SAIGON (VB) -- Người Việt hải ngoại gửi tiền về VN trung b́nh mỗi năm hơn 7 tỉ đô la, nhưng thị trường ngoaị hối trong nước vẫn khủng hoảng thiếu Mỹ Kim.:confused:
T́nh h́nh tới mức báo động, trang báo VEF (Diễn Đàn Doanh Nghiệp VN) báo nguy rằng nhiều doanh nghiệp cơ nguy đóng cửa vào dịp Tết naỳ, chỉ v́ “khủng hoảng đô la Mỹ” trên thị trường Việt.:confused:
Đài VOA hôm Thứ Saú cho biết, “Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay sẽ đạt khoảng 7,3 tỷ đôla, tức là tăng 14% so với mức 6,4 tỷ đôla của năm ngoái...”:confused:
Bản tin VOA ghi theo hăng tin Reuters dẫn lời Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết như vậy trong một cuộc họp báo hôm 2/12.
Ông Giàu cũng cho biết rằng nguồn ngoại tệ trên thị trường nội địa cũng sẽ được được cải thiện nếu một đề xuất ông tŕnh lên bộ trưởng thương mại, theo đó cân nhắc sử dụng các sản phẩm dầu khí lọc tại địa phương, thay v́ nhập khẩu, được thông qua.
Được biết, kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam.
Trong khi đó, tiền đồng tiếp tục giảm giá so với đồng đôla, mà theo các nhà kinh tế, xuất phát từ một số yếu tố như lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách và giá vàng tăng.
Đài VOA nhắc lại rằng, hồi tháng 11, Việt Nam cam kết sẽ không thay đổi tỷ giá hối đoái trước Tết nguyên đán, tức là vào khoảng tháng 2/2011.
Theo Bloomberg, thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam là 8,8 tỷ đôla trong năm ngoái, và đầu năm 2010 được dự báo sẽ giảm xuống c̣n khoảng 4 tỷ đôla.:mad:
Trong khi đó, thông tấn VEF từ quốc nội có bài viết nhan đề “Đến Tết giá USD vẫn thế này th́ DN đóng cửa!” của tác giả Ngọc Hà, trong đó tổng hợp các thông tin về khủng hoảng thiếu đô la Mỹ.
Bài viết trích như sau::mad:
“Hàng trăm ư kiến độc giả gửi về VEF kêu than v́ t́nh trạng tỷ giá USD tăng cao, kinh doanh đối mặt thua lỗ. Nhiều độc giả c̣n "xắn tay" hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc điều hành tỷ giá.
Mất sạch lợi nhuận
Gần đây, t́nh trạng quản lư vàng và ngoại tệ của nước ta rơi vào t́nh trạng hết sức khó khăn. Về ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ, thị trường đang vận hành theo cơ chế 2 giá, một là giá của hệ thống ngân hàng, và một của hệ thống thị trường chợ đen.
Tuy nhiên, giá của thị trường chợ đen được xem là quyết định cho thị trường v́ mấy ai mua được giá niêm yết của các ngân hàng thương mại? Nhu cầu thật sự về ngoại tệ cho nhân dân như đi chữa bệnh, du học, du lịch... chưa được đáp ứng.
Những ngày này, giá USD tăng cao khiến các doanh nghiệp vô cùng bất an. Chia sẻ với VEF, anh Nguyễn Trần Lê (leanh.ha...@gmail.c om) - giám đốc một doanh nghiệp tư nhân chuyên về nhập khẩu, nói rằng, với thảm trạng USD như mấy tháng vừa qua, công ty đă lỗ hết sạch số lợi nhuận tích lũy từ đầu năm và có triển vọng tiếp tục nhận được các khoản lỗ lớn cuối năm (là thời điểm thanh toán các đơn hàng nhập khẩu).
"Tôi thật sự không hiểu tại sao lại có t́nh trạng tỷ giá chợ đen tồn tại công khai trong nền kinh tế, trong hệ thống ngân hàng, trắng trợn như vậy. Tôi tự hỏi không biết có nước nào trên thế giới giống Việt Nam?. Có đô la bán cho ngân hàng thu được 19.500 đồng, nhưng khi có nhu cầu phải mua với giá 21.500 đồng?", anh Lê bức xúc.
Anh nói: "Đến Tết mà không có chuyển biến ǵ th́ chúng tôi sẽ phải đóng cửa doanh nghiệp"....” (hết trích)
Cũng cần ghi nhận về t́nh h́nh được cho là chính các ngân hàng thương măi quốc nội đang đầu cơ đô la Mỹ.
Trong bản tin VEF có dẫn email của độc giả, ghi nhận về cáo buộc nghiêm trọng này:
“...Độc giả ở địa chỉ seadrag...@yahoo.com cho rằng, việc điều hành rất đơn giản, chỉ cần Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiểm tra thường xuyên và siết thật chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng TMCP. Theo độc giả này, ở đây đă có sự đầu cơ và "bắt tay" giữa các ngân hàng TMCP với các điểm thu đổi ngoại tệ thổi tỷ giá USD lên cao nhằm hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá.
"Dân ḿnh có mấy ai có nhiều tiền mà găm giữ nhiều USD đến vậy? Ngân hàng Nhà nước đă mấy lần bơm USD cho các ngân hàng TMCP để giải cứu thị trường rồi mà vẫn không ổn. Chỉ có các doanh nghiệp XNK là cần số lượng lớn USD, và số tiền này cứ chạy ṿng tṛn từ điểm thu đổi ngoại tệ ngoài thị trường tự do qua tay doanh nghiệp đến ngân hàng rồi lại trở lại điểm thu đổi ngoại tệ mà thôi. Nhưng tỷ giá th́ cứ tăng hàng ngày, hàng giờ", độc giả này phân tích.
Các ngân hàng TMCP luôn trả lời khách hàng là không có USD để bán và những đối tượng khách hàng nào đủ điều kiện mua USD trong ngân hàng với số lượng bao nhiêu th́ hoàn toàn có thể kiểm tra, kiểm soát được. Vậy số lượng lớn USD mà NHNN bơm cho các ngân hàng để giải cứu thị trường đi đâu hết? - độc giả này thắc mắc.
Chung nghi ngờ này, độc giả Baccovn (bacc...@gmail.com) nói dễ hiểu là số tiền chênh lệch đó vào túi ai. Trong khi đó, tác hại nhất của việc này là sự việc cuối cùng làm tăng giá hàng hoá, và người chịu thiệt tḥi nhất là người dân, bởi ai cũng biết, họ là thành phần đông đảo nhất, có ít thông tin và phương tiện tự bảo vệ nhất.
"Chúng tôi cũng là doanh nghiệp nhập khẩu, vẫn phải mua ngoại tệ hàng tuần để nhập hàng, và mua ngân hàng với giá chính thức 19.500VND/USD. Nhưng có ai biết được rằng chúng tôi phải trả thêm 2.000 đồng cho 1 USD bằng tiền mặt, không hoá đơn, không chứng từ. Không mua th́ thôi!", vị này kêu than....”
Một cách chính thức, cho tới chiều Thứ Sáu, chưa có tiếng nói chính thức nào từ phía nhà nước tŕnh bày về cuộc khủng hoảng đô la Mỹ, mà trong đó các ngân hàng bị cáo buộc là tiếp tay đầu cơ...
Tin Việt Báo
Bookmarks