Đối tác của Apple tại Trung Quốc bị truy quét tham nhũng
Bởi: Matthew Robertson, Epoch Times2 Tháng Một , 2015Mục: Xă Hội Trung QuốcViết b́nh luận
Chia sẻ bài viết này
Một nhân viên văn pḥng nghe điện thoại ở phía trước logo của ChinaUnicom, đối tác của Apple tại Trung Quốc, ảnh chụp tại Bắc Kinh vào ngày 5 tháng Một năm 2012. Một cuộc điều tra chống tham nhũng đến nay đă dẫn đến việc bắt giữ hai giám đốc điều hành của công ty này. (Liu Jin /AFP/GettyImages)
Các thanh tra chống tham nhũng của Trung Quốc hiện đang truy quét China Unicom, doanh nghiệp viễn thông nhà nước lớn thứ hai tại Trung Quốc và là một đối tác chính của Apple. Một phó tổng giám đốc đă bị bắt và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản; các quan chức cấp cao tại doanh nghiệp này đă bị buộc phải giao nộp hộ chiếu; Chủ tịch hội đồng quản trị th́ đă bán tháo cổ phiếu của ḿnh; c̣n các nhân viên th́ sẵn sàng chia sẻ thông tin về các vụ vi phạm trong quản lư với các thanh tra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Có thể nhận ra các dấu hiệu cho thấy lực lượng chống tham nhũng đang tiến hành truy quét doanh nghiệp này trong nhiều tuần nay, với các tin tức cho biết hai quan chức của doanh nghiệp này – ông Zong Xinhua, tổng giám đốc CNTT và thương mại điện tử, và ông Zhang Zhijiang (Trương Trí Giang), người phụ trách lĩnh vực xây dựng mạng lưới, đă bị tiến hành điều tra.
❝
Sau khi nhóm điều tra được thành lập, cuộc xung đột nội bộ kéo dài nhiều năm qua tại Unicom đă vỡ ̣a như cứa vào một vết thương hở.
- Caijing
Vào cuối tháng Chín năm 2014, Apple tuyên bố China Unicom là một trong những công ty chính tung ra sản phẩm iPhone 6 và iPhone 6 Plus tại thị trường Trung Quốc.
Vào năm 2008, doanh nghiệp này sáp nhập với China Netcom, một doanh nghiệp viễn thông lớn khác của nhà nước, có mối liên hệ lâu dài và sâu sắc với con trai cả của cựu lănh đạo Đảng Cộng sản, ông Giang Trạch Dân. Hoạt động của ông Giang Miên Hằng trong ngành này đă mang lại cho ông ta biệt danh “Ông trùm viễn thông” trong nhiều năm qua. Có khả năng ông Giang vẫn nắm giữ một lượng lớn cổ phần trong Unicom, bởi v́ ông từng nắm quyền kiểm soát đối với China Netcom thông qua Công ty TNHH Đầu tư Shanghai Alliance. Các thành viên của phe nhóm chính trị Giang Trạch Dân hiện vẫn đang chiếm giữ các vị trí quyền lực tại China Unicom.
Không rơ liệu cuộc thanh trừng hiện nay tại China Unicom có phải là một đ̣n chính trị hay không – tức là một động thái của ông Tập Cận B́nh nhằm tiếp tục làm suy yếu quyền lực của Giang Trạch Dân. Việc điều tra các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ chính trị sâu rộng thường là một phần của các chiến dịch lớn hơn nhắm đến các mục tiêu chính trị, nhưng cũng có khả năng – dù ít xảy ra ở Trung Quốc – rằng động thái này chỉ đơn giản là nhằm làm trong sạch một đội ngũ quản lư đă hủ bại, v́ lợi ích của người tiêu dùng Trung Quốc.
Cho đến nay, quan chức bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ông Trương Trí Giang. Ông ta xuất thân là một kỹ sư cáp quang, đă từng đoạt giải thưởng, nhưng sau đó, cũng giống như cựu phó tổng giám đốc và người quản lư cũ của mảng xây dựng mạng lưới tại China Unicom, ông ta tham gia vào hoạt động tống tiền, mua bán ân huệ, nhận hối lộ, và các h́nh thức tham nhũng khác, theo tin từ các thông báo chính thức.
Ông Yan Bo, tổng giám đốc mảng quốc tế của China Unicom, được cho là đă trốn ra nước ngoài – nhưng các quan chức doanh nghiệp này cho biết thật ra ông chỉ đang nghỉ ốm. China Unicom, một doanh nghiệp viễn thông lớn của nhà nước, đang bị truy quét bởi lực lượng chống tham nhũng của Trung Quốc. (Twitter.com)
Những “hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” trên đồng nghĩa với việc ông ta hiện đang nằm dưới nanh vuốt các thanh tra của Đảng, những người có tiếng là dùng tra tấn để khai thác thông tin mà họ muốn. Ông Trương Trí Giang đă bị khai trừ khỏi ĐCSTQ.
Ông Chang Xiaobing (Thường Tiểu Binh), chủ tịch hội đồng quản trị của Unicom, ở một t́nh cảnh khá hơn – dù các động thái gần đây của ông trên thị trường chứng khoán Hồng Kông cho thấy ông không tự tin lắm vào triển vọng ngắn hạn của doanh nghiệp. Theo Caijing (Tài Kinh), một ấn phẩm tài chính nổi tiếng Trung Quốc, tính tới ngày 19 tháng 12 năm 2014, ông Thường đă bán toàn bộ 680.000 cổ phiếu c̣n lại của ḿnh tại China Unicom. Ông đă thu được khoảng 5,6 triệu nhân dân tệ, tương đương $913,000, từ vụ mua bán này. Một hoạt động giải ngân trước đó vào tháng 9 năm 2014 đă thu được khoảng $118,000, khi công ty này được giao dịch ở mức giá cao hơn.
Các thanh tra chống tham nhũng đă “chuyển vào và đóng đô” bên trong công ty vào khoảng cuối tháng Mười Một, sau đó, ông Thường bắt đầu bán tháo chứng khoán của ḿnh.
❝
Vào năm 2008, doanh nghiệp này sáp nhập với China Netcom, một doanh nghiệp viễn thông lớn khác của nhà nước có mối liên hệ lâu dài và sâu sắc với con trai cả của cựu lănh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân.
Tin tức cho biết, các nhân viên rất vui mừng khi có cơ hội nói lên các vấn đề của doanh nghiệp này.
Caijing đă trích lời một quan chức doanh nghiệp cho biết: “Sau khi nhóm điều tra được thành lập, cuộc xung đột nội bộ kéo dài nhiều năm qua tại Unicom đă vỡ ̣a như cứa vào một vết thương hở”.
Các nhà điều tra đă nhận được những lời tŕnh báo và cáo buộc của các nhân viên “hăng hái một cách bất thường” – gồm cả những người vô danh lẫn những người khai tên thật. Một số nhân viên cũng đă lên mạng internet để truyền bá sự bất măn.
Một phần lư do bắt nguồn từ sự chán ghét đối với những xích mích trong quản lư, liên quan đến việc sáp nhập với China Netcom vào năm 2008 và 2009. Các bài báo của Tài Kinh cho rằng việc này, cùng với động thái nhằm giảm bớt quyền tự chủ của các công ty con của China Unicom, đă tạo ra nhiều mâu thuẫn nội bộ.
Caijing cho biết, bắt đầu từ ngày 27 tháng Mười Một, khi đoàn kiểm tra chuyển đến làm việc tại văn pḥng China Unicom, các giám đốc điều hành đă quyết liệt cắt giảm các hoạt động công cộng của họ, và hầu như không có bất cứ chuyến thăm nào từ các khách hàng bên ngoài.
Không chịu thua kém các quan chức chống tham nhũng, họ cũng tiến hành các cuộc điều tra nội bộ riêng, rồi công bố kết quả cho các nhân viên. Ví dụ, Bí thư Đảng tại chi nhánh Quảng Đông của China Unicom, ông He Xiang, có có niềm đam mê đi vé máy bay hạng nhất, và tất nhiên, hóa đơn do công ty trả. Họ bêu xấu để buộc ông ta “phải chịu kỷ luật chính trị” và yêu cầu ông ta phải hoàn trả khoản chênh lệch giữa các chuyến bay hạng nhất và hạng tiêu chuẩn.
Một quan chức của doanh nghiệp này, ông Yan Bo, tổng giám đốc mảng quốc tế của công ty, được đưa tin là đă trốn ra nước ngoài. Các tin tức cho biết, không thể liên lạc bằng điện thoại với ông ta trong vài ngày nay. Unicom phủ nhận việc ông bỏ trốn, mà nói rằng ông ta đang nghỉ ốm. Nhưng để đảm bảo không ai ở công ty làm như vậy, họ đă yêu cầu các giám đốc điều hành chóp bu giao nộp hộ chiếu của ḿnh.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hăy chia sẻ nó với bạn bè:
Bookmarks