Viết nhớ bạn bè Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 43/SD18BB - Kba 4424.
Chúng tôi đang chuẩn bị nhận thêm tiếp tế, th́ có lệnh rút gấp về Xuân Lộc, để tăng cường cho chiến trường Bắc Ruộng, thuộc quận Tánh Linh, tỉnh B́nh Tuy đang bị Việt Cộng cưởng chiếm. Hôm đó là ngày 20 tháng 12 năm 1965.
Sáu giờ chiều, Tiểu đoàn đă rút ra Liên Tỉnh lộ 4 (Củ Mi-Tân Phong), đợi xe tới rước.
Ngồi bệt bên vệ đường, phía bên trong là rừng cao su ngút ngàn, như muốn nuốt trửng con lộ đất đỏ ngoằn nghèo buồn hiu muôn thuở, Hôm nay sao nó hiền lành quá.
Nhưng sự đời dâu biển biết đâu mà ṃ, nên ai biết trong chốc lát, khi đoàn xe chở lính lăn bánh, bao nhiêu bất trắc lại sẽ dồn dập đến, v́ du kích ba tỉnh B́nh Tuy-Long Khánh-Phước Tuy, rất là thiện nghệ trong việc gài ḿn bẩy, đặt hầm chông, bắn sẽ, quăng lựu đạn và ám sát dân lành.
Lính đâu có sợ bị phục kích nhưng mười người như một , rất sợ trúng ḿn bị thương, phải cưa chân tay hay trở thành phế nhân què, đui, dung nhan hủy hoại.
Lúc đó đời trai coi như đă dứt, v́ em sẽ giă từ gác trọ, để lên xe hoa với kẻ khác. Hai tháng qua, ngày đêm lặn lội trong rừng sâu trên mưa nắng, dưới đĩa vắt, rắn ḿn chông được gài giắng khắp vùng Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Đức Thành.
Đôi giày bố và bộ đồ trận, được đổi mới đợt trước trong căn cứ Phú Mỹ, doanh trại của Chiến Đoàn 43BB, cũng đă rách nát bạc màu, th́ nay lại có lệnh lội tiếp không có ngày N.
Đờ i lính VNCH trước năm 1975 thế đó, nên đôi lúc thoáng nghĩ bâng quơ và nay nh́n lại, th́ thật là bất công, thiệt tḥi và bị đời hiếp đáp quá đáng.
Rồi càng thấy tức cười hơn, khi nh́n lại những thành phần bệnh hoạn no cơm ấm cật, vô ư thức và chỉ v́ muốn phô trương tài năng của ḿnh, mà tận tuyệt chà đạp trên sự khổ đau của lính, những người đă bán mạng ḿnh, để bảo vệ sự sống kư sinh cho họ.
Ôi c̣n mùi ǵ khiến ta phải nôn mửa hơn, khi khắp nơi trên quê hương máu lửa ngập trời , bao nhiêu nam nữ thanh niên, lần lượt nối tiếp, bỏ trường , bỏ lớp, quên t́nh yêu và gia đ́nh thi hành bổn phận, tiến ra sa trường hứng đạn lănh ḿn.
Trong lúc đó, lại có một bọn t́m đủ mọi cách để trốn quân dịch ở ngoại quốc hay ngay trong ḷng đô thị, không bao giờ biết tới chiến trường, nên không phải đối đầu với sự chết chóc và đui mù hay giả bộ không biết sự tàn bạo dă man, có một không hai của Việt Cộng, tay sai cuả Cọng Sản đệ tam quốc tế.
Trong khi bộ đội Bắc Việt hàng hàng lớp lớp tấn công quân dân Miền Nam, th́ đám phản chiến,mà hầu hết đều tự xưng là trí thức, khoa bảng, nhưng mặt thật chúng chỉ là đệ tử của Che Guevara,The Beatles, Bertrand Russell, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse., liên tục biểu t́nh đ̣i ḥa hợp ḥa giải với giặc..
Nhưng hề hơn hết có lẽ là những thây ma không tim không óc, chẳng khác nào h́nh nộm, luôn đấm ngực đ̣i ḥa b́nh hay nằm dài chờ bồ câu trắng hiện ra trong máu lệ.
Đă vậy c̣n la ó , xiên xỏ, gào khóc liên hồi đâm sau lưng người lính :
“ Hăy ngồi xuống đây
như loài thú hoang
yêu nhau ngoài đồng
......
kiếp sống hoang sơ..”
( Lê Uyên Phương )
Ăn chơi rồi la ó rên rỉ nhưng nào đă hết đâu, mà c̣n nữa, c̣n rất nhiều những đau đớn xót xa, những âm thừa nhứt nhối, cứ thản nhiên rói măi vào tâm can người lính, khiến nhiều lúc cũng muốn như họ, trốn quân dịch hay mang mặt nạ để nhân danh lănh tụ, tôn giáo., bịp chúng lánh đời. Sau đó t́m hang ổ rất b́nh yên ở hậu tuyến để phá hoại chính quyền.
“ Giă từ em, anh đi trung sĩ
em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
bao giờ hết việc nước non
về nhà đă có Mỹ con anh bồng..”
- “ Tôi có người yêu chết trận Pleime
Tôi có người yêu chết trận Ashau
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vùi ḷng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào ḿnh không manh áo.
Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Một ngục tù trên quê hương
Người Việt Nam quên ṇi giống. “
(Trịnh Công Sơn)
- “ Con về thăm mẹ
tay cầm lưỡi lê
mẹ nh́n ngơ ngác
ngủ đi con, ngủ đi con
rồi ngày mai khôn lớn
giết bạn bè, anh em
bán nước mà làm quan ..”
( Miên Đức Thắng )
Mỗi lời hát là một trái phá, từng ca khúc như một hầm xăng, đốt phá cháy đỏ ḷng người yêu nước dữ dội. Rồi sau ngày 30-4-1975 tàn mùa chính chién, lũ Việt gian phản chiến hết thời bị vắt chanh bỏ vỏ, lăn lóc nổi trôi trong biển đời đen bạc, hối hận cũng đă muộn màng :
“ Gọi quê hương mà nhớ
Quê hương ? c̣n có quê hương sao ?
Khi đất nước không c̣n chiến tranh
Rợ Hồ từ núi về thành
Bạn bè trăm đứa, vừa xanh nấm mồ ..”
Vẩn vơ nghĩ bậy, nên xe đă tới Trại Lư Công Uẩn, Tân Phong trên quốc lộ 1, lúc nào không biết.
Trời cuối tháng trăng mọc muộn, thêm vào đó lại có mưa phùn gió bấc, nên bốn hướng tối đen mù mịt.
Trong khoảnh khắc chết cóng của không gian , chỉ c̣n có tiếng côn trùng ră rích, một vài con cú t́m mồi , cất giọng kêu than năo nuột.
Mặc kệ, lính tráng vẫn im lặng ngủ ngồi trên xe chờ sáng. Xa xa tù cơi mịt mờ, bổng vang vang tiếng chuông nhà thờ, từng hồi văng vẳng, như muốn chiêu hồn những người lính của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43.. sắp bước vào cơi mộ địa.
Nỗi buồn bất chợt làm hồn hoang xao xuyến, ta đă bỏ trường xưa, lớp cũ, bạn bè và thầy cô thân thương từ bao giờ nhỉ ?
Gần quá mà cũng thật xa, không muốn nghĩ mà ḷng cứ thổn thức vô vàn.
Nhưng tất cả cũng chỉ là định mệnh, giống như những đào kép đang diễn các vở tuồng tự do dân chủ, bảo vệ đạo pháp hay ǵ ǵ đó, trên sân khấu đời.
Tất cả thật xa hoa thừa thải, nhất là lúc này lính đang sắp tới một chiến trường khốc liệt, khi trời hừng sáng.
Tiểu đoàn lên đường ngay, sau khi đă nhận đủ tiếp tế và đạn dược. Điểm hẹn là Tánh Linh .
Cuộc đổ quân coi như an toàn và hoàn tất lúc một giờ trưa ngày 21-12. Hoài Đức và Tánh Linh là hai quận miền núi, nằm về phía tây của tỉnh B́nh Tuy, nguyên là phần đất phía nam thuộc phủ Hàm Thuận, tỉnh B́nh Thuận, được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, cắt để thành lập tỉnh mới vào năm 1957.
Vùng này nằm sâu trong thung lũng sông La Ngà, phát nguyên từ cao nguyên Di Linh, chảy suốt vùng, một nhánh đổ vào Biển Lạc dưới chân núi Bảo Đại, nhánh c̣n lại chảy tới Trị An và nhập vào sông Đồng Nai, ra biển Đông ở Vũng Tàu. Quận Hoài Đức hay Nam Sông có các xă Vơ Đắc (Huyện lỵ), Chánh Đức, Vơ Xu, Duy Cần và Trà Tân tương đối an ninh. Quận Tánh Linh hay Bắc Sông, gồm các xă Sùng Nhơn, Mê Pu, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Tà Pao và Lạc Tánh (Quận lỵ) có nhiều xă xôi đậu, dân chúng gồm người Kinh, Chàm, Thương ăn ở lẫn lộn nhưng đa số thân hay theo VC.
Ở đây rừng núi chập chùng, đầy rẩy thú dử, dân quân du kích, cùng với sự hiện diện của Công trường 7 Chính qui Bắc Việt, luôn luôn gây áp lực mạnh, cho các lực lượng quân sự ở đây dù các Trung Đoàn 43,48 và 52 của SD18BB, luân phiên hiện diện trấn giữ và bảo vệ dân chúng trong vùng.
Tuy vậy t́nh h́nh vẫn không khả quan mấy, v́ một số lớn di dân Nam Ngăi, được TT Diệm , giúp từ miền Trung đói nghèo tới đây khai khẩn sinh sống trong cac khu trù mật, sau khi phát tài và đủ lông cánh, đă phản bội Quốc Gia, thân hay theo VC chống lại chính quyền.
Cũng do sự tác tệ này, nên mới có cái gọi là Đồng khởi năm 1959 tại Xă Bắc Ruộng, quận Tánh Linh, tỉnh B́nh Tuy. Do quyết tâm cưỡng chiếm cho dược Miền Nam VN bằng vơ lực, Hà Nội đă lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cho đám khoa bảng trí thức no cơm ấm cật Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị B́nh, Hồ Thu.. làm lănh tụ bù nh́n.
Tại B́nh Thuận, ngày 2-9-1959 Sáu Tú nhân danh đảng, tuyên bố thành lập Đơn Vị 2-9 do Phạm Hoài Chương (hiện c̣n sống mang quân hàm thiếu tướng cọng sản), làm Chỉ huy trưởng kiêm chính trị viên.
Ngoài ra c̣n có Nguyễn Hội, nằm vùng trong trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết, từ 1955-1958, là bí thư chi bộ kiêm y tá, làm chỉ huy phó, bí thư chi đoàn, phụ trách hậu cần ( Nguyễn Hội đă bị DPQ/BT bắn chết tại Đồn Trinh Tường , Phan Thiết ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968). Đơn vị 2-9 lúc đó có 3 tiểu đội, trong số này có một tiểu đội người Thương.
Riêng số du kích người Việt, đa số ở Nhơn Thiện trong Mật khu Lê Hồng Phong. Chính đơn vị này đă tham dự trận đánh xă Bắc Ruộng năm 1959, trong chiến dịch Đồng Khởi, trong đó có Mơ Cày (Bến Tre) và Trà Bồng (Quảng Ngăi).
Quận Tánh Linh nghèo nàn xơ xác, từ đầu cổng tới cuối làng, đếm được vài trăm nếp nhà, nằm hai bên con đường đất đỏ, từ Ga Suối Kiết vào.
Huyện đường xây gạch lợp ngói nhưng lâu ngày hứng chịu nhiều đợt tấn công của quân thù, cộng thêm mưa rừng gió núi, nên tường mái đă loang lổ nhiều vết đạn và đất đỏ.
Bên trong có hai dăy nhà lụp sụp, xây cất bằng ván lợp tôle, là nơi cơ quan hành chánh làm việc. Tất cả cũng xiêu vẹo tồi tàn , như chính thân phận nghèo nàn, bất hạnh của dân và lính trong cơn binh lửa. Phố chợ Lạc Tánh nằm kế bên Huyện đường, càng bi đát hơn. Nhiều nhà cửa của dân địa phương bỏ đi lánh nạn cọng sản, đă trở nên hoang phế, tang thương, cỏ lau mọc xum xê, hàng cột cháy đen loang lổ đứng im ĺm. Quê hương Việt Nam là thế đó, nơi nào cũng tang tóc hắt hiu, thảm cảnh chiến tranh nồi da xáo thịt, vắt máu đồng bào đem bán cho Nga, Tàu, Mỹ, Nhật, càng nghĩ càng thêm thống hận.
Bốn giờ chiều, Tiểu đoàn xuất quân, xe chở lính tới xă Huy Khiêm, rồi từ đó lội rừng, tấn công chiếm lại Bắc Ruộng.
Hai Tiểu đoàn 2 và 3/43 cũng đă được điều động , từ hai hường Vơ Xu, Nghi Đức về án ngữ hai mặt tây, bắc.
Riêng Đại Đội Trinh Sát 43, th́ được trực thăng vận, nhảy vào ḷng địch .
Cuộc hành quân giải tỏa thật qui mô nhưng kết quả rất bấp bênh, v́ tánh mạng của đồng bào vô tội, đang bị giặc bắt làm con tin trong xă.
Bookmarks