Hai vị khách đến từ Úc, nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc và nhà văn, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, đă dành hơn 2 giờ đồng hồ trả lời hầu hết các câu hỏi của độc giả Người Việt Online, trong cuộc gặp gỡ vào chiều 6 tháng 12.
Nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc (phải) và nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn (trái) tại Nhật Báo Người Việt. (H́nh: Dan Huỳnh/Người Việt)
nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn. (H́nh: Dan Huỳnh/Người Việt)
Cau hoi: Suốt cả một thời gian dài sau 30/4/75, chiến tranh vẫn luôn là đề tài được nhiều cây bút khai thác. Theo hai ông, đến bao giờ th́ cuộc chiến vừa qua mới thôi ám ảnh người cầm bút? (Quỳnh Nguyễn - Santa Ana)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Cuộc chiến tranh VIệt Nam sẽ c̣n tiếp tục ám ảnh người Việt nam rất lâu, đặc biệt ám ảnh những người cầm bút. Như chúng ta đă thấy, cuộc Thế Chiến Thứ Nhất và Thế Chiến Thứ Hai đă để lại những ám ảnh dài lâu trong nhân loại. Cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến rất lớn và rất dài, vừa là một chiến trường trên mặt đất vừa là một chiến trường ư thức hệ v́ thế tất nhiên nó sẽ để lại những dấu ấn dài lâu trong ḷng người Việt. Những hậu quả to lớn của cuộc chiến đó như sự chết tróc, ly tán, tỵ nạn, và sự phân hóa chính trị sẽ không dễ dàng nguôi ngoai. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, khi đất nước Việt Nam đă thực sự ổn định và thực là một đất nước dân chủ tự do th́ cuộc chiến Việt Nam sẽ trở thành một h́nh ảnh khó quên trong lịch sử, nhưng cảm giác đau thương về nó sẽ nguôi đi nếu người Việt Nam có thể sống với nhau ḥa hợp không c̣n một biên giới chính trị nào nữa. Chiến tranh Việt nam như một đề tài Văn học th́ chúng ta không thể đoán được cho đến chừng nào các nhà văn trong tương lai sẽ hết quan tâm đến nó, một nhà văn có thể quay về quá khứ rất xa hoặc giở lại những trang lịch sử để t́m chất liệu cho tác phẩm của ḿnh. Có thể một trăm năm sau nữa, chiến tranh Việt Nam vẫn là một đề tài cho một trường thiên tiểu thuyết nào đó, nhưng tất nhiên thế hệ của người viết lúc ấy sẽ nh́n lại cuộc chiến trong lịch sử với một cái nh́n có thể rất khác với các quan điểm của chúng ta hôm nay.
Cau hoi: Câu hỏi cho ông Hoàng Ngọc-Tuấn:
Ông có để ư là cao độ đo bằng MHz của một nốt nhạc cổ truyền Việt không trùng với hệ thống điều ḥa của âm nhạc tây phương? Liệu điều này có làm giảm phần nào dáng vẻ của các làn điệu Việt ông đang phổ vào cây đàn ghi-ta thông thường?
Ngoài ra, ông giải quyết vấn đề các thủ pháp rung và nhấn của cổ nhạc ra sao? (Hà - Fountain Valley, CA)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Tất nhiên cao độ đo bằng MHz của những nốt nhạc trong các thang âm cổ truyền Việt Nam không trùng với hệ thống b́nh quân luật của Tây phương. Do đó, khi chuyển dịch các làn điệu Việt nam vào cây đàn ghi-ta, tôi chấp nhận những chênh lệch mang tính tương đối. Để bù lại cây đàn ghi-ta cho phép chúng ta thực hiện những nét luyến, láy, và những nốt vi cung (quarter-tones)
. Lợi điểm của cây đàn ghi-ta là ở chỗ nó cho phép chúng ta tạo ra những nốt nhạc khá mềm dẻo (flexible) và những âm sắc giả bộ gơ rất thú vị. Nhờ đó, tôi hy vọng rằng nó sẽ chuyên chở được ít nhiều âm hưởng truyền thống Việt nam. Tuy nhiên, mục đích của tôi không phải là cố gắng tái hiện nguyên vẹn âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Tôi muốn sử dụng vốn liếng âm nhạc cổ truyền Việt Nam như những chất liệu để thực hiện những tác phẩm âm nhạc đương đại mà thính giả của nó là cả người Việt Nam lẫn các dân tộc khác trên thế giới. Đây là một hợp chất mà trong đó một nửa là chất Việt cổ truyền, và nửa kia là chất quốc tế đương đại.
Cau hoi: Ông Hoàng Ngọc Tuấn thấy trí thức trong nước đánh giá trang web Tiền Vệ như thế nào? Giới quan chức văn hóa trong nước nh́n trang Tiền Vệ ra sao? (Trang - USA)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Trí thức trong nước có nhiều khuynh hướng khác nhau, do đó tất nhiên họ có những cách đánh giá khác nhau về trang web tienve.org. Tôi không biết thành phần trí thức 'chính thống' đánh giá thế nào nhưng tôi có thể nói rằng thành phần trí thức 'ngoài luồng' có nhiều người tham gia sinh hoạt thường xuyên và đắc lực với Tiền Vệ. Giới quan chức văn hóa trong nước tùy theo các ngành khác nhau sẽ nh́n trang Tiền Vệ theo những cách khác nhau. Rất tiếc chúng tôi không có quan hệ với giới quan chức trong nước nên không thể đoán được họ suy nghĩ thế nào.
Cau hoi: Kính gửi Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn: Ở Tiền Vệ, có mục giới thiệu các bản nhạc hay mới sáng tác của người Việt hải ngoại gửi đến không? Nếu không, xin nhạc sĩ mở mục này. Đây cũng là một cách bảo tồn và phát huy văn hóa hải ngoại. Xin cảm ơn nhạc sĩ. (Michael Nguyen - New Jersey, USA)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Trang âm nhạc của Tiền Vệ luôn luôn giới thiệu những nhạc phẩm hay do các nhạc sĩ người Việt ở hải ngoại và trong nước sáng tác. Trang này bao gồm các thể loại: Ca khúc, nhạc độc tấu, nhạc ḥa tấu, nhạc kịch, v.v. Tuy nhiên, việc đăng tải các nhạc phẩm là do ban biên tập chọn lựa theo các tiêu chuẩn mang tính khai phá. Nếu bạn có những nhạc phẩm mới, bạn hăy gửi về Tiền Vệ qua địa chỉ mail@tienve.org.
Cau hoi: Thua anh Tuan..Toi da tung o chung doi van nghe A 30.Anh co the cho toi so phon hay anh cho biet bươi hoi thao cua anh vao ngay gio nao..va co the gap anh noi chuyen dươc o?so phon toi 714 224 8877.Than ai .D v Hung, (Doan Hung - Palm desert.California.)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Helo anh Hùng, tôi mới đến Mỹ và chưa có số phone. Anh có thể liên lạc với tôi qua địa chỉ mail@tienve.org. Buổi hội thảo và tŕnh diễn âm nhạc đầu tiên đă diễn ra tại Viện Việt Học vào chiều Thứ Bảy, ngày 5 tháng 12. Chương tŕnh các buổi sinh hoạt kế tiếp được phổ biến trên trang tienve.org
Cau hoi: Thưa nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn,
Ông có phải là Hoàng Ngọc Tuấn của 'Nhà Có Hoa Mimosa Vàng, Cô Bé Treo Mùng ..'
Cám ơn ông (Huy Nguyen - Hoa Kỳ)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Thưa độc giả, tác giả Hoàng Ngọc Tuấn trùng tên với tôi, chỉ khác một dấu '-' giữa chữ Ngọc và Tuấn. Tác giả ấy đă qua đời ở Việt nam.
Cau hoi: Xin 2 ông vui ḷng cho biết ư kiến về việc hát nhép. 2 ông nghĩ sao về việc một số người Việt năm này qua tháng nọ hát nhép th́ vẫn hát nhép, đi xem th́ vẫn đi xem b́nh thường, trong khi cả thế giới đều trừng phat và tẩy chay hành vi hát nhép? Đây có thể được xem là một dạng của cái loại văn hóa mà ông NHQ đă từng gọi là văn hóa 'ḿnh th́ khác'?
Chu Hà (Chu Hà - Florida, Mỹ)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Một cuộc tŕnh diễn âm nhạc đúng nghĩa th́ không nên có hát nhép. Tôi tin rằng những người hát nhép có thể tự biết điều đó là không nên. Tuy nhiên, t́nh trạng hát nhép kéo dài là do cả ca sĩ lẫn producer. Đây là lối làm việc thiếu chuyên nghiệp và không thành thật, khắc phục sớm chừng nào th́ tốt chừng ấy.
Cau hoi: Chào anh Tuấn và anh Quốc!
Sao em không thấy anh Phùng Nguyễn cùng tham gia giao lưu vậy anh Tuấn? À, mấy cô gái trẻ bên đó có thích bài Trống Cơm của anh (soạn và biểu diễntrên giutar) không? Anh định tŕnh diễn mấy bài và bài ǵ vậy anh?
Chúc anh và anh Quốc sức khỏe, an lạc! Chúc chuyến đi hai anh thành công mỹ măn!
(Liêu Thái - Quảng Nam, Việt Nam)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Hi Liêu Thái, anh Phùng Nguyễn sẽ tham gia trong cuộc hội thảo ở Việt Báo vào chiều Thứ Bảy 11 tháng 12, 2010. C̣n ở hai cuộc sinh hoạt khác tại Santa Ana và San Jose chỉ có anh Nguyễn Hưng Quốc và anh là diễn giả. Ở Viện Việt Học chiều hôm qua anh đă tŕnh tấu ba liên khúc khác nhau rồi hát một loạt mười mấy ca khúc. Các bài độc tấu ghi-ta gồm có: Lư Ngựa Ô, Liên khúc Lễ Hội Trăng Rằm, Liên khúc Hoài Niệm Cao Nguyên, và Liên khúc Tiếng Xưa. Sẽ gửi video clip cho Thái.
Cau hoi: khong biet anh tuan co con nho em la linh ,chau cua di anh mai o nha trang ko? nghe anh qua my em rat mung .tinh co em doc ngươi viet on line nen biet anh sang my.anh co khoe khong?gia dinh anh the nao?anh dươc may chau roi?mươn lien lac voi anh thi lien lac o dau?day la dia chi email cua em hieptran 64@yahoo.com (linh phan - illinois,usa)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) Hăy liên lạc với anh qua địa chỉ email: mail@tienve.org.
Cau hoi: chung nao nhac si tro ve uc (tien tran - 8017 allott ave)
Tra loi: (Hoàng Ngọc Tuấn) 21 tháng 12, 2010 tôi sẽ trở về Úc.
Cau hoi: Khi so giữa hai nền văn học trong và ngoài nước th́ văn học trong nước có phần nổi hơn. Có nhiều cây bút rất đậm nét như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư...Có phải v́ ở hải ngoại đời sống ổn định, tâm lư người tị nạn chỉ cầu được yên ổn nên các trang viết lu mờ hoặc...không biết viết ǵ. Có phải vậy không ạ? (steve nguyễn - USA)
Nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc. (H́nh: Dan Huỳnh/Người Việt)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Khi so sánh văn học trong nước và ngoài nước, chúng ta cần chú ư đến hai khía cạnh: số lượng và chất lượng. Về số lượng, không thể hoài nghi được là văn học trong nước giàu có và sôi nổi hơn. Điều đó rất dễ hiểu. Về độc giả, trong nước có trên 80 triệu người; về tác giả có cả mấy ngàn người chuyên và không chuyên; về báo chí có cả trên 600 tờ. ở hải ngoại th́ chỉ có trên 3 triệu người, lại sống rải rác ở nhiều quốc gia trên thế giới; số lượng báo chí lại cực kỳ ít ỏi. Nhưng đánh giá văn học th́ không thể chỉ nh́n vào số lượng. Văn học là thế giới của cái đẹp và của chất lượng thẩm mỹ. Mà về phương diện này th́ không thể nói ở hải ngoại không có ǵ được. Trước đây, những cây bút như Trần Vũ, Phạm Thị Hoài, hay Đỗ KH. không thể nói là không xuất sắc. Nhưng đánh giá văn học th́ nên có cái nh́n rộng hơn. Ở đâu giới thiệu đầu tiên chủ nghĩa hậu hiện đại? - Ở hải ngoại. Ở đâu giời thiệu đầu tiên cho kiểu thơ tân h́nh thức? - Ở hải ngoại. Ở đâu có những tờ báo mạng được cập nhật hàng ngày với nhiều xu hướng sáng tác khác nhau như Tiền Vệ và Da Màu? - Ở hải ngoại. Ở đâu có những cuốn trường thiên tiểu thuyết dài dằng dặc cả ngàn trang, tái hiện cả một thời kỳ lịch sử đầy xáo trộn khốc liệt? - Cũng ở hải ngoại.
Cau hoi: Xin Ô.Quốc cho biết lư do tại sao VC cấm Ô về VN, trong khi gia đ́nh Ô ở miền Trung đều có gốc CM lớn? (hương nguyễn - melbourne)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc) Trước hết, xin minh định là gia đ́nh tôi hoàn toàn không có ai dính dáng đến cách mạng, đừng nói ǵ là cách mạng lớn. C̉n về lư do cấm nhập cảnh, th́ thú thật, đến nay tôi hoàn toàn không biết. Lần đầu tiên tôi bị cấm nhập cảnh là vào cuối năm 2005, lư do chính thức được nêu lên là: 'Theo lệnh trên.' Lần thứ hai vào giữa năm 2009, khi tôi được mời về thuyết tŕnh tại một cuộc hội nghị quốc tế ở Hà Nội, th́ lư do chính thức được nêu lên là 'Nhà nước không hoan nghênh quí khách.' Đó là tất cả những điều mà tôi biết.
Cau hoi: Xin ong NHQ cho biet nha van va nha tho VN nao ma ong thich nhat. Thich ai nhat thi cu noi chu dung so mat long ma noi chung chung thi chan lam! (viet trung - wisconsin)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Biết bạn chán, nhưng tôi không thể không nói chung chung được. Lư do là một nhà phê b́nh th́ phải chịu trách nhiệm về những điều ḿnh thích và không thích, những điều ḿnh khen ngợi và những điều ḿnh phê phán. Tinh thần trách nhiệm ấy đ̣i hỏi phải phân tích và chứng minh. Mà để phân tích và chứng minh th́ cần phải có thời gian và không gian nhất định. Không gian ở đây được hiểu là số chữ được tŕnh bày. Cả hai điều kiện ấy đều không thể có trong một cuộc tṛ chuyện online như thế này. Bởi vậy xin khất câu trả lời vào dịp khác.
Cau hoi:
Thưa anh Nguyễn Hưng Quốc,
Theo ư anh sáng tác theo khuynh hướng Hậu Hiện Đại có được đông đảo độc giả Việt Nam hưởng ứng hay không? Theo em thấy viết theo lối này mới và lạ nhưng nhiều khi hơi...khó hiểu. Anh có nhận xét ǵ?
Cám ơn anh. (Phương Cao - USA)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Một khuynh hướng sáng tác mới, để được đông đảo quần chúng chấp nhận và hưởng ứng, cần có thời gian. Thời gian ấy có thể kéo dài vài năm (như phong trào Thơ Mới thời 30-45) hoặc vài chục năm (như thơ tự do của nhóm Sáng Tạo ở miền Nam vào cuối thập niên 1950). Tôi không tin và cũng không chờ đợi là chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ được nhiều người hưởng ứng vào lúc này. C̣n chuyện cách viết theo khuynh hướng hậu hiện đại khó hiểu là chuyện b́nh thường. Không có cái mới nào là không bị xem là khó hiểu. Ngay cả Thơ Mới thời 30-45 bây giờ đọc lại chúng ta thấy cực kỳ dễ hiểu, lúc mới xuất hiện, cũng bị chê là khó hiểu, thậm chí là ngô nghê.
Cau hoi: Câu hỏi với ông Nguyễn Hưng Quốc: Có người cho rằng người phê b́nh văn học là kẻ thù của người cầm bút. Ông nghĩ sao về điều này? (Tiến Nguyễn - Garden Grove, California)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Ai nói như vậy nhỉ? Tôi th́ tôi không tin. Tôi tin là người sáng tác cũng cần nhà phê b́nh như cần ư thức tự phản tỉnh của chính họ. Nếu không có ư thức phản tỉnh và tự phản tỉnh ấy th́ không thể có sự tiến bộ. Ở lănh vực nào cũng thế, không phải chỉ trong văn học nghệ thuật.
Cau hoi: Nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc chắc cũng đă và đang làm thơ? Nếu được, xin ông chia sẻ với độc giả một bài thơ đắc ư nhất. Khi làm thơ chắc những lư thuyết và lư luận nhường chổ cho thi hứng? Cảm ơn ông
(Lâm Trường Phong - Sài G̣n, Nam Việt Nam)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Tôi chủ yếu chỉ làm thơ lúc c̣n nhỏ. Sau này, chỉ thỉnh thoảng mới làm một hai bài, và cũng không thực sự tập trung công sức nhiều vào thể loại ấy nên cũng hiếm khi xuất bản và cũng không muốn được nhiều người biết. Riêng quan hệ giữa lư thuyết và thi hứng th́ có nhiều vấn đề rất phức tạp không thể giải thích được. Mong bạn thông cảm.
Cau hoi: Tôi nghĩ việc hiện đại hoá Việt Nam ngày nay có liên quan ít nhiều tới các nền tảng của tư duy hiện đại chủ nghĩa -- từ cách cơ cấu xă hội, cho tới việc khoa học hóa các phương diện đời sống. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một sự đả phá đối với chủ nghĩa hiện đại. Liệu nó có 'phá phách' quá tŕnh hiện đại hóa Việt Nam hay không? (Hà - Fountain Valley, CA)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Tôi cho mệnh đề thứ nhất trong câu hỏi của bạn nên được đảo ngược lại: tư duy hiện đại chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng hiện đại hóa. Bởi trong lịch sử nhân loại, chủ nghĩa hiện đại chỉ ra đời khi quá tŕnh hiện đại hóa đă đạt được một số thành tựu nhất định nào đó. Riêng chủ nghĩa hậu hiện đại th́ một mặt, kế tục, mặt khác, phủ nhận hoặc vượt qua chủ nghĩa hiện đại. Nó không có quan hệ ǵ với quá tŕnh hiện đại hóa Việt Nam, đặc biệt trong lănh vực xă hội mà bạn đề cập.
Cau hoi: Tại sao nhiều người vẫn coi truyện Kiều là đỉnh cao của văn học Việt Nam trong khi đó chỉ là bài thơ về một cô gái điếm của Tàu? (Vân - 12)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Chuyện cô gái điếm chỉ là đề tài, mà với bất cứ đề tài nào, người ta cũng có thể sáng tạo nên những tác phẩm lớn.
Câu hỏi:Ông nghĩ sao về nhận xét này: 'Văn học Việt Nam hải ngoại (bằng tiếng Việt) ngày càng suy tàn và đa số các tác phẩm loanh quanh đều là 'ăn mày quá khứ'. Các tác phẩm lớn, gây tiếng vang gần như không có.'
(Trần Quảng Trị-GG, CA 92844)
Trả lời:(Nguyễn Hưng Quốc): Tôi không đồng ư với cả 3 nhận định nêu trên. Thứ nhất, văn học hải ngoại không phải càng ngày càng suy tàn. Thứ hai, không phải chỉ là 'ăn mày quá khứ.' Minh chứng cho cả hai nhận định trên có thể t́m thấy dễ dàng trên hai tờ báo mạng Tiền Vệ và Da Màu. Thứ ba, khái niệm tác phẩm lớn và tác phẩm gây tiếng vang khác nhau. Không thể căn cứ vào độ vang để đánh giá tác phẩm lớn.
Cau hoi: Tôi rất thích đọc các bài viết về đề tài Việt Nam của giáo sư Nguyễn Hưng Quốc trên www.voanews.com. Xin cho hỏi giáo sư có cảm thấy mạng sống bị đe dọa khi dùng cây viết của ḿnh chống lại Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam không? (Michael Nguyen, New Jersey, USA) (Michael Nguyen - New Jersey, USA)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Cho đến bây giờ, tôi chỉ mới bị tấn công bằng cách bôi nhọ nhưng chưa cảm thấy một sự đe dọa ǵ cụ thể.
Cau hoi: Gửi ông Nguyễn Hưng Quốc (Nguyễn Tuấn Ngọc)
Theo ông, đâu là nguyên nhân của việc độc giả không c̣n mặn mà với những tác phẩm thi-văn do chính các tác giả ở Việt Nam sáng tác nhất là ngày nay, thơ làm ra chỉ để các nhà thơ tặng cho nhau chứ chẳng thể nào để cho độc giả bỏ tiền ra mua?
(Thanh Tú - Sài G̣n)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Ở vào những thời điểm xă hội có nhiều khủng hoảng như hiện nay, việc một số độc giả không c̣n mặn mà với văn học là điều tương đối dễ hiểu. Chưa kể đến ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông và giải trí khác ngày càng thu hút sự chú ư và đam mê của độc giả. Những sự thay đổi như vầy có thể thấy ở nhiều nơi chứ không riêng ǵ Việt Nam.
Cau hoi: Câu hỏi cho Nguyễn Hưng Quốc, 'Vui ḷng cho biết sơ lược nội dung luận án tiến sĩ của ông.'
Câu hỏi cho Hoàng Ngọc Tuấn, 'Vui ḷng nói nét chính của ngữ pháp tiếng Việt (Vietnamese grammatology) thời toàn cầu hoá.' (Phan Vũ - Westminster, California)
Tra loi: (Nguyễn Hưng Quốc): Bạn có thể đọc nguyên cả luận án trên thư viện mạng của trường Victoria University.
Xin cám ơn báo Người Việt và quư bạn đọc. Xin gặp lại một số bạn đọc tại cuộc hội thảo 'T́nh h́nh văn học Việt Nam hải ngoại những năm gần đây' được tổ chức tại ṭa soạn Việt Báo tại thành phố Westminster vào lúc 1 giờ trưa thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010.
Nguồn: ???
Bookmarks