Lực lượng Đặc nhiệm Hải Quân Mỹ, Navy SEAL, trong một cuộc tập trận tại Bắc Cực



Cuộc đấu quyền lực và tầm ảnh hưởng toàn cầu giữa Mỹ với Trung Quốc nay đă tràn đến tận Bắc cực, sau khi Mỹ-Trung đối đầu ở cuộc chiến thương mại và Biển Đông, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Theo tờ báo Hồng Kông này, việc Mỹ chống Trung Quốc ở Bắc cực cũng sẽ vấp phải những rào cản như ở những nơi mà Trung Quốc đă phô triển tham vọng xây dựng dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và con đường: “tiền tươi” của Bắc Kinh mở được những cánh cửa ở các vùng lâm vào cảnh chật vật kinh tế, và các nước Bắc Âu cũng quan tâm khoản đầu tư và cộng tác khoa học của Trung Quốc vào cuộc nghiên cứu Bắc cực.

Bà Tôn Vân, chủ nhiệm Chương tŕnh Trung Quốc ở Trung tâm Stimson (một trung tâm nghiên cứu của Mỹ) giải thích sự lo ngại của Mỹ: “Ví dụ Trung Quốc đang cố gắng phát triển một hệ thống định vị toàn cầu GPS phủ khắp Bắc cực. Nếu họ phát triển hệ thống này, họ có thể nói để nghiên cứu khoa học, nhưng họ cũng có thể sử dụng nó vào các mục đích quân sự”.
Bà cũng nói Mỹ “có khả năng khổng lồ để cản ngăn các hoạt động của Trung Quốc ở Bắc cực”, như đề nghị Hội đồng Bắc cực nâng cao cảnh giác Trung Quốc, hoặc chi tiền cho các dự án để các nước trong khu vực không chạy theo nguồn tiền BRI.

Bắc Kinh khẳng định “Trung Quốc là quốc gia cận Bắc cực”

Trong Sách Trắng năm 2018, Bắc Kinh tự phong “là một quốc gia gần Bắc cực”, dù Trung Quốc cách Bắc cực những 1.450 km. Bắc Kinh vào năm 2017 cũng tuyên bố sẽ kết nối vùng đất lạnh này vào BRI do Trung Quốc xây hoặc cấp tiền để xây dựng đường sắt, đường bộ và hải cảng kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi.
Kế hoạch của Bắc Kinh là phát triển các tuyến hàng hải đang được sử dụng nhiều nhờ sự tan băng do t́nh trạng trái đất nóng dần lên. Sự tan băng quá nhanh của Bắc cực trong vài năm gần đây cho phép mở ra hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Âu được nhanh hơn, ngắn hơn và chi phí thấp hơn.
Các tuyến “Cung đường phương Bắc” sẽ cho phép tàu thủy rút ngắn hải tŕnh giữa Thái B́nh Dương và Đại Tây Dương bằng cách đi qua vùng bắc Nga. Theo một nghiên cứu do chính phủ Anh đặt hàng, th́ từ giữa thế kỷ 21, các chuyến tàu hàng giữa hai lục địa này sẽ nhanh hơn từ 10 đến 12 ngày, so với hải tŕnh đi qua Kênh đào Suez. C̣n theo Pḥng Thông tin Cung đường Phương Bắc, mỗi năm đă có 20 tàu sử dụng tuyến đường này trong vài năm gần đây.


Tuyến "Cung đường Phương Bắc" hay Con Đường Tơ lụa qua Bắc Cực của Bắc Kinh

Giáo sư Trương Hân thuộc Đại học Sư phạm Hoa Đông (ở Thượng Hải) nói: “Bắc cực là biên giới cuối cùng cho tầm nh́n mở rộng thế giới của Trung Quốc. Sự chú ư lớn không chỉ vào các tuyến hàng hải và nguồn tài nguyên phong phú cùng giá trị thương mại ngày càng tăng...mà c̣n v́ ư tưởng chúng tôi cần có mặt ở đó để là một phần của tầm nh́n chiến lược đó”.
Vị giáo sư c̣n so sánh cảm giác tự hào về biên giới Bắc cực ở Trung Quốc với việc người Mỹ tự hào cuộc chinh phục Mặt Trăng những năm 1960, và với thời châu Âu đi khám phá các vùng đất lạ trong các thế kỷ 15, 16.

Mỹ cảnh giác “Con đường Tơ lụa Bắc cực” trở thành “Biển Đông mới”


Mỹ xem “Con đường Tơ lụa Bắc cực” của Nga-Trung là một nỗ lực giành quyền kiểm soát khu vực này. Theo SCMP, Mỹ cực kỳ cảnh giác với Sách Trắng của Trung Quốc, không phải v́ nội dung, mà chính v́ phần c̣n thiếu trong Sách Trắng: tham vọng quân sự của Bắc Kinh.
6 tháng sau, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, Mỹ mở mặt trận công nghệ và kinh tế để “đánh” Trung Quốc, gióng các hồi chuông cảnh báo các nước kém thu nhập về nguy cơ “sập bẫy nợ” nếu vay vốn BRI của Trung Quốc, mà đi kèm với nguy cơ này là nạn tham nhũng, đón nhận những vụ đầu tư chất lượng thấp, quân sự hóa và khai thác tràn lan nguồn tài nguyên tự nhiên.
Với các đ̣n tấn công này, những lo ngại về Bắc cực nhạt đi, măi đến ngày 6. 5.2019 th́ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự Hội đồng Bắc cực ở Phần Lan, tung ra bài diễn văn gay gắt tấn công Trung Quốc. Ông nói những hành vi “hung hăng” của Trung Quốc ở Bắc cực có nguy cơ Bắc Kinh biến vùng giàu tài nguyên này trở thành “Biển Đông mới”.
Vị Ngoại trưởng c̣n nói “Bắc cực đă trở thành vũ đài cạnh tranh quyền lực toàn cầu nhằm sở hữu nguồn dầu thô, khoáng sản dự trữ và nguồn cá. Bắc cực là một vùng hoang dă nhưng không có nghĩa nơi này phải trở thành một vùng phi pháp luật”. Ông lưu ư điểm cực bắc của Trung Quốc ở cách Bắc cực 1.450 km, và tuyên bố chỉ có các nước vùng Bắc cực và các nước không thuộc Bắc cực, không có hạng mục thứ ba kiểu “gần Bắc cực” như Bắc Kinh đă tự phong.
Theo ông Pompeo, Bắc Kinh đă mạnh tay đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhạy cảm ở Bắc cực, sử dụng tiền, công nhân và công ty của Trung Quốc, nhằm lập một sự hiện diện an ninh thường trực của Trung Quốc ở Bắc cực. Ông cho biết Trung Quốc đă chi gần 90 tỉ USD kể từ năm 2012 đến 2017, và nhắm mục tiêu hưởng trọn lợi ích từ những ưu thế của “Cung đường Phương Bắc”. Ông nói Mỹ rất nghi ư tưởng Trung Quốc xây cung đường này để kết nối với các cung đường mà Trung Quốc đă xây ở châu Phi, châu Á.




Trung Quốc tuyên bố ‘Bắc cực là tài sản chung của loài người’

Từ khi Bắc Kinh công khai bày tỏ quan tâm đến Bắc cực, các nhà khoa học Trung Quốc đă phát tín hiệu radio từ “Cung đường phương Bắc” đến các thành phố Trung Quốc, nhằm thử nghiệm liên lạc tần sóng ngắn, cũng như thực hiện các chuyến đi đo đạc thời tiết và bề dày lớp băng của Bắc cực.



Giáo sư Lưu Húc thuộc khoa nghiên cứu quốc tế (ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh) nói những tiến bộ khoa học “rất có ư nghĩa” đối với các mục tiêu ở Bắc cực của Trung Quốc. Ông nói các mục tiêu khác là mở các tuyến đường biển, nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và lập quan hệ thân cận với các nước có phần lănh thổ ở Bắc cực: Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Iceland là 8 nước thành viên Hội đồng Bắc cực. Trung Quốc có vai tṛ quan sát viên ở tổ chức hợp tác này từ năm 2013.
Giáo sư Lưu nói: “Chính phủ Trung Quốc nhận định biển Bắc cực là tài sản chung của loài người, chứ không chỉ của riêng các nước Bắc Âu, v́ nó có ư nghĩa rất lớn đối với nhân dân toàn thế giới”. Ông c̣n nói thêm Trung Quốc chia sẻ sự quan ngại những hậu quả của t́nh trạng thay đổi khí hậu toàn cầu: “Trung Quốc hiểu rơ tính nhạy cảm về lănh thổ của khu vực Bắc cực, và chính sách của Trung Quốc xem trọng điều này”.

T́nh báo Đan Mạch báo động quân Trung Quốc đến Bắc cực


Nhưng Mỹ và vài quốc gia châu Âu không tin chuyện Trung Quốc làm khoa học thuần túy, chỉ ra những tranh căi liên quan các cơ sở do Trung Quốc chi tiền ở các đại học phương Tây. Cuối năm 2019, một đại học Bỉ đóng cửa Viện Khổng tử, sau khi vị cựu hiệu trưởng làm gián điệp cho Trung Quốc. Lầu Năm Góc nói sự hiện diện của khoa học Trung Quốc ở Bắc cực mở đường cho sự hiện diện quân sự gồm tàu ngầm Trung Quốc.

Đan Mạch, Thụy Điển cũng lo ngại nghiên cứu khoa học của Trung Quốc ở Bắc cực được sử dụng vào việc mở cửa khu vực cho những mục đích khác. Quân đội Trung Quốc th́ đang tăng sử dụng cớ nghiên cứu khoa học ở Bắc cực để mở đường đến khu vực này, sau khi Trung Quốc tự nhận là một “quốc gia gần Bắc cực”, theo lời báo động của t́nh báo Đan Mạch.
Trong cảnh báo t́nh trạng đối đầu địa-chính trị nóng lên ở vùng lạnh nhất của Trái đất, báo cáo hàng năm công bố ngày 29.11.2019 của Cơ quan t́nh báo Đan Mạch viết: “Một cuộc đấu quyền lực đang định h́nh giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc vốn làm tăng sự căng thẳng ở khu vực Bắc cực”.
Lănh đạo cơ quan này, ông Lars Findsen nói: “Các đoàn nghiên cứu của Trung Quốc đến Bắc cực không chỉ v́ khoa học, mà c̣n có “mục tiêu kép”. Chúng tôi đă giám sát hoạt động nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc cực, và chứng kiến Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng ở vùng này”.
Ông Findsen không nêu tên các đoàn nghiên cứu có quân đội Trung Quốc tham gia, nhưng dẫn các ví dụ của những năm gần đây đă phát tín hiệu về “một diễn biến mới”.
Hồi tháng 8.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề nghị mua lại đảo Greenland (một vùng tự trị của Đan Mạch), một đề nghị được nhiều người cho là v́ liên quan những lo ngại kể trên. Trước đó, Công ty nhà nước China Communications Construction đă hủy cuộc thầu xây hai sân bay ở Greenland, nơi có một căn cứ không quân Mỹ.
Lầu Năm Góc lưu ư Đan Mạch đă tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc quan tâm đến Greenland, đề xuất các ư tưởng như lập một trạm nghiên cứu, một trạm vệ tinh mặt đất, nâng cấp các sân bay và phát triển hoạt động khai thác mỏ.
Báo cáo cảnh báo: “Các nghiên cứu dân sự của Trung Quốc cũng có thể hỗ trợ sự hiện diện quân sự Trung Quốc ở biển Bắc cực, gồm triển khai tàu ngầm đến khu vực này như một cách đề pḥng các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân”.

Nga thèm vốn đầu tư của Trung Quốc


Đan Mạch đă khẳng định quan tâm hàng đầu của nước này, là giữ ǵn Bắc cực như một lĩnh vực hợp tác quốc tế, giải quyết bất kỳ vấn đề tiềm năng nào thông qua đàm phán giữa các nước nằm trong khu vực Bắc cực.
Nhưng Đan Mạch khó đạt mục tiêu này, nhất là khi Nga cũng đang củng cố khả năng quân sự ở Bắc cực, theo báo cáo: “Đó là một động cơ khiến nhiều quốc gia ven Bắc cực bắt đầu củng cố khả năng quân sự tại khu vực”.
Theo chỉ đạo của Tổng thống Vladimir Putin, Nga đă tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc cực, mở lại nhiều căn cứ từng bị bỏ phế sau khi Liên Xô sụp đổ. Năm 2019, Bắc Kinh và Nga đă tuyên bố “một thời đại mới” trong quan hệ song phương, xếp năng lượng, thương mại, công nghệ, ngoại giao và quốc pḥng là các mảng hợp tác sâu rộng hơn. Cuối năm 2019, Nga khởi động tuyến ống dẫn khí trị giá 55 tỉ USD qua Trung Quốc, và Nga cũng có vùng bờ biển Bắc cực giàu tài nguyên 24.140 km để thu hút thêm nguồn đầu tư của Trung Quốc.


"Con đường Tơ lụa Bắc Cực" của liên minh TQ và Nga

V́ bị phương Tây trừng phạt nên không thể tiếp cận nguồn vốn và công nghệ, Nga đă “vung tay chào đón khoản đầu tư của Trung Quốc vào Bắc cực”, theo nhà nghiên cứu Artyom Lukin của khoa nghiên cứu khu vực-quốc tế ở Đại học Viễn Đông Nga. Ông nói: “Nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, th́ sẽ rất khó thực hiện các dự án lớn ở vùng lănh thổ Bắc cực thuộc Nga, do Nga không thể tự thực hiện v́ tốn kém kinh phí quá lớn và kỹ thuật phức tạp”.
Ông Lukin cũng nói dù phương Tây lo ngại sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tiếp sau sự phát triển kinh tế và khoa học, th́ “Bắc cực không là Biển Đông”. Ông nói ở khu vực này, Nga có đầy đủ tài sản quân sự, tất cả các khả năng nên Nga “như đang ở nhà”, c̣n Trung Quốc chỉ là khách “nên chúng tôi đủ điều kiện kiểm soát Bắc cực và chúng tôi có thể thoải mái trước sự hiện diện của người Trung Quốc. Ít ra là thế, miễn sao th́ Trung Quốc vẫn cứ sẵn sàng đầu tư”.
Motthegioi (theo SCMP)