Results 1 to 4 of 4

Thread: Tết của cô dâu xa xứ

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Tết của cô dâu xa xứ

    03/02/2011, 09:57 AM (GMT+7)

    "Chồng gần không lấy đi lấy chồng xa
    Mai sau cha yếu mẹ già
    chén cơm ai bới, tách trà ai dưng?"

    ̣( Ca dao miền Nam )

    Các cô "dâu ngoại" hay “nói nhỏ” với nhau, ăn Tết chồng Đài vui hơn ăn Tết chồng Hàn. Có một nhóm cô dâu ở Seoul, Tết nào cũng họp nhau, gọi một bàn nào chả lụa, bánh tết, thịt kho, uống rượu gạo như uống nước, uống say ôm nhau khóc...

    Tết đến, người vui, kẻ sầu

    Năm nay là năm đầu tiên cô dâu Nguyễn Thị Phan Kiều ăn cái Tết xa quê. Mà “xa” ở đây là xa vời vợi, tận Đài Loan. Lấy chồng là anh Eric Vương, ngụ Đài Bắc, kết hôn đầu năm 2009 nhưng do trục trặc giấy tờ, măi đến giữa năm 2010, Kiều mới xuất cảnh sang Đài Loan. Nửa năm trời làm quen với xứ Đài, cô sống cùng chồng trong một căn hộ thuê gần khu công nhân mà chồng cô làm việc.

    Quê anh ở xứ hoa Chương Hóa, cách Đài Bắc khá xa, Kiều cũng chỉ mới về quê chồng thăm một lần, lúc mới cưới. Tết này, cả hai sẽ về quê anh ăn Tết với gia đ́nh. Những ngày này, Kiều sửa soạn hành trang, đi mua sắm ở chợ Tết Việt với không khí nao nao nửa buồn nửa vui. Buồn v́ lần đầu tiên đón Tết xa cha mẹ và anh em, nhưng vui v́ lần đầu được ăn Tết quê chồng, vùng đất trồng hoa nổi tiếng thơ mộng và có khí hậu đẹp ở Đài Loan.

    Những ngày cuối năm, cha Kiều, ông Nguyễn Văn Phụng (ở quận B́nh Chánh, TP.Hồ Chí Minh) kể, con gái ông gọi về hai ngày một lần, lúc th́ khóc, lúc th́ khoe hai vợ chồng đi mua này mua nọ vui lắm. Ông cũng kể: “Nó tốt nghiệp Cao đẳng rồi, nên biết cư xử lắm, nó nói trước Tết nó học làm món ăn truyền thống của Tết Đài, nó cũng làm củ kiệu, dưa hành, đi chợ người Việt mua bánh tét để về làm quà tặng cha mẹ, anh chị nhà chồng”.

    “Tết nay gia đ́nh tui ăn Tết vui, v́ nó đi làm dành dụm được ít tiền gửi về, mà nó bên đó cũng no đủ, vợ chồng hạnh phúc, đầm ấm”, ông Phụng hồ hởi.

    Tuy nhiên, không phải cô gái nào làm dâu ngoại cũng may mắn như Kiều. Ông Phụng cho biết, trong xă có ba trường hợp đi lấy chồng ngoại, ngoài con gái ông c̣n hai người, một lấy chồng Đài Loan, một làm dâu tại Hàn Quốc.

    Cô lấy chồng Đài Loan đă ôm con về nước năm 2008, sau 2 năm xuất ngoại, c̣n cô lấy chồng Hàn Quốc, là con gái một người bạn của ông Phụng, Tết hầu như ngày nào cũng gọi điện về khóc, nói rằng cứ đến Tết là thấy sợ v́ cả gia đ́nh chồng đi làm ở các thành phố xa, cô phải quần quật hầu anh chị chồng, các cháu, không có lấy một ngày vui, nhớ Tết ở nhà lắm.

    Các cô "dâu ngoại" hay “nói nhỏ” với nhau, ăn Tết chồng Đài vui hơn ăn Tết chồng Hàn. Lư do là, tuy Đài Loan và Hàn Quốc cùng ăn Tết cổ truyền như Việt Nam nhưng khí hậu, nền văn hóa, thói quen ẩm thực của Đài Loan gần với Việt Nam hơn, ăn Tết đỡ nhớ nhà hơn.

