Đái vào văn hoá.
Tấm ảnh trên đây có nét khôi hài xám. Một người đàn ông ở tuổi tráng niên, cao ráo, khoẻ mạnh, mặc áo dài khăn đóng, mang giày Gia Định – chừng như vừa đi lễ ở đâu về, vén quần đứng tiểu vào một bệ tường rêu phong, trên có kẻ khẩu hiệu kêu gọi “xây dựng đời sống văn hoá.”
Hậu cảnh là một xóm khá giả, nhà gạch ngói đỏ, có lầu, hàng rào sắt, có trụ cao dường như để treo giỏ chơi bóng rổ.
Không hiểu sao ông này không mở giây lưng, kéo quần xuống mà lại vén từ dưới lên, để lộ nguyên một ống chân trần trụi, trông lộ liễu hơn nhiều.
T́nh cờ hay cố ư, chàng không lựa bệ khẩu hiệu nào khác mà nhè ngay cái "xây dựng văn hoá" mà chĩa khẩu thần công vào đó, tồ tồ xả nước.
Trước chàng, chắc cũng đă có bao nhiêu vị khác, ông đứng bà ngồi, kẻ vén quần người tốc váy, ghé qua ngang đó hồ hởi làm "công tác văn hoá", và công tŕnh tập thể này chắc hẳn bốc mùi nồng nặc quanh năm!
Đường phố tại Việt Nam vốn không có cầu tiêu công cộng, hoạ chăng là một vài chỗ gần nhà ga, bến xe và chợ mới có, nhưng rất hiếm và ḍi bọ dơ dáy, hôi hám, bẩn thỉu đến cực kỳ.
Người đi đường nếu lỡ gặp t́nh trạng “bức thúc”, chỉ có cách vừa nín, vừa nhịn, đỏ mặt tía tai è ạch bê cái bầu tâm sự chờ về đến nhà hay may gặp một chỗ tương đối thuận tiện như gốc cây to, bờ giậu, tường cao, hay đây: bệ xi măng do nhà nước xây lên khắp nơi để kẻ khẩu hiệu tuyên truyền.
Giá thay v́ xây bệ khẩu hiệu “xây dựng văn hoá”, nhà nước làm một cái cầu tiêu công cộng – cầu tiêu thùng cũng được – th́ tiện cho dân chúng thực hiện nếp sống văn hoá biết là bao nhiêu!
Nhưng nghĩ cho cùng, nếu nhà nước biết chăm sóc cho đời sống cho dân thay v́ chỉ hô khẩu hiệu suông th́ nước nhà đă khá. Nh́n lại cuộc "xây dựng nếp sống văn hoá mới" kéo dài đă mấy mươi năm, tốn bao nhiêu là nước bọt, cho tới nay chỉ mới sửa được hai chữ “nhà ỉa” thành “cầu tiêu”, nhưng chẳng mấy khi được nh́n thấy nó!
(nhn)
*nguồn:
http://www.vietvungvinh.com/2013/ind...dan&Itemid=131
Bookmarks