Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15

Thread: Canada - 1 trong 7 Cường quốc Thế Giới thuộc khối Liên Hiệp Anh

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Canada - 1 trong 7 Cường quốc Thế Giới thuộc khối Liên Hiệp Anh

    Canada - 1 trong 7 Cường quốc Thế Giới thuộc khối Liên Hiệp Anh
    Wikipedia


    Cờ Canada


    Huy hiệu Canada

    Quốc ca
    "O Canada"
    Bài hát hoàng gia
    "God Save the Queen"[1][2]
    Vị trí của Canada
    Thủ đô Ottawa
    45°24′B, 75°40′T
    Thành phố lớn nhất Toronto
    Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh và tiếng Pháp
    Tên dân tộc Người Canada
    Chính phủ Dân chủ nghị viện, quân chủ lập hiến[3]
    • Nữ hoàng Elizabeth II
    • Toàn quyền David Johnston
    • Thủ tướng Stephen Harper
    • Chánh tư pháp Beverley McLachlin
    Lập pháp Nghị viện
    • Thượng viện Thượng nghị viện
    • Hạ viện Hạ nghị viện
    Thành lập
    • Luật Anh Bắc Mỹ 1 tháng 7 năm 1867
    • Quy chế Westminster 11 tháng 12 năm 1931
    • Đạo luật Canada 17 tháng 4 năm 1982
    Diện tích
    • Tổng số 9.984.670 km² (hạng thứ 2)
    3.854.085 mi²
    • Nước (%) 8.92 (891,163 km2/344,080 mi2)
    Dân số
    • Ước lượng 2012 34,812,000[4] (hạng thứ 35)
    • Điều tra 2011 33,476,688[5] (hạng thứ 35)
    • Mật độ 3.41 /km² (hạng thứ 228)
    8,3 /sq mi
    GDP (PPP) Ước tính 2011
    • Tổng số $1.391 tỷ Mỹ kim[6] (hạng thứ 14)
    • B́nh quân đầu người $40,457[6] (hạng thứ 15)
    GDP (danh nghĩa) Ước tính 2011
    • Tổng số $1.758 tỷ Mỹ kim[6] (hạng thứ 11)
    • B́nh quân đầu người $51,147[6] (hạng thứ 10)
    Gini? (2005) 32.1[7] (trung b́nh)
    HDI (2011) Green Arrow Up Darker.svg 0.908[8] (rất cao) (hạng thứ 6)
    Đơn vị tiền tệ Đô la Canada ($) (CAD)
    Múi giờ (UTC−3.5 tới −8)
    • Mùa hè (DST) (UTC−2.5 tới −7)
    Cách ghi ngày tháng nn-tt-nnnn, tt-nn-nnnn, và nnnn-tt-nn (CE)
    Lái xe bên Phải
    Tên miền Internet .ca
    Mă số điện thoại +1
    Cổng tri thức Canada

    Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phiên thiết Hán-Việt: Gia Nă Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lănh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái B́nh Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới. Phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Đông bắc của Canada có đảo Greenland (thuộc Đan Mạch). Ở bờ biển phía đông có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp). Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

    Vùng đất mà bây giờ là Canada là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân bản xứ khác nhau trong hàng thiên niên kỷ. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 15, các cuộc viễn chinh của người Anh và người Pháp đă khám phá, và sau đó định cư, dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Pháp nhượng lại gần như tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ năm 1763 sau Chiến tranh Bảy năm. Năm 1867, thông qua một liên minh với ba thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ, Canada được thành lập như là một lănh thổ tự trị gồm bốn tỉnh.[9][10] Điều này đă bắt đầu dẫn đến việc sáp nhập các tỉnh và vùng lănh thổ và một quá tŕnh đ̣i quyền tự chủ ngày càng tăng từ Vương quốc Anh. Quyền tự chủ mở rộng được nhấn mạnh trong Quy chế Westminster năm 1931 và đạt đến đỉnh điểm trong Đạo luật Canada năm 1982, đạo luật đă chấm dứt sự phụ thuộc về pháp luật của Canada với nghị viện Anh.

    Là một liên bang gồm mười tỉnh và ba vùng lănh thổ, Canada là một quốc gia có nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Đây là một quốc gia song ngữ với cả tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang. Canada là một trong các nước phát triển cao trên thế giới, quốc gia này có một nền kinh tế đa dạng, trong đó phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thương mại-đặc biệt là với Hoa Kỳ. Canada cũng là thành viên của các tổ chức G8, G-20, NATO, OECD, WTO, Khối Thịnh vượng chung, Cộng đồng Pháp ngữ, OAS, APEC, và Liên Hợp Quốc.

    Nguồn gốc tên gọi Canada

    Chữ Canada có nguồn gốc từ chữ kanata trong ngôn ngữ của thổ dân Huron-Iroquois, có nghĩa là "ngôi làng", ám chỉ đến Stadacona, một địa điểm hiện tại nằm trong phạm vi Thành phố Québec. Ngày xưa, Canada thường được gọi là Dominion of Canada (Xứ tự trị Canada), nhưng hiện nay tất cả các văn kiện chính thức đều chỉ dùng tên Canada.
    Địa lư và khí hậu

    Bài chi tiết: Địa lư Canada

    Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, chia sẻ đường biên giới với Hoa Kỳ về phía nam và tiểu bang Alaska của Mỹ ở phía tây bắc, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái B́nh Dương về phía tây; đến phía bắc là Bắc Băng Dương. Nếu tính tổng diện tích (bao gồm cả diện tích mặt nước), Canada là nước lớn thứ hai thế giới, sau Nga.[11] Theo diện tích đất (diện tích đất là tổng diện tích trừ đi diện tích hồ và sông) th́ Canada đứng thứ thứ tư.[12]

    Phần lớn khu vực Bắc cực của Canada được bao phủ bởi băng và lớp băng vĩnh cửu. Canada cũng có bờ biển dài nhất thế giới: 202.080 km (125.570 dặm).


    Thác Niagara tại Ontario, là một trong những thác nước lớn nhất thế giới, nổi tiếng với vẻ đẹp và giá trị thủy điện dồi dào.

    Với mật độ dân số, 3,3 người trên mỗi dặm vuông (8.5/sq mi), Canada là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới. Nơi có mật độ dân cư cao nhất là Thành phố Québec – Windsor Corridor, (nằm ở phía Nam Quebec và Nam Ontario) dọc Great Lakes và sông Saint Lawrence ở phía đông nam.[13]

    Canada có một đường bờ biển rộng lớn ở phía bắc, đông và tây, và kể từ thời kỳ băng hà cuối cùng nó nơi đây đă bao gồm tám khu vực rừng khác biệt, bao gồm rừng taiga rộng lớn ở Shield Canada.[14] Sự phong phú và đa dạng về địa lư, sinh thái , thảm thực vật và địa h́nh của Canada đă tạo cho quốc gia này một sự đa dạng về khí hậu.[15] Với diện tích rộng lớn, Canada có nhiều hồ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, số hồ này chứa một lượng nước ngọt lớn của thế giới.[16] Ngoài ra c̣n có các sông băng nước ngọt ở Rockies Canada và dăy núi Coast.

    Nhiệt độ trung b́nh mùa đông và mùa hè trên khắp Canada khác nhau tùy theo vị trí. Mùa đông có thể rất khắc nghiệt ở nhiều vùng của đất nước, đặc biệt là tại các tỉnh nội địa và các tỉnh b́nh nguyên, là những nơi có khí hậu lục địa, nhiệt độ trung b́nh hàng ngày là gần -15 °C (5 °F), nhưng có thể giảm xuống dưới -40 °C (- 40 °F) với những cơn gió lạnh khắc nghiệt.[17] Trong các khu vực không có bờ biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần sáu tháng trong năm (nhiều hơn ở phía bắc). Khu vực ven biển British Columbia có khí hậu ôn đới, với một mùa đông mát mẻ và có mưa. Trên bờ biển phía đông và phía tây, nhiệt độ trung b́nh cao thường khoảng 20 °C (70 °F), trong khi giữa các vùng bờ biển, nhiệt độ trung b́nh cao mùa hè khoảng 25-30 °C (77-86 °F), với khí nóng có thể lên đến trên 40 °C (104 °F) tại một số khu vực nội địa.[18]

    Canada cũng là nơi có hoạt động địa chất phức tạp, với nhiều trận động đất và các ngọn núi lửa có khả năng hoạt động. Vụ phun trào núi lửa Tseax Cone năm 1775 đă gây ra tột tai họa thảm khốc, làm chết 2.000 người Nisga'a và phá hủy ngôi làng của họ tại thung lũng sông NASS ở miền bắc British Columbia, vụ phun trào đă tạo ra một ḍng chảy (14,0 dặm) dung nham dài 22,5 km, và theo truyền thuyết của người Nisga'a, chính vụ phun trào núi lửa này đă làm chặn ḍng chảy của sông NASS.[19]

    Lịch sử

    Bài chi tiết: Lịch sử Canada

    Thời tiền sử

    Theo phán đoán của các nhà sử học và khảo cổ học, người thổ dân Canada (Indian) là các tộc người du mục đến từ khu vực Ấn Độ-Tây Tạng-Trung Quốc. Khoảng 10.000 đến 12.000 năm TCN, những người này đă đến châu Mỹ. V́ những lư do như bị kẻ thù đuổi, săn bắt sinh vật, hay t́m nơi ở mới, họ đă t́nh cờ băng qua lớp băng đá trên eo biển Bering để đến Alaska. Từ đây, họ tiếp tục di cư đến khắp châu lục Bắc Mỹ, biển Caribbean và Nam Mỹ, phát triển ra thành hàng chục ngàn bộ tộc mới.

    C̣n người Inuit được cho là xuất sứ từ khu vực Siberia, Nga. Họ cũng di cư qua eo Bering, nhưng lại định cư hoàn toàn ở miền Bắc Canada, từ vĩ tuyến 60° trở lên.

    Khoảng năm 1000, một vài người Viking ở Bắc Âu đă đặt chân đến Newfoundland. Nhưng họ không định cư mà trở về nước.
    Thời thực dân Châu Âu

    Khoảng cuối thế kỷ 15, một vài nhà thám hiểm châu Âu đă theo chân Christopher Columbus thám hiểm châu Mỹ.

    Năm 1497, John Cabot khám phá Newfoundland và tuyên bố thuộc về vùng đất đó thuộc về Anh. Năm 1534, Jacques Cartier t́m ra khu vực sông Saint-Laurent cho Pháp. Năm 1603, Samuel de Champlain đă thành lập khu dân cư đầu tiên, thành Québec trên bờ sông Saint-Laurent và trở thành thống đốc Tân Pháp (Nouvelle-France) tại Bắc Mỹ.

    Các công ty Anh và Pháp đến Bắc Mỹ trao đổi, buôn bán với dân bản địa, mặt hàng quan trọng nhất là lông thú. Từ đó các cuộc tranh chấp đất đai và giành quyền kiểm sát giao thương diễn ra liên tục. Bộ tộc Huron thân với Pháp bị tiêu diệt bởi bộ tộc Iroquois thân với Anh. Thuộc địa Pháp liền bị đẩy vào thế nguy hiểm. Vua Pháp nhanh chóng ra nhiều chính sách để thu hút thêm dân nhập cư vào Tân Pháp. Năm 1760, dân số Tân Pháp đă tăng lên 70.000.

    Vào năm 1756, cuộc Chiến tranh Bảy năm giữa hai đế quốc thực dân Anh và Pháp ở châu Mỹ nổ ra. Vào năm 1759, tướng Anh là James Wolfe xua quân tấn công thành Québec của tướng Pháp là Hầu tước Louis Joseph de Montcalm-Gozon và chiến thắng. Thành phố-pháo đài rơi vào tay quân Anh, c̣n Montcalm th́ bị thương nặng. Vào năm 1760, quân Anh tiến đánh, chiếm được thành Montréal của quân Pháp. Vào năm 1763, Anh và Pháp kư ḥa ước. Pháp nhường toàn bộ thuộc địa Bắc Mỹ cho Anh.
    Thời thực dân Anh

    Tân Pháp sau khi thuộc về Anh được đổi tên thành Quebec. Người dân (nói tiếng Pháp) và chính quyền (tiếng Anh) chống đối lẫn nhau. Thống đốc James Murray đă giải quyết bằng cách bỏ bớt các luật lệ của người Anh và ban cho người nói tiếng Pháp nhiều quyền hơn.

    1774, Guy Carleton được vua Anh giao quyền thống đốc và đă ra Đạo luật Quebec (Quebec Act). Theo đó, dân Pháp chiếm đa số sẽ có quyền hơn trong chính phủ. Điều này gây bất măn cho nhiều người gốc Anh.

    Năm 1776, Hoa Kỳ giành được độc lập, những người trung thành với vua Anh nhưng không muốn chống đối đă di cư đến Québec. Dân số Anh tăng lên đáng kể ở đây, và Đạo luật Hiến pháp ra đời. Nó chia đôi Québec làm hai tỉnh: Thượng Canada (Upper Canada, là Québec ngày nay) của dân nói tiếng Pháp và Hạ Canada (Lower Canada, là Ontario ngày nay) của dân nói tiếng Anh.

    Năm 1838, cuộc nổi loạn giữa dân Anh và Pháp ở hai tỉnh Thượng và Hạ diễn ra. Hai dân tộc đánh nhau loạn xạ giữa các đường phố, số người chết rất cao. Điều này khiến vua Anh cử Lord Durham sang Canada. Durham đă ra Đạo luật Hợp nhất (Act of Union). Đạo luật này nhập hai tỉnh Canada thành một. Durham mong rằng như vậy có thể làm cho dân Pháp bị đồng hóa và sẽ dễ dàng cai trị hơn. Dân nói tiếng Pháp chống đối chính phủ và t́m nhiều cách để duy tŕ văn hóa Pháp.