    Cô dâu Ngô Thị Kiều Phúc, quê Lagi, B́nh Thuận, lấy chồng ở ngoại ô TP.Seoul, Hàn Quốc vào năm 2003. Phúc mở một cửa hàng kinh doanh món ăn Việt Nam trên mặt bằng khá rộng răi. Về quê ăn Tết, Phúc kể những chuyện ḿnh đă chứng kiến trong những ngày Tết xứ Hàn, buồn nhiều hơn là vui.

    Có một nhóm cô dâu đă ly dị chồng Tết nào cũng họp nhau tại quán của Phúc, gọi một bàn nào chả lụa, bánh tết, thịt kho, uống rượu gạo như uống nước, uống say ôm nhau khóc, an ủi nhau cố gắng làm vài năm, dành dụm tiền đem con về quê làm ăn.

    Có cô dâu năm nào cũng về quê chồng ăn Tết đă 3 năm, mẹ chồng khó tính, ăn Tết không một chút vui vẻ, năm nay cô phải vờ bệnh để nằm lại thành phố, chấp nhận ăn Tết một ḿnh. Cô đến quán người Việt để t́m chút không khí vui ngày Tết, và làm quen ngay với một nhóm có cả công nhân lẫn cô dâu Hàn Quốc. Họ tṛ chuyện xôm tụ, đến cuối ngày th́ về hết, chỉ c̣n lại ba cô dâu quê miền Tây.

    Hoàn cảnh của họ cũng chẳng vui vẻ ǵ, hai cô c̣n lại, một cô th́ bị mẹ chồng chê vụng, không hợp với người Hàn. Ngày Tết, chồng cô, là con trai một, chở mẹ chồng đi chùa chiền khắp các tỉnh lân cận, để cô ở nhà thui thủi một ḿnh. C̣n cô kia th́ nhà chồng tuy đông nhưng rời rạc, ngày Tết cả nhà chồng mạnh ai nấy... ngủ. Ḿnh cô nôn nao v́ nhớ nhà, nên không ngủ, bỏ ra quán góp vui. Ba nàng dâu yêu cầu mở bản “Bông điên điển”, bài ca yêu thích của xứ họ, đến đoạn “chồng gần không lấy đi lấy chồng xa, giờ đây nhớ mẹ thương cha”, cô nào cũng ̣a khóc...

    Để có cái Tết ấm


    Cô dâu Ngô Thị Kiều Phúc cũng chia sẻ, nhưng dù thế nào, th́ sống vui hay buồn, ăn Tết ấm áp hay lạnh lẽo, cũng phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực ḥa nhập của các cô dâu.

    Phúc kể câu chuyện của cô dâu Phan Thị Hoàng Anh, quê Cái Bè, Tiền Giang. Chồng cô năm nào đến Tết cũng sang than thở với Phúc rằng: “Vợ tôi nó không chịu hiểu, cả năm nếu tôi nấu ăn th́ thôi, nó mà nấu nó nấu toàn món Việt Nam, mẹ tôi già ăn không được món lạ. Tết đến tôi đi mua phần tôi, nó ra chợ Việt Nam mua phần của nó, vậy làm sao gia đ́nh ăn Tết vui được?”.

    Có cô dâu th́ đến Tết không hề lo toan gia đ́nh, suốt ngày ôm máy điện thoại gọi về quê, “cập nhật” t́nh h́nh đón Tết, ăn Tết ở quê nhà. Có cô dâu khác, kinh tế khá giả hơn và “cầm quyền” nhà chồng th́ cứ Tết là ẵm con về Việt Nam ăn Tết, mặc cho nhà chồng can ngăn.

    “Làm việc ǵ cũng phải xuất phát từ tấm ḷng”, đó là đúc kết của cô dâu Ngô Thị Kiều Phúc. Cô cũng kể về những gia đ́nh chồng Hàn vợ Việt rất hạnh phúc, ăn những cái Tết rất ấm áp. Đó là những cô dâu rất biết chăm chút, vun vén, hài ḥa giữa hai nền văn hóa Việt - Hàn. Nhiều cô dâu rất được mẹ chồng thương v́ làm bánh Cúc (món ăn truyền thống ngày Tết của Hàn Quốc, như bánh chưng ở Việt Nam), kim chi ngon hơn cả nàng dâu Hàn chính hiệu.

    Đó c̣n là những gia đ́nh mà các ông chồng biết sẻ chia, cảm thông cho vợ ḿnh khi phải đón những cái Tết quá xa quê cha đất Tổ. Những ông chồng ấy, người ta thường bắt gặp ở những khu chợ Việt Nam ngày cận Tết. Họ cùng vợ tay trong tay đi mua bánh chưng, dưa hấu, củ kiệu, măng khô, mứt Tết về để cùng ăn với kim chi, bánh Cúc, để cái Tết ḥa quyện ngọt ngào như niềm hạnh phúc trong gia đ́nh họ.

    Tết năm nay, cô dâu Ngô Thị Kiều Nhi, quê B́nh Thuận, ăn cái Tết cuối cùng ở Việt Nam trước khi sang Đài Loan cùng chồng. Góp nhặt những “kinh nghiệm” của chị em đi trước, Nhi đă trang bị cho ḿnh nhiều kiến thức về văn hóa, cách sống, sinh hoạt và món ăn xứ Đài. Cô quyết tâm chinh phục được nhà chồng bằng sự khéo léo và tấm ḷng của ḿnh, Nhi tin rằng những điều đó sẽ khiến ḿnh có được hạnh phúc, dù làm dâu ở Việt Nam hay Hàn Quốc, Đài Loan.

    Theo Pháp luật Việt Nam
    Last edited by NguyễnQuân; 05-02-2011 at 08:26 PM.

  2. #2
    banhtieu
    Khách
    Cám ơn việt cộng mà c̣n gái Vietnam được lấy chồng Á quốc :p

    Các em và các chị chớ lo dân Thuyền Nhân chúng tôi 1 thời chạy trốn việt cộng , nếu lỡ có bị bắt th́ đi tù hay chết ngoài Biển làm mồi cho cá , c̣n các em các chị lỡ có lấy chồng Á quốc chui , đứng xếp hàng cho lũ mọi rợ Á quốc chọn , lỡ có bị bắt thi bị đưa lên báo , nhưng ko sau chúng tôi bây giờ việt cộng coi là những anh hùng cứu quốc của việt cộng đó , các em các chị th́ vài chục năm sau thế nào việt cộng củng phong cho 1 danh hiệu , những người đàn bà Vietnam anh hùng :D


    Thiệt là nhục nhă cho 1 nước , muốn cho gia đ́nh ấm no phải lấy chồng Á Quốc sao :p

  3. #3
    abcsukien
    Khách

    Xu hướng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại hiện nay.

    Cũng đành bứt sợi dây câu,
    Ra đi để lại một châu thổ buồn...

    ----------- Xu hướng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại hiện nay. --------

    (A). Trước năm 75, mặc dù đang lúc chiến tranh điêu linh (Việt Cộng pháo kích, giật ḿn, đặt chất nổ, bô đội miền Bắc xâm chiếm, bắn phá liên miên…), nhưng tại miền Nam , hầu như không một phụ nữ nào muốn lấy chồng ngoại kiều để …xa quê hương !. Phụ nữ VNCH ngày xưa không hề nghĩ đến việc kết hôn với người nước ngoài, nếu có th́ con số nhỏ nhoi, mà là hôn nhân …với người Mỹ. Những gia đ́nh đó mấy chục năm qua, họ hạnh phúc và con cái họ đều thành đạt. Thời VNCH, kinh tế ổn định, ngay cả chuyện đi lao động nước ngoài cũng không có, nói chi đến chuyện phụ nữ VN có XU HƯỚNG lấy chồng nước ngoài !
    http://i65.photobucket.com/albums/h201/TDVisHinhAnh/saigon-1.jpg
    http://i65.photobucket.com/albums/h201/TDVisHinhAnh/saigon67-09b.jpg
    http://i65.photobucket.com/albums/h201/TDVisHinhAnh/saigon67-10b.jpg

    Thời VNCH, ngay chính ông GS Đặng Phong, đảng viên cao cấp đảng CSVN, tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế csvn mà c̣n phải nhận định:
    ."Cuộc sống xă hội và tinh thần trong nội bộ xă hội VNCH, trong trường học, trong công sở, trong các gia đ́nh, xóm giềng, bạn hữu… lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa. Học tṛ lễ phép với thầy, vợ chồng, cha con, mẹ con thương yêu gắn bó với nhau. Thời đó học tṛ ra đường không hỗn láo như bây giờ. Không có hiện tượng chửi thề, các quan chức cũng có chơi bời nhưng không tệ hại tới mức như một số quan chức hiện nay. Công an thời đó ít có hiện tượng chặn đường để ăn tiền măi lộ một cách phổ biến như ngày nay.
    . Xin giấy tờ ở cấp này cấp kia cũng không phải đút lót một cách phổ biến, đặc biệt là trong trường học th́ t́nh trạng chạy điểm, mua điểm, ném phao, quay cóp gần như không có. Có thể nói, so với xă hội trước đây -thời VNCH- th́ trên một số khía cạnh nào đó, cuộc sống văn hóa và tinh thần hôm nay đă xuống cấp nghiêm trọng…
    . Những trí thức trước đây, công chức trong công sở là những người có tư cách, đàng hoàng, cả nói năng và hành xử rất có văn hóa. C̣n bây giờ, một tỉ lệ đáng kể công chức và cả một số trí thức cũng không có được một phong độ văn hóa như trước đây” — Xem BBC:Kinh tế miền Nam VN trước và sau 1975

    Tôi sống ở Hà Nội, chẳng phải quê mùa ǵ vậy mà không ḱm nổi xúc động khi đứng trên đường 30-4 trước dinh Thống Nhất, thật rộng “mênh mông”, lại thẳng tắp.
    http://i65.photobucket.com/albums/h201/TDVisHinhAnh/NewYearFlowersfair19 67.jpg
    http://i65.photobucket.com/albums/h201/TDVisHinhAnh/saigon67.jpg
    http://farm3.static.flickr. com/2310/2200851025_3b96b12b6 2.jpg
    http://www.gialong.org/images/old_pics/web_gallery_old_pics/images/gl_minh.jpg
    Hà Nội bị bom đạn tàn phá hồi đó so với Saigon chỉ là một đứa bé rách rưới đứng bên cạnh một mỹ nhân !?.
    http://vietnamaaa.numeriblo g.fr/.a/6a00d83451bf6469e201 310f9bedbc970c-550wi
    http://vietnamaaa.numeriblo g.fr/.a/6a00d83451bf6469e201 310f9bfbe1970c-550wi
    http://vietnamaaa.numeriblo g.fr/.a/6a00d83451bf6469e201 20a9356acc970b-550wi
    http://vietnamaaa.numeriblo g.fr/.a/6a00d83451bf6469e201 20a9356b49970b-550wi
    Kinh tế miền Nam lớn mạnh gấp nhiều lần miền Bắc của tôi, người dân miền Nam cũng sung túc hơn hẳn, có cả nhà lầu, ô tô, máy truyền h́nh, xe b́nh bịch.v.v… Miền Bắc của tôi, đến ăn con gà cũng phải dấu lông đi v́ sợ bị hàng xóm …tố giác !!!!
    http://i226.photobucket.com/albums/dd266/xunau/11.jpg
    http://i226.photobucket.com/albums/dd266/xunau/111.jpg
    http://i226.photobucket.com/albums/dd266/xunau/111111.jpg
    http://i226.photobucket.com/albums/dd266/xunau/222222.jpg
    http://i226.photobucket.com/albums/dd266/xunau/1-1.jpg
    Người dân miền Nam trước 75 c̣n có mơ ước và có thể làm giàu được, c̣n dân Bắc chúng tôi th́ không v́ nhà nước đâu cho phép. Giàu là một cái tội rất lớn và không ai muốn mắc phải !. Nói tóm tắt, tôi không dám dùng từ “giải phóng” v́ trong thâm tâm tôi thấy không đúng !. — Xem BBC:Kinh tế miền Nam VN trước và sau 1975

    (B). C̣n hiện nay, tại thời điểm này, sau 80 năm dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin, độc đảng + độc tài = nhân dân ngắc ngoải.

    Nông Dân Việt Nam, chiếm 75% dân số cả nước, những người cam chịu lâu dài nhất!
    Trong thời BAO CẤP, sau khi “cải cách ruộng đất” giết hàng trăm ngàn người để cướp ruộng, đảng CSVN lập tức tập thể hóa, biến hàng triệu nông dân thành nông nô trong các “hợp tác xă,” do các đảng viên toàn quyền điều khiển để mà hưởng lợi:

    Đi làm hợp tác, hợp te,
    Không tiền mua vải mà che cái l.ồn!

    Thi đua làm việc bằng hai
    Để cho cán bộ mua đài mua xe
    Thi đua làm việc bằng ba
    Để cho cán bộ mua nhà lát sân

    Từ sau ‘ĐỔI MỚI 1986” -do thành tŕ thép Liên Xô & hàng loạt các nước CS Đông Âu thi nhau sụp đỗ- người nông dân có được quyền tự trồng trọt lấy, có được quyền mang hoa màu ra mua bán ngoài chợ. T́nh cảnh người nông dân so với thời trước có đỡ …cay cực hơn trước nhiều.

    Hiện nay, Việt Nam đang là nước đứng thứ nh́ thế giới về xuất khẩu gạo và có vẻ như Việt Nam là một cường quốc về lúa gạo, người dân không bao giờ …thiếu ăn. Nhưng thật trái khoáy và cực kỳ nghịch lư đó là, người nông dân ĐBSCL lại đang thiếu đói ngay trên mảnh đất hàng ngày sản sinh ra lúa gạo của ḿnh.

    Ông Út Lam – Một lăo nông 60 tuổi, ngụ tại xă Tân Phước, Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháptừng phải viết tâm thư kêu cứu lên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Út Lam cũng có than thở với phóng viên Quốc Dũng báo Người Cao Tuổi ngày 12/02/2010: “Đa số nông dân c̣n nghèo lắm. Ở Tân Phước này, đến 80% hộ nông dân luôn thiếu trước hụt sau, khoảng 20% th́ sống tạm đủ. Tôi đă thử để ư 30 hộ trong xóm từ 10 năm nay. Trong đó, chỉ vài người làm ăn tạm đủ, c̣n lại đều thua lỗ, nợ nần. Chỉ cần 1-2 vụ mất mùa hay lúa gạo rớt giá là họ phải bán bớt vài công đất, có khi bán hết để trả nợ. Tôi nghĩ đó cũng là t́nh cảnh chung của hàng triệu nông dân ĐBSCL và cả nước”.

    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa. — Trăng nghẹn – Hoài Tường Phong.

    (C). Cũng đành bứt sợi dây câu,
    Ra đi để lại một châu thổ buồn…

    Nghèo triền miên, tương lai mịt mù, đầu tư văn hóa thấp, hy vọng vươn lên bế tắc… chính là nguyên nhân của xu hướng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại, lấy chồng xa sau 30/04/75.

    Hiện nay, sau 80 năm dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin, chưa có thời nào trong lịch sử VN, người phụ nữ phải đứng trần truồng cho bọn Đài loan, Mă lai, Trung quốc, Hàn quốc lựa chọn làm vợ. Cũng chưa có thời nào trong lịch sử mà ở Cam bốt có hàng trăm động đỉ, hầu hết là trẻ em VN bị bán sang, có em mới 6,7 tuổi, c̣n mười mấy th́ rất nhiều!.

    Sau 23 năm đổi mới, theo thống kê chưa đầy đủ của chính phủ Việt Nam hồi tháng 6/2008: Có 21.038 phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài (2% là trẻ em trai dưới 10 tuổi) và 177.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài.

    KẾT LUẬN:
    Có thể nói: Trong suốt 4.000 năm lịch sử VN, chưa có thời nào mà phụ nữ VN bị khốn nạn như thời csvn hiện tại!
    "... Và năm ba cái chết cũng chẳng ngăn cản được những cuộc đi, cuộc bán mua, cuộc trôi giạt của hàng trăm hàng ngàn cô gái trên xứ sở này.

    Cũng đành bứt sợi dây câu.
    Ra đi để lại một châu thổ buồn,

    Ông Cao Thoại Châu, hai câu đó ông làm cho ḿnh hay cho những phận đời lưu lạc?!
    http://www.viet-studies.info/NNTu/NNTu_CungDanhButSoiD ayCau.htm

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Người con gái Việt Nam

    Trên đại lộ Sri Ayutthaya bangkok
    Em đứng đó một mình ôm mặt khóc
    Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn
    Mái tóc thu buồn
    Mái tóc héo hon
    Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ
    Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ
    Trôi lang thang như những bọt bèo
    Đất nước nghèo không giữ nỗi chân em
    Nên xứ người em làm thân gái khách
    Tuổi của em như sao mai mới mọc
    Đẹp vô tư như những cánh lan rừng
    Tuổi bắt đầu của một mùa xuân
    Có hoa bướm tung tăng
    Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng
    Lẽ ra ngày này em ngồi trong lớp học
    Học làm người phụ nữ Việt Nam
    Học chuyện thêu thùa may vá trông con
    Học cả chuyện yêu đương
    Đẹp như trăng khi tròn khi khuyết
    Bỗng dưng hôm nay em mất hết
    Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời
    Bangkok chiều nay lất phất mưa rơi
    Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu
    Nhớ con hẻm vào nhà em
    Dường như lúc nào cũng tối
    Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm
    Nhớ đám em thơ đứng mỏi mòn trông
    Tin của chị phương trời nào biền biệt
    Còn ở đấy cả một trời thương tiếc
    Như ngàn năm mây trắng vẫn bay
    Nhìn sông Cha Phraya nước đục chiều nay
    Có làm em nhớ sông Nhà Bè
    Nhớ những con lạch nhỏ
    Đầy những rong rêu rác rưởi
    Cống rãnh gập ghềnh
    Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em
    Sẽ không thể nào đen như thế mãi
    Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái
    Có làm em nhớ thuở lên năm
    Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam
    Em cố gắng năm lần bảy lượt
    Nhưng cuối cùng dù sao em nói được
    Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng
    Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông
    Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm
    Ánh lửa ngày xưa
    Cho ngày mai tươi sáng
    Đã tàn đi theo giông bão cuộc đời
    Sau những phút đau thương da thịt rã rời
    Em có khóc một mình trong bóng tối
    Mỗi giọt lệ sẽ mang nhiều sám hối
    Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
    Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
    Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
    Về đâu em chiều nay trên đất lạ
    Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
    Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayutthaya
    Đang nhắm mắt nhìn đời vô tận
    Lịch sử Việt Nam
    Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
    Nhưng chưa bao giờ đen tối như hôm nay
    Ông cha ta có khi xuống biển tìm ngọc trai
    Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
    Có những lúc cả giòng sông thắm máu
    Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
    Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
    Có những cô gái Việt Nam
    Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
    Tủi nhục này không bao giờ rửa sạch
    Nỗi đau này không phải của riêng em
    Mà của mọi người còn một chút lương tâm
    Và còn biết thế nào là quốc nhục
    Đêm nay anh viết nốt bài thơ
    Dẫu biết chẳng thế nào tới tay em được
    Thơ của anh
    Tâm sự của một người anh nhu nhược
    Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
    Lơ láo giữa chợ đời
    Vết thương nặng trong tim
    Anh vẫn ung dung như người kháck lạ
    Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
    Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
    Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
    Quên cả chính anh với đau thương thời thơ ấu
    Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
    Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
    Đem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
    Đem mạch sống ươm lên từng nắm đất
    Giấc mộng ngày xưa
    Dù anh không muốn nhắc
    Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
    Anh đứng khóc một mình
    Hay đang khóc trong thơ
    Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
    Hạt bụi đó chính là đời em đã mất

    Trần Trung Đạo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 25-11-2011, 02:02 AM
  2. Replies: 13
    Last Post: 13-09-2011, 08:59 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 21-05-2011, 10:57 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 31-01-2011, 01:45 AM
  5. Lời Kêu Gọi: Hiến Tủy Cứu Người Tại CHLB Đức
    By An Loc Đia in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 22-01-2011, 05:47 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •