CHƯƠNG I: BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM
ĐIỀU 1: TỰ DO NGÔN LUẬN
Phần 1: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ư kiến riêng họ và của người khác bằng mọi phương tiện truyền thông, bằng hội họp, bằng biểu t́nh, miễn không vi phạm quyền bảo vệ cá nhân của người khác, và không vi phạm các
điều khoản luật lệ khác.
Phần 2: Quốc hội không được cấm bất cứ tôn giáo nào sử dụng quyền tự do ngôn luận, miễn là các tôn giáo này giới hạn phạm vi hoạt động của họ tại các nơi thờ phụng được định trước.
Phần 3: Quốc hội phải thông qua các điều luật định nghĩa giới hạn cần thiết của tự do ngôn luận để bảo vệ, bao gồm nhưng không hạn chế, các vấn đề như an ninh quốc pḥng, văn hóa, trẻ vị thành niên, kỹ thuật đặc quyền.
Phần 4: Hành pháp không được thành lập truyền thông đại chúng của riêng ḿnh, và tỏ sự thiên vị trong bất cứ ngành nào của nền truyền thông đại chúng từ bất cứ nguồn gốc nào.
---------
Phần 2 : phần này để ngỏ cho Quốc hộ cấm tôn giáo tự do ngôn luận ở nơi công cộng là sai. Quốc hội không thể cấm bất cứ tôn giáo nào sử dụng quyền tự do ngôn luận ngoài giới hạn phạm vi hoạt động của họ tại các nơi thờ phụng được định trước khi mà tôn giáo không làm ǵ phạm luật.
Tôn chỉ của HP7 "B́nh đẳng" là cho tất cả mà phần 1 cũng nhấn mạnh "mọi người đều có quyền tự do ngôn luận" th́ Quốc hội không thể cấm riêng tôn giáo mà lại cho phép những người khác sử dụng quyền tự do ngôn luận ở bất kỳ chỗ nào .
Ví dụ như Đức Giáo Hoàng hay Đức Dalai Lama phát biểu trước cả trăm ngàn hay triệu người ở quảng trường thủ đô ... chỉ trích chiến tranh, chính sách các nước giàu bỏ đói nước nghèo, ..., liệu có bị cấm không ?
ĐIỀU 2: BẢO VỆ NHÂN PHẨM
Phần 1: Không ai tại Việt Nam được phép kết thúc đời sống của một người khác. Không có bản án tử h́nh cho bất cứ trọng tội nào.
Phần 2: Chính phủ phải cung cấp lương thực căn bản và nơi tạm trú cho mọi người dân nào do bệnh tật hoặc nghèo khó mà không có nơi nương tựa và không có thực phẩm.
Phần 3: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào an sinh xă hội.
Phần 4: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào y tế và các ngành liên quan.
---------
Phần 2 : ngay cả một nước giàu nhất thế giới cũng không thể làm được điều này, th́ thử hỏi VN là một trong những nước nghèo nhất thế giới làm sao có thể thực hiện được điều đó. Điều này hoàn toàn chỉ để mị dân. Điều này nếu được viết : chính quyền cần có chính sách quan tâm giúp đỡ đến những người bệnh tật nghèo khó, th́ c̣n có thể chấp nhận được.
Phần 3 và 4 : về ngân sách, sẽ được phân tích trong chương về Hành pháp. Ở đây tôi chỉ nhắc là khái niệm thành phố không được HP hiểu đúng nghĩa tiếng Việt hay đúng hơn không thể vận dụng cho VN. HP7 nói : ngân sách Quốc gia và thành phố. Vậy các dơn vị hành chính khác không thuộc HP7 hay sao ? Có thành phố thuộc tỉnh, có thành phố ngang tỉnh, có thành phố ngang huyện hay quận ... Đúng ra phải nói là ngân sách Quốc gia hay / và địa phương. Điều này chứng tỏ, khi dịch qua google "bang" chuyển thành "thành phố" là chấm hết, không biết "tỉnh" là ǵ.
Qua nội dung của cả 4 phần th́ tên của điều 2 : BẢO VỆ NHÂN PHẨM, liệu có đúng nghĩa không ? Ngoại trừ bỏ án tử h́nh, c̣n th́ chẳng nhẽ Nhân phẩm được định nghĩa (chỉ) bởi : an ninh, xă hội, bệnh tật, nghèo đói ư ? Nhân phẩm của HP7 tương lai sao mà rẻ mạt vậy, chỉ có ăn và ở, nghĩa là đủ sống về vật chất là hết..
Nhận xét :
Tôn chỉ của HP7 : B́nh đẳng và Tự do bị vi phạm trong điều 1 phần 2.
Nhân phẩm con người được hiểu theo HP7 quá rẻ mạt.
Hoàn toàn vô trách nhiệm kèm tính lừa đảo mị dân khi giao cho chính phủ một nhiệm vụ mà chắc chắn không thể hoàn thành trong phần 2 điều 2.
Người viết HP7 không có khái niệm về các đơn vị hành chính của VN, ngoài chữ "thành phố" th́ không biết ǵ khác.
c̣n tiếp ...
Bookmarks