Nguyễn Ngọc Trường
Mỹ hoàn tất bố trí binh lực ở châu Á-Thái B́nh Dương
Mỹ hoàn thành bố trí binh lực mới tại châu Á-Thái B́nh Dương theo hướng kiềm chế Trung cộng.
Từ cuối năm ngoái đến nay, Mỹ thảo luận với các nước đồng minh tại châu Á-Thái B́nh Dương kế hoạch tái bố trí lực lượng quân đội Mỹ. Những thỏa thuận tại cuộc gặp cao cấp Noda-Obama và cuộc họp 2+2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ-Philippines tại Washington ngày 30/4 đă hoàn tất tiến tŕnh nói trên.
Một ủy ban Mỹ-Nhật sẽ đối thoại sáp nhập 5 căn cứ ở miền Nam đảo Okinawa từ nay đến cuối năm. Trong số 8.600 lính Mỹ được tái bố trí, 4.000 lính sẽ được điều đến Guam, 2.600 đến Hawaii, 1.200 tới Australia và 800 về Mỹ. Theo tài liệu năm 2009, tại Nhật Bản có 123 căn cứ và Hàn Quốc 87 căn cứ.
Các đơn vị đóng tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông,
Lực lượng ở Guam phụ trách vùng Tây Thái B́nh Dương,
lực lượng tại Darwin (Bắc Australia) sẽ tập trung vào khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Các lực lượng tại Hawai làm nhiệm vụ tiếp ứng. Tokyo hỗ trợ tài chính 3,12 tỷ USD cho kế hoạch tái bố trí lực lượng Mỹ.
Nhật Bản cũng đóng góp chi phí xây dựng các địa điểm huấn luyện cho lực lượng quân đội của Mỹ và Nhật Bản trên các đảo Tinian và Pagan thuộc quần đảo Bắc Mariana (Mỹ... ở Tây Thái B́nh Dương
Trong điều kiện giảm quân trên , việc bố trí lại lực lượng lần này nhằm tăng cường khả năng tân công và tính linh hoạt của lực lượng vũ trang Mỹ trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, phù hợp với chiến lược quân sự mới của Mỹ tại khu vực. Hệ thống đồng minh của Mỹ liên tục được điều chỉnh dựa vào t́nh h́nh sau Chiến tranh Lạnh và sự kiện 11/9. Báo cáo “Chiến lược quân sự quốc gia” năm 2011 của Mỹ ngầm chỉ Trung cộng là mối đe dọa lớn nhất và chuyển trọng điểm chiến lược sang châu Á-Thái B́nh Dương.
Có thể thấy, Mỹ thành lập 3 tuyến pḥng ngự chiến lược để đối phó với Trung cộng :
Tuyến thứ nhất ở sát lănh thổ Trung cộng , dựa vào các căn cứ quân sự tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, phối hợp vớiĐài Loan và căn cứ hải quân Singapore.
Tuyến thứ hai gồm các căn cứ Guam và Hawaii, phối hợp với các căn cứ tại Australia.
Tuyến thứ ba gồm các căn cứ tại California và Alaska.
Mục tiêu của việc bố trí lại các tuyến căn cứ quân sự trên lănh thổ Mỹ và các nước đồng minh ở Đông Á-Tây Thái B́nh Dương-Australia là để kiểm soát việc hải quân Trung cộng tiếp cận các vùng biển quốc tế. Mục tiêu tổng quát là ngăn chặn hiệu quả việc Trungcộng trở thành một cường quốc hàng hải và tạo sự răn đe tiềm ẩn đối với Trung cộng.
Tại Đông Nam Á và Biển Đông, Philippines trở thành tâm điểm . Mỹ đă tăng viện trợ quân sự cho Philippines lên 30 triệu USD để mua sắm quân dụng . Quân đội Mỹ sẽ luân chuyển tại các căn cứ tạm thời ở Philippines, nơi Mỹ đă duy tŕ khoảng 600 binh lính đặc nhiệm từ 10 năm nay
Subic không phải là căn cứ hải quân thường trực của Mỹ, nhưng tại đây sẽ thành căn cứ tiếp liệu cho hải quân Mỹ dưới h́nh thức hợp tác kinh doanh giữa một công ty nhà thầu quốc pḥng Mỹ với một cơ sở sửa chữa đóng tàu của Philippines tại vịnh Subic. Căn cứ này sẽ mở cửa cho các tàu chiến Mỹ ra vào lần đầu tiên trong gần 20 năm qua. Nó cũng cung cấp các dịch vụ bảo tŕ, sửa chữa và tiếp liệu cho các khách hàng khác ở khu vực Tây Thái B́nh Dương.
Việc Mỹ có kế hoạch bố trí 2500 quân tại căn cứ Darwin có chỗ độc đáo của nó. Tại đây, Mỹ có một trạm ra đa quan trọng bậc nhất châu Á-Thái B́nh Dương. Nhờ điều kiện địa lư khí quyển có một không hai cho phép truyền âm thanh ở mức hoàn hảo, trạm ra đa Darwin trở thành một trạm khổng lồ đón nhận tất cả thông tin vô tuyến từ Vladivostok, Trung cộng, tới Đông Nam Á và phân loại các thông tin này để phục vụ các hoạt động t́nh báo quân sự.
Quần đảo Cocos nằm ở Ấn Độ Dương gần Indonesia sẽ là nơi đắc địa có thể thay thế căn cứ quân sự trên đảo Diego Garcia Mỹ thuê của Anh. Căn cứ không quân tại Cocos rất thuận lợi cho máy bay không người lái của Mỹ thường xuyên mở các chuyến bay trinh sát ở Biển Đông.
Việc bố trí lại các lực lượng lùi xa về phía Nam Thái B́nh Dương được coi là đối sách nhằm tăng cường khả năng công-thủ của quân đội Mỹ. Chúng nằm ngoài tầm bắn của các hoả tiển đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Trung cộng.
Chế ngự được các vùng biển này, Mỹ sẽ có thể áp đặt một sức ép đối với Trung cộng và một số nước khác trong khu vực. Các cố vấn của Lầu Năm Góc từ lâu nay đă biện hộ cho kiểu chính sách như thế này bằng cách tuyên bố rằng lợi thế đặc biệt của Mỹ nằm trong khả năng kiểm soát những đường biển chính trên thế giới, một lợi thế mà không một cường quốc nào khác có được.
Ngành công nghiệp quân sự Mỹ phát triển các loại vũ khí mới phù hợp với học thuyết quân sự phối hợp tác chiến giữa không quân và hải quân, gọi tắt là “không-biển”. Những loại vũ khí bay có tốc độ bằng 5-7 lần âm thanh sẽ được đặt tại các căn cứ trên lănh thổ Mỹ có khả năng tiếp cận mọi vị trí ở Đông Á trong ṿng 1 tiếng đồng hồ. Tại căn cứ hải quân của Singapore, Mỹ bố trí loại chiến hạm mới tàng h́nh, tốc độ cao hoạt động ven biển để dễ dàng tiếp cận các eo biển nối Đông Nam Á với Ấn Độ Dương.
Việc thực hiện những kế hoạch địa-chính trị/quân sự khổng lồ này sẽ gây ra một sự chuyển biến trong quân đội Mỹ và quan hệ đồng minh. Một tài liệu của Lầu Năm Góc dự tính: Điều này sẽ tăng thêm sức mạnh thể chế và tập trung vào sự hiện diện, khả năng khai triển và sức mạnh răn đe ở châu Á-Thái B́nh Dương. Rơ ràng trọng tâm chú ư sẽ đặt vào lực lượng hải quân - đặc biệt là các hkmh và các hạm đội tàu chiến - và vào những máy bay và hoả tiển đời mới nhất.Nước Mỹ dự trù sẽ đầu tư một lượng tiền đáng kể để trang bị các loại vũ khí cho quân đội chống lại chiến lược “chống tiếp cận” của Trung cọng và “chống xâm nhập khu vực” của Trung cộng.
Sẽ chẳng có ǵ ngạc nhiên nếu Trung cộng và các cường quốc mới nổi khác phản đối điều này. Trung cộng thấy trước mối đe dọa tiềm ẩn, một mặt tăng cường binh lực, xây dựng hạm đội mạnh, t́m kiếm các quan hệ đồng minh, trước hết với Nga. Mặt khác, Bộ trưởng quốc pḥng Trung cộng ngày 7/5 thăm Mỹ để cải thiện quan hệ với giới quân sự Mỹ và thúc đẩy ḥa hoăn Mỹ-Trung./.
Bookmarks