    Năm 1858, Anh mở ra thêm thuộc địa British Columbia ở bờ biển Thái B́nh Dương, nằm ở Tây Bắc của Bắc Mỹ.
    Thành lập liên bang

    Ngày 1 tháng 7 năm 1867, John Alexander Macdonald đă khánh thành Nước Tự trị Canada (Dominion of Canada) theo Đạo luật Anh Bắc Mỹ (British North America Act). Canada lúc bấy giờ gồm bốn tỉnh: Ontario, Québec, Nova Scotia và New Brunswick.

    1870, Manitoba gia nhập Canada. 1871, British Columbia gia nhập. 1873, Prince Edward Island gia nhập. 1905, Alberta và Saskatchewan gia nhập. 1949 Newfoundland gia nhập.

    1982, Đạo luật Canada (Canada Act) được thông qua. Québec là tỉnh bang duy nhất không đồng ư thông qua. Đàm phán Hồ Meech (Meech Lake Accord) giữa thủ tướng Brian Mulroney và thủ hiến Québec Robert Bourassa nhằm thuyết phục tỉnh này kư vào đạo luật thất bại.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Canada - 1 trong 7 Cường quốc Thế Giới thuộc khối Liên Hiệp Anh
    P2




    Nhân khẩu học

    Dân số Canada năm 2005 được ước lượng vào khoảng 32 triệu người. Dù là một nước có diện tích lớn thứ hai thế giới – khoảng 10 triệu km² – nhưng mật độ dân số của Canada lại cực thấp – khoảng 4 người/km². Canada lớn hơn Hoa Kỳ nhưng dân số chỉ bằng 1/9 của Hoa Kỳ.

    Trước thế kỷ 19, toàn bộ dân Canada đều là người thổ dân, người Anh và người Pháp. Măi cho đến Đệ Nhị Thế Chiến, dân Scotland, Ireland và Đông Âu bắt đầu nhập cư vào Canada. Từ năm 1945, diện mạo văn hoá sắc tộc của Canada phát triển phong phú hơn do số lượng di dân từ Nam Âu, Nam Mỹ, quần đảo Caribbean, Trung Đông và Châu Á-Thái B́nh Dương càng ngày càng tăng. Ngày nay dân Canada hầu như đến từ khắp nơi trên thế giới.

    Theo kết quả điều tra dân số gần đây nhất, hơn 50% dân số có nguồn gốc không phải là Anh hay Pháp. Trong số đó, số người không phải là dân da trắng chiếm 13%; các thổ dân, chiếm 3%; gốc người Scotland chiếm 14%; gốc người Ireland chiếm 13%; gốc Đức chiếm 9,25% và gốc Ư 4,3%. Con số này sẽ c̣n tăng thêm nữa theo quá tŕnh "toàn cầu hóa" hiện nay.
    Danh sách vùng đô thị lớn nhất Canada theo dân số (thống kê 2006)
    Tên Tỉnh Dân số Tên Tỉnh Dân số
    Toronto Ontario 5.113.149 Kitchener–Waterloo Ontario 451.235
    Montreal Quebec 3.635.571 St. Catharines–Niagara Ontario 390.317
    Vancouver British Columbia 2.116.581 Halifax Nova Scotia 372.858
    Ottawa–Gatineau Ontario–Quebec 1.130.761 Oshawa Ontario 330.594
    Calgary Alberta 1.079.310 Victoria British Columbia 330.088
    Edmonton Alberta 1.034.945 Windsor Ontario 323.342
    Thành phố Quebec Quebec 715.515 Saskatoon Saskatchewan 233.923
    Winnipeg Manitoba 694.668 Regina Saskatchewan 194.971
    Hamilton Ontario 692.911 Sherbrooke Quebec 186.952
    London Ontario 457.720 St. John's Newfoundland and Labrador 181.113
    Ngôn ngữ

    Hai ngôn ngữ chính thức của Liên bang Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Gần 60% dân Canada có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 22% là tiếng Pháp. Đại đa số người nói tiếng Pháp sống tại tỉnh bang Québec, sau đó là các tỉnh bang Ontario, New Brunswick và Manitoba. Một số ngôn ngữ của các thổ dân cũng được xem là ngôn ngữ chính thức tại các lănh thổ tự trị, đặc biệt là tiếng Inuktitut. Rất nhiều thứ tiếng của các thổ dân đă bị mai một hay đang đi đến t́nh trạng đó. Những tiếng khác được nhiều người nói là: tiếng Ư, tiếng Đức, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Ban Nha.

    Québec là tỉnh bang độc nhất ban hành một đạo luật bảo vệ tiếng Pháp, mục đích để bảo vệ sắc thái văn hóa đặc biệt nhất Bắc Mỹ của họ. Tuy nhiên quyền lợi về ngôn ngữ và giáo dục của các cộng đồng nói tiếng Anh và các tiếng thổ dân cũng được bảo vệ. Ngoài ra, dân chúng có quyền dùng hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong khi giao tiếp với chính phủ.
    Kinh tế

    Bài chi tiết: Kinh tế Canada

    A vertical set of specimen banknotes, with $5 (blue) on top, followed by $10 (purple), $20 (green), $50 (red), and $100 (brown)
    Tiền giấy hiện tại của Canada, h́nh mô tả (từ trên xuống dưới) Wilfrid Laurier, John A. Macdonald, Nữ hoàng Elizabeth II, William Lyon Mackenzie King, và Robert Borden

    Canada là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, với thu nhập b́nh quân đầu người cao, quốc gia này là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC) và G8. Đây là một trong mười quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.[20] Canada có một nền kinh tế hỗn hợp, theo Heritage Foundation's th́ quốc gia này xếp trên Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia Tây Âu về chỉ số tự do kinh tế.[21] Những bạn hàng nhập khẩu lớn nhất hàng hóa của Canada là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản.[22] Năm 2008, giá trị nhập khẩu hàng hóa của Canada là 442.9 tỉ USD, trong đó các nước mà Canada nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Vương quốc Anh.[22] Thâm hụt thương mại của quốc gia này là 4.8 tỉ đô Canada năm 2009, so với thặng dư thương mại 46.9 tỉ đô Canada năm 2008.[23]

    Tính đến tháng 10 năm 2009, tỉ lệ thất nghiệp ở Canada là 8.6%. Tỉ lệ thất nghiệp ở các tỉnh đa dạng từ rất thấp chỉ 5.8% ở Manitoba cho tới tỉ lệ cao tới 17% ở Newfoundland và Labrador.[24] Nợ liên bang của Canada ước tính khoảng 566.7 tỉ USD trong tài khóa 2010–11, tăng so với 463.7 tỉ năm 2008-2009.[25]

    Trong thế kỷ trước, sự tăng trưởng trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, và các ngành dịch vụ đă chuyển đổi đất nước từ một nền kinh tế đa phần nông thôn sang một nền kinh tế công nghiệp và đô thị. Giống như những quốc gia phát triển trên thế giới, nền kinh tế Canada bị chi phối bởi các ngành công nghiệp dịch vụ, ngành chiếm khoảng ba phần tư dân số Canada.[26] Trong số các quốc gia phát triển, Canada là quốc gia hàng đầu trong ngành công nghiệp khai thác gỗ và dầu khí.[27]

    Canada là một trong số ít các nước phát triển xuất khẩu ṛng năng lượng.[28] Biển Đại Tây Dương của Canada có trữ lượng khí tự nhiên lớn, khu vực Alberta có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Những băi cát dầu Athabasca có dự trự dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ả Rập Xê Út.[29]

    Canada là một trong những quốc gia cung cấp nông sản lớn nhất thế giới, vùng đồng bằng của Canada là một trong những khu vực sản xuất quan trọng nhất trên thế giới các sản phẩm lúa ḿ, hạt cải và các loại ngũ cốc.[30] Canada là nước sản xuất kẽm và uranium lớn nhất thế giới, và là nguồn cung toàn cầu các loại tài nguyên như vàng, niken, nhôm, và ch́.[28] Rất nhiều thị trấn ở miền bắc Canada, nơi mà nông nghiệp khó phát triển, có nền kinh tế dựa chủ yếu vào các mỏ quặng và gỗ gần đó. Canada cũng có lĩnh vực sản xuất tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở nam Ontario và Quebec, với ngành công nghiệp ô tô và hàng không là mũi nhọn.[31]

    Hội nhập kinh tế với Hoa Kỳ đă tăng lên đáng kể kể từ Thế chiến II. Điều này đă thu hút nhiều sự chú ư từ những người theo chủ nghĩa dân tộc Canada, những người quan tâm về quyền tự trị văn hóa và kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà hàng hoá và các sản phẩm truyền thông của Mỹ trở nên phổ biến.[32] Hiệp định Thương mại các sản phẩm ô tô năm 1965 đă mở biên giới cho thương mại trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Trong những năm 1970, những lo ngại về khả năng tự cung tự cấp năng lượng và quyền sở hữu của nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất đă thúc đẩy chính phủ Tự do của Thủ tướng Pierre Trudeau ban hành các Chương tŕnh năng lượng quốc gia (NEP) và thành lập Cơ quan Đầu tư nước ngoài (FIRA).[33]

    Trong những năm 1980, những người theo khuynh hướng bảo thủ tiến bộ trong chính phủ của Brian Mulroney đă băi bỏ NEP và đổi tên FIRA thành "Investment Canada" (Đầu tư Canada) để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài.[34] Hiệp định Thương mại Tự do Canada - Hoa Kỳ kí kết năm 1988 đă xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa hai nước, trong khi đó, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mở rộng khu vực tự do thương mại bao gồm cả Mexico trong những năm 1990.[30] Giữa thập niên 1990, chính phủ tự do dưới thời Thủ tướng Jean Chrétien bắt đầu có thặng dư ngân sách hàng năm và bắt đầu giảm dần các khoản nợ quốc gia.[35] Năm 2008 một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một cuộc suy thoái, cuộc khủng hoảng có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này lên tới 10%.[36]



    Chính trị

    Canada là một liên bang bao gồm 10 tỉnh bang (province) và 3 lănh thổ (territory). Liên bang Canada là một liên bang dựa lên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện.

    Nguyên thủ quốc gia của Canada là Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, ngự trị tại Anh. Với đề nghị của chính phủ Canada, Nữ hoàng cử một người dân Canada làm đại diện cho ḿnh gọi là Toàn Quyền (Governor General of Canada; Gouverneure générale du Canada), hay tôn trọng gọi Đại diện Nữ hoàng. Chính phủ của Canada được lập bởi Quốc hội (Parliament of Canada; Parlement du Canada) do dân bầu lên.

    Quốc hội bao gồm hai viện: Thượng Viện (Senate; Sénat) dùng để đại diện các vùng, các tỉnh bang và các sắc thái văn hóa khác nhau trong xă hội, Hạ Viện (House of Commons; Chambre des communes) dùng để đại diện toàn thể dân chúng. Nhiệm vụ của Quốc hội là soạn thảo và ban hành các sắc luật để Chính phủ thi hành.

    Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng (Prime Minister; Premier ministre). Thủ tướng điều khiển Chính phủ và là chủ tọa của một Nội các (Cabinet) bao gồm nhiều Bộ trưởng (Minister) và những người cố vấn. Trong những buổi họp của Quốc hội, Chính phủ bắt buộc phải trả lời những câu hỏi của các phe đối lập, nhất là phe Đối lập Chính thức (Official Opposition; L'Opposition Loyale de Sa Majesté), về các chương tŕnh hành động của họ. Những cuộc điều trần trước Quốc hội này có thể đưa đến sự bất tín nhiệm – và lật đổ – Chính phủ. Khi Chính phủ bị lật đổ th́ Quốc hội cũng bị giải tán. Dân chúng sẽ bầu một Quốc hội mới để thành lập Chính phủ mới.

    Canada hiện có 4 chính đảng lớn nhất: Đảng Bảo Thủ (Conservative Party), Đảng Tự Do (Liberal Party), Đảng Tân Dân Chủ (New Democratic Party) và Khối Québéc (Bloc Québécois).
    A clickable map of Canada exhibiting its ten provinces and three territories, and their capitals.
    Bản đồ chứa các liên kết của Canada với 10 tỉnh bang và 3 lănh thổ, cùng thủ phủ của chúng.
    Thông tin về h́nh này

    Quân sự

    Lực lượng quân đội quốc pḥng của Canada được gọi là Quân đội Canada (Canadian Armed Forces). Canada là thành viên của NATO (Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương). Trong tổ chức này, quân đội Canada được gọi là Lực lượng Canada.

    Lực lượng Canada từng phục vụ trong các cuộc chiến lớn như Chiến tranh Nam Phi, Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Vùng Vịnh và Chiến tranh Afghanistan. Lực lượng Canada c̣n được Liên Hiệp Quốc giao sứ mệnh bảo vệ ḥa b́nh từ năm 1956, và đă hoàn thành được 42 sứ mệnh khác nhau trên khắp thế giới. Cuối Đệ Nhị Thế Chiến, Canada là nước có lực lượng quân sự mạnh thứ tư trên thế giới.
    Văn hoá

    Canada là một nước đa văn hóa. Nhất là ở các thành phố lớn như Toronto, Montréal, Vancouver, sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới càng rơ rệt hơn. Thêm vào đó, nghệ thuật đương đại rất phát triển. Có hàng ngàn công tŕnh kiến trúc, pḥng tranh, bảo tàng và học viện nghệ thuật trên khắp đất nước. Canada c̣n là một trong các nước có nền điện ảnh và âm nhạc lớn nhất thế giới.

    Canada được h́nh thành với sự giao thoa về văn hóa giữa người bản địa và hai đất nước châu Âu là Pháp và Anh. Nền văn hóa càng trở nên phong phú thêm bởi làn sóng nhập cư của những người nhập cư từ khắp mọi nơi trên thế giới với mục đích t́m kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Các chủng tộc và văn hóa ở Canada trở nên đa dạng một cách nhanh chóng, nhất trong khoảng 40 năm trở lại đây. Năm 1971, Canada là nước đầu tiên trên thế giới có chính sách đa văn hóa.

    Canada công nhận và đánh giá cao sự đa dạng về chủng tộc trong xă hội: có hơn 200 dân tộc cùng chung sống tại Canada; hơn 40 nền văn hóa được đại diện trong nền báo chí các dân tộc thiểu số của Canada; dân nhập cư hiện nay chiếm hơn 50% sự phát triển dân số Canada.

    Luật đa văn hóa Canada ủng hộ sự ḥa nhập đầy đủ và công bằng của người dân thuộc mọi nguồn gốc vào xă hội Canada cũng như sự giao thoa giữa các cá nhân và cộng đồng khác nguồn gốc.

    Thông qua vấn đề đa văn hóa, Canada đă công nhận tiềm năng của mọi công dân Canada, khuyến khích họ ḥa nhập vào xă hội cũng như chủ động đóng góp vào các hoạt động văn hóa xă hội, kinh tế chính trị tại địa phương.

    Canada là thành viên của cả Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations) lẫn khối Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie), và nhiều tổ chức quốc tế khác.

    Canada hai lần tổ chức Đại hội Triển lăm Quốc tế: tại Montréal (Expos '67) và tại Vancouver (Expos '86); ba lần đăng cai Thế Vận Hội: tại Montréal (Thế vận hội Mùa hè 1976), tại Calgary (Thế vận hội Mùa đông 1988) và tại Vancouver (Thế vận hội Mùa đông 2010).

    Các tỉnh bang và lănh thổ tự trị


    Canada có 10 tỉnh bang và 3 lănh thổ tự trị phía Bắc.

    Các tỉnh bang của Canada mang tên province để giữ truyền thống của thời họ thực sự là các tỉnh (hay province) của Đế quốc Anh. Trên thực tế, mỗi đơn vị hành chính này là một bang tự trị (tương đối, nhưng không hoàn toàn, giống một tiểu bang - state - của Hoa Kỳ hay một bang - Bundesland - của Đức) với một chính phủ bao gồm các hệ thống hành pháp, tư pháp, luật pháp, thuế, giáo dục, y tế, xă hội... riêng của họ. Để tránh sự ngộ nhận với các tỉnh của nhiều quốc gia khác, cộng đồng người Việt tại Canada đă gọi đơn vị hành chính này là tỉnh bang. Từ tỉnh bang đă được dùng rất phổ biến trên các báo chí tiếng Việt phát hành tại Canada, tuy nhiên nhiều người vẫn dùng từ tỉnh, nhất là trong lối dùng hàng ngày.

    Cơ chế hành chính của mỗi tỉnh bang tương đối giống trường hợp của liên bang. Với lời đề nghị của Thủ tướng Canada, Nữ hoàng cử một người dân trong tỉnh bang làm đại diện cho ḿnh (Lieutenant governor). Về mặt lập pháp, thay v́ có hai viện như liên bang, quốc hội của mỗi tỉnh bang chỉ có một viện với tên khác nhau tuỳ theo từng tỉnh bang. Về mặt hành pháp, đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội sẽ thành lập chính phủ, đảng chiếm nhiều ghế thứ nh́ sẽ thành lập đối lập chính thức.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Canada có thật sự là “thiên đường y tế”?
    (VienDongDaily.Com - 11/07/2012)
    (Kỳ 1)

    Thanh Vơ/Viễn Đông

    Từ năm 2010 cho đến nay, cả nước Mỹ đă ồn ào quá nhiều xung quanh vấn đề bênh hay chống Luật Cải Tổ Y Tế. Cuộc khảo sát của ABC News / Washington Post cho hay 36% công dân có ư kiến thuận lợi với luật cải tổ y tế bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện (TCPV) - nhưng, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành cũng chỉ được 39% chấp nhận. Tuy đa số không thấy hài ḷng nhưng có đến 75% đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khỏe hiện tại của họ là “tốt” - nên, điều khó là làm sao thực hiện các giải pháp mà không khiến cho người dân cảm thấy sợ mất loại dịch vụ mà họ xét là tích cực.


    Người cao tuổi ở những nước xă hội chủ nghĩa như Canada và Châu Âu thường hưởng lợi nhiều hơn người trẻ trong mức độ chăm sóc y tế - ảnh: Vi Lang/Viễn Đông

    ABC News và Washington Post nhận thấy 38% kịch liệt chống luật cải tổ (gọi tắt ACA), 52% không tán đồng và 12% không ư kiến. Trong giới đánh giá thấp hệ thống y tế hiện hành, chỉ 35% chấp nhận ACA - với những người không bằng ḷng hệ thống hiện hành, cũng chỉ có 32% ủng hộ ACA. Vào tháng 4-2012 chỉ 38% nghĩ rằng TCPV nên loại bỏ hoàn toàn ACA, 25% muốn giữ lại tất cả và 29% tin rằng nên giữ lại một phần.
    Và rồi hôm Thứ Năm, 28-6-2012, Chánh Thẩm TCPV (Chief Justice hay Justitiarius) John Roberts, đại diện pháp đ́nh đă đọc bản phán quyết: Đạo Luật Bảo Vệ Bệnh Nhân Và Chăm Sóc Y Tế Vừa Tầm Khả Năng Tài Chánh (ACA) không đi ngược lại hiến pháp. Đạo luật cải tổ y tế - với biệt danh là “Obamacare” - được xem là một trong những thắng lợi chính trị lớn lao nhất của ông Obama. Mặc dù phải chờ cho tới ngày 1-1-2014 th́ ACA mới bắt đầu có hiệu lực, nghĩa vụ cá nhân phải mua bảo hiểm y tế sẽ đ̣i hỏi bất cứ người nào ở Hoa Kỳ đủ khả năng tài chánh trả cho các dịch vụ săn sóc y tế, ngay cả khoản bảo hiểm tối thiểu thấp nhất, đều phải có bảo hiểm, bằng cách mua theo cá nhân hoặc thông qua người chủ tuyển dụng của ḿnh. Nếu không có bảo hiểm y tế, họ sẽ bị phạt, bằng biện pháp là tiền của họ bị rút ra từ những ngân khoản hoàn thuế.
    Tuy nhiên nếu hỏi kỹ một côngdân Mỹ, nhất là những người di dân, tị nạn gốc Việt, th́ dường nhưcó rất nhiều người c̣n khá mù mờvề khái niệm cải tổ y tế. Đặc biệt các ông bà cao tuổi thường hay b́nh phẩm: “Y tế Mỹ không bằng Canada”, rồi có người kết luận: “Obama đang bắt chước Canada”. Sự thật như thế nào?

    Chăm sóc sức khỏe tại Canada
    Thật ra th́ từ lâu người dân Mỹ đă nghe nhiều về chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada. Người thán phục, kẻ ước ao, nhưng cũng có không ít những nghi ngờ, thắc mắc: “Tiền đâu mà chính phủ Canada chi trả nổi?”.
    Người dân Canada, cũng như dân Mỹ, đều phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tiểu bang. Thuế suất được tính tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket). Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37.885 Mỹ kim) thuế suất 15%, nhóm lợi tức cao nhất (trên 123.184 Mỹ kim) thuế suất 29%. Thuế tiểu bang: thay đổi theo tiểu bang, nhưng cao nhất là 18% và thấp nhất là 10%. Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47%. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tiểu bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.
    Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income) của gia đ́nh dưới 28.000 Gia kim/năm th́ được giảm và dưới 20.000 Gia kim/năm th́ được miễn đóng. C̣n lương trên 28.000 Gia kim th́ mỗi tháng cũng chỉ đóng 54 Gia kim cho cá nhân hay 96 Gia kim cho vợ chồng, hay 108 Gia kim cho gia đ́nh (3 người trở lên).
    Những người đi làm việc th́ tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, v́ số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quá thấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí th́ cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệm y khoa miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái ǵ liên quan đến y tế th́ đều miễn phí.

    Hệ thống bệnh viện Canada
    Bác Sĩ P. N. V. Trang, hiện đang sinh sống tại miền Nam California nói với nhật báo Viễn Đông: “Ḿnh từng là bác sĩ, sống cùng bố mẹ ở Vancouver, Canada. Sau đó ḿnh lập gia đ́nh với ông xă ḿnh, anh Hưng, là bác sĩ hành nghề tại vùng Riverside và ḿnh quyết định qua Hoa Kỳ định cư luôn. Có hai lư do khiến ḿnh sang Mỹ.Thứ nhất là tại Canada, mức lương bác sĩ bị hạn chế chứ không như tại Mỹ, ḿnh lại thuộc vào thành phần lợi tức cao, nên phải đóng thuế ở mức tối đa, trong khi tại Mỹ th́ mức thuế thấp hơn. Thứ hai là khi đó ḿnh c̣n trẻ, 30 tuổi nên sức khỏe tốt, đó là lư do ḿnh không muốn trả thuế quá cao khi ḿnh hầu như không bao giờ cần đến các dịch vụ y tế. Cho nên khi sang Mỹ, tuy ḿnh không lấy lại được bằng hành nghề bác sĩ (các bác sĩ từ các nước khác hầu như không thể lấyđược bằng tương đương để hành nghề v́ các điều kiện khá gắt gao của Bộ Y Tế Hoa kỳ nhằm hạn chế số lượng bác sĩ từ nước ngoài), ḿnh vẫn chấp nhận bỏ nghề và cho đến nay ḿnh vẫn hài ḷng với quyết định này. Từ đó đến nay ḿnh làm thư kưtại pḥng mạch của ông xă”.
    Khi được hỏi về bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Canada, cô Trang cho biết: “Trước kia, khi sống tại Vancouver, ḿnh làm việc tại bệnh viện và c̣n có pḥng mạch riêng nên ḿnh biết khá rơ về nền bảo hiểm y tế của Canada. Người dân đất nước này, khi bệnh th́đi gặp bác sĩđể được khám bệnh miễn phí. C̣n nếu bệnh nặng phải vào nhà thương, những người dân thường chỉ hơn người ăn welfare (tiền trợ cấp xă hội) ở chỗ là họ có thể được nằm một pḥng riêng, c̣n những ai ăn welfare phải nằm chung pḥng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau. Ngay cả người homeless (không nhà cửa) cũng có thể nằm cùng bệnh viện với một triệu phú, hay thậm chí với vị Thủ Tướng v́ Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho các quan chức. Mộtkhi đă vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm mà người dân Canada thường tự hào về phương diện y tế”.

    Phẩm chất phục vụ ở Canada
    Khi được yêu cầu so sánh về phẩm chất phục vụ giữacác bệnh viện tại Canada và Mỹ,cô Trang cười: “Thế nếu như bạn phải trả 10 ngàn, thậm chí hai, ba chục ngàn đô la để được ở tại khách sạn 5 sao, và được cho ở free trong một khách sạn 3 sao th́ bạn chọn cái nào? Theo cái nh́n rất cá nhân, cho phép ḿnh tạm xếp loại phẩm chất các bệnh viện tại Mỹ và tại Canada như thế”.

    Bác sĩ Canada lănh lương như thế nào?
    Cô Trang tiếp: “Tuy y tế Canada theo xă hội chủ nghĩa nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lănh lương cố định như công nhân viên chức. Thay v́ có hàng trăm hăng bảo hiểm y tế chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền các tiểu bang ở Canada đóng vai tṛ medical insurer (nhà bảo hiểm y tế). Chính quyềnquyđịnh cácchi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, một lần thử máu bao nhiêu tiền, một ca phẫuthuậtbao nhiêu tiền... và trả cho bác sĩ, nhà thương thực hiện cácdịch vụ đó. Thay v́ gởi hóa đơn tính tiền cho các hăng medical insurance (bảo hiểm y tế) như ở Mỹ, bác sĩ và nhà thương ở Canada gởi bill tới cho Bộ Y Tế tiểu bang. Do đó, giữa các bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân th́ lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân th́ lợi tức cao.Bệnh viện đông bệnh nhân, khéo quản lư th́ thặng dư ngân sách, ngược lại th́ chính phủ phải bù lỗ, nhưng nếu bệnh viện bị thâm hụt quá th́ rất có thể sẽnằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách".
    Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, v́ giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định. Theo Viện Thông Tin Y Tế Canada (Canadian Institute for Health Infomation) th́ trung b́nh bác sĩ gia đ́nh (family doctor) tại Canada có mức thu nhập hằng năm chừng 240 ngàn Gia kim, trong khi bác sĩ chuyên môn (specialist) kiếm chừng 340 ngàn Gia kim, là mức thu nhập thua xa nếu so với các bác sĩ tại Hoa Kỳ.

    Ngành dược tại Canada
    Người viết bài này, đă hành nghề dược sĩ tại Québec, Canada, trong 12 năm, và sang Mỹ tiếp tục với nghề này cho đến nay thêm 12 năm nữa. Gần 13 năm sống tại Canada, tôi chưa hề, dù chỉ một lần, cần đến dịch vụ y tế (đi bác sĩ, mua thuốc, chích ngừa, vào bệnh viện, vân vân). Với nghề dược sĩ, tôi thuộc vào thành phần lợi tức khá, và phải đóng thuế 44%, trong khi tại California th́ chỉ đóng 30%. Nếu tính theo mức lương dược sĩ th́ 14% chênh lệch thuế tương đương chừng 1.300 Mỹ kim một tháng. Cứ xem như số tiền này người dược sĩ mang quốc tịch Canada tự mua bảo hiểm y tế cho ḿnh (health insurance), coi như họ mua sự an tâm v́ e rằng mai này khi về già đổ bệnh ra th́ sẽ có chính phủ đài thọ. Chắc chắn ai cũng phải nh́n nhận rằng số tiền đóng hằng tháng này (1.300 Mỹ kim) là “vô cùng đắt đỏ” cho một người trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đó chính là câu trả lời v́ sao tôi cùng hằng ngàn dược sĩ khác đă rời bỏ Canada vào cuối thập niên 1990 để nhập vào Mỹ khi “cơn đói” dược sĩ lên cao nhất tại khắp nước Mỹ.
    Theo Bộ Y Tế Canada th́ hiện nay tỉ lệ dược sĩ nằm trong lứa tuổi từ 23 đến 45 (lứa tuổi được xem là có xác suất bệnh tật thấp) là 42% và từ 46 đến 65 tuổi là 54%. Và chính nhờ thu số tiền này của những ngườiđi làmđóng thuế hàng năm mà chính phủ có khả năng chi trả cho những bệnh nhân lớn tuổi đang cầnđượcđiều trị.

    Người dân Canada mua thuốc ra sao?
    Khi bị bệnh th́ người dân Canada đi gặp bác sĩ miễn phí. Khi được bác sĩ cho toa mua thuốc, nếu thuộc vào thành phần lợi tức thấp th́ người bệnh hoặc làkhông phải trả hay trả rất ít. Nếu là thành phần tự làm chủ (self-employed) sẽ phải móc tiền túi ra trả, c̣n những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có bảo hiểm y tế phụ trội (extended medical insurance plan) th́ sẽ phải trả 20% tiền thuốc thôi, chương tŕnh bảo hiểm y tế phụ trội trả 80%. Có thể nói là hầu hết bệnh nhân mua thuốc đều được bảo hiểm bởi chính phủ, người chủ nhà thuốc chỉ cần gửi hóa đơn cho chính phủ hằng tháng, và sẽ được trả một số tiền cố định cho một toa thuốc, nghĩa là cho dù dược sĩ bán một món thuốc X trị giá 10 Mỹ kim hay thuốc Y trị giá 1.000 Mỹ kim th́ cũng sẽ được nhận một số tiền lệ phí phục vụ bằng nhau.

    Lạm dụng và gian lận
    Ông Tim Menke - cố vấn của pḥng Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Y Tế Xă Hội Hoa Kỳ có cho biết: “Theo ước lượng, các vụ gian lận Medicare tại Mỹ đă gây thiệt hại cho quỹ thuế do công dân đóng góp khoảng 60 tỉ Mỹ kim hàng năm”. Khi c̣n làm việc tại bệnh viện và các nhà thuốc tại Montréal trong những năm 1990, người viết cũng đă từng đọc nhiều bài báo về các trường hợp gian lận khi một vài bệnh viện hay dược pḥng gửi hóa đơn tính tiền chính phủ, nhưng trên thực tế họ không hề thực hiện các dịch vụ như trên giấy tờ. Nhưng v́ đă lâu và không đi sâu vào các con số thống kê, nên không c̣n nhớ được là vấn đề này gây thiệt hại bao nhiêu cho đất nước Canada, nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
    Gian lận thường xuất phát từ hai lư do: thứ nhất là v́ không đủ lợi tức (profit) nên con người phải gian lận để duy tŕ thương vụ của ḿnh mà tồn tại, thứ hai là v́ ḷng tham. Nếu gạt bớt động lực v́ ḷng tham th́ theo ư kiến cá nhân của người viết, hiện nay các bệnh viện, pḥng mạch, nhà thuốc không cần phải gian lận, chỉ v́ số lượng người bệnh đă quá đông đúc rồi, nên không cần thiết phải gian lận mới đủ sống hay có lời nhiều. Nếu tính trung b́nh th́ hiện nay các nhà thuốc tây tại miền Nam Cali bán thuốc cho hơn 100 toa một ngày (tiệm nào được chừng hơn 200 th́ khá lắm rồi đó), trong khi tại Montréal hiện nay, 400, 500 toa là chuyện thường ngày, thậm chí có tiệm đến 800 toa, một điều mà các chủ nhân nhà thuốc tại Mỹ “không dám mơ tới nổi”. Lư do: Số người già tại Canada đông quá mức nên nhu cầu thuốc men gia tăng mau như diều gặp gió.

    Cầm giữ bệnh nhân...
    Ở Canada, khingười sản phụsinh con,đa sốbệnh viện đều có khuynh hướng kéo giữ bệnh nhân nằm lại thật nhiều ngày để"theo dơi bệnh t́nh", mặc dùngười phụ nữhoàn toàn khỏe mạnh và xin cho về nhà sớm. Lư do bệnh viện chưa cho về đôi lúc khá buồn cười, như v́ bệnh nhân c̣n "hơi táobón" nên cần ở lại để được điều trị. Thật ra, đó chỉ là cái cớ để bệnh viện tiếp tục gửi hóa đơn cho chính phủ.

    Người bệnh thường xuyên đi bác sĩ
    C̣n người bệnh ở Canada th́ động tí là đi bác sĩ, vàdùbác sĩ có cho biết rằng "Ông/Bà không sao, không bệnh ǵ nặng, chỉcần về nghỉ ngơi",th́ bệnh nhân vẫn luôn luôn kỳ kèo bác sĩ cho mộttoa thuốc "ǵ đó" mới an tâm. Thế là để “vui ḷng khách đến, vừa ḷng khách đi”, các bác sĩ thường cho 100 viên Tylenol (thậm chí nhiều bác sĩ đă in sẵn trên toa, chỉ cần kư tên), mua về để cho chật tủ thuốc. C̣n nếu bác sĩ để bệnh nhân ra về"tay không" th́ rất dễ mất khách, nhất là khách Việt Nam. Thế là các nhà thuốc tây hầu như nơi nào cũng đếm sẵn trước 100 viên Tylenol, hễ khách vào đưa toa ra th́ có ngay lọ thuốc, chỉ cần dán nhăn vô thôi. Mà Tylenol th́ giá vốn rất rẻ, cứ gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí bán thuốc, hóa ra cả 3 đàng đều lợi (bệnh nhân, bác sĩ, dược sĩ).
    Nói th́ có người không tin, hơn 15 năm trước, chính phủ Canada c̣n “khá giả” nên trả luôn tiền thuốc vitamin, calcium, thứ ǵ cũng trả... nên người ta thường giả bộ bệnh, đi bác sĩ xin các loại thuốc này để... gửi về Việt nam làm quà cho thân nhân, bè bạn. Nói chung, đây là hiện tượng lạm dụng nền y tế công cộng tràn lan tại Canada.

    Nạn "chảy máu chất xám"...
    Anh V. John B́nh, kỹ sư điện toán đang làm việc tại miền Bắc California, kể lại: “Tôi rời Toronto năm 1998 để sang San Jose làm việc khi cơn sốt computer lên đỉnh điểm ở cả hai nước. Tại xứ sở Canada, nơi mà rất nhiều người ca ngợi là thiên đường y tế, và thậm chí từ vài năm nay toàn nước Mỹ đang ồn ào tranh luận, và hằng triệu người Hoa Kỳ đang tự vẽ ra một viễn cảnh an nhàn kiểu như Tôi làm việc tàng tàng, đóng thuế chút chút, thậm chí không cần làm, nhưng hễ bệnh tật th́ đă có chính phủ lo. Nếu chỉ suy nghĩ thô thiển như thế th́ Canada đâu có t́nh trạng chảy máu chất xám nhức nhối từ gần 15 năm nay. Giới trẻ (với nhu cầu y tế thấp nhất) vàgiới trí thức (thành phần đóng thuế cao nhất) đều cảm thấy bất b́nh khi họ phải đóng thuế quá cao, làm bao nhiêu đều phải nộpcho chính phủ để mà nuôi những ai không làm việc được, dùv́ lư do bệnh tật hay thất nghiệp. Tuy rằng ai già cũng sẽđến lúc đó, nhưng tuổi trẻ không nghĩ như vậy”.

    Đ̣i hỏi sự công bằng...
    Anh B́nh nhận xét: "Với họ, đó không phải là sự công bằng. Mỉa mai nhất cho chính phủ Canada là khi các tầng lớp trí thức (c̣n được gọi là tầng lớp chất xám) (bác sĩ, dược sĩ, y tá, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, vân vân...) được đào tạo hầu như miễn phí (hay với tiền học phí rất thấp so với Mỹ), th́ khi vừa tốt nghiệp đi làm việc vài năm là họ nhận ra ngay sự bất công này. Thế là đất nước Canada với nền y tế tuyệt vời không c̣n cầm giữ nổi chân họ nữa. Và đó chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) đă khiến chính phủ Canada nhức đầu và bất lực. Và tôi nằm trong số đó. Tôi rời Toronto năm 28 tuổi, khi hầu hết các bạn bè đều rời đất nước lá phong để t́m đến xứ sở cờ hoa - quốc gia biểu tượng cho sự công bằng. Tôisiêng năng th́tôi giàu, c̣nanh làm biếng th́ anh nghèo, anh khổ. Với tôi, Hoa Kỳ làđất nướccủa những người siêng năng và thành công, chứ không phải của những ai nằm đó chờ đợi người khác đóng thuế nuôi ḿnh". - (TV)

    (Kính mời quư độc giả xem tiếp kỳ 2 trong số báo Thứ Năm tuần tới)

    Ghi chú: Trên đây chỉ là ư kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ư kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.

    Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ h́nh thức nào.
    Thanh Vơ/Viễn Đông

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Canada có thật sự là "Thiên đường y tế"? (Kỳ 2)
    (VienDongDaily.Com - 18/07/2012)
    Thanh Vơ/Viễn Đông

    Trong số báo ngày Thứ Năm tuần qua 12-7-2012, nhật báo Viễn Đông đă giới thiệu sơ bộ về nền bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada với hệ thống bệnh viện miễn phí, việc mua thuốc của người dân được chi trả bởi chính phủ, cũng như t́nh trạng chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) trầm trọng tại Canada trong hai thập niên qua, với ư kiến của bác sĩ P.N.V. Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada, hiện đang sinh sống tại Riverside, California, và anh V. John B́nh, kỹ sư điện toán rời bỏToronto năm 28 tuổi để sang San Jose làm việc.


    Đôi bạn già - ảnh: Vi Lang/Viễn Đông

    Để giúp độc giả tiện việc theo dơi, ViễnĐông xintóm tắt lại kỳ 1: Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việclàm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income)của gia đ́nh dưới 28.000 Gia kim/năm (tên gọi tiền đô la của Canada, chuyển âm sang tiếng Việt là Gia Nă Đại) th́ được giảm và dưới 20.000 Gia kim/năm th́ được miễn đóng. C̣n lương trên 28.000 Gia kim/năm th́ mỗi tháng cũng chỉ đóng 54 Gia kim chocá nhân hay 96 Gia kim (vợ chồng) hoặc 108 Gia kim cho gia đ́nh (3 người trở lên).
    Những người đi làm việc th́ tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, v́ số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quáthấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí th́ cũng không sai, và toànbộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các thử nghiệmy khoamiễnphí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái ǵ liên quan đến y tế th́ đều miễn phí.

    Những lạm dụng y tế tại Canada
    Khi được hỏi về t́nh trạng "Cha chung không ai khóc", liệucó khe hở nào khiếnngười dân và thành phần bác sĩ, dược sĩ, vân vân, lạm dụng (abuse) hệ thống y tế được không, anh V. John B́nhtâmsự: "Tôi xin kểmột chuyệntức ḿnh đă và vẫn tiếp tục xảyra cho chính người thân trong gia đ́nh. Mẹtôi hằng năm đều đi gặp bác sĩ để được khám tổng quát (general check up). Cứ mỗi lần đến gặp bác sĩ, điều kiện đầu tiên là ḿnh phải ch́a tấm thẻbảo hiểm y tế mà mỗi người dân Canada đều có. Cô thư kư quẹt ngang vô máy, th́ coi như vị bác sĩ đă được chính phủ chấp nhận sẽ gửi tiền trả rồi đấy (một số tiền cố định cho mỗi lần khám một bệnh nhân). Điều bất b́nh ở đây là hơn 23 năm qua, năm nào cô thư kư cũng gọi mẹ tôi, kêu bà lên lấy kết quả. Mẹtôi hỏi: Kết quả tốt không cô?. Cô ta đáp: Bà phải đến gặp bác sĩ để biết kết quả. Thế là mẹtôi lấy hẹn, rồi sau đó đón 2, 3 chặng buưt (tại Canada ngườidân đi lại bằngxeđiện ngầmvà xe buưt rất thường), đến văn pḥng ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ (v́ số bệnh nhân quá đông), để rồi sau cùng khi bước vào pḥng mạch, vị bác sĩ tuyên bố: Kết quả tốt. Bà về đi. Mất bao nhiêu công sức và thời gian của một bà già. Mẹtôi đă nhiều lần năn nỉ xin cho biết kết quả qua phone, ngay cả vào các mùa Đông trời tuyết, bà nói: Xin cô hỏi dùm bác sĩ, nếu có ǵ không ổn th́ tôi sẽ lấy hẹn đến gặp, c̣n nếu tốt th́ chỉ cần cho biết, tôi không phải đến gặp v́ chân tôi đau quá. Nhưng trăm lần như một, năm nào bà cũng phảichống gậy đón buưt mà đến nghemột chữTốt chưa đầy một giây của vị lương y nọ”.

    Bác sĩ lạm dụng
    CôP.N.V. Trang (từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada) cho biết: "Nói về vấn đề lạm dụng y tế là có thật. Khi c̣n làm bác sĩ tại Canada, chính ông bác ḿnh, cũng là bác sĩ, đă nhiều lần kể rằng ông có rất nhiều bạn bè trước kia tại Việt nam, sau qua định cư tại Canada. Thay v́ gặp bạn bè trong quán nước, ông đă luôn luôn xếp hẹn cho các bạn tại pḥng mạch. Vừa tiện(có thể ngồilâutùyư), vừa lợi (bạn bè sẵn sàng ch́a tấm thẻ y tế cho ông quẹt để ăn tiền chính phủ) và lại vừa một công hai việc v́ ôngvừa làm việc lạivừasẵn dịp tán chuyện trên trời dưới đất giúp mọi người... xả stress. Từng làbác sĩ, ḿnh cảm thấybuồn và lodùm cho chính phủ Canada, chắc chắn cái ngày mà chính phủ phải tuyên bố khánh tận sẽ không xa”.
    Ông bà ta có câu: "Con sâu làm rầu nồi canh", nhưng phải nh́n nhận rằng những “con sâu” trong ngành y tế đă và đang làm rầu "nồi canh" của Canada không phải là ít.Người viết bài này cũngđă từng hành nghề dược sĩ tại Montréal,Canada tạicác clinic pharmacy. Các ông bác sĩ ghé qua nói chuyện hoài, có khi rất lâu.Có lầntôi hỏi Bác Sĩ N.T.T (nayđă về hưu):"Hôm nay bác sĩ ít bệnh nhân hay sao mà rảnh vậy?". Ông cười: "Hôm nay tôilàm cho CLSC (pḥng mạch khám bệnh công cộng của chính phủ) nên người nào tôi cũng cho hẹn cách nhau 30 phút (nghĩa là chỉ khám được tối đa 16 bệnh nhân trong ṿng 8 giờ đồng hồ). Làm cho chính phủ, tội ǵ khám nhiều cho mệt, trong khi lương ăn theo ngày?". Ông c̣n tiếp: "Ngày nào trong tuần mà tôi khám tại các pḥng khám tư nhân, tôi cho hẹn cứ 5-10 phút một người". Bác Sĩ N.T.C.B,bạn của người viết, đă tiết lộ như sau: "Bác sĩ xứ này dại ǵ mà viết toa cho nhiều refill? Cho 1-2 tháng thôi là tối đa, buộc bệnh nhân phải trở lại xin thêm refill để cà thẻ chứ!". Từng làm trong các nhà thuốc, người viết cũng đă gọi điện thoại các văn pḥng bác sĩ để xin thêm thuốc refill cho bệnh nhân th́ mấy ông đốc tờ chỉ cho thêm 1-2 lần là cùng, lại c̣n cẩn thận dặn thêm câu: "Nhắn bệnh nhân trở lại tái khám. Lần tới gọi, tôi không cho nữađâu".

    Bệnh nhân lạm dụng
    Anh John B́nh nói với nhật báo Viễn Đông: "Mẹ tôi th́ bị mấy ông đốc tờ đ́, trong khi bố tôi th́ lại tha hồ lạm dụng , tôi khuyên nhiều lần vẫn không nghe.Nhiều lúc một tháng mà bố đi bác sĩ xin đo đường huyết đến 3, 4lần,dùôngkhông mắc bệnh tiểuđường (bác sĩ dùng test stripđođường cho bệnh nhân, dù rằng việc này người bệnh có thể tự làmở nhà,và bác sĩcà thẻ y tếđể gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí).Lư dotheo bố nói:Chính phủ trả, tội ǵ không đi?.Những ngườicao niên, như ông cậu tôi chẳng hạn, thường gọi cho nhiều văn pḥngbác sĩkhác nhau để lấy hẹntừ vài tháng trước,để rồi khiđến ngàyhẹn th́đến gặpbác sĩ chỉđể nhờđo huyếtáp, hay chỉ hỏi vài câu vu vơ về sức khỏe mà họ đọc trên Internet. Nói ra th́ đụng chạm,nhưng nhiều người lớn tuổi gốc Việttại Canada thường quá rảnh rỗi, không có việc ǵ làm, nên cứ xem đi gặp bác sĩ là một thú tiêu khiển,dù rằng phải lấy hẹn trước rất lâu và phải chờ đợi, nhưthể chohọ có dịp đi ra ngoài dạo chơi cho khuây khỏa (?).
    “Bà côtôi th́ hết ư kiến. Năm nào cũng vậy, cô luôn đi khám sức khỏe tổng quát 2 lầnđể cho chắc ăn, dù rằng kết quả lúc nào cũng tốt từhơn 20 năm nay.Hỏi ra mới vỡ lẽ, th́ ra ông bác sĩ gia đ́nh của cô khuyên bệnh nhân nên làm như vậy. Nghe cô kể lại,tôi hiểu ra ngay chẳng qua ông đốc tờ nọ chỉ muốn cà thẻ y tế mỗi bệnh nhân ít nhất 4 lần mỗinăm (mỗi bệnh nhân đến xin giấy đi check up, rồi phải đến gặp ông nghe kết quả, tức 2 lầnx 2/năm).Người người, nhà nhà màđều như thế th́ dù có in tiền đi chăng nữa, chính phủ Canada cũng không thể nào chi trả nổi cho các sự lạm dụng kém ư thức đến vậy”.

    Những khuyết điểm của y tế Canada
    Ngoài vấn đề lạm dụngtràn lanra, th́ y tế tại Canada c̣ncó khuyếtđiểm ǵ khác không?

    Chờ dài cả cổ
    Cô Trang nhận xét: “Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống y tế công cộng Canada là t́nh trạng chờ đợi. Pḥng mạch, bệnh viện lúc nào cũng đông nghẹt v́ số lượng bệnh nhân quá tải. Nhưng khổ nhất là khi phải lấy hẹn để được chụp nội soi (CT scan,MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu được v́ y tế chiếm một khoản khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng. Thông thường phải chờ 3 tháng mới được CT scan xương sống. Nếu MRIth́ phải chờ 6 tháng, v́ MRI tốn kém hơn. Mổ th́ thời gian chờ đợi nhanh hay lâu tùy thuộc vào t́nh trạng nặng nhẹcủa bệnh, cókhẩn cấp hay không. Những chuyện có người đă chết v́ bệnh biến chứng trước khi đến lượt được cho hẹn kêu mổ là có thật. Chuyện phải chờ đợi lâu lắc dài cả cổ ở Emergency Roomlà chuyện thường ngàyở nhiều nơi trên Canada.

    Thiếu máy móc đặc trị hiện đại
    “Khuyết điểm thứ hai là v́ chínhphủ độc quyền trong lănh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh y tế, cho nên chínhphủ cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến nhất, đắt tiền nhất trong mọi lănh vực bệnh lư (v́ không c̣n tiền).Ví dụ như Canada chưa có máy để chữa bệnh đĩa đệm thoát vị (bulging disc) bằng radio wave như bệnh viện tại Mỹ, Âu Châu và thậm chí cả Việt Nam.Hiện naybệnh viện Việt Pháp tại Việt Nam đă có máy này trong khi Canada th́ chưa có”.

    Cơ sở y tế cũ kỹ
    Về thăm gia đ́nh gần như hằng năm, phải nói là người viết bài này vô cùngthất vọng. Các bệnh viện Canada trông cũ kỹ, "già cỗi" hẳn đi (v́ khôngcó tiềnđểtu bổ) và mức độ sạch sẽ thoáng mát rộng răi th́ không sao sánh kịp với Hoa Kỳ. Có thể nói là hạ tầng cơ sở các bệnh viện ở Canada đang xuống cấp trầm trọng. Bề ngoài các bệnh viện trông không được sạch sẽ, tường vôi không được quét sơn tu bổ. Bên trong cũng không khá ǵ hơn. Nói điều này th́ có lẽ những ai đang sống tại Canada cho rằng không chính xác. Nhưng bởi v́họ chưa bước chân vào các bệnh viện tại Hoa Kỳ. Các bệnh viện tại Mỹ cho người bệnh có cảm giác tin tưởng hơn về khả năng được điều trị thành công. Điều này cũng dễ hiểu v́ córất nhiều bệnh viện tư nhân tại Mỹ, mà chủ nhâncác bệnh viện luôn luôn làm mọi cáchđểthu hút,kéo bệnh nhân về bệnh viện ḿnh càng nhiều càng tốt. Điều ngược đời là các bệnh viện tại Mỹ rộng, đẹp, thoáng nhưng các pḥng hầu như rất hiếm khi đầy bệnh nhân, v́ hăng bảo hiểm tư cố gắng hạn chế tối đa thời gian người bệnh ở tại bệnh viện, trong khi ở Canada th́ số bệnh nhân gần như phát ngộp, bệnh viện nào cũng đầy ứ kinh hồn.

    Hậu quả: Tự nguyện xin trả tiền
    Anh John B́nh nói tiếp: "Tôi vừa đọc một tờ báo tại Toronto vớimẩu tin giật ḿnh. Tại vài pḥng mạch ở Canada, người bệnh đăđề nghịcác bác sĩ cho họ được trả tiền, để có một cái hẹn sớm hơn (thay v́ từ4 đến 6 tháng). Và hiện nay đă có một clinic tại vùng Québec thử nghiệm dịch vụ mới là thu 12 Gia kim (thay v́ miễn phí) nếu bạn muốn gặp bác sĩ sớm hơn (nghĩa là trong ṿng1-2 tuần). Khi được phỏng vấn, một bệnh nhân nữ tâm sự: Tôi rất sẵn ḷng trả hơn thế nữa, như 20 Gia kim chẳng hạn để khỏi phải chờ đợi. Ở tuổi tôi (bà không cho biết số tuổi), sức khỏe và thời gian chờ đợi tỉ lệ nghịch với nhau. Thời gian để có được một cái hẹn càng dài th́ sức khỏe và tuổi thọ của tôi càng ngắn lại. Và một ngày không xa, người dân Canada sẽ không c̣n đi khám bệnh miễn phí nữa, mà sẽ phải tranh nhau nânglệ phímỗi lần gặp bác sĩ lên ngày càng cao, như trong các cuộc đấu giá vậy”.

    Vấn nạnđiên đầu của chính phủ
    Chođếnnay chính phủ Canada vẫnđang nhức đầu để t́m ra đáp số cho câu hỏi "Tiền đâu?". V́ không phải trả tiền nên động một tí làdân Canadađều đi bác sĩ, hắt hơi sổ mũi là gặp ngay ông đốc tờ, có khi một ngày màđi 2, 3bác sĩ khác nhau cho chắc ăn, cho nên nói chung bệnh tật được phát giác rất sớm. V́ vậy việc chữa trị thường xuyên kịp thời và đó là lư do mà người dân Canada sống quá... thọ.Đất nước này đang đối diện với nạn lăo hóa từhai thập niên qua. Dân Canada có tuổi thọcao đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Những bệnh nhân ung thư, AIDS, các bệnh nan y khácnói chungđềuđược"vị cha già chính phủ" nuôi miễn phí cho tớihơi thở cuối cùng.Và một điều rất đặc biệt là tất cả các bệnh nhân này không hề một ai phải phá sản v́ chi phí trị bệnh, kể cả nhiều người có lợi tức cao, có nhà, có xe, có tài sản.
    Nhưngđă nghèo lại c̣n mắc eo,Canada c̣nphải đối diện với nạn thiếu nhân lực trầm trọng khi hơn một phần ba tuổi trẻ khi ra trường đều rời bỏ đất nướctừng cưu mangḿnh một thời sinh viên mà sang Mỹđi làm, dùng kiến thức phục vụ cho đất nước cờ hoa này, để rồi đóng thuế,tậu nhà, mua sắm, vân vân, góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

    Cảm nghĩ của bệnh nhân
    Nói tóm lại, hệ thống y tế Canada không toàn hảo như mọi người cứ cho rằng là "thiên đường y tế", nhưng dù có những khuyết điểm như đă nêu, th́đối với đại đa số dân chúng, nền y tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản v́ bệnh hoạn. Xin trích dẫnlờicámơncủa bà Sarah McCann, một bệnh nhân Canada vẫn c̣n sống sót sau khi mắc phải3 căn bệnh ung thư vú, tử cung, cổ tử cung từhơn 14 năm nay:"Cảm ơn Chúa đă sinh ra tôi là một công dân Canada. Tôi đă trải qua quá nhiều đau khổvề vấn đề sức khoẻ của ḿnh nhưng tôi vẫn sống c̣n. Nếu bạn không tin rằng có Thiên Đường trên mặt đất, th́ tôi xin thưa với bạn rằng Có. Thiên đường chính là đây: Canada. Ngàn lời cám ơn để tri ân chính phủ và những người dân Canada đă ban giúp tôi có được sức khỏe ngày hôm nay - (Thanks God I am a Canadian citoyen. Ihave been going throughalltrouble withmy health but I still survive. If you don't believe Heaven on Earth, I am telling you: Heaven is here: Canada. Thanks a million tothe Goverment andall Canadian citoyens!" - (TV)


    Ghi chú: Trên đây chỉ là ư kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ư kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.

    Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và h́nh trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ h́nh thức nào.
    Thanh Vơ/Viễn Đông

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Canada có thật sự là"Thiên đường y tế"? (Kỳ 3)
    (VienDongDaily.Com - 25/07/2012)
    Thanh Vơ/Viễn Đông

    Trongkỳ 1, số báo ngày thứ năm 12-7-2012 , nhật báo Viễn Đông đă giới thiệu sơ bộ về nền bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada với hệ thống bệnh viện miễn phí, việc mua thuốc của người dân được chi trả bởi chính phủ, cũng như t́nh trạng chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) trầm trọng tại Canada trong hai thập niên qua, với ư kiến của bác sĩ P.N.V. Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada, hiện đang sinh sống tại Riverside, California, và anh V. John B́nh, kỹ sư điện toán rời bỏToronto năm 28 tuổi để sang San Jose làm việc.


    Những người cao niên, dù ở Hoa Kỳ hay Canada, đều có nhiều nhu cầu về chăm sóc sức khỏe - ảnh: Nguyễn Văn Liêm/Viễn Đông

    Để giúp độc giả tiện việc theo dơi, ViễnĐông xintóm tắtlại: Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việclàm hay lợi tức. Những người đi làm việc th́ tùy theo công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. V́ số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quáthấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí th́ cũng không sai, và toànbộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệmy khoamiễnphí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái ǵ liên quan đến y tế th́ đều miễn phí.
    Trong kỳ 2, số báo ngày 19-7-2012, Viễn Đông đă tŕnh bày các khuyết điểm nổi bật của nền y tế công cộng này, bao gồmhiện tượnglạm dụng tràn lan, thời gian chờ đợi quá lâu tại các pḥng mạch và bệnh viện, t́nh trạng thiếu trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở y tế xuống cấpvà vấn nạn của chính phủ Canada khi không t́m đâu ra tiền để chi trả trong khi nạn thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng... Kính mời quư độc giả xem tiếp kỳ 3.

    Người dân Canada nghĩ ǵ về nền y tế?
    Theo kết quả cuộc thăm ḍ gần đây nhất của Viện Thông Tin Y Tế Canada, khi được hỏi: "Nếu được lựa chọn cho ḿnh mộtcuộc sống dựa trên các tiêu chuẩn như công việc làm, mức thu nhập, vật giá, y tế, sức khỏe,th́ ông/bà sẽ chọn sống nơi nào giữa hai nước Canada hay Mỹ?". Chỉ có62% người dân Canada đă chọn quê hương ḿnh.
    Cũng cùng câu hỏi trên, khi đặt ra cho các công dân Canada trong khoảng tuổi từ 20 đến 45 th́ lại chỉvỏn vẹn34% người chọn Canada. Lư do: Tuổi trẻ cho rằng chưa đến lúc cần đến các bảo hiểm y tế công cộng "ai cũng như ai". Họ không vui ḷng khi phải đóng thuế cao để nuôi những người già, bệnh tật, hay không làm việc được. Giới trẻ ngày nay có khuynh hướng ưa chuộng nơi nào cho họ nhiều cơ hội thành công nhất. Bởi thếmà câunói: "Hoa Kỳ là đất nước của cơ hội. Canada là xứ sở của người già" cũng không ǵ là quá đáng.

    Giới trí thức suy nghĩ thế nào?
    Bác Sĩ P.N.V. Trang, từng làm việc tại Vancouver, Canada,nói với nhật báo ViễnĐông: "Người xưa có câu Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. V́ ḿnh thường xuyên nói chuyện với bố mẹ qua phone hằng ngày, và lên mạng đọc tin tức về Canada nên ḿnh nắm được các thông tinvề y tế xă hội về đất nước này khá rơ. Nếu nh́n một cách tổngdiệnkhách quan th́ hiện nay Canada đang nằm trong một ngơ cụt không hy vọng có lối thoát. Người già sống lâu (dù rằngsống phải lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc men cùng các dịch vụ y tế), dân th́ lại không muốn sinh con (dù rằng miễn phí), tầng lớp lao động trẻ ỷ lại không muốn làm việc (làm nhiều phải đóng thuế nhiều),thành phầntrí thức có lợi tức khá th́ ồ ạt sang Mỹ kiếm tiền và đóng góp kiến thức xây dựng làm phồn vinh thêm cho đất nước Hoa Kỳ.

    Canada có cần sự cải tổ y tế?
    “Thế th́ ai đóng thuế nuôi hằngtrăm triệu người già và các bệnh nhân? Chính phủ Canada đă và vẫn đang điên đầu v́ không thể in thêm tiền. V́ lư do đó mà hiện nay Canada thiếu nhân lực trầm trọng, không chỉ bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá, mà cả thành phần lao động chân tay trong các công xưởng cũng thiếu. Chính phủ Canada phải kêu gọi người dân khi đến tuổi hưu xin hăy vui ḷng làm thêm vài năm nữa mà cứu nguyđất nước.Ai cũng thấy rơ chính Canada là đất nước đang cần có sự cải thiện về y tế nhưng không ai dám lên tiếng. Người già, người đang đau bệnh th́ dại ǵ mà lên tiếng? Ngườithuộc thành phần có lợi tứcthấp,dù đang khỏe mạnh cũng ngậm tăm v́ đă lỡ è cổ đóng thuế cả chục năm nay, chỉ cầu mong khi về giàsẽ c̣n chút cơ hộimà được hưởng lại!.

    Chính phủ làm ǵ?
    “C̣n thủ tướng và các cấp chính quyền, cho dù có nh́n thấygốc rễ của vấn đềth́ cũng chỉ ráng xoay xở mượn đầu này chắp vá đầu kia, bởi v́ không ai muốn mất phiếu trong lần bầu cử tới. Chỉ c̣n một cách duy nhất, đó là hạ sách cắt và tăng.Cắt bớt các dịch vụ y tếmà ngày xưa được nhà nước chi trả. Cắt bớt những loại thuốc mà trước kia chính phủ phát miễn phí. Phớt lờ - không có ư kiến - để cho người dân phải tự nguyện xin trả tiền để có hẹn với bác sĩ sớm hơn. Các tiểu bang th́ chật vật t́m cách tăng thuế bán hàng, các trường học th́ giờ lại tăng học phí. Nhưng - con hư tại ba mẹ quá nuông chiều - nên chính phủ lại gặp sự phản đối dữ dộitừ phíangười dân. Nào là dân chúng xuống đường biểu t́nh, nào là sinh viên đ́nh công không đến lớp. Cho nêndân biểu nào cũng e ngại, không aidámđưa ra một ngân sách cắt giảm triệtđể v́sợsẽkhông được tái đắc cử”.

    Thế c̣n nền y tế của Hoa Kỳ?
    Tại Hoa Kỳ, cuộc khảo sát của ABC News/Washington Post cho hay có đến 75% dân Mỹ đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khoẻ hiện tại của họ là tốt. Thế th́ liệu nước Mỹ có cần một sự cải cách về y tế hay không?
    Nói về y tế Mỹth́ có những chuyện "khó tinnhưng có thật". Mỹ là một quốc gia có nền y khoa tiến bộ nhất, bệnh viện và máy móc y khoa tối tân nhất.Nhưng mỉa mai thay khi Mỹ cũng là đất nước mà số người dân bị phá sản v́ bệnh tật cao nhất.Mỹ tự hào là một quốc gia giàu có nhất thế giới, có mức sống cao nhất thế giới, có giá sinhhoạt thấp so với thu nhập cao nhất thế giới, nhưng oái ăm thay Mỹ lại có hơn 30 triệu dân (15%) không có bảo hiểm y tế và người già phải t́m cách mua thuốc chữa bệnh tại Canada (mua online) v́ thuốc Canada rẻ gấp mấy chụclần dù đă tính luôn tiền cước phí.
    Khôngít ngườidân Mỹ sống dọc theo biên giới Canada đă phải qua Canada mượn thẻ y tế củangười thân tạiCanada đểđượckhám bệnh miễn phí (thẻ y tế của nhiều tiểu bang Canada khôngcó h́nh). Vô t́nh chính phủ Canada đăvét cạn tiền con ruột mà nuôi conhàng xóm.C̣n người dân Canada "rộng lượng" cho bà con thân nhân, thậm chí cả bạn bè, mượn thẻ y tế, cũng chỉ v́ "Không phải tiềntui trả. Tui không care".
    Trong khi lợi tức trung b́nh đầu người của Mỹ hơn Canda, th́ lại có khoảng 15% dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada 14 lần. Đây là một điều đáng hổ thẹn cho đại cường quốc Hoa Kỳ, quốc gialuôn được xem là đứng đầu thế giới. Nếu dựa trên chi phí đầu người và tuổi thọ để làm thước đo sự thành công của nền y tế, th́ nền y tế Mỹ thua xa anh bạn láng giềng Canada. Trong khi Mỹluôn luôn khoe rằngchi tiêu y tế tính theo đầu người cao nhất thế giới th́ dân Mỹ tuổi thọ lại đứng thứ 30, trong khi Canada đứng thứ 10 trên thế giới.

    Nguyên nhân sự yếu kém của nền y tế Hoa Kỳ
    Dính liền với việc làm: Tại Mỹ, đạiđasố người dân có bảo hiểm y tế đều do chủ nhân cáccông tyhọ đang làm mua cho. Thiểu số c̣n lại (những ai tự có thương vụ riêng (self-employed) hay đi làm cho các hăng nhỏ mà chủ không mua bảo hiểm th́ hầu như không ai tự mua bảo hiểm, chỉ v́ giá quá đắt. Theo thống kê th́ chưa tới 5% những người trong lứa tuổi từ 20 đến 40 tự mua bảo hiểm, bởi v́ họ cho rằng chưa cần đến các dịch vụ y tế khi c̣n sức khỏe. Cô Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, nói với nhật báo Viễn Đông: "Có sinh sống tại Hoa Kỳ, ḿnh mới nhận ra một điều là việc làmlà cực kỳ quan trọng với người dân Mỹ. Một khi mất job là bạn mất tất cả: nhà cửa, điểm tín dụng, và quan trọng hơn hết là bảo hiểm y tế. Giới trẻ tại Mỹ và Canada đều có cùng suy nghĩ là họ chưa cần bảo hiểm. Chính v́ thế mà thành phần trẻ ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc (để tránh phải đóng thuế cao), trong khi tầng lớp này tại Mỹ th́ cũng chẳng cần phải quan tâm vộivàcứđểkhi nào bệnh tính sau”.
    Bảo hiểm y tế phải mua lại theo từng tiểu bang: Anh V. John B́nh cho biết: "Anh ruột ḿnh từng làmchủ một hăng điện toán nhỏ tại California. Khi trẻ, anh không mua bảo hiểm y tế, nhưng đến năm40 tuổi th́ bắt đầu lo về vấn đề sức khỏe nên anh tự bỏ tiền túi ra mua. Cũng may là khi đó anh chưa có vấn đề ǵ về sức khỏenên giá tiền hàng tháng cũng c̣n trả nổi.Mười năm sau v́ lư do riêng, anh dời về sống tại Texas, th́ mới vỡ lẽ ra rằng hăng bảo hiểm y tế anh từng mua tại Cali không thể chi trả cho bệnh nhân tại tiểu bang khác. Thế làở tuổi 50 anh lại phải mua với công ty bảo hiểm khác tại Texas. Nhưng xui thay, khi khám sức khỏe th́ anh đă bị tiểu đường và cao mỡ, nên giá quá cao, và v́ công việc làm có thu nhập không ổn định, anh không c̣n khả năng trả nổi. Thế làanh bó tay và đành chịurơi vào trường hợpnhư hằng trăm triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế".
    Tại sao dân Mỹ không có khả năng tự mua bảo hiểm? Thông thường th́ cái ǵ cũng vậy, hễ thấy cần thiết và vừa túi tiền th́ người ta mua. Hầu như ai cũng công nhận làcần có bảo hiểm y tế, mà tại saochỉ một số rấtít ngườimua? Xin thưa ngay bởi v́ quá mắc. Anh John B́nh cho biết: "Từ năm 2000 đến 2009, tôi mất việc. V́ có con nhỏ nên vợ chồng tôi phải ráng bấm bụng mua bảo hiểm, v́ con nít th́ hay bệnh liên miên. Mặc dù đă dọ giá nhiều nơi và cuối cùng tuy đă chọn công ty bảo hiểm rẻ nhất, tôi vẫn phải trả 1.600 Mỹ kim cho hai vợ chồng và cháu nhỏ. Chỉ trong ṿng vài năm th́ toàn bộ số tiền dành dụm từ hồi nào tới giờ đều nướng sạchvào bảo hiểm. Nay luật cải tổ bắt buộc mọi người dân phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt,trong khigiá cả lại đắt đỏ, th́ liệu mấyai mua nổi?”
    Hiện đang làm tại nhà thuốc tây, người viết nhận ra ngay số lượng toa bán mỗi ngày giảm sút đáng kể từ khi kinh tế Mỹ bước vào cơn khủng hoảng. Nhiều bệnh nhân v́ mất việc làm nên không c̣n bảo hiểm y tế, không có tiền đi gặp bác sĩ, nên thường tham vấn dược sĩ mong mua loại thuốc nào rẻmà không cần phải có toa. Tiếc rằng có rất nhiều bệnh lại không có thứ thuốc không cần toa OTC (over the counter) nào trị khỏi. Thậm chívài người bệnh có toa bác sĩ rồi, th́ lại không có đủ tiền để mua thuốc, đành khất hẹn: "Thôi để hôm nào có tiền tôi sẽ trở lại lấy thuốc". (TV)

    (Kính mời quư độc giả xem tiếp kỳ 4 trong số báo Thứ Năm tuần tới)

    Ghi chú: Trên đây chỉ là ư kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ư kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.
    Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và h́nh trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ h́nh thức nào.
    Thanh Vơ/Viễn Đông

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Canada có thật sự là thiên đường y tế ? (Kỳ 4)
    (VienDongDaily.Com - 01/08/2012)
    Thanh Vơ/Viễn Đông

    Trongkỳ 1, số báo ngày Thứ Năm 12-7-2012, nhật báo Viễn Đông đă giới thiệu sơ bộ về nền bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada với hệ thống bệnh viện miễn phí, việc mua thuốc của người dân được chi trả bởi chính phủ, cũng như t́nh trạng chảy máu chất xám (giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc) trầm trọng tại Canada trong hai thập niên qua, với ư kiến của Bác Sĩ P.N.V. Trang, từng là bác sĩ tại Vancouver, Canada, hiện đang sinh sống tại Riverside, California, và anh V. John B́nh, kỹ sư điện toán rời bỏToronto năm 28 tuổi để sang San Jose làm việc.


    Hội chợ y tế là nơi người ta có thể nhận được một số dịch vụ chăm sóc, chẩn đoán sức khỏe miễn phí tại Hoa Kỳ, nên lúc nào cũng đông đúc - ảnh: Nguyễn Văn Liêm/Viễn Đông

    Để giúp độc giả tiện việc theo dơi, ViễnĐông xintóm tắt lại: Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việclàm hay lợi tức. Những người đi làm việc th́ tùy theo công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. V́ số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quáthấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí th́ cũng không sai, và toànbộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế.
    Trong kỳ 2, số báo ngày 19-7-2012, Viễn Đông đă tŕnh bày các khuyết điểm nổi bật của nền y tế công cộng này, bao gồmhiện tượnglạm dụng tràn lan, thời gian chờ đợi quá lâu tại các pḥng mạch và bệnh viện, t́nh trạng thiếu trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở y tế xuống cấp và vấn nạn của chính phủ Canada khi không t́m đâu ra tiền để chi trả trong khi nạn thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng...
    Trong kỳ 3, ngày 26-7-2012, chúng ta đăbàn quacác nguyên nhân sự yếu kém của nền y tế Hoa Kỳ và lư do v́ sao người dân Mỹ không mua nổi bảo hiểm y tế cho ḿnh. Kính mời quư độc giả xem tiếp kỳ4.

    Tại sao cải tổy tế tại Hoa Kỳ bị phản đối?
    Bảo hiểm sức khỏetoàn dânlà một quan niệm phổ biến trên thế giới từ Âu sang Á.Hiện naykhi hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới (Tây Âu, Canada, Úc Châu) đều cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân th́ tạiMỹ chính phủ chỉ bảo hiểm sức khỏe cho người cao niên, người tàn tật, người thật nghèo. Đa số gia đ́nh nào có công ăn việc làm th́ được hăng xưởng trả một phần mua bảo hiểm. Phần c̣n lại phải tự mua bảo hiểm của các hăng tư nhân. Ai không đủ sức mua th́ đành chịu vậy. T́nh trạng này làm cho khỏang 50 triệu người Mỹ sống không có bảo hiểm sức khỏe.

    Lư do của t́nh trạng nàylà v́,tại Hoa Kỳ, nền y tế nằm trong tay tư nhân (bác sĩ,hăng bảo hiểm, bệnh viện...). Các công ty này do lợi nhuận nên họ giúp phát huycác phương tiện máy móc y khoa tối tân nhất và làm cho Hoa Kỳ trở thành quốc gia có khả năng chữa trị y khoa cao nhất thế giới. Tại các nước Tây phương khác th́ y tế nằm trong tay chính phủ. V́ lẽ đó tiến bộ y khoa ở các nước này thua kém xa so với Hoa Kỳ. Và đó là nguyên nhân khiến một thành phần đông đảo người Mỹkhông thích chế độ săn sóc sức khỏe có tính đại chúng. Họ cho rằng nó làm tŕ chậm sự tiến bộ của y khoa và không công bằng khi mọi người đều có quyền lợi y tế như nhau trong khi khả năng đóng góp (tiền thuế đóng dựa trên lợi tức) không như nhau.

    Tại sao giá bảo hiểm y tế tại Mỹ lại đắt?
    Thưa kiện đ̣i bồi thường: Bác Sĩ P.N.V.Trang nói với nhật báo Viễn Đông: "Đây là câu hỏi hóc búa mà có lẽ chỉ những ai đă từng sinh sống một thời gian đủ dài tại cả 2 nước Canada và Mỹ mới có câu trả lời. Cũng chỉ bởi chữ Sue. Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều luật sư nhất thế giới và có nhiều trường hợp thưa kiện nhất trên trái đất này. Đụng chút là thưa, hở chút là kiện. Người dân Mỹ luôn luôn có suy nghĩ rằng: "Xứ tự do, hễ ai đụng chạm tới quyền lợi tôi là tôi thưa cho mà biết. Nhiều văn pḥng luật sư c̣n đưa ra đề nghị hấp dẫn: Thưa nếu thắng kiện, chúng tôi lấy 50%, c̣n nếu thua th́ ông bà không phải trả ǵ hết. Mời gọi như thế, ai dại ǵ mà không sue? Được th́ có tiền, c̣n không th́ chẳng mất mát ǵ. Cho phép ḿnh lấy ví dụ ngay trong gia đ́nh ḿnh. Ông xă ḿnh là bác sĩ, hễ bệnh nhân tới khai bệnh th́ để tự bảo vệ, anh cho giấy người bệnh đi thử đủ mọi test trên đời. Anh bảo: Cho họ đi thử hết cho chắc ăn, lỡ mai này có ḷi ra bệnh ǵ họ khỏi sue, ḿnh khỏi lo mất bằng. Mà khi làm các loại thử nghiệm th́ ai trả tiền? Hăng bảo hiểm. Chi trả nhiều quá th́ họ phải tăng giá bảo hiểm là điều dễ hiểu thôi”.
    Ít cạnh tranh và nhiều chi phí: Anh John B́nh cho biết: "Hơn nữa, mỗi tiểu bang chỉ có một số hạn chế các công ty được bán bảo hiểm mà thôi. Chính v́ lư do này màhạn chế bớt sự cạnh tranh trong từng tiểu bang, là một trong các nguyên nhân khiến họ tha hồtự định giá.Tại sao khi mua bảo hiểm nhân thọ, với bất kỳ hăng nào th́ hợp đồng luôn có giá trịở mọi tiểu bang,mà bảo hiểm y tế th́ lại không? Xin chờ câu trả lời từ những người có thẩm quyền".
    Từng làm trong dược pḥng tại Canada, ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, người viết đă phải giật ḿnh ngay v́ giá thuốc tại Hoa Kỳ quá mắc, gần như gấp 3-4 lần so với Canada. Tại sao vậy? Hỏi thăm bạn bè làm trong cáccông tydược phẩm th́ mới vỡ lẽ: "Các hăng thuốc Hoa Kỳ chi tốn hằng triệu đô la để quảng cáo giật gân cho mỗi loại thuốc hăng mới tung ra thị trường, cho nên họ phải bán vớigiá thật mắc mới có lời. Trong khi chính phủ Canada không cho phép các công ty dược phẩm quảng cáo rầm rộ, v́ sợ người dân sẽ bị ảnh hưởng và từ đó có khuynh hướng đ̣i bác sĩ ghi toa cho uống thử”.
    Hậu quả của lạm dụngthưa kiện: Anh John B́nh nói thêm: "Từng sống tại Toronto 28 năm, tôi chứng kiến hiện tượng lạm dụng y tế tràn lan. Ngược lại th́ ở Mỹ, tôi lại chứng kiến các vụ thưa kiện là chuyện rất thường t́nh. Đó là lư do khiến các giới chuyên môn (bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ...) phải mua bảo hiểm trách nhiệm (liability insurance) tối đa để đề pḥng những lúc giỏi 3 năm, vụng một giờ khi bị bệnh nhân thưa kiện để ṿi tiền. Nhiều ông bác sĩlại không cho biết kết quả khám nghiệm qua điện thoại, dù rằng tốt, buộc người bệnh đến pḥng mạch nhằm thu tiền co-payment và có lư do gửi bill tính tiền hăng bảo hiểm. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai nước anh em này là ở Canada người dânkhiđi gặp bác sĩ th́ không phải đóng một đồng xu (dẫn đến hiện tượng lạm dụng thiếu ư thức gây kiệt quệ ngân sách chính phủ) c̣n tại Mỹ đa số bệnh nhân phải đóng một số tiền co-paynào đó khi muốn đi khám bệnh nên khi cần thiết họ mới đi, nhưng hễ có dịp là họ nhờ luật sư thưa kiện bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, cả công ty dược phẩm... để đ̣i bồi thường, nên lại dẫn đến hậu quả là chi phí bệnh viện, giá thuốc, tiền bảo hiểm y tế... mọi thứ đềuđắtđỏvà tiếp tục gia tăng đều đều”.

    Cải tổ y tế Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào với nền kinh tế?
    Thâm thủng thêm ngân sách: Dân Biểu Ed Royce (Cộng Ḥa - California) chia sẻ rằng luật cải tổ y tếđược đưa ra với một mức tốn kém là 1,76 ngàn tỉ Mỹ kim, và sẽ chỉ làm trầm trọng thêm độ thâm thủng ngân sách, gây ra một ảnh hưởng đáng kể tác động đến nền kinh tế Mỹ vốn đă khốn đốn vất vả trong giai đoạn suy thoái như hiện nay.
    Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ là đương kim Tổng Thống Barack Obamakêu gọi giảm thuế cho những gia đ́nh thu nhập ít hơn 250.000 Mỹ kim, trong khi đó những người Mỹ giàu có hơn sẽ phải đóng những mức thuế cao hơn nữa. Ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Ḥa, đă lên tiếng phản đối. Ông mô tả những người Mỹ giàu có là những người tạo ra công ăn việc làm: “V́ vậy, ngay vào thời điểm mà dân chúng Hoa Kỳ đang chứng kiến cảnh công ăn việc làm đang mất dần và trở nên khan hiếm th́ Tổng Thống lại loan báo rằng ông sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho chuyện tạo ra công ăn việc làm”.
    Mất thêm việc làm:Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cho hay đề nghị tăng thuế với nhà giàu của Tổng Thống Obama sẽ làm mất thêm 700.000 việc làm giữa lúc kinh tế Hoa Kỳ đang trong thời kỳ đ́nh đốn và tỉ lệ thất nghiệp đă lên cao nhất. Ông Boehner tuyên bố: "Dự định tăng thuế quy mô của ông Obama sẽ làm t́nh h́nh xấu hơn”. Ông cho biết: "Phúc tŕnh của Ernst and Young báo trước sự tăng thuế với doanh nghiệp sẽ đe dọa hàng trăm ngàn việc làm và chắc chắn sẽdẫn tới sự giảm thêm nữa việc tăng trưởng kinh tế, giảm đầu tư và giảm mức thu nhập của nhân viên”. Ông Boehner mô tả ư kiến của Tổng Thống Obama sẽ là một sai lầm nghiêm trọng trong thời buổi hết sức khó khăn với các gia đ́nh và doanh nghiệp.
    Nếu phải đóng thêm thuế, chắc chắn các công ty chỉ c̣n một giải pháphầu có lợi nhuận mà tồn tại: đó là t́m nguồn nhân lực ngoài nước, mang việc làmra khỏi Hoa Kỳ,sa thải nhân viên trong nước, cắt giảm lương tối đa và như thế sẽlại nâng cao tỉ lệ thất nghiệp góp phần đẩy nền kinh tế vốn dĩèo uột lại càng thê thảm hơn.
    Doanh nghiệp nhỏ thêm thua lỗ:Ông Romneycho biết: “Số lượng cơ sở kinh doanh mới thành lập đang ở mức thấp nhất 30 năm, và tôi muốn có thêm nhiều công ty sáng lập và giúp họ đi qua những năm gian nan này. Đây chính là thời điểm chúng ta cần giải quyết vấn đề kinh tế, chứ không phải y tế”. Ông Romney đă tấn công luật cải tổ bảo hiểm y tế của Obama, nói rằng nó y hệt như thuế thương vụ, chứ không phải trên thuế lợi tức, cho nên các công ty không có lợi tức vẫn phải trả thuế.
    John McDermont, chủ tịch công ty Endologix ở Irvine, nói rằng công ty làm thiết bị y khoa với 400 nhân viên của ông trong 24 tháng qua đă thuê 150 nhân viên mới, nhưng vẫn chưa có lợi tức.Nay sắp phảiđối diện với khoản thuế 2,3% khởi sự áp đặt từ năm 2013 v́ luật mới về bảo hiểm y tế,ông lo lắng:"Như thế là tăng thêm hơn 1 triệu đô tiền thuếcông tychúng tôi phải đóng, chắc chắn là ảnh hưởng tới khả năng của chúng tôi về sáng tạo và thuê người". Rồi ông tiếp: "Khoản thuế này sẽ buộc công ty cắt giảm ít nhất là 50 nhân viên nữa". - (TV)


    Ghi chú: Trên đây chỉ là ư kiến cá nhân ghi nhận từ các người được phỏng vấn, không nhất thiết là ư kiến hay nhận xét của nhật báo Viễn Đông.

    Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và h́nh trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ h́nh thức nào.
    Thanh Vơ/Viễn Đông
    Last edited by alamit; 03-12-2012 at 09:51 PM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân tại Canada
    Hoà Ái, phóng viên RFA
    2012-12-07

    Tiến sĩ Lê Duy Cấn, trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân đến Hoa Thịnh Đốn để vận động gây quỹ cho dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân tại Canada.

    RFA file

    Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở Ottawa dự trù khởi công năm 2013 và hoàn tất năm 2015.


    Tải xuống - download

    Từ cuộc triển lăm chương tŕnh “4000”đến Viện bảo tàng

    Ḥa Ái: Trước hết, xin phép Tiến sĩ cho biết là dự án về Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở Ottawa được dự trù sẽ khởi công vào năm tới, ư tưởng xây dựng nên Viện Bảo tàng này được khởi nguồn từ đâu?

    Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Trước khi trả lời cô Ḥa Ái, chúng tôi xin đính chính là chúng tôi là đồng trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân. Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân được Liên Hội Người Việt Canada khởi xướng sau cuộc triển lăm chúng tôi tổ chức năm 2004. Năm 2004 là kỷ niệm 25 năm ngày thành lập chương tŕnh “4000”. Đây là chương tŕnh do thành phố Ottawa đề xướng để mang 4000 người tỵ nạn vào Canada. Tháng 12/2004, chúng tôi có tổ chức một cuộc triển lăm.

    Lúc ban đầu, chúng tôi dự định chỉ kéo dài 10 ngày thôi, nhưng có nhiều người đến xem quá thành ra chúng tôi phải kéo dài cuộc triển lăm đến 5 tuần lễ. Sau đó, chúng tôi nghĩ nếu mà triển lăm như vậy th́ chỉ được một khoảng thời gian ngắn thôi, c̣n nếu làm nên một viện bảo tàng th́ những di tích lịch sử có thể giữ lại về lâu về dài. Đó là lư do tại sao có dự án đó.

    Chúng tôi nghĩ nếu mà triển lăm như vậy th́ chỉ được một khoảng thời gian ngắn thôi, c̣n nếu làm nên một viện bảo tàng th́ những di tích lịch sử có thể giữ lại về lâu về dài. Đó là lư do tại sao có dự án đó.

    TS Lê Duy Cấn

    Ḥa Ái: Như Tiến sĩ chia sẻ, Tiến sĩ có thể cho quư khán thính giả biết về qui mô cũng như kinh phí và những bước cụ thể nào mà dự án đă khởi động được rồi, dạ?

    Tiến sĩ Lê Duy Cấn,trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân
    Tiến sĩ Lê Duy Cấn,đồng trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân
    Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Sau khi chúng tôi khởi xướng dự án đó vào tháng 12/2005, th́ chúng tôi đă bắt đầu đi vận động. Thứ nhất là các cộng đồng người Việt tại Canada, tại Hoa Kỳ, tại Úc Đại Lợi và các nơi khác cho dự án này. Thứ hai là chúng tôi vận động các cơ quan chính phủ ở Canada.

    Có thể nói một cách đại khái là cho tới bây giờ chúng tôi đă mua được một miếng đất, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Ottawa, miếng đất rộng 8000 bộ vuông, và chúng tôi đă hết 600 ngàn đô la cho miếng đất đó rồi. Chúng tôi dự tính trong ṿng 2 năm tới, chúng tôi sẽ quyên tiền để chúng tôi có thể khởi công xây cất vào năm 2013. Với mục đích 2015, tức là cũng là năm kỷ niệm 40 năm ngày người Việt bỏ nước ra đi t́m tự do.

    Trở lại câu hỏi của cô về chi tiết của dự án, Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân sẽ là một căn nhà có 3 tầng. Tầng thứ nhất, chúng tôi sẽ dành để cho các cho các cơ sở thương mại thuê, để lấy tiền điều hành viện bảo tàng. C̣n tầng thứ hai sẽ có một hội trường, sẽ có các pḥng làm việc và sẽ có một thư viện. Tầng thứ ba hoàn toàn dành cho triển lăm, sẽ có 3 pḥng triển lăm.

    Ḥa Ái: Vậy th́ mức tổng kinh phí dành cho dự án là bao nhiêu?

    Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Tổng số mức kinh phí dự trù là 4 triệu 300 ngàn đô la. Trong đó, 600 ngàn đô la là tiền đất mà chúng tôi đă trả hết rồi. Thứ hai là 3 triệu 500 ngàn đồng tiền xây cất. Và thứ ba là 200 ngàn đồng tiền thiết kế. Hiện giờ, chúng tôi đă gây quỹ được cũng như được một số các quư vị mạnh thường quân ở các nơi hứa đóng góp, tất cả là trên 1 triệu đô la. Như vậy, chúng tôi c̣n 3 triệu đô la nữa để gây quỹ trong ṿng 2 năm tới.

    Tổng số mức kinh phí dự trù là 4 triệu 300 ngàn đô la. Trong đó, 600 ngàn đô la là tiền đất mà chúng tôi đă trả hết rồi. Thứ hai là 3 triệu 500 ngàn đồng tiền xây cất. Và thứ ba là 200 ngàn đồng tiền thiết kế.

    TS Lê Duy Cấn

    Ḥa Ái: Vậy, bên cạnh chính phủ Canada sẽ tài trợ một số, phần lớn c̣n lại chủ yếu là do cộng đồng Việt Nam, hầu hết ở Hoa Kỳ và và ở Canada, đóng góp. C̣n có thông tin là có nhiều mạnh thường quân ở Canada cũng như các cơ sở thương mại, họ sẵn ḷng để giúp đỡ cho dự án này. Tiến sĩ có thể chia sẽ nguyên nhân v́ sao những mạnh thường quân cũng như các cơ sở thương mại sẵn ḷng tham gia vào?

    Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Thật ra th́ nguồn tài trợ chính mà chúng tôi dự định đó là sự đóng góp của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. V́ cộng đồng người Việt hải ngoại theo chúng tôi biết có 2,3 triệu người. Trong đó vào khoảng 1,5 triệu là ở bên Mỹ, bên Canada có 200 ngàn, bên Úc trên 200 ngàn, phần lớn là thuyền nhân. Chúng tôi hy vọng là các quư vị hồi xưa là thuyền nhân hay có thân nhân là thuyền nhân cũng có thể đóng góp vào trong viện bảo tàng này. Với mục đích để lưu lại những sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc ra đi t́m tự do của người Việt tị nạn và sự đón nhận của các quốc gia định cư. Và thứ hai nữa là để tŕnh bày với người dân địa phương những thành quả mà cộng đồng người Việt đă đóng góp vào các quốc gia định cư từ hồi năm 1975.

    Ngoài cộng đồng người Việt tại các nơi, chúng tôi cũng sẽ vận động các cơ sở thương mại ở Canada cũng như là ở các nơi khác đóng góp. Tôi nghĩ lư do chính tại sao họ muốn đóng góp: điều này do chính họ nói với chúng tôi là v́ họ có nhiều nhân viên trước đây là thuyền nhân, trước đây là tị nạn người Việt Nam. Phần lớn bà con ḿnh khi đi làm việc th́ làm việc rất có lương tâm, làm việc rất tốt. Thành ra mấy người chủ hăng và quản trị rất là thích. Họ đóng góp như là một h́nh thức để vinh danh người Việt tị nạn.

    Ḥa Ái: xin cảm ơn Tiến sĩ đă dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với đài ACTD. Và xin chúc cho dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở Ottawa được khởi công và hoàn thành đúng như dự kiến.

    Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Cám ơn cô Ḥa Ái

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bia Tưởng Niệm các chiến sĩ QLVNCH và các thuyền nhân Việt Nam



    Một tấm bia tưởng niệm đă được dựng trong một nghĩa trang ở thành phố Mississauga, tỉnh bang Ontario, Canada.


    Tấm bia đă được ghi bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt.

    Bản ghi bằng tiếng Việt thành kính tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đă bỏ ḿnh v́ tự do, nhân quyền, trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đồng thời bản ghi cũng tri ân Canada cùng các xứ tự do khác đă tiếp nhận những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kỹ nghệ khí đốt của Canada trị giá 1 ngàn tỷ đô-la
    Băo tuyết ở hai tỉnh bang Ontario và Quebec




    Kỹ nghệ khí đốt thiên nhiên của Canada sẽ cạnh tranh với dầu cát và chiếm hơn 250.000 việc làm một năm trong ṿng hai thập kỷ tới.

    Họi đồng Nghị hội Canada vừa phổ biến một bản phân tích với hi vọng kỹ nghệ khí đốt thiên nhiên của Canada sẽ thêm hơn 1.000 tỷ đô-la vào nền kinh tế Canada trong ṿng 24 năm tới và yểm trợ trung b́nh 260.000 việc làm một năm trong khoảng thời gian đó.

    Kỹ nghệ này đă sản xuất 24,5 tỷ đô-la một năm và tuyển dụng 130.000 người. Những con số đó đă đủ để chiếm 42 phần trăm năng lượng xuất cảng của Canada, nhưng nhu cầu được trông đợi sẽ gấp đôi từ nay đến năm 2035.

    Hội đồng ước tính kỹ nghệ này sắp đầu tư 386 triệu tỷ đô-la để theo kịp nhu cầu trong thời gian đó. Nếu ước tính này trở thành sự thật, khoản đầu tư đó nhiều hơn khoản đầu tư 364 tỷ đô-la mà Hội đồng nói là dầu cát sắp thu hút trong cùng thời gian.

    Bản tường tŕnh của Hội đồng viết: "Tóm lại, kỹ nghệ khí đốt thiên nhiên của Canada hi vọng thêm 940 tỷ đô-la vào nền kinh tế Canada trong ṿng 24 năm tới và sử dụng 6,2 triệu nhân viên. Nói cách khác, kỹ nghệ này hi vọng yểm trợ gần 260.000 việc làm mỗi năm trong ṿng 24 năm".

    Cũng theo bản tường tŕnh, đa số đến từ hai tỉnh bang có nhiều khí đốt là British Columbia và Alberta.

    -----------------------------

    Băo tuyết ở hai tỉnh bang Ontario và Quebec



    Ottawa:Trong ngày thứ sáu 21 tháng 12, ngày đầu của mùa Đông, một trận băo tuyết lớn đă thổi đến hai tỉnh bang Ontario và Quebec.



    Tuyết rơi mạnh ở các vùng miền Đông Bắc tỉnh bang Ontario cũng như ở tỉnh bang Quebec, đúng vào ngày mà có hàng chục ngàn gia đ́nh trên đường di chuyển bằng đường hàng không, bằng đường bộ: có những người về thăm gia đ́nh trong ngày Lễ, có gia đ́nh dẫn con cái đi nghỉ hè.





    Tuyết đă rơi khoảng từ 10 cm cho đến 15 cm ở miền Đông Bắc tỉnh bang Ontario vào buổi sáng thứ sáu. Vào buổi chiều cùng ngày, cư dân trong thành phố Montreal đă nhận khoảng 40 cm tuyết.



    Khoảng 130 chuyến bay ở phi trường Pearson, Toronto đă bị hủy bỏ v́ thời tiết.



    Tại thủ đô Ottawa, trên 100 tai nạn đụng xe trên xa lộ trong buổi sáng hôm thứ sáu, hệ thống xe bus chở học sinh trong thành phố cũng đă ngừng không hoạt động trong ngày.



    Trận băo sẽ đến miền Đông Canada, những tỉnh bang Nova Scotia, New Brunswick, Prince Edwards Islands vào ngày chúa nhật.



    Đây là trận băo tuyết lớn nhất trong những ngày đầu Đông.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những thay đổi mới trong việc nộp đơn xin vào định cư ở Canada



    Ottawa: Trong hôm thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012, ông tổng trưởng di trú, Jason Kenney đă công bố những thay đổi trong việc tuyển chọn di dân vào Canada.



    Hệ thống tính điểm mà dựa theo đó, chính quyền Canada chọn những di dân, đă thay đổi.

    Hệ thống tính đểm mới tuyển chọn những di dân trẻ tuổi, có nghề nghiệp và có học vấn.



    Việc tính điểm dựa vào khả năng biết nói tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng có những sửa đổi.

    Theo lời ông tổng trưởng Kenney, th́ trong một thời gian dài, nhiều di dân đến Canada đă không kiếm được việc, và việc này cũng gây nhữn ảnh hưởng cho nền kinh tế Canada.



    Ông tổng trưởng di trú nhấn mạnh là những thay đổi trong việc tuyển chọn những di dân, sẽ khiến những người mới đến có công ăn việc làm càng sớm càng tốt.



    Cách tính điểm nhận di dân của Canada:

    Tổng số điểm mà một di dân có thể có được trong đơn xin là 100. Những ai có tổng số điểm trên 67 th́ sẽ được thâu nhận.

    Trong số 100 điểm, điểm tối đa về tuổi tác trước khi thay đổi là 10, cho những ai ở lứa tuổi từ 21 tuổi cho đến 49 tuổi.





    Với hệ thống tính đểm mới, điểm về tuổi gia tăng lên 12 điểm, cho những người ở lứa tuổi từ 18 tuồi cho đến 35.



    Về ngôn ngữ, theo cách tính điểm mới th́ phải thông hiểu một trong hai ngôn ngữ Anh hay Pháp. Biết thêm một ngôn ngữ khác như tiếng Việt sẽ được thêm một số điểm. V́ thế những ai có thân nhân nộp đơn xin di dân qua Canada, mà biết nhiều thứ tiếng như tiếng Quảng Đông, tiếng Tiều, tiếng Đức..v.v. th́ nhớ khai vào đơn. Biết cả hai thứ tiếng Anh Pháp không c̣n quan trọng như trước. Người xin di dân sẽ phải qua một cuộc thi tuyển tiếng Anh hay tiếng Pháp.



    -Kinh nghiệm về nghề nghiệp, không c̣n quan trọng như trước, với số điểm cho lănh vực này giảm bớt.



    -Những người có bằng cấp đại học ở nước ngoài, cần có những cơ quan lượng giá, so sánh bằng cấp này với những bằng cấp ở Canada, trước khi được cho điểm.



    Chương tŕnh thu nhận di dân” the Canada Experience Class” sẽ được bắt đầu trở lại, sau một thời gian tạm ngưng. Chương tŕnh này cho phép những người đang theo học hay có việc làm ở Canada, được vào thường trú một cách nhanh chóng hơn.

    TB Online

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 04-06-2011, 05:00 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 20-04-2011, 10:13 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 20-04-2011, 08:06 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 16-04-2011, 12:08 PM
  5. Sinh hoạt Liên Hội Người Việt Canada
    By Sydney in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 09-12-2010, 11:38 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •