau.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2012, 12:07 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 12-12-2011, 03:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2011, 10:22 AM
  4. Replies: 167
    Last Post: 06-07-2011, 12:07 PM
  5. Replies: 24
    Last Post: 15-06-2011, 01:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •