Nếu đặt câu hỏi này cho những người hiểu biết thi thật vô nghĩa, nhưng nếu đặt cho Quỳnh Như, phóng viên RFA th́ hoàn toàn thỏa đáng. Bởi v́, gần đây, ngày 13-9-2011, Quỳnh Như có bài viết trên mạng b́nh luận về Phúc tŕnh thường niên về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Không hoàn toàn khẳng định nhưng qua bài báo tôi hiểu tác giả Quỳnh Như đứng về phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong nhận định về t́nh h́nh tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả dẫn lại lời trợ lư Ngoại trưởng Hoa kỳ phụ trách dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Michael Posner nhận định về t́nh h́nh tự do tôn giáo ở Việt Nam như sau: “Nếu theo một tôn giáo không được Chính phủ công nhận, họ c̣n bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đăi bằng bạo lực, và có khi c̣n bị bắt bớ”. Quỳnh Như cũng dẫn lại lời Ngoại trưởng Hoa kỳ, bà Hillary Clinton phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc tŕnh thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế, rằng “vấn đề vi phạm nghiêm trọng vẫn c̣n tồn tại ở Việt Nam, như việc bắt bớ, đàn áp giáo dân, đưa cha Nguyễn Văn Lư trở vào tù sau 16 tháng được trả tự do, không đáp ứng đề nghị của Mỹ trong việc trả tự do cho một số người bị giam v́ tín ngưỡng và đă khủng bố đàn áp tôn giáo trong nước”.
Đây là vấn đề hệ trọng nên cũng phải rất cẩn trọng, khách quan khi b́nh luận và đưa tin, đúