Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    Triều đ́nh Việt Nam bỏ thi chữ Hán năm 1919: Cơ hội để Quốc ngữ ''lên ngôi''?




    Đăng Cổ Tùng Báo, tờ báo song ngữ Hán - Quốc ngữ, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút (năm 1907). Trong ảnh, trang b́a chữ Hán và trang Quốc ngữ có bài ''Gái đảm''.
    Đăng Cổ Tùng Báo, tờ báo song ngữ Hán - Quốc ngữ, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút (năm 1907). Trong ảnh, trang b́a chữ Hán và trang Quốc ngữ có bài ''Gái đảm''. Copy d'ecran

    Năm 2019 vừa qua, trong lĩnh vực văn hóa tại Việt Nam, một hiện tượng đáng chú ư là có nhiều hoạt động xoay quanh dịp kỷ niệm 100 năm kỳ thi chữ Hán cuối cùng. Kỷ niệm 100 năm để trở lại với di sản gần 1.000 năm Nho học (1). Nhưng dịp kỷ niệm này cũng là cơ hội để soi tỏ một giai đoạn tương đối ngắn mới đây, tuy được coi là quyết định đối với sự lên ngôi của chữ Quốc ngữ, song trên thực tế c̣n rất ít được nghiên cứu.


    Khoa thi năm Kỷ Mùi (1919) là khoa thi Nho học cuối cùng ở Việt Nam. Lư do chấm dứt được vua Khải Định đưa ra trong lời phê tờ tŕnh của bộ Học như sau: ''Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đă không c̣n đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mặt'' (sách Khải Định chính yếu sơ tập) .... Quyết định bỏ thi chữ Hán năm 1919 của triều đ́nh Việt Nam có phải là cơ hội để chữ Quốc ngữ lên ngôi?



    Khoa cử Nho học chấm dứt nhường chỗ tự nhiên cho sự lên ngôi của chữ Quốc ngữ, về mặt lô-gic h́nh thức thông thường, đó là điều dễ chấp nhận. Thế nhưng trên thực tế, sự lên ngôi của chữ Quốc ngữ diễn ra như thế nào với quyết định đặt dấu chấm hết này đối với khoa cử Nho học?

    Đây là chủ đề đă được thảo luận khá rộng răi trong năm vừa qua tại Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu, sự lên ngôi của chữ Quốc ngữ trên thực tế đă diễn ra từ sớm, trước rất nhiều so với quyết định của vua Khải Định bỏ hoàn toàn thi cử Hán học năm 1919.

    1915: Hồi trống báo ''chợ văn-chương'' sắp tàn

    Sau đây là nhận định của nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng, Hội Ngôn Ngữ Học thành phố Hồ Chí Minh, với RFI tiếng Việt: ''Tôi hoàn toàn đồng ư là đây là một cơ hội, một cái dịp để cho người ta nh́n lại. Chữ Quốc ngữ như một ḍng sông, nó có khởi đầu, và trên ḍng chảy của nó chúng ta cắt ra 100 năm để chúng ta kỷ niệm, th́ cái đó có những lư do khách quan. (…) Tại sao lại chọn cái đạo dụ của ông Khải Định, một ông vua mà lịch sử đánh giá rất là tệ hại ? Trong lời nói đầu của ông chủ tịch Hội ngôn ngữ học thành phố Hồ Chí Minh, để mở đầu cho hội thảo ngày 21/12 vừa rồi (2), tôi cho nói như vậy là đầy đủ, ông ấy nói thế này: Ta biết rằng chữ Quốc ngữ ở miền Nam sử dụng trước, sau đó lan dần ra cả nước. Và năm 1915, ở miền Bắc đă băi bỏ thi Hương rồi. Ông Phạm Quỳnh nói đó là ''hồi trống sau cùng đă báo từ nay chợ văn-chương không họp nữa. Ai c̣n gồng nặng, gánh nhẹ mà quẩy về xoay nghề khác''.

    Thực ra nói như thế là đúng, v́ phải đến ba năm sau, tức 1918, khi Khải Định ra đạo dụ chính thức băi bỏ khoa cử Nho học. Và năm 1919, khoa thi Hán học cuối cùng được tổ chức ở miền Trung, th́ ''thần Cử-nghiệp'' đến đấy mới chính thức chia tay. Ta biết rằng trên sân khấu có hai nhân vật, một là chữ Nho, hai là chữ Quốc ngữ. Mà nhân vật chữ Nho bị đạo diễn cho đi xuống khỏi sân khấu rồi, th́ chữ Quốc ngữ trở nên một ḿnh một ngựa. Nếu không kể tiếng Pháp''.

    Hơn một thập niên cải cách

    Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng đặc biệt chú ư đến giai đoạn cải cách giáo dục, kéo dài hơn một thập niên, nhằm thay thế dần dần nền khoa cử lâu đời bằng nền giáo dục mới, với chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Một chủ đề hiện c̣n rất ít được nghiên cứu và gần như không được công chúng đông đảo biết đến.

    Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng: ''Không phải là cái đạo dụ chính thức của Khải Định là một cái ǵ đó ghi nhận công lao của Khải Định đối với văn hóa Việt Nam. Tại sao nói như vậy ? V́ vua Khải Định chẳng qua là thực hiện một chính sách của người Pháp thời đó. Sau khi người Pháp chủ trương phổ biến chữ Quốc ngữ, th́ họ đă có một chương tŕnh cải cách giáo dục trong 10 năm, do ông toàn quyền Antony Klobukowski khởi xướng, rồi đến Albert Sarraut hoàn thành, để xóa bỏ dần nhà trường Hán học, bằng cách là trong các kỳ thi Hán học (thi Hương, thi Hội, thi Đ́nh), họ đă xen cài chữ Quốc ngữ. Rồi cho đến lúc quen dần, th́ 10 năm sau họ mới chính thức băi bỏ bằng đạo dụ của Khải Định. Tôi nói rằng, theo cách nói của người Pháp, đấy là dấu chấm trên chữ i thôi, để kết thúc về mặt kỹ thuật, một tiến tŕnh do chính người Pháp chủ trương, chứ không phải chủ trương của ông Khải Định''.

    Cho đến nay, vai tṛ của những người có công đầu tiên trong việc chế tác chữ Quốc ngữ, như Francisco de Pina hay Alexandre de Rhodes đang ngày càng được công nhận trong xă hội Việt Nam, bất chấp một số phản đối ồn ào mới đây chống lại việc đặt tên đường Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng. Tri ân công lao của những người đóng góp cho văn hóa Việt Nam, dù là người trong hay ngoài nước, là câu chuyện ngày càng trở nên một lẽ dĩ nhiên.

    Tâm lư ức chế

    Thế nhưng vấn đề chữ Quốc ngữ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dường như vẫn là một câu chuyện ít nhiều vẫn c̣n được coi là nhạy cảm, có lẽ do bởi gắn liền trực tiếp với giai đoạn thực dân. Và đây có thể là một trong những lư do chính tạo không khí ức chế trong tâm lư của không ít nhà nghiên cứu, giới quan tâm – nguồn gốc sâu xa của việc hầu như rất hiếm công tŕnh nghiên cứu đáng kể nào về sự phát triển của chữ Quốc ngữ giai đoạn bản lề này. Và đây dường như cũng là một lĩnh vực không mấy thu hút các nhà nghiên cứu trẻ.

    Tâm lư ức chế khá phổ biến này được nhà nghiên cứu Hồ Hải Thụy (Hà Nội) thuật lại với RFI tiếng Việt. Theo ông, các nhà nho cải cách Việt Nam đầu thế kỷ XX đă ''đành phải chấp nhận'' chữ Quốc ngữ như một chuyện đă rồi, không có cách nào khác, nếu muốn dân tộc đi lên, th́ phải chấp nhận nó. Bởi v́ chữ Hán tắc đường rồi, và chấp nhận chữ Quốc ngữ th́ c̣n hơn là chấp nhận tiếng Pháp. ''Cái khôn'' của các cụ là ở chỗ ấy, nhưng là cái khôn ngoan trong t́nh thế bị áp đặt, trong sự đă rồi. Nhà nghiên cứu Hồ Hải Thụy cũng ghi nhận một thực tế là những người đứng đầu nhà nước quân chủ Nho giáo Việt Nam đă không tỉnh táo nghĩ đến việc mở đường cho chữ Quốc ngữ Latinh trở thành chữ viết quốc gia – trong thời kỳ c̣n kiểm soát toàn bộ hoặc một phần đất nước.

    Áp đặt hay dung ḥa?

    Chữ Quốc ngữ dần dần trở thành chữ viết chính thức ở Việt Nam có phải đơn thuần do người Pháp áp đặt hay không là một chủ đề c̣n để ngỏ. Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng đặc biệt chú ư đến những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền thực dân Pháp trong việc khuyến khích hay không chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này:

    ''Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ít người chú ư là thực ra việc phổ biến chữ Quốc ngữ ngay cả người Pháp là một chủ trương không dễ dàng. Họ phải đấu tranh nội bộ. Tôi đưa một dẫn chứng. Etienne Aymonier, một người biết nói tiếng Khmer, biết nói tiếng Việt, rồi ông lấy vợ người Chăm. Ông là tác giả của cuốn sách ngữ pháp tiếng Chăm, từ điển Chăm – Pháp. Về mặt chính quyền, ông đă từng làm đến công sứ B́nh Thuận, ông đă từng làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Hậu Bổ. Aymonier đă hai lần công khai viết rằng: việc phổ biến chữ Quốc ngữ là nguy hiểm cho người Pháp (3). Cách tốt nhất với người Pháp là biến người Việt trở thành một người Pháp gốc Á, tức là dạy tiếng Pháp cho người Việt. Trong nội bộ họ có những cuộc tranh luận rất là gay gắt. Và cuối cùng như ta đă biết là chủ trương phổ biến chữ Quốc ngữ thắng thế. Ư kiến của Aymonier bị gạt đi. Tôi chỉ nhắc lại một chút về lịch sử như thế để thấy rằng việc phổ biến chữ Quốc ngữ ở những năm này là vấn đề không dễ dàng''.

    Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Hồ Hải Thụy cho biết thêm là, trên thực tế, việc thừa nhận chữ Quốc ngữ có thể coi là một ''biện pháp dung ḥa'' tốt nhất trong giai đoạn lịch sử này, khi chính quyền thực dân Pháp đă ra nhiều bài học kinh nghiệm từ những nơi khác, trong đó có việc thực dân Anh ở Ấn Độ, tuy thống trị tiểu lục địa này từ lâu, nhưng đă không thể áp đặt được tiếng Anh, đồng hóa được nền văn hóa Ấn Độ. Theo hướng nh́n nhận này, th́ giải pháp thừa nhận chữ Quốc ngữ chính là một sự thỏa hiệp giữa quyền lực thống trị thực dân với xă hội bản địa.

    Chữ Quốc ngữ là ''hồn trong nước''

    Vẫn về bước ngoặt đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đặc biệt lưu ư đến sự thức tỉnh bất ngờ của giới nhà nho cấp tiến. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, đă nhận ra trong chữ Quốc ngữ, đến từ trời Tây, một phương tiện gây lại ''hồn nước'':

    ''Thái độ đối với chữ Quốc ngữ của nhà nho đương nhiên là phân hóa theo nhiều xu hướng. Xu hướng những nhà nho cấp tiến, chủ trương Duy Tân, đă t́m thấy ở chữ Quốc ngữ một phương tiện hết sức là tích cực, hết sức là căn bản, trong việc gây lại cái gọi là ''hồn nước'', diễn đạt cái tinh thần dân tộc, cái bản lĩnh dân tộc, tố chất dân tộc. Họ gửi gắm vào chữ Quốc ngữ rất là nhiều.

    Mặc dù, nếu khảo sát kỹ, các nhà nghiên cứu thấy rằng các nỗ lực của các nhà nho người Việt suốt nhiều thế kỷ chế tác các chữ Nôm, và phương pháp làm chữ Nôm cũng rất đáng kể, đến mức có thể ghi được những sáng tác bằng tiếng Việt, mà điển h́nh là Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán… Ví dụ như vần điệu của các tác phẩm thơ như thế chứng tỏ những nỗ lực cực kỳ lớn của những người đă làm ra bộ chữ Nôm, dựa trên các mẫu tự chữ Hán.

    Thế nhưng, các nhà nho ở thời hiện đại, đầu thế kỷ XX trở đi, th́ lại nh́n thấy trong chữ Quốc ngữ rơ hơn cái tinh thần độc lập của dân tộc ḿnh. Theo tôi, những nhà nho Duy Tân đó đă gửi vào trong chữ Quốc ngữ một kỳ vọng cực kỳ lớn. Đằng sau nó là những giá trị hết sức quan trọng, mang tính xu hướng, giá trị về tính độc lập. Rất có thể trước đó dùng các chữ mượn các phương cách của chữ Hán, th́ đến lúc này người ta nhận ra là những cái bản sắc thể hiện ở đó không thể nào rơ bằng việc viết bằng chữ cái abc''.

    V́ sao Quốc ngữ bằng chữ cái Latinh vốn xa lạ, lại có thể trở nên thân thiết với người Việt đến như vậy trong nhăn quan của giới nho sĩ, trí thức Hán – Nôm đầu thế kỷ XX ? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết cảm nhận của ông:

    ''Theo tôi, người ta nh́n thấy chữ viết Quốc ngữ ghi tiếng Việt ở dạng hoàn thiện của nó, như một cái ǵ đó cực kỳ gắn bó với tiếng Việt (4). Bởi v́, cũng là abc, nhưng là một ḍng chữ, một câu tiếng Pháp chẳng hạn, th́ nó khác, ḍng chữ Bồ Đào Nha th́ nó khác. Nhưng đây là từng từ một của tiếng Việt. Người ta thấy tiếng Việt hiển hiện ra trong đó. Và người ta thấy: À, đây là Việt Nam! C̣n cái việc đằng sau các kư tự này là chữ Latinh chẳng hạn, th́ đối với họ, điều đó trở nên không quan trọng nữa. Theo tôi, (ư nghĩa gắn bó thiết thân của chữ Quốc ngữ với người Việt) là ở chỗ đó''.

    Nhiều câu hỏi để ngỏ

    Đối với nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, kỷ niệm một thế kỷ chấm dứt nền khoa cử chữ Hán, tồn tại trong suốt gần 1.000 năm, đă là một cơ hội tốt để soi tỏ giai đoạn bản lề cuối thế kỷ XIX - đầu XX, khi chữ Latinh ghi âm tiếng Việt bằng nhiều ngả đường khác nhau, từng bước khẳng định, vươn lên trở thành chữ viết quốc gia. Sự lên ngôi của chữ Quốc ngữ, trên thực tế, không gắn nhiều với cái mốc bỏ thi chữ Hán, với kỳ thi Hội – thi Đ́nh cuối cùng tại Huế năm 1919.

    Một số nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh, để phục dựng lịch sử chữ Quốc ngữ giai đoạn này, rất cần khai thác những mảng tư liệu lớn trong đó có các loại sách dạy Quốc ngữ, chương tŕnh giảng dạy liên quan đến Quốc ngữ, do các chủ thể khác nhau soạn thảo, từ chính quyền cho đến các tổ chức tư nhân, nội bộ Giáo hội Công Giáo…

    Nhiều vấn đề mang tính lư thuyết cần được đào sâu, như quan hệ giữa chữ viết với tiếng nói, sự trưởng thành của chữ Quốc ngữ Latinh có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bản thân tiếng Việt? V́ sao chữ Quốc ngữ Latinh lại trở nên gần gũi, gắn bó với người Việt hơn chữ Nôm truyền thống? Do dễ học, dễ đọc hay v́ một lư do nào khác (4)? Cú pháp tiếng Việt đă phát triển ra sao trong giai đoạn đột biến này, trong bối cảnh tiếp xúc mạnh mẽ với tiếng Pháp (5)?

    RFI xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu Hoàng Dũng, Hồ Hải Thụy và Lại Nguyên Ân.

    Ghi chú :

    1 - Tháng 8/2019, Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế ''Khoa cử Nho học Việt Nam (1075 - 1919)'' là dịp thảo luận về toàn bộ tiến tŕnh phát triển của khoa cử Nho học tại Việt Nam, các giai đoạn manh nha, phát triển, đỉnh cao, thoái trào, ảnh hưởng sâu rộng của khoa cử Nho học trong văn hóa Việt Nam, trong so sánh với các nền văn hóa sử dụng chữ Hán.

    2- Hội Ngôn Ngữ Học thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một hội thảo mang tựa đề ''100 năm chữ Quốc ngữ'', cuối tháng 12/2019, quy tụ hơn 30 báo cáo, tham luận.

    3 - ''Chính sách giáo dục tại Nam Kỳ cuối thế kỷ 19'', Lại Như Bằng dịch và giới thiệu, NXB Thế giới, 2018.

    4 – Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ chữ cái abc ghi tiếng Việt, dễ hiểu, dễ học, gắn bó rơ ràng với phát âm của tiếng nói hàng ngày, người bản địa dù ít học cũng có thể dễ dàng sử dụng, trong lúc những con chữ Nôm, để hiểu được thường phải thông qua chữ Hán. Xét trên phương diện phát âm, một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến tính chất phản dân chủ tiềm tàng của chữ Hán. Các nhà nho trên thực tế, ngay từ trước Công Nguyên, đă biết cách phân tách phụ âm, phần vần và thanh điệu (kỹ thuật phiên thiết trong các sách về Vận Thư). Tuy nhiên, kiến thức này đă không được phổ biến rộng, và phát triển theo hướng trở thành công cụ ghi âm vị. Chỉ giới nhà nho mới có thể sử dụng. Sự tồn tại và hưng thịnh của chữ Hán về cơ bản gắn liền với sự độc quyền về văn hóa của tầng lớp nho sĩ. Về các xă hội Đông Á sử dụng chữ Hán, nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam, v́ lư do này hay khác, đă cố t́nh bỏ qua việc xă hội Hàn Quốc (hay Triều Tiên), ngay từ thế kỷ XV, đă chế tác ra được hệ chữ cái phiên âm tiết (Hangul), hệ chữ vốn bị lép vế, hoặc bị cấm đoán trong suốt thời kỳ chữ Hán thống trị, nhưng đă trở thành chữ viết chính thức của người Triều Tiên, người Hàn Quốc hiện nay. Hệ chữ phiên âm Hangul của dân Hàn được giới nghiên cứu đánh giá rất cao trên phương diện ghi âm. Chữ Hangul ắt hẳn đă là một phương tiện giúp cho xă hội Triều Tiên thoát khỏi sự thống trị của văn hóa Hán.

    5 – Nhà ngôn ngữ học Hoàng Tuệ (1922-1999), cố viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, từng nhấn mạnh đến ư nghĩa của tiếp xúc Pháp – Việt trong sự phát triển của tiếng Việt nói chung và chữ Quốc ngữ nói riêng: ''thời tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp đâu có dài. Nhưng tuy ngắn mà rất quan trọng trong ư nghĩa một đổi mới. Xă hội Việt Nam vốn khép kín đă, với tiếng Pháp, mở rộng dần tầm nh́n ngôn ngữ và văn hoá sang một không gian khác lạ là Pháp và phương Tây. (…) Ảnh hưởng quan trọng của tiếng Pháp đối với tiếng Việt là về hành văn, như có thể thấy rơ trong thơ mới và trong văn xuôi mới, văn xuôi mới nghệ thuật (…) văn xuôi báo chí và văn xuôi khoa học cũng đă tiếp nhận ảnh hưởng của văn xuôi báo chí và văn xuôi khoa học Pháp. (…) Như vậy, tiếng Pháp đă có mặt trong tiếng Việt. Sự có mặt ấy vẫn c̣n sức sống. Mất đi đâu được! Nó đă được đưa vào trong ư thức của người Việt qua những câu thơ Việt, những câu văn xuôi Việt'' (bài ''Nh́n lại thời tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp'', Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/1997).



    Các bài liên quan

    Gian nan phổ biến chữ quốc ngữ tại Nam Kỳ (1862-1871)

    Trương Vĩnh Kư và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX

    Nam Kỳ, cái nôi của nền báo chí Việt Nam (giai đoạn cuối thế kỷ XIX)

    Di sản văn chương báo chí chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX bị đe dọa

    Nguyễn Văn Vĩnh và tờ Đăng-cổ tùng-báo


    rfi

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    Tôi yêu tiếng nước tôi (Mạnh Kim)



    “…Nhưng, có thể đoan chắc rằng một nền văn hóa xuống cấp luôn đi đôi với việc ngôn ngữ và cách dùng ngôn ngữ xuống cấp…”




    Không c̣n nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng. Ông Huỳnh Phan Anh cũng khắc tên ḿnh vào bảng mạ vàng khi dịch “For whom the bell tolls” thành “Chuông nguyện hồn ai” (phải là “nguyện”, chứ không phải “gọi” – như các bản dịch sau 1975, nghe mới “đă” và mới đúng với ư như câu chuyện của tác phẩm Hemingway). Cụ Bùi Giáng cũng thuộc vào nhóm người “giáng thế” khi dịch “Terre des Hommes” (Vùng đất của người) thành “Cơi người ta”.

    Cụ Phạm Duy là một bậc tài hoa xuất chúng nữa với các tác phẩm chuyển ngữ lời Việt. Ca khúc “The house of the rising sun” đă được cụ chuyển thành “Chiều vàng dưới mái nhà tranh”. So sánh từng câu từng từ trong các ca khúc chuyển ngữ của thiên tài Phạm Duy, không thể nói ǵ hơn ngoài sự kính phục tột bậc. Trong Love Story, ca khúc rất phổ biến Sài G̣n thập niên 1970 mà cụ Phạm chuyển ngữ, có những từ được diễn đạt mà chỉ những bậc thượng thừa tiếng Việt mới thể hiện nổi, chẳng hạn “this empty world” thành “cuộc đời vắng ngắt”; hoặc “wild imaginings” thành “mộng huyền mênh mang”...

    Có một điểm chung giữa những bậc kỳ tài Phạm Duy, Bùi Giáng hoặc vô số văn sĩ, nhạc sĩ cùng thời với họ, là: “Tôi yêu tiếng nước tôi!”. Chỉ những người thật sự yêu quư tiếng nói của dân tộc ḿnh mới biết cách làm đẹp ngôn ngữ. Họ nhảy múa với ngôn ngữ. Họ thăng hoa với ngôn ngữ. Họ bay bổng với ngôn ngữ. Sự cuồng nhiệt trong t́nh yêu ngôn ngữ của họ đă tạo ra một nền văn hóa trong đó tiếng Việt vượt qua cả khái niệm ngôn ngữ như là kư hiệu giao tiếp thuần túy mà vươn lên đến chóp đỉnh của một thứ trừu tượng hơn: linh hồn dân tộc. “Tôi yêu tiếng nước tôi”. T́nh yêu của họ với tiếng Việt đă làm đẹp tiếng mẹ đẻ, làm sang trọng tiếng mẹ đẻ, và cuối cùng làm nên một nền văn hóa đẹp đẽ.

    Chỉ những giai đoạn tiếng Việt bay bổng th́ nền văn hóa mới thăng hoa, hay là ngược lại, thật khó có thể nói chính xác. Nhưng, có thể đoan chắc rằng một nền văn hóa xuống cấp luôn đi đôi với việc ngôn ngữ và cách dùng ngôn ngữ xuống cấp. Nó bị dùng sai là một chuyện. Nó bị xem thường mới là điều đáng nói. Khi tiếng Việt không c̣n được tôn trọng, văn hóa và xă hội sẽ không c̣n được tôn trọng. Con người cũng không c̣n được tôn trọng. “Tiếng Việt c̣n, nước ta c̣n”. Nhưng tiếng Việt bầy hầy, như đang thấy trên báo chí hàng ngày, trong các ca khúc được hàng triệu người nghe, th́ “nước ta” c̣n ǵ?

    Đừng trông chờ ở những khẩu hiệu “giữ ǵn tiếng Việt” hay “làm trong sáng tiếng Việt” hô hào chiếu lệ trong nền giáo dục hiện tại. Tiếng Việt đang bị hỏng không chỉ bởi các MC tung hứng bừa băi với những câu chữ làm màu “cho sang”, như “điểm trang” thay v́ phải nói cho đúng là “trang điểm”; không chỉ bởi các phát thanh viên truyền h́nh học nhau cách nói rập khuôn, hay các nhà báo viết bài không bao giờ xem lại lỗi chính tả; không chỉ bởi những cách dùng sai như “cặp đôi” hay “fan hâm mộ”; không chỉ bởi các từ ghép Hán-Việt vô nguyên tắc như “phượt thủ”… Nguồn gốc khiến tiếng Việt hư chính là từ giáo dục. Không ngôn ngữ nào có thể bay bổng trong một mô h́nh giáo dục giáo điều. Chẳng ai có thể sửa lại tiếng Việt với đà tuột dốc của nền giáo dục hiện nay. Muốn “làm trong sáng tiếng Việt”, hệ thống giáo dục phải tự làm trong sáng ḿnh. Điều này sẽ chẳng bao giờ có, không bao giờ thành hiện thực, khi mà giáo dục đang nằm dưới bàn chân của những “chủ trương” và “đường lối”. Đừng mong chờ những thay đổi trong giáo dục. Sẽ chẳng có thay đổi tích cực ǵ cả. Tiếng Việt sẽ tiếp tục bị hành hạ và văn hóa sẽ tiếp tục bị tra tấn.

    Dường như không ai có thể cứu tiếng Việt nhưng tiếng Việt có thể được cứu nếu mỗi người trong chúng ta cùng quay lại với con đường “tôi yêu tiếng nước tôi”. T́m kiếm và đọc lại những quyển sách của một thời làm nên sự kỳ vĩ một nền văn hóa, như một cách thức tự giải độc khỏi những luồng khí đen đang bủa quanh, có thể được xem là một cách thức. Nhiều giá trị hiện bị mất đi đang nằm trong những quyển sách đó. Văn hóa sẽ đi lạc vĩnh viễn nếu chẳng có ai t́m. Con đường đi t́m văn hóa đă mất có thể sẽ giúp t́m lại ánh hào quang của tiếng Việt, và cuối cùng, dẫn đến việc nh́n lại sự cần thiết phải tôn trọng tiếng Việt.

    Không người dân nào có thể thay đổi được hệ thống giáo dục hiện tại. Họ không có quyền hạn để làm điều đó. Tuy nhiên không ai có thể ngăn chặn sự chọn lựa để dung nạp một nền văn hóa khác với “hệ văn hóa” nhồi sọ và tuyên truyền. Cũng không ai có thể ngăn chặn sự chọn lựa đọc ǵ bên ngoài phạm vi những bài văn mẫu hay nên đọc ǵ trên những trang mạng xă hội. Đó là sự chọn lựa cần thiết, và cấp bách, để “tôi yêu tiếng nước tôi” có thể c̣n tồn tại và c̣n có cơ may truyền lại cho hậu sinh.

    Mạnh Kim

    Nguồn: facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10156583094229796

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    ''Ông tổ Quốc ngữ'' Francisco de Pina: Người bắc cầu văn hóa Âu - Việt


    Nhà thờ cổ Phước Kiều, xă Điện Phương, thị xă Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Dinh trấn Thanh Chiêm xưa), nơi có ngôi mộ được cho là của Francisco de Pina. @Copy d'ecran giaoxugiaohovietnam

    Với công chúng rộng răi, lịch sử chữ Quốc ngữ tưởng không c̣n bí ẩn lớn. Đối với nhiều người, Quốc ngữ do các giáo sĩ châu Âu chế tác để truyền đạo, nhân vật hoàn thành cơ bản sứ mạng này là giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes.


    Thế nhưng, lịch sử ít nhiều chính thống ấy đang bị xét lại. Quá tŕnh chế tác chữ Quốc ngữ có thể đă diễn ra rất khác. Vai tṛ của Francisco de Pina - người thầy của de Rhodes - đang ngày càng được chú ư hơn.

    Francisco de Pina sinh tại tỉnh Guarda, Bồ Đào Nha, khoảng năm 1585-1586. Theo học nhiều năm thần học, khoa học xă hội và nghệ thuật tại học viện Công Giáo ở Macao, thuộc Bồ Đào Nha. Tu sĩ Ḍng Tên này đến miền nam Việt Nam vào khoảng 1618. Francisco de Pina được coi là giáo sĩ châu Âu đầu tiên thông thạo tiếng Việt. Ông làm việc chủ yếu tại khu vực Hội An và vùng Thanh Chiêm, thủ phủ chính trị Đàng Trong của các chúa Nguyễn thời bấy giờ (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay), cho đến khi qua đời, trong một tai nạn trên biển năm 1625.

    Để t́m hiểu về những đóng góp của Francisco de Pina, RFI tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với giáo sư Roland Jacques (1), bên lề một hội thảo khoa học về chữ Quốc ngữ tại Lisboa, hồi tháng 10/2019 (2).

    Trong ḍng sông lịch sử có những giai đoạn bị quên lăng, nhưng nhiều khi chính những ǵ tưởng như bị lăng quên ấy lại là nguồn mạch của tương lai. Di sản bị chôn vùi của Francisco de Pina, của giai đoạn các giáo sĩ Bồ Đào Nha nói chung, nếu được khôi phục trở lại, rất có thể sẽ cho thấy quá tŕnh chế tác chữ Quốc ngữ, ngay từ đầu đă là sản phẩm của các hợp tác Âu - Việt mật thiết, không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực tôn giáo và v́ mục tiêu tôn giáo.


    Theo nhà nghiên cứu Roland Jacques, với Francisco de Pina, sự nghiệp chế tác chữ Quốc ngữ gắn liền với đối thoại văn hóa Âu - Việt. Chữ Quốc ngữ không đơn thuần là công cụ ghi âm, ghi lại lời nói, một phương tiện truyền giáo, mà c̣n là ''cơ sở cho những đối thoại'' giữa người Việt và người châu Âu trong chiều sâu tâm hồn. Chính ở b́nh diện quan trọng này mà chữ Quốc ngữ đă trở thành một di sản văn hóa sống, được nhiều thế hệ người Việt trân trọng, ǵn giữ và phát triển. Dễ hiểu, dễ sử dụng, gắn liền với lời nói, chữ Quốc ngữ chứa đựng tiềm năng dân chủ hóa lớn lao, đă trở thành phương tiện giúp cho tiếng Việt trở nên độc lập (với chữ Hán), cho nền giáo dục phổ cập toàn dân.

    Đọc thêm:Triều đ́nh Việt Nam bỏ thi chữ Hán năm 1919: Cơ hội để Quốc ngữ ''lên ngôi''?
    Theo Roland Jacques, để hiểu đúng lịch sử chế tác chữ Quốc ngữ, cần đối chiếu quá tŕnh này với dự án mang tính trực giác của Francisco de Pina. Trong tiến tŕnh lịch sử lâu dài ấy, thành công hay những ''thất bại tạm thời'' của việc chế tác chữ Quốc ngữ gắn liền việc chữ Quốc ngữ có được giới trí thức bản địa tham gia tích cực hay không, văn hóa bản địa tham gia đến đâu vào thứ chữ viết của tương lai này, để cho những con chữ từ trời Tây thấm đẫm hồn nước Việt.


    Mời nghe GS Roland Jacques (Lisbonne)

    ***

    RFI : Xin Giáo sư cho biết nhận định chung của ông về lịch sử chế tác chữ Quốc ngữ Việt Nam và vai tṛ của Francisco de Pina.

    GS Roland Jacques: Về phần ḿnh, tôi rất hạnh phúc được làm nghiên cứu, từ lâu nay, về nguồn gốc của chữ Quốc ngữ. Như tôi đă có lần viết, cần phải phản biện lại lịch sử đă được viết trước đó, về nguồn gốc Quốc ngữ, của một số tác giả mà tôi vốn tôn trọng. Tôi cũng rất hạnh phúc là sau các bài viết và sách của tôi, đă có thêm nhiều nhà nghiên cứu tiếp nối con đường này.

    Francisco de Pina là người đầu tiên nắm vững tiếng Việt, theo lời ghi nhận của Alexandre de Rhodes. ''Nắm vững tiếng Việt'', đó là nhận định mà de Rhodes đă dùng để nói về Pina. Có nghĩa là ông có thể dùng tiếng Việt không chỉ cho mục tiêu tôn giáo, mà c̣n cả về mặt văn hóa nữa.

    Chúng ta biết rằng cuốn từ điển Việt - Bồ - La, xuất bản năm 1651, không do Pina trực tiếp biên soạn, mà đây là một tác phẩm tập thể. Alexandre de Rhodes luôn thừa nhận tác phẩm được xuất bản tại Roma này là sản phẩm của nhiều đồng sự, nhiều cộng tác viên người Việt. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm một điều là cuốn từ điển này vừa là một thành công lớn, nhưng cũng là một thất bại.

    RFI : Một thành công lớn. Nhưng v́ sao là thất bại ?

    GS Roland Jacques: Thất bại là bởi v́, Alexandre de Rhodes đă không có phương tiện để biến ư tưởng chủ đạo của Pina thành hiện thực. Cụ thể là, cuốn từ điển này đă không có chỗ cho những tinh hoa của văn học Việt Nam, của thế giới chữ tượng h́nh Hán-Việt. Tuy nhiên, đây là một thất bại tạm thời, v́ ít nhất th́ ta cũng có được một bộ từ điển. Và điều kiện làm việc tại Việt Nam vào thời điểm này không c̣n tốt nữa, điều đó làm chậm lại đáng kể các nghiên cứu, t́m hiểu. Phải đợi nhiều thế hệ nữa, các nghiên cứu sẽ mới được tiếp tục.

    Hiện tại tôi biết có nhiều tư liệu của thế kỷ XVIII hiện chưa được khai thác. Có hàng trăm, hàng trăm trang tư liệu mà tôi mong muốn có thể giới thiệu một lúc nào đó.

    Ư tưởng chủ đạo của Pina là soạn ra được một công tŕnh mang tính toàn thể, hướng về một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, nhưng đặc biệt là hướng đến xây dựng một nền văn hóa cho tương lai, nhờ ở tiếng Việt.

    Tôi đă được thừa hưởng trực giác này từ giáo sư Hoàng Tuệ (cố viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), trực giác về vai tṛ to lớn của những cộng tác viên người Việt của Pina, của Alexandre de Rhodes, của Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc)… Pigneau de Béhaine đă nhấn mạnh đến vai tṛ của 8 thầy giảng (trong đó nhiều người Việt). Bộ từ điển Việt - Hán - Nôm - Latinh của Pigneau de Béhaine (hoàn thiện vào năm 1773) không phải là sản phẩm của riêng người châu Âu mà là sản phẩm của sự hợp tác mật thiết giữa một số người châu Âu, có kinh nghiệm về ngôn ngữ học, với nhiều người Việt sẵn sàng mở ra với cái mới.

    Không có chữ Quốc ngữ, th́ người Việt đă không thể tiến lên được, không thể phổ biến giáo dục cho toàn dân, không thể mang lại cho nhân dân những phương tiện cho các tiến bộ về mọi mặt, về chính trị, kinh tế, v.v. Trực giác của Pina là hướng đến một sự phát triển văn hóa chưa từng có, với chữ Quốc ngữ.

    Năm 1651, với bộ từ điển Việt - Latinh đầu tiên, chỉ là một điểm dừng chân, một giai đoạn.

    RFI : Cụ thể Francisco de Pina muốn ǵ xa hơn ?

    GS Roland Jacques: Có thể nói là từ năm 1651 đến năm 1770, chúng ta đă không có sản phẩm đáng kể bằng Quốc ngữ, cả về mặt tôn giáo, hay các mặt khác. Pigneau de Béhaine chính là người đă hiểu được trực giác của Pina, tiếp nối trực giác của Pina. Rốt cục, hệ chữ viết tượng h́nh là một mấu chốt, cho phép thâm nhập vào chiều sâu của tiếng Việt. Pigneau de Béhaine và các cộng sự đă biên soạn được một tác phẩm tuyệt vời, bộ từ điển Việt - Hán - Nôm - Latinh nói trên. Và tiếp theo đó phải nói đến nhiều tác phẩm của thế kỷ XIX (trong đó đặc biệt phải kể đếnTrương Vĩnh Kư) (3), và chúng ta có cuốn Đại Nam Quốc Âm tự vị của Paulus Của - Huỳnh Tịnh Của, đă kế thừa cuốn từ điển của Pigneau de Béhaine, với một số thay đổi.

    Ta thấy đó chính là cái đích Pina muốn hướng tới. Quan niệm của Pina là phải thừa hưởng mọi thành quả của quá khứ, và hướng hẳn về tương lai. Nh́n theo hướng này th́ bộ từ điển năm 1651 là một điều tuyệt vời, nhưng chỉ là một sản phẩm nhỏ, so với những ǵ mà ông kỳ vọng, mơ ước.

    Mơ ước của Pina là gặp gỡ về văn hóa, khi đi đến chiều sâu của nền văn hóa Việt Nam, với quá khứ của Việt Nam, với những ảnh hưởng từ Trung Hoa. Nhưng điều đặc biệt quan trọng là hướng về tương lai. Pina đă thoáng nh́n ra triển vọng phát triển của tiếng Việt, nhờ ở việc phổ cập chữ Quốc ngữ.



    Thư viện Biblioteca da Ajuda (thủ đô Lisboa), nơi lưu trữ bộ sưu tập Jesuitas na Asia, trong đó có bản sao một bức thư, được coi là của Francisco de Pina, gửi bề trên năm 1622-1623, báo cáo hoạt động của giáo đoàn. @Copy d'ecran :BibliotecaDaAjuda



    RFI : Dựa trên những bằng chứng nào Giáo sư khẳng định đấy là tư tưởng của Pina ?

    GS Roland Jacques: Tôi rút ra điều này bằng cách dựa sát vào bản thảo do Pina để lại. Trong một lá thư gửi bề trên, Pina đă giải thích là trong giai đoạn đầu, các giáo đoàn Ḍng Tên đă đi sai hướng, bởi v́ họ đă không có đủ tinh thần cởi mở.

    Pina ghi nhận thoạt tiên, giữa các nhà truyền giáo, không biết chữ Nôm, và các thầy giảng người Việt, biết chữ Nôm, không có phương tiện đối thoại. Chính chữ Quốc ngữ đă mang lại cơ sở cho đối thoại, thông qua các chữ viết tiếng Việt theo kiểu mới. Tiếng Việt qua đó được thanh lọc, để trở nên độc lập.

    Chính trên cơ sở đó mà có được đối thoại Đông - Tây, giữa các tâm thức khác nhau, với sản phẩm là những trái quả mới. Pina không mơ đến những trái quả về phương diện tôn giáo, mà là một điều rất khác.

    Pina so sánh các tác giả cổ điển của nền văn minh Latinh với những ǵ tương đương mà ông muốn t́m thấy trong nền văn hóa Việt Nam. Tinh hoa văn hóa của quư vị là ǵ, đâu là các truyền thuyết và những thần thoại của quư vị? Đấy chính là điều mà Pina muốn học và hiểu. Ngược lại, ông cũng hy vọng là người Việt đến với nền văn chương châu Âu. Chính ở đó mà hai bên có thể gặp nhau trong chiều sâu tâm hồn, trong những tư tưởng mang tính xây dựng, những tư tưởng hướng đến làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn, cải thiện chính xă hội của người Việt.

    Trong bức thư dài, được viết vào năm 1622 - 1623, gửi đến bề trên, Pina đă tŕnh bày kế hoạch làm việc to lớn này, cả về mặt tiếng Việt, về việc hoàn thiện hệ thống ghi âm, cũng như về mặt học hỏi những phần kinh điển trong văn chương, văn hóa Việt Nam.

    Cá nhân tôi, tôi tin tưởng vào tiếng Việt, vào văn hóa Việt Nam. Cần phải cẩn trọng không để bị hấp thu quá mức các ảnh hưởng từ bên ngoài, bởi có nhiều ảnh hưởng độc hại. Cần phải trở lại với các cội rễ, những ǵ tinh túy ban đầu, song song với việc mở ra để đối thoại với tất cả các nền văn hóa khác. Nhưng điều quan trọng là phải bắt rễ trong chính ḿnh.

    ''Uống nước nhớ nguồn'' - Đừng quên những người tiên phong đă để lại cho quư vị một phương tiện tuyệt vời này, đó là Quốc ngữ, đă cho phép tiếng Việt trở thành chính ḿnh !

    RFI xin cảm ơn Giáo sư Roland Jacques.

    *******

    Ghi chú

    1 - Giáo sư Roland Jacques, người Pháp, là tác giả cuốn ''Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học (cho đến năm 1651)'' (dịch sang tiếng Việt năm 2007, NXB Khoa học Xă hội). 1651 là năm ra đời bộ từ điển nổi tiếng Việt - Bồ - La.

    2 - Tham luận của Giáo sư Roland Jacques "Vài suy niệm về Francisco de Pina và những bước đầu tiên trong việc h́nh thành chữ quốc ngữ", tại hội thảo Lisboa, tháng 10/2019 (theo Diendan.org).

    3 - "Trương Vĩnh Kư và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX", RFI tiếng Việt, ngày 06/04/2015.

    rfi

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    Câu đối Tết Canh Tư



    Hà Sĩ Phu (Danlambao)

    Yêu nước, phải Sáng ḷng!
    Nhân quyền, không Miễn phí!

    1- Câu đối vui đón năm Con Chuột

    - Tối ba mươi, lịch đă định ngày, phải đón lũ Chuột nhắt, Chuột đồng, ngôn ngữ gọi đàn kêu... Chí... Chí!

    - Sáng mồng một, ḷng lo trừ họa, bèn mua chàng Mèo mướp, Mèo mun, bài ca diệt chuột hát... Meo... Meo!

    Lời dẫn: Nhà anh Ba lúc nhúc những Chuột, bị đánh duổi là Chuột cứ chui tụt vào chiếc B́nh mà chủ nhân bảo là chính sứ Giang Tây, mua lúc cụ thân sinh c̣n đi lính cho Tàu, nên phải giữ ǵn bằng mọi giá.

    Cô em gái vốn tính nhu ḿ, không biết làm sao đập vỡ cái b́nh tai ác mà không chống lệnh anh, bèn mua về một con Mèo mướp. Chuột không sợ người, chỉ “kỵ” mèo! Mèo chỉ “hát meo meo” là chuột sợ khiếp vía (như kiểu xă hội ta, độc tài không sợ ǵ, chỉ kỵ dân chủ ôn ḥa). Mèo Chuột đuổi nhau, Chuột trốn vào b́nh nên chiếc b́nh rơi vỡ vụn. Chú mèo vô t́nh lập công (tặng chú Mèo cái tên Mèo Dân chủ nhé!). Cô em thanh toán được cái b́nh đă thành ổ Chuột mà không trái lệnh người anh. HSP tôi nhân chuyện ấy mà viết ra Câu đối vui này, đón năm con Chuột.

    2- Duyên nợ giữa Chuột và Người

    - Nhân dân nào phải “cô bay”, sao dám đem làm thí nghiệm?

    - Chuyên chính đích danh “thử bối”, v́ đâu độc chiếm non sông? [1]

    [1] cobaye (tiếng Pháp) là chuột bạch để làm thí nghiệm, thử bối (chữ Nho 鼠輩) là lũ chuột.

    Chủ nghĩa Mác-Lê chính là một cuộc “đại thí nghiệm”, khai thác những sức mạnh có tính bản năng của con người và ḷng hướng thiện, nhưng thiếu cái đầu lạnh trầm tĩnh và chính xác của Trí tuệ và Khoa học, nên thành quả bị rơi vào tay những con mănh thú tỉnh táo, tim lạnh và biết ŕnh mồi, tức những kẻ cơ hội cầm quyền “chuyên chính Vô sản” như Xít như Mao... vân vân...

    3- Ơn chú Chuột vi tính

    - Chuột Vi-tính mà có công to, cú nhắp Chuột đưa ta ra... bốn bể!

    - Người U-mê thường gây tội lớn, trận giết Người nổi tiếng đến... năm châu!

    4- Chuyện Ḷ và Củi

    - Điểm mặt “Nội xâm” [1], rừng củi vào ḷ, bung kết quả!

    - Ôm chân Ngoại tặc, chủ ḷ thành củi, mới thành công!

    [1] Tội Tham nhũng thường được ví như giặc Nội xâm, thực ra đó chỉ là sự ví von, v́ Nội xâm là tội xâm lược ở bên trong, tức tội người cầm quyền cướp mất nước của dân nên đă thành “giặc Nội xâm” đối với đất nước. Vụ thảm sát trong đêm rạng sáng ngày 9/1/2020 ở Đồng Tâm đúng hệt như cảnh một vụ “Giặc đă vào làng”, xông vào nhà dân, cướp nhiều đồ đạc và giết hại một ông già 84 tuổi thường hết lời can ngăn việc cướp bóc của họ...

    5- Đối thoại giữa Canh và Tư

    Canh và Tư trước đây là bạn cùng lớp phổ thông, nay Canh là cán bộ An ninh phường, Tư là sinh viên tham gia biểu t́nh chống làm đặc khu cho Tàu. Ngày 1 tháng 10 vừa qua Tư dắt xe ra cửa định đến mừng sinh nhật người yêu th́ bị Canh giữ lại và bảo “hôm nay bạn không được ra khỏi nhà”. Tư liền viết tin lên Facebook gây làn sóng công phẫn, mới biết ngày 1 tháng 10 là một ngày nhạy cảm An ninh liên quan đến bạn vàng (!), đề pḥng biểu t́nh phản đối âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Thế là hôm nay, nhân Tết ông Công, Canh đến rủ Tư ra tiệm Cà phê nói chuyện để bạn thông cảm.

    Nhắp ly cà phê, Canh ra vế đối trách bạn nóng tính:

    * Chỉ CANH một TƯ, sao to chuyện?

    TƯ cười mỉm rồi ôn tồn lắc vai bạn và nói thẳng:

    * Động TƯ là CANH, quá tiểu nhân!

    Canh hơi đỏ mặt xấu hổ, nhưng rồi nắm tay bạn và nói nhỏ: Ông vẫn giỏi Câu đối như ngày xưa, chữ “tiểu nhân” đối lại với “to chuyện” là ác rồi, nhưng lệnh trên phải làm, kẻ quân tử cũng phải thành tiểu nhân thôi, nhục lắm, ông mắng th́ ḿnh phải chịu.

    Cảm ơn đôi bạn Canh và Tư đă cho cái Tết năm Con Chuột này một cặp đối thú vị.

    * Chỉ CANH một TƯ, sao to chuyện?
    * Động TƯ là CANH, quá tiểu nhân!

    6- Chuột và b́nh, mối t́nh tương sinh tương khắc

    - B́nh của Búa Liềm nay Chuột rúc, tất nhiên B́nh cố đẩy Chuột ra!

    - Chuột tuôn Cặn Bă để B́nh hôi, kiên quyết Chuột cứ yêu B́nh đấy!

    7- Đổi giọng, vẫn là Chuột

    - Ba chú NHẮT gặm đồ thờ thuở nọ, nay vênh vang gơ nhịp ca CHÙ (TRÙ)!

    - Mấy anh LANG uốn tấc lưỡi hôm nay, cũng tấp tểnh đeo hàm ông CỐNG!

    (Ông Cống ông Nghè là bậc Tiến sĩ thời xưa)

    8- Hài hước một chút chơi



    9/ Ngày Tết, chiêu hồn những người chết oan, chết “bất đắc ḱ tử”, chết v́ những nguyên nhân lăng xẹt

    - Ngót bốn chục sinh linh, chui thùng lạnh, thùng nhân đều chết thảm!

    - Dư ba mươi tử nạn, bốc nhiệt t́nh, bóng đá hóa điêu linh? [2]

    (Một bên chết v́ quá ‘hàn”, một bên chết v́ quá “nhiệt”)
    [2] Tin từ trithucvn.net/tin-tuc-vn/: 31 người chết v́ Tai nạn giao thông trong ngày diễn ra chung kết bóng đá SEA Games 30.

    Nén nhang ngày Tết cho những “thùng nhân”

    Đă rằng “thập loại chúng sinh”
    Nghĩa đồng bào, gọi chút t́nh xót thương
    Ba mươi chín kẻ chết đường
    Như đàn chim nhỏ t́m phương mặt trời!
    Những hồn dân Việt bi ai
    Tết về ta thắp một vài nén hương.

    Hoang đường chi hỡi Thiên đường?
    Cơi âm ơi, để cơi dương chạnh ḷng
    Rời tổ ấm chui trong thùng lạnh
    Máu Lạc Hồng cô quạnh đă ngưng
    Thực hư, khôn dại đă từng
    Nén hương sưởi ấm nhau chừng ấy thôi
    Thế gian lệ đă cạn rồi
    C̣n đâu nước mắt khóc hoài... “thùng nhân”?
    H.S.P. (Tết Canh Tư 2020)

    10/ Chút đau ngày Tết (từ Đồng Tâm nhớ về Nọc Nạn)

    - Đồng Nọc Nạn: GIẶC có lúc công minh là PHÁP, c̣n giữ nét Nhân văn!

    - Xă Đồng Tâm: “TA” đôi khi bạo ngược như TÀU, chỉ lo quyền Thống trị!

    (Vụ án đồng Nọc Nạn: Trong khi tự vệ người nông dân đă giết chết một viên chức của nhà cầm quyền người Pháp, nhưng Ṭa đại h́nh Cần Thơ mở ngày thứ sáu 17-8-1928, do ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm đă tuyên một bản án mà theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Nghĩa đăng trên Diễn đàn Đông Dương ngày 20-8-1928 và nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp, bản tại Sài G̣n lúc đó là: “Ṭa vào pḥng để thảo luận bàn căi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn” (Ṭa của Pháp tha bổng một nông dân Việt đă giết một sỹ quan Pháp để tự vệ). https://tuoitre.vn/ngon-lua-dong-noc-nang-477808.htm)

    - Đem đại binh chống một ông già, lo sợ quá bởi Ḷng không Đại nghĩa!

    - Dựng tiểu tiết như bày con nít, mưu mô thừa v́ Chí chẳng Công minh!

    * Đất Việt Nam thấm máu Việt Nam, đất chẳng biết gian manh hay Tuấn Kiệt!

    * Đạn Cộng Sản xuyên tim Cộng Sản, đạn không hay phản loạn với Anh Hùng!

    11/ Ngày Tết, tưởng nhớ những tù nhân lương tâm

    Kẻ làm Câu đối này đă qua một cái Tết trong tù (1996). Tâm sự lúc ấy gửi vào hai Câu đối:

    Câu 1 (trong tù)

    - Quên điều Quốc luật gài then sắt!
    - Để chữ Dân quyền nảy nét son!

    Câu 2 (trong tù)

    - Thơ Xuân dâng Hồn Nước, song sắt phải mờ!
    - Đối Tết rộn T́nh Quê, cửa lim cũng vượt!

    Trên mạng đă có người b́nh về hai câu ấy rằng: “Son” bền hơn “sắt” đấy. Thân thể người tù vượt sao được song sắt, cửa lim? Nhưng Hồn Nước và T́nh Quê sẽ biến Tâm hồn người tù thành tiếng, thành lời vượt qua song sắt, về nhà với người thân và với nhân dân ḿnh ngày Tết!

    Bà con đi thăm nuôi trong dịp Tết xin mang hai Câu đối này, của một người đồng tâm đồng cảnh, như một chút than hồng sưởi ấm ḷng nhau những ngày cô đơn giá lạnh. Chúc nhau hăy kiên nhẫn vượt qua! Dân quyền, Nhân quyền, những giá trị cao chẳng khi nào miễn phí!

    MẤY CÂU MỜI ĐỐI:

    Câu 1:

    - Mấy chục năm tuổi đảng quang vinh, chưa học phép nôn, sao là cao cấp?

    (nghĩ về vụ án Nguyễn Bắc Son)

    Câu 2:

    - Phú mà không quư dân không trọng!

    (Răn những kẻ trọc phú, chỉ biết mưu mẹo làm giàu mà quên nghĩa vụ với dân, với nước! “Phú” mà không biết “Quư dân” th́ không đáng “Trọng” đâu!)

    Câu 3:

    - Canh Tư, Chuột Chí lên chùa!



    (Ngoài ra, tất cả các vế đối trong bài đều có thể coi như những vế xuất đối để quư độc giả ứng đối ngày Tết cho vui).

    Tết Canh Tư 2020 - Hà Sĩ Phu trân trọng kính bút

    24.01.2020


    Hà Sĩ Phu
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    NGÀY XUÂN BÀN VỀ NGÔN NGỮ VÀ NHÂN CÁCH VIỆT ANH HÙNG (PHẠM CAO DƯƠNG) (*)


    “Nói chuyện Tháng Giêng” là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở Hải Ngoại cách đây nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, v́ lư do này hay lư do khác, hầu như không c̣n được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đă dùng những từ ngữ khác để thay thế.Trong số đó có từ ngữ “Tháng Giêng”, được dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm.Thay v́ gọi hay đọc tháng này là Tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một. Lư do có lẽ v́ khi viết người ta dùng số 1 cho tiện dụng. Từ đó, “Tháng Chạp” trở thành Tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và Tháng Một tất nhiên không c̣n là Tháng Mười Một nữa.Nhớ lại bài học thuộc ḷng mà tôi có dịp học hồi c̣n nhỏ trong đó có các câu:

    Tháng Giêng ăn tết ở nhà....
    Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn

    mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy các thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới. Tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy một chuyện b́nh thường người ta không nên để xảy ra mà vẫn xảy ra này. Đây không phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ, chống hay không chống chế độ mới, dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, mà ngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi. Có điều qui ước hay không qui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể v́ lư do ǵ đi chăng nữa làm mất đi tính cách chính xác, trong sáng và phong phú của ngôn ngữ ḿnh sử dụng.

    Một thí dụ điển h́nh là người Mỹ, nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng họ đă không làm như vậy. Khi viết, để cho tiện và không chính thức, họ vẫn dùng các con số 1 cho Tháng Giêng, 2 cho Tháng Hai ...liên tục cho đến số 12 cho Tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ. Nhưng khi phải ghi một cách đầy đủ một cách h́nh thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rơ là January, February ...December. C̣n khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họ luôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số thay thế.

    Thoáng đó, nhiều năm đă trôi qua. V́ bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịp theo dơi chuyện này và bây giờ, khi viết bài này, chúng ta sắp bước sang Tháng Giêng của năm mới tây và tháng Giêng của năm mới ta th́ cũng sắp tới, nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có c̣n cái tật sử dụng tiếng Việt một cách bừa bài, cẩu thả như vậy nữa không. Nói như vậy v́ nói tới tháng Giêng Tây nhiều người đă dùng chữ Một, tháng Một và tôi hy vọng các vị này dành hai chữ Tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch. Tuy nhiên nhiều người khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạc quan hăo, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề này như nói đến một nỗi buồn tiếng Việt.

    Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị thui chột trước cuộc sống mới nặng về thực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vă. Người ta đă nại đủ cớ, kể cả ngang ngược tự cho ḿnh là đúng để muốn nói sao th́ nói, muốn viết sao th́ viết không theo một nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, v́ lư do này hay lư do khác, kể cả lười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dăi chạy theo thói nhất thời hay để phá bỏ những ǵ của một thời xưa cũ.

    Bây giờ nói tới chuyện mới hơn một chút. Gọi là mới, nhưng thực sự th́ chuyện này đă xảy ra từ hơn hai mươi năm trước. Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ Cộng Ḥa ở Miền Nam không c̣n nữa. Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối với dân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùng và thực tế, khác hẳn với người Pháp, đă phỏng vấn một số người Việt về sự khác biệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thống nhất đầy bi thương này. Một trong số những người được phỏng vấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tôi không nhớ rơ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đă có dịp đưa ra nhận xét của ḿnh khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam. Đại khái câu nói của ông là ông và nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lối viết tùy bút vô cùng ư nhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ư về một câu nói của đồng bào Miền Nam là “Vậy mà không phải vậy”. Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đă không giải thích thêm. Người nghe muốn hiểu sao th́ hiểu và áp dụng vào khía cạnh nào của cuộc sống th́ áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đă dùng bạo lực đánh bại Miền Nam để thống nhất đất nước và t́nh trạng thống nhất hai miền hai chục năm sau đó. Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực của một người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đă thêm một chữ khác hay được dùng ở miền Nam là chữ “nên”khác với chữ “phải”ở Miền Bắc. Với chữ “phải” này, ông chú thích thêm rằng “Đó là tiếng của cán bộ”. Tôn trọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng và để độc giả được thong thả suy luận, theo đúng với tinh thần ra vô thong thả của người Miền Nam, tôi chỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa.

    Hội hay Lễ Hội.- Trở lại chuyện mùa xuân và tháng Giêng. Cũng trong bài học thuộc ḷng kể trên, câu thứ hai của bài này là:

    Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè...

    Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do truyền thống không bị ràng buộc bởi những lễ nghi lôi thôi, phiền phức của người Việt theo Khổng Giáo, sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng Giáo hay các bô lăo ở các xă thôn đều phải tôn trọng, không động tới.

    Người ta đă mở hội để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay sau này từ các thành phố về tham dự.

    Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
    Đón tôi về xem hội ở làng bên...

    Những hội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở với tất cả những tiết mục mà một số vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùa hay một số hội đền, đa số các hội được người ta trẩy để vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ th́ lễ ít hơn là hội. Chữ lễ do đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đ́nh đám mùa xuân cho cả trăm hội ở khắp trong nước, ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đền như Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc, ...hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội Chùa Keo, ...hội phủ như Hội Phủ Giầy...đến các hội làng. Tất cả đều là hội.Không hề có hội lễ hay lễ hội. Lư do rất đơn giản. Đó là v́ hội là mục đích chính và lễ là phụ. Người ta trẩy hội là để vui chơi, để xem hội. C̣n lễ thì chỉ là cái cớ, có lễ th́ càng tốt mà không lễ th́ cũng chẳng sao, không bắt buộc. Người Việt bản chất rất bao dung về tôn giáo, tín ngưỡng. Không phải chỉ qua ngôn ngữ b́nh thường mà qua thi ca, sau này là tiểu thuyết ...người ta cũng thấy phản ảnh rơ rệt điều này. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Sau một thời gian bị lăng quên v́ chiến tranh và v́ cách mạng, các hội hè cổ truyền của người Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển du lịch hay nhu cầu thuần túy chính trị..., đă được mở lại. Đây là một cố gắng đáng khích lệ. Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần của những biến cố đặc trưng cho một nếp sống đă tồn tại từ nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội với những mục tiêu thực tế, người ta đă vô t́nh làm mất đi ư nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một h́nh thức biểu hiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt vậy.


    Từ 81 biệt kích dù VNCH đến chiến thắng Đống Đa

    Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạt mà c̣n là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa của người sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Coi là phương tiện, người ta có thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những ǵ liên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày. Đối với những phạm vi khác liên hệ tới quá khứ và tương lai lâu dài hơn, người sử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác, trong sáng và phong phú của ngôn ngữ mà ḿnh yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra th́ dễ nhưng thực hiện và thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở và nhắc nhở người khác không dễ chút nào.

    Từ Chiến Thắng Đống Đa đến Giỗ Trận Đống Đa

    Nói chuyện Tháng Giêng mà không nói tới Chiến Thắng Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 của Vua Quang Trung là một sự thiếu sót. Có điều vì chiến thắng này đã được quá nhiều người nói tới mỗi độ xuân về nên người viết đã tránh không viết thêm vì sợ làm rậm mắt người đọc. Tuy nhiên trong những ngày cuối năm 2019 này một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại khiến người viết thấy cần phải viết ít dòng vì nó liên quan tới tinh thần và truyền thống từ bi, bao dung, trọng nhân nghĩa, coi nghĩa tử là nghĩa tận của người Việt, đặc biệt là trong những ngày trước và sau Tết Nguyên Đán. Đó là sự kiện hài cốt của 81 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù tử nạn máy bay trong thời gian Chiến Tranh Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua, được cựu Nghị Sĩ Mỹ Jim Webb vận động đem từ Hawaii về an nghỉ trong nghĩa trang Westminster Memorial park, Thành Phố Westminster, Nam California, Hoa K.


    Tai nạn xảy ra ngày 11/12/1965, mãi đến ngày 26/10/2019, tổng cộng ngót 54 năm, hài cốt của các nạn nhân mới được an táng. Lý do là xác máy bay chỉ được tìm thấy vào năm 1974 và di cốt các nạn nhân được chuyển qua Thái Lan, rồi Hawaii để nhận diện, sau đó là tìm nơi an nghỉ.

    Nghị Sĩ Jim Webb dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan làm Bộ Trưởng Hải Quân được Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ trao cho trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Ông đã liên lạc với Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam nhưng đã bị chính phủ này từ chối hai lần, không cho những hài cốt này hồi hương an táng tại Việt Nam. Cuối cùng người Mỹ phải quyết định đem tất cả về an táng ở Westminster Memorial Park nơi có Cộng Đồng người Việt Nam đông nhất thế giới, sau hơn nửa thế kỷ vô thừa nhận. Lễ an táng đã được cử hành trọng thể với đầy đủ lễ nghi quân cách do Hải Quân Hoa Kỳ và các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đảm nhiệm.

    Các nguồn tin không nói rõ lý do khiến cho các nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam từ chối lời đề nghị của người Mỹ cho hồi hương các di cốt của 81 chiến sĩ nhảy dù VNCH về quê hương Việt Nam để an táng họ, nhưng nói chung không ngoài tâm trạng thù địch và sợ hãi nhìn đâu cũng thấy, điều được gọi là "các thế lực thù địch" và phải phòng ngừa của các nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hiện tại.

    Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với truyền thống vốn có từ lâu của dân tộc Việt Nam, ít ra là từ sau thời Nhà Trần đại thắng Quân Mông Cổ, đến thời Vua Lê Thái Tổ đánh đuổi Quân Minh rồi Vua Quang Trung đánh bại Quân Nhà Thanh.

    Gương đốt cả một tráp chứa đầy biểu xin hàng giặc Mông Cổ thời Vua Trần Nhân Tông để làm yên lòng những kẻ có dã tâm phản trắc cũng như việc Nhà Vua cởi ngự bào đắp lên đầu Tướng Mông Cổ Toa Đô, kèm câu nói bất hủ “Làm bầy tôi nên như người này!” hay sau này thời Lê Thái Tổ đuổi Quân Minh, đối với kẻ thù truyền kiếp: “Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển chưa thôi trống ngực. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tầu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa, ngỏ lòng thú phục; ta muốn toàn quân là tốt, cả nước nghỉ ngơi.” đã không được những kẻ chiến thắng thời 1975 noi theo, đối với chính đồng bào của mình, từ đó không có được cảnh:

    Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh,

    Kim niên du thắng tích niên du.

    Bốn bể yên rồi, dơ bụi tạnh,
    Cuộc chơi năm trước kém năm nay.
    (Thơ Thượng Hoàng Trần Thánh Tông,
    Ngô Tất Tố dịch)

    hay như Vua Trần Nhân Tông được thấy cảnh:

    Bạch đầu quân sĩ tại,
    Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.

    Lính già phơ tóc bạc,
    Kể chuyện thuở Nguyên Phong.

    (Xuân Nhật Yết Chiêu Lăng, Ngô Tất Tố dịch)

    Một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, yên bình của những người già đã làm xong bổn phận ngồi kể lại cho con cháu nghe, hay rộng rãi hơn, trong toàn cảnh xã hội:

    Trung hưng văn vận mại Hiên Hy,
    Triệu tính âu ca lạc thịnh thì.

    Trung hưng văn vận vượt đời xưa,
    Thời thịnh muôn dân ngợi hát ca.

    (Thơ Trần Nguyên Đán (1325-1390),
    Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình dịch)

    Trung hưng ở đây có thể hiểu là thời sau thời Nhà Trần bình được quân Mông Cổ, khôi phục lại được Kinh Đô Thăng Long, giữ vững được quyền làm chủ đất nước. Hiên là Hiên Viên và Hy là Phục Hy, hai vị hoàng đế trong huyền sử Trung Hoa, còn Trần Nguyên Đán là ông ngoại của Nguyễn Trãi vị công thần đệ nhất của Triều Lê, tác giả của Bình Ngô Đại Cáo.

    Cuối cùng, gần chúng ta nhất và cũng là đề tài cho bài viết lần này là chuyện Chiến Thắng Đống Đa và Giỗ Trận Đống Đa. Chiến Thắng Đống Đa là chiến thắng của người Việt Nam trước kẻ thù Phương Bắc xảy ra vào năm Kỷ Dậu, 1789, mà không một người Việt Nam nào không biết và lấy làm hãnh diện; nhưng trong lịch trình những ngày lễ của người Việt người ta đã không ghi là chiến thắng, Chiến Thắng Đống Đa, mà lại ghi là ngày giỗ, Giỗ Trận Đống Đa.Tại sao vậy? Câu trả lời phải chăng đó là dotinh thần hiếu hòa, từ bi, nhân nghĩa và bao dung của người Việt, coi nhẹ chiến tranh, khí giới và bạo lực là một giá trị truyền thống, bất đắc dĩ mới phải dùng đến, đúng như chủ trương của Đạo Giáo, một trong Tam Giáo của người Việt, qua cái nhìn của Lão Tử, “coi binh khí như một vật chẳng lành, không phải đồ dùng của người quân tử (Binh giả, bất tường chi khí, phi quân tử chi khí, Đạo Đức Kinh, Chương 31, Nguyễn Tôn Nhan dịch)” và “thắng chẳng có gì là hay vì nếu hay là thích giết người và kẻ thích giết người đâu thể trị được thiên hạ. Hãy khóc bi ai.Khi thắng hãy cử hành tang lễ (Dĩ ai bi khấp chi.Chiến thắng dĩ tang lễ xử chi)”.

    Cũng nên biết thêm là ở Hà Nội có một ngõ hẹp mang tên là Ngõ Sầm Công, phía sau Phố Hàng Buồm, sau đổi là Tôn Thất Yên thời Quốc Gia Việt Nam, rồi Đào Duy Từ hiện tại. Sầm Công ở đây chính là Sầm Nghi Đống, Tri Phủ Điền Châu đóng ở Đống Đa bị bao vây, thắt cổ chết và người Tầu đã lập đền thờ. Đền này đã tồn tại mà không hề gặp khó khăn gì từ phía người Việt nói chung và từ phía các nhà cầm quyền Việt Nam nói riêng. Đền này đã được Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương đề bốn câu thơ châm biếm sau đây:

    Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
    Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo.
    Ví đây đổi phận làm trai được,
    Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

    Đây cũng là một truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và của các vua chúa Việt Nam nói riêng đối với các sắc dân thiểu số sống trên lãnh thổ của mình, kể cả người Tầu.

    Một điều đáng tiếc khác là khác với Lịch Sử Hoa Kỳ sau chiến tranh Nam-Bắc, Lịch Sử Việt Nam không có được những người như Tướng Ulysses S.Grant của Miền Bắc và Tướng Robert E.Lee của Miền Nam trong thời Chiến Tranh Nam - Bắc trong cách hai người đối xử với nhau khi Tướng Lee tới gặp Tướng Grant để chính thức đầu hàng. Tướng Lee đến với lễ phục sạch tinh, nguyên nếp, mang gươm trang trí cực đẹp của một tướng lãnh quý tộc Miền Nam ở cạnh sườn. Còn Tướng Grant thì ngược lại. Mặc dù là thuộc phe chiến thắng, ông ăn mặc xoềnh xoàng, không khác một người lính thường, quần áo, giầy trận còn “dính bùn đất hành quân”, không mang gươm cạnh sườn, ngoại trừ huy hiệu cấp tướng. Đến khi ra về Tướng Lee và các sĩ quan khác của ông vẫn được giữ nguyên tất cả, đặc biệt là không bị sỉ nhục, không phải nạp gươm và tiếp tục được ngồi trên lưng ngựa. Cả hai đều tự giữ được mình, giữ tư cách cho mình và giữ tư cách cho nhau, tôn trọng lẫn nhau trong một hoàn cảnh vô cùng tế nhị. Chuyện này các học sinh Mỹ ngay từ các lớp dưới đều được học, coi như một niềm hãnh diện của họ và là lý do tại sao nước Mỹ sau này đã trở thành một nước lớn và mạnh, lớn và mạnh với đầy đủ ý nghĩa của ngôn từ. Đây cũng là bài học mà các học sinh Việt Nam, nói riêng, và người Việt Nam, nói chung, cần phải học. Câu hỏi được đặt ra ở đây là chừng nào thì Dân Tộc Việt Nam mới thực sự thoát được tình trạng:

    Dân hai nhăm triệu không người lớn,
    Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con!

    như một nhà thơ hồi đầu thế kỷ trước, nếu tôi nhớ không lầm, Tản Đà, đã từng than?

    Những ngày cuối năm 2019
    Phạm Cao Dương

    (*) Tiến sĩ Sử học, nguyên Giáo sư các Đại học thời VNCH và Hoa kỳ sau 1975

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    Mùa xuân trong nhạc ngoại lời Việt



    Hoa đào và một chút hương vị xuân ngày Tết. Tuấn Thảo / RFI

    Mùa xuân dường như là điều mà rất nhiều người luôn mong đợi, ở lứa tuổi nào dù đă yêu hay chưa, ai cũng có một lư do để háo hức chờ đón xuân về, trong tim không ngủ yên v́ niềm vui thao thức. Mùa xuân, trong mắt các nhà soạn nhạc cổ điển, từ Vivaldi đến Johann Strauss II cũng là một chủ đề đáng để ngợi ca.


    Đây cũng là dịp để cho Góc vườn Âm nhạc t́m hiểu thêm về những giai điệu nhạc nước ngoài từng được đặt thêm lời Việt với chủ đề mùa xuân. Trên lănh vực nhạc cổ điển, tác giả Beethoven mà trong năm 2020, toàn thế giới kỷ niệm 250 năm ngày sinh, từng viết bản sonate số 5, opus 24 dành cho vĩ cầm. Khúc nhạc này c̣n thường được gọi là “Spring Sonata” (Bản T́nh ca Mùa xuân) sau ngày nhà soạn nhạc qua đời vào năm 1827.

    T́nh ca Mùa xuân nhân 250 năm Beethoven

    Cho dù lúc sinh tiền, nhà soạn nhạc Beethoven đă không chính thức đặt tên cho khúc nhạc, nhưng giai điệu sống động vui tươi làm cho người nghe liên tưởng đến mùa xuân. Ở một thời điểm khác, tác giả người Đức Robert Schumann đă chấp bút viết khúc “Giao hưởng số 1” (cung si giáng trưởng, opus 38) hay c̣n có tên gọi quen thuộc là “Giao hưởng mùa Xuân”.

    Đây là bản giao hưởng đầu tiên của nhà soạn nhạc Robert Schumann. Ông mất gần một tháng trời (trong mùa đông năm 1841) để hoàn thành tác phẩm này. Clara Schumann, vợ của tác giả nổi tiếng, cho biết trong quyển nhật kư của ḿnh là chồng bà đă gợi hứng từ một bài thơ mang tựa đề “Mùa Xuân của T́nh yêu” của Adolph Boettger để sáng tác bản giao hưởng này, giai điệu giàu nét trữ t́nh, theo xu hướng soạn nhạc lăng mạn thịnh hành tại các nước Tây Âu vào giữa thế kỷ 19.

    Một tổ khúc khác “Kinderszenen” được tác giả Schumann viết tặng cho vợ sau khi bà Clara nói đùa rằng có nhiều lúc tánh t́nh ông lại giống như trẻ con. Khúc nhạc số 7 trong tổ khúc này mang tựa đề "Träumerei" (Mộng mơ) từng được tác giả Dương Thụ phóng tác sang tiếng Việt thành nhạc phẩm “Những ngày mộng mơ” được ca sĩ Mỹ Linh ghi âm trên album mang tựa đề ‘‘Chat với Mozart’’ phát hành vào mùa thu năm 2005. Giọng ca của Mỹ Linh cũng từng gắn liền với nhiều ca khúc xuân, tiêu biểu nhất là Th́ thầm mùa xuân (tác giả Ngọc Châu) hay Hoa cỏ mùa xuân (tác giả Bảo Chấn).

    Hai khúc xuân tiếng Việt theo nhạc Schumann

    Giai điệu “Những ngày mộng mơ” có những câu mở đầu như sau : ‘‘Mộng mơ... Một ngày xuân sang nắng ấm. Những con đường lá x̣e xanh non. Góc đường nơi anh vẫn hẹn’’. Phiên bản của tác giả Dương Thụ khác với phiên bản phóng tác tiếng Việt đầu tiên của tác giả Phạm Duy, từng nổi tiếng qua tiếng hát của danh ca Lệ Thu với những câu thơ chọn mùa sầu lá rụng chứ không phải là mùa xuân tươi rói làm bối cảnh : ‘‘Chiều rơi từ nơi nào xa vắng cũ... Đột nhiên hạt sao rụng như cánh lá. T́nh ta ḥa theo vết sao bỡ ngỡ. Tới nơi mơ hồ có một trời hoa. Suốt một đời mơ ước thành t́nh ta’’.

    Tác giả Phạm Duy cũng từng sáng tác lời Việt cho một khúc nhạc ngoại thành bài ‘‘Khúc hát thanh xuân’’ dựa theo điệu song ca “Wer Uns Getraut” trích từ vở nhạc kịch nổi tiếng nhất của tác giả Johann Strauss II (con). Mang tựa đề “Der Zigeunerbaron » (Le Baron Tzigane), vở kịch này được dựng tại thủ đô Vienna vào năm 1885 và trong tiếng Việt bài từng nổi tiếng qua các tiếng hát của Thái Thanh, Thanh Lan, Ngọc Hạ, Trần Thu Hà. Về sau này, tác giả Tô Hải cũng đạt lời Việt cho một giai điệu cổ điển của Mozart.

    Khúc hát thanh xuân trên điệu valse của Strauss

    Trên album "Chat với Mozart", ngoài nhạc phẩm “Những ngày mộng mơ”, Mỹ Linh c̣n ghi âm nhạc phẩm “Sớm Nay Mùa Xuân”, dựa theo giai điệu của tác giả nhạc cổ điển người Nga Aleksandr Borodine (lời Việt Dương Thụ). Hơn một thập niên năm sau đó, cô tự viết lời Việt cho nhạc phẩm ‘‘Đợi Những Ngày Xuân’’, dựa theo nền nhạc của Franz Liszt cho album "Chat với Mozart" tập nh́.

    Ca sĩ Mỹ Linh từng cho biết khi t́m lời bài hát, những h́nh ảnh gắn liền với miền đồng quê Bắc Bộ cứ hiện lên trong đầu, những h́nh ảnh Tết truyền thống cứ nhắc nhớ cô về một thời thơ ấu tươi đẹp... Trong thành công của các giai điệu phóng tác, ngoài tác giả (Dương Thụ) và người diễn đạt (Mỹ Linh), c̣n phải kể đến nỗ lực của nhóm chuyển soạn (Thanh B́nh, Anh Quân, Huy Tuấn) làm thế nào để đem những giai điệu trong kho tàng âm nhạc cổ điển đến gần hơn với thính giả người Việt.

    Trong nguyên tác, rất có thể các nhà soạn nhạc cổ điển Tây Âu không hẳn nghĩ tới mùa xuân, tuy nhiên niềm lạc quan hay những năm tháng hạnh phúc trong cuộc sống vẫn là động lực thúc đẩy các nhạc sĩ này viết lên những giai điệu thiết tha yêu đời. Điều đó tạo cơ hội cho các tác giả người Việt trong nước hay ở hải ngoại phóng tác thành những khúc hát tươi mát, làm giàu bộ vựng tập về chủ đề mừng xuân.

    Chuyện phóng tác lời Xuân theo nhạc ngoại

    Trong chuyện đặt thêm lời Việt cho nhạc ngoại, để biến thành những ca khúc với chủ đề xuân, không phải bài nào cũng hợp. Nhạc phẩm ‘‘Xuân Yêu thương’’ trở thành một bản nhạc trẻ trung kích động, quen thuộc với thính giả Việt, nhưng bài hát tiếng Pháp lại ít nổi tiếng khi ta so với các khúc nhạc Pháp từng lập kỷ lục số bán trong những năm 1980. Ca khúc ăn khách duy nhất (one huit wonder) của ca sĩ Laroche Valmont từng được xem là một cú tiếp thị tài t́nh của một người ban đầu làm việc trong ngành xuất bản báo chí.

    Nắng Xuân của tác giả Phạm Duy dựa vào giai điệu tiếng Pháp trữ t́nh của bài Solenzara, cho dù nội dung bản gốc và phiên bản phóng tác không liên hệ ǵ với nhau. Trong trường hợp của các ca khúc phóng tác như ‘‘Bài Ngợi ca mùa xuân’’ (tác giả Đức Nam), ‘‘Nhạc Khúc T́nh Xuân’’ (tác giả Nhật Ngân) hay là ‘‘Nhớ về một mùa Xuân’’ (tác giả Yên Tử) những lời lẽ về mùa xuân khá thích hợp nhờ vào những nhịp điệu trẻ trung, tiết tấu vui nhộn.

    Bán cổ điển hay nhạc pop, nhạc nguyên tác tiếng Việt hay chuyển thể từ nhạc ngoại, mỗi người có một cảm giác riêng biệt, nhưng nhạc xuân thường nổi bật hơn khi được sáng tác ở điệu trưởng, nhịp phách nhẹ nhàng đơn giản nhưng vẫn chuyển tải được niềm hân hoan khi th́ tiềm tàng lúc th́ rộn ră, phản ánh niềm tin và hy vọng ở một cuộc sống an lành tươi đẹp hơn qua câu chúc đầu năm.

    Hơn ai hết tác giả Phạm Đ́nh Chương đă thấu hiểu điều này, các điệu valse giợi hứng từ âm nhạc Tây phương nhưng vẫn đậm đà hồn Việt. Dưới ng̣i bút của ông, lời nhạc lung linh muôn màu, mềm mại tiếng xuân, khúc giao thoa gieo rắc ngàn hồn hoa, cho hương non thêm nồng, cho mạch xuân thêm ấm.

    RFI

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    DI SẢN VNCH: KHI NỀN VĂN MINH ĐĂ THẮNG ‘CHẾ ĐỘ MAN RỢ’ (MẠNH KIM)

    ”...Khi tuyên bố “cấp phép” cho ca khúc “Ly rượu mừng”, người ta chắc hẳn đă uống một ly cồn đắng nghét bởi phải đầu hàng trước sự tồn tại hiển nhiên không chỉ của một ca khúc mà cả một nền văn hóa...”


    Chiếc máy bay chở thường dân từ Huế di tản vào Nha Trang, 27 tháng Ba, 1975

    Những ai sống ở miền Nam giai đoạn sau 30-4-1975 không thể nào quên những ǵ từng trải qua. Đó là những chuỗi ngày không chỉ khốn khổ về vật chất. Biết bao người không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh hàng đống sách vở và băng đĩa nhạc bị đốt. Một cuộc thảm sát văn hóa đă xảy ra. Không chỉ sản phẩm văn hóa, con người của văn hóa cũng bị tận diệt. Nhà văn bị bỏ tù. Nhà báo bị “học tập cải tạo”. Nhà thơ đi đạp xích lô… Bất luận bị “tra tấn” và “truy diệt” tàn bạo như vậy, văn hóa VNCH vẫn không chết!

    Trong Hồi kư dang dở, cựu đại tá VNCH Dương Hiếu Nghĩa (từ trần ngày 14-4-2019) kể:

    “Ngày mồng 3 tháng 5/1975. Không có chuyện ǵ làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài G̣n, và đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của tôi là anh Hữu, quản thủ Thư viện Quốc Gia (ông Phan Văn Hữu – chú thích của MK). Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ “văn hóa đồi trụy”: Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là “Ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài G̣n gọi là mấy con “cọp 30”)…

    “Văn hóa đồi trụy” được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lănh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, phim, ảnh. v.v… đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Ḥa từ ngày 30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga). Mục tiêu mà các “ông cọp 30” nhắm vào trước tiên là Thư viện Quốc gia (National Library) ở đường Gia Long. Tất cả sách b́a cứng b́a mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng ǵ cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quư thuộc các ngành công pháp quốc tế, khoa học kỹ thuật, hàng không và cả khoa học không gian v.v… mà anh Hữu đă tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của đất nước, trong phút chốc bị “cọp 30” xơi tái hết! Chúng tôi đến gần lượm từng tờ của bộ encyclopédia lên xem mà ứa nước mắt nhưng không dám hỏi thêm v́ bị ngay một “cọp 30” khoảng 16 tuổi tới đuổi: “Đi đi, tiếc ǵ mà coi, xé bỏ hết, đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, của đế quốc đồi trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Ta độc lập rồi th́ ta cần ǵ ba cái thứ nầy nữa!”…

    “Về văn nghệ th́ tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại “nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai”, cấm lưu hành, xé đốt, hủy bỏ, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v... cũng phải được duyệt xếp loại lại. Nói tóm lại Bắc Việt chủ trương hủy bỏ tất cả những ǵ mà họ cho là tàng tích của “Mỹ Ngụy” từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những ǵ mà miền Bắc đang có và đang áp dụng... Có nghĩa là thay v́ đẩy miền Bắc tiến lên để theo kịp đà phát triển của miền Nam, họ làm mọi cách nhằm kéo lùi miền Nam thụt lùi lại vài chục năm, sao cho tŕnh độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một tŕnh độ kém phát triển như nhau”…

    Câu chuyện của ông Dương Hiếu Nghĩa là một chi tiết rất nhỏ trên bức tranh kinh khủng mà miền Nam chứng kiến giai đoạn sau 30-4-1975. Hàng ngàn câu chuyện khác đă dệt nên tấm thảm kịch mà ngày nay vẫn gây nhức nhối mỗi khi được nhắc lại. Nhà văn Dương Thu Hương từng thốt lên trong uất nghẹn: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ v́ nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đă thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải” (trích từ Kư 2, Đinh Quang Anh Thái, trang 178).

    Tuy nhiên, văn hóa VNCH đă không chết. Di sản văn hóa của một nền văn minh đă không hoàn toàn thua “chế độ man rợ”. Sự kéo lùi lại “sao cho tŕnh độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một tŕnh độ kém phát triển như nhau” đă không thành công! Sau 44 năm, người ta có thể thấy rơ điều này hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ mà văn hóa VNCH – sản phẩm của nền giáo dục khai phóng, của tinh thần sáng tạo tự do, của những tinh hoa kết tụ từ ba miền Bắc-Trung-Nam – lại trỗi dậy mạnh mẽ đến như vậy. Những nhà sách lớn giờ đây đầy tác phẩm trước 1975 được in lại (dù không ít quyển bị cắt xén kiểm duyệt). Những quyển sách về miền Nam được ghi chép lại một cách tỉ mỉ và công phu cũng xuất hiện liên tục. Nhạc “ngụy” đă chẳng c̣n được hát và nghe lén lút. Nó được hát trên truyền h́nh và phát thanh, trong các cuộc thi “bolero đi cùng năm tháng”. Phải! Văn hóa VNCH chưa bao giờ ngưng “đi cùng năm tháng” với dân tộc. Nó cho thấy dân tộc luôn lớn hơn cái gọi là “Đảng”. Nó cho thấy kiểm duyệt chẳng có chút giá trị nào đối với tâm hồn và cảm thụ của người dân. Nó, cuối cùng, cho thấy một điều lớn nhất mà muốn hay không cũng phải thừa nhận: nền văn hóa nào có tính vượt trội hơn th́ nó thắng!

    Internet và mạng xă hội đă hỗ trợ rất nhiều trong làn sóng hồi sinh văn hóa VNCH. Nhiều trang web sách cũ đă mọc ra. Các “fan page” sách VNCH, nhạc vàng, Sài G̣n xưa… cũng xuất hiện nhan nhản. Một khảo sát nhỏ cho thấy cụ thể hơn. Trong khi trang “Nhạc Đỏ chọn lọc” (facebook.com/nhacdochonloc/) có 72 người like và 81 follow th́ trang “Nhạc Vàng” (facebook.com/nhacvang/) có 188.737 like và 209.515 follow (khảo sát được truy cập lúc 8 am giờ VN, ngày 26-4-2019). Việt Nam sau “ngày thống nhất 1975” đă không thể giống miền Bắc sau 1945. Người ta đă hoàn toàn thất bại trong việc “chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người”, ít nhất về văn hóa.

    Một Việt Nam cộng sản, dù rập khuôn mô h́nh chính trị Trung Quốc, đă không thể giống Trung Quốc. Chế độ cộng sản Việt Nam không thể biến người dân Việt Nam thành một “đám ngu dân” như cách cộng sản Trung Quốc muốn. Khi thống nhất đất nước, Trung Quốc chẳng có một “miền Nam dân chủ” nào cả. Nỗ lực bắt chước Trung Quốc, đối với cộng sản Việt Nam, là bất khả thi. Nền dân chủ non trẻ mà miền Nam thụ hưởng, sau “ngày thống nhất”, đă trở thành một thứ “kháng thể” giúp chống lại, bằng cách này cách kia, những áp đặt phi dân chủ và phi tự do, đặc biệt trong văn hóa. Yếu tố kháng thể này đă âm thầm lan rộng. Nó tạo ra những ảnh hưởng nhất định. Nó ngấm ngầm nhưng nó mạnh mẽ. Nó hồi sinh và nó phát triển tự nhiên. Không ai có thể chặn nổi luồng gió trong lành này. Nó tạo ảnh hưởng ngay cả trong hệ thống của chế độ toàn trị. Đă có lúc người ta “kiếm chuyện” bằng cách “đặt vấn đề” rằng “chiến trường anh bước đi là chiến trường nào” (trong ca khúc “Con đường xưa em đi” của nhạc sĩ Châu Kỳ) nhưng rồi cũng bất thành. Khi tuyên bố “cấp phép” cho ca khúc “Ly rượu mừng”, người ta chắc hẳn đă uống một ly cồn đắng nghét bởi phải đầu hàng trước sự tồn tại hiển nhiên không chỉ của một ca khúc mà cả một nền văn hóa.

    Ánh sáng văn minh luôn lấn át bóng tối mọi rợ. Và bản năng tự nhiên của con người là luôn t́m đến ánh sáng.

    Mạnh Kim

    Nguồn: voatiengviet.com/a/nen-van-minh-thang-che-do-man-ro/4893167.html

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam



    Giáo sĩ Alexandre de Rhodes.


    Khôi Nguyễn, Đại học Oregon

    Gần đây, thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên Alexandre de Rhodes để đặt tên đường phố. Một số trí thức, trong đó có nhiều người giảng dạy lịch sử trong môi trường đại học, viết thư phản đối, cho rằng Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo mang tư tưởng thực dân, là kẻ có tội với Việt Nam. Lá thư của họ khiến cho thành phố Đà Nẵng rút lại ư định.

    Tuy vậy, những người phản đối ấy hoàn toàn dựa theo những niềm tin có tính tưởng tượng về Alexandre de Rhodes nói riêng và h́nh ảnh “Tây phương” nói chung, được kiến tạo từ trước 1975 ở miền Bắc.

    Bài viết này nhắc lại một cách ngắn gọn những tưởng tượng về lịch sử ấy để gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về sử học, giáo dục và chính trị đương đại.

    Tưởng tượng về Alexandre de Rhodes

    Năm 1971, Uỷ ban Khoa học xă hội Việt Nam, trong quyển “Lịch sử Việt Nam”, tập 1, trang 304, trích dẫn lời Alexandre de Rhodes thể hiện một âm mưu có tính thực dân của ḿnh:

    “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này th́ thương gia Âu châu sẽ t́m được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”

    Uỷ ban này chú thích rằng câu trích này được trích từ sách “Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient” (Những cuộc hành tŕnh và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110.

    Tuy vậy, người ta không thể t́m thấy câu nói ấy trong tài liệu nói trên.

    Uỷ ban Khoa học Xă hội Việt Nam là một định chế nghiên cứu cấp quốc gia. Vị thế của nó bảo đảm cho uy tín học thuật của nó. Thành ra từ đó, người ta cứ trích dẫn và lan truyền niềm tin lệch lạc như vậy về Alexandre de Rhodes mà không cần kiểm tra lại. Từ lâu, những nhà nghiên cứu như Vương Đ́nh Chữ (1996), Nguyễn Đ́nh Đầu (2006) đă chỉ ra lỗi trích dẫn này của Uỷ ban Khoa học Xă hội Việt Nam. Nhưng niềm tin ấy vẫn chưa mất. Lá thư phản đối đặt tên đường của nhóm “trí thức” nói trên là một ví dụ.

    Cũng trong sách này, Alexandre de Rhodes nói đến việc xin nước Pháp cung cấp nhiều “soldats” để “chinh phục toàn cơi phương Đông, đem về quy phục Chúa Jesus”. Cao Huy Thuần coi từ “soldats” là “binh lính” quân sự, từ đó kết tội Alexandre de Rhodes mở đường cho thực dân xâm lược Việt Nam, dù nhà truyền giáo ấy chết trước cuộc xâm lược ấy đến hai trăm năm, c̣n Nguyễn Đắc Xuyên coi “soldats” không phải là “binh lính” theo nghĩa đen mà chỉ “chiến binh Phúc âm”, tức giáo sỹ truyền đạo. Số người hiểu theo cách hiểu của Cao Huy Thuần đông hơn hẳn cách hiểu của Nguyễn Đắc Xuyên, các cuộc tranh luận, đúng hơn là căi vă, về nghĩa của từ “soldats” hầu như không đặt từ này trong toàn bộ văn bản của “Hành tŕnh và truyền giáo” để xem tinh thần thực sự của khái niệm cũng như của sách này là ǵ, có liên quan đến việc đánh chiếm thuộc địa hay không.

    Trí tưởng tượng nói trên về Alexandre de Rhodes sở dĩ khó có thể nhạt phai v́ nó nằm trong một tưởng tượng khác, lớn hơn, về lịch sử cận đại. Tưởng tượng về lịch sử cận đại này cũng do Uỷ Ban khoa học xă hội Việt Nam, từ tiền thân của nó là Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, xây dựng nên từ giữa thập niên 1950, sau khi Đảng Lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Việt Nam) lấy được miền Bắc.

    Tưởng tượng về thế kỷ 19

    Tôi có làm “phỏng vấn” nhỏ một số bậc thức giả, bao gồm cả những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, một câu hỏi duy nhất: Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc đối với Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

    Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Măn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

    Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Măn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, c̣n người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.

    Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ ǵ về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc? V́ nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương tŕnh sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

    Câu chuyện bị lăng quên: Nước Đại Nam trước hai “gọng ḱm lịch sử” Pháp – Măn Thanh

    Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Măn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang ch́m đắm trong ảo giác ḿnh là trung tâm của thế giới.

    Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Măn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc. Măn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ v́ Việt Nam đă suy yếu, nhằm bảo vệ mô h́nh thiên triều – chư hầu ngàn năm, c̣n Pháp quyết lấy nốt phần c̣n lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lănh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.


    - Combat of Nam Dinh 19 July 1883 1024x681 - Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam


    Cuộc chiến Pháp – Măn Thanh trên đất Việt.
    Măn Thanh đă quyết tâm đến mức dốc tổng lực đánh bại Pháp trên đất liền, chiếm toàn bộ vùng trung du phía Bắc, áp sát khu vực đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng Pháp phải từ chức. Nhưng quân Pháp lật ngược thế cờ bằng cách mở ra chiến trường trên biển, đánh chiếm đảo Đài Loan và huỷ diệt Bắc Dương hạm đội của Măn Thanh ở Phúc Châu.

    Măn Thanh ban đầu thấy chỉ khả thi khi đặt mục tiêu giữ lại vùng Bắc Kỳ, nhưng khi phải kư vào Hiệp ước Thiên Tân 1885, Măn Thanh buộc chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam.

    Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Măn Thanh đă tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cả Măn Thanh và Việt Nam.


    Pháp – Thanh kư Hiệp ước Thiên Tân 1885
    Nếu như việc phải nhượng địa Hong Kong cho nước Anh chỉ khiến Măn Thanh thức tỉnh về khả năng kỹ thuật của phương Tây nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào hệ thống thiên triều – chư hầu, th́ đến khi mất chư hầu Việt Nam vào tay Pháp, ư thức hệ và cấu trúc thiên triều – chư hầu của họ bị đánh tận gốc rễ. Việc Măn Thanh không thể giữ Việt Nam trong cấu trúc thiên triều – chư hầu đă khiến Nhật Bản, lúc này đă trở thành một cường quốc, quyết định giành lấy một chư hầu khác của Măn Thanh là Triều Tiên. Măn Thanh tiếp tục mất Triều Tiên trong cuộc chiến Nhật Thanh 10 năm sau đó.

    Từ đó, việc cấu trúc và ư thức hệ thiên triều – chư hầu bị sụp đổ toàn diện trong thế kỷ 19 trở thành một trong những nội dung chủ yếu của ư niệm “thế kỷ ô nhục” trong chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa hiện đại.

    C̣n ở Việt Nam, do cuộc chiến Pháp – Thanh ảnh hưởng quá lớn đến số phận Việt Nam, nên dù xoá cuộc chiến này khỏi Sách giáo khoa sử cho học sinh phổ thông, ngày nay, các sử gia ở Hà Nội vẫn phải dạy học sinh về một số điều liên quan đến cuộc chiến ấy: đội quân Cờ Đen của tướng Măn Thanh là Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Thiên Tân 1885.

    Đó là sự kiện không thể không dạy. Quân đội Lưu Vĩnh Phúc của Măn Thanh đă lập hai chiến công là giết hai chỉ huy của Pháp trong hai trận ở Cầu Giấy, c̣n Hiệp ước Pháp – Thanh 1885 th́ mở ra trang sử mới của Việt Nam. Nhưng, nói về Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Pháp – Thanh mà lại không nói ǵ về cuộc chiến tranh quyết định quyền kiểm soát Việt Nam của hai nước Pháp – Thanh này, các sử gia của chúng ta đă cho học sinh phổ thông học một bức tranh lịch sử cận đại theo kiểu… Pháp xâm lược Việt Nam, rồi đột nhiên Măn Thanh xuất hiện kư một hiệp ước quyết định số phận chúng ta.

    Lưu Vĩnh Phúc vốn là quân Thái B́nh Thiên Quốc, bị triều đ́nh Măn Thanh đánh bại, chạy sang Việt Nam làm thổ phỉ, gây ra vô số tội ác cho dân chúng. Triều đ́nh Huế không thể đánh dẹp, phải nhờ Măn Thanh đánh giúp. Khi triều đ́nh Măn Thanh cử quân đội vào Việt Nam để đụng đầu với Pháp, quân đội triều đ́nh Măn Thanh đă thâu nạp luôn đội quân thổ phỉ Lưu Vĩnh Phúc, ban cho phẩm hàm triều đ́nh, thay v́ tiêu diệt nó.

    Sách giáo khoa sử lớp 7 hiện nay ở Việt Nam dùng khái niệm “quân ta” để gọi Lưu Vĩnh Phúc. Lối giáo dục này bắt đầu từ hơn 70 năm trước, khi sử gia Trần Văn Giàu và Trần Huy Liệu ở Hà Nội bắt đầu xây dựng bức tranh “lịch sử cận đại”. Lưu Vĩnh Phúc có tờ Hịch kêu gọi binh lính của ḿnh đánh Pháp, trong đó, đoạn đầu tiên, ông nói rơ mục đích của cuộc chiến: Việt Nam là chư hầu của Măn Thanh, nay Pháp sang chiếm mất chư hầu của ta, ta và Pháp là kẻ thù không đội trời chung.

    Sử gia Trần Văn Giàu làm ǵ khi trích dẫn bài Hịch này vào bộ sử “Bắc kỳ kháng Pháp”? Ông cắt bỏ đoạn mở đầu thể hiện rơ ư thức hệ và mục đích chiến tranh của họ Lưu. Nhờ thế, sử gia họ Trần dễ dàng gắn huân chương “t́nh hữu nghị chiến đấu của hai dân tộc Việt Trung” cho Lưu Vĩnh Phúc.

    Lịch sử của sự phân đôi phải / trái

    Xoá bỏ cuộc xâm lược của Măn Thanh và cuộc chiến Pháp Thanh vào thế kỷ 19, các sử gia miền Bắc xây dựng thế kỷ 19 theo mô h́nh phân đôi: một bên là thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn hèn nhát hàng giặc, một bên là “dân tộc” anh hùng kháng chiến chống ngoại xâm. Trên cái nền bức tranh phân đôi con người làm hai tuyến, bên trái là “xâm lược phương Tây” và bên phải là “nhân dân anh hùng”, người ta lần lượt điêu khắc các nhân vật lịch sử sao cho ăn khớp với bức tranh ấy: Alexandre de Rhodes dĩ nhiên thuộc bên trái bức tranh, phong trào văn thân (vốn không có ư niệm về ḷng ái quốc mà chỉ chống người theo đạo Thiên chúa giáo để bảo vệ hệ thống phong kiến nơi họ có thể t́m thấy vị trí xă hội của ḿnh) được xếp vào bên phải.

    Vẽ bức tranh thế kỷ 19 theo cách ấy, các sử gia của Viện Sử học ở Hà Nội từ thập niên 1950 dễ dàng tiếp tục vẽ bức tranh của giai đoạn tiếp theo như cách chúng ta thấy trong các giáo tŕnh “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” ngày nay: “nhân dân” tuy anh hùng nhưng không có đường lối đấu tranh đúng đắn, liên tục thất bại cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, mang về Việt Nam vũ khí tối tân là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân vật trung tâm của bức tranh. Lịch sử quốc gia thế kỷ 20 được đồng nhất với lịch sử Đảng.

    Cách học ấy bắt đầu từ giữa thập niên 1950, đến nay đă kéo dài khoảng 4 thế hệ.

    Phục hồi kư ức?

    Cuộc chiến Pháp – Thanh và sự thất bại của Việt Nam khi bị kẹt giữa hai siêu cường ấy đă được sử gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Trần Trọng Kim, phân tích kỹ lưỡng trong “Việt Nam sử lược”, bộ sách giáo khoa lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam, xuất bản vào 1919-1920. Cuốn sách đă bị cấm ở miền Bắc sau 1954 và toàn quốc sau 1975. Nếu chấp nhận phục hồi kư ức về cuộc xâm lược của Măn Thanh và cuộc chiến Pháp Thanh thế kỷ 19, chúng ta sẽ phải chấp nhận bức tranh thế kỷ ấy như người cha của nền sử học Việt Nam đă khắc họa một cách khách quan: Đó là thế kỷ mà Việt Nam bị mắc kẹt vào hai gọng ḱm Pháp – Thanh, bị giằng xé giữa hai mô h́nh “chư hầu của thiên triều phương Bắc” và “thuộc địa của thực dân phương Tây”, bị buộc phải lựa chọn giữa hai con đường “Tây phương hoá” hay “tiếp tục nằm trong ṿng ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán”.

    Điều đó có nghĩa là bức tranh lịch sử từ đầu thế kỷ 20 cũng cần được vẽ lại toàn bộ. Trong bức tranh này, vị trí của các lực lựợng chính trị, các phong trào xă hội, các vấn đề thuộc phạm vi tinh thần như lịch sử tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật… cũng sẽ được tái định vị một cách căn bản.


    Trần Trọng Kim, người cha của sử học hiện đại Việt Nam, 1883-1953
    Năm 1987, sử gia Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu xuất bản “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, phân tích thế kỷ 19, trọng tâm là thời Tự Đức, như là thời đại Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường. Cuốn sách được các học giả Nguyễn Đ́nh Đầu, Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính dịch ra tiếng Việt và Trần Văn Giàu là người viết lời giới thiệu. Trần Văn Giàu đă đánh giá cách tiếp cận của Tsuboi là “mới mẻ” mà “quên” mất rằng, cách hiểu ấy về thế kỷ 19 đă ra đời ngay từ đầu thế kỷ 20, trước sử gia Nhật Bản ấy đến bảy thập niên, trong “Việt Nam sử lược”, cuốn sách mà chính các sử gia kiêm chính trị gia ở Hà Nội đă cấm đoán từ thập niên 1950 để độc quyền một cách kể chuyện lịch sử duy nhất.

    Nhận thức về lịch sử (trả lời câu hỏi “chúng ta đến đây từ đâu và như thế nào?”) và lựa chọn chính trị (trả lời câu hỏi “chúng ta làm ǵ bây giờ?”) chỉ là hai mặt của một tờ giấy. Hiểu theo cách đó, như ta thấy qua câu chuyện phản đối đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes nói trên, những lựa chọn của người Việt Nam hôm nay vẫn ch́m đắm trong một màn sương mù của tư duy được đ́nh h́nh từ giữa thế kỷ trước bởi Ban nghiên cứu Văn Sử Địa.

    Lăng quên bài học thất bại khi đối diện yêu cầu lịch sử phải lựa chọn giữa Pháp – Thanh với tư cách là hai mô h́nh, hai thế giới, Việt Nam ngày nay tiếp tục đối diện câu hỏi ấy một lần nữa.

    Khôi Nguyễn, Đại học Oregon
    https://thoimoi.com/lich-su/alexandr...-hoc-viet-nam/

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.
    Bắc Ninh: Rộn ràng canh hầu đầu xuân|





    Giá hầu Chầu Lục Cung Nương



    Giá Cậu Hoàng Bé





    VTC

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tiếng Việt còn - Đất nước Việt Nam còn.

    Hé lộ điều ít ai biết về chuyện Ai đă tạo ra chữ Quốc Ngữ -
    Câu chuyện bác sĩ Alexandre Yersin


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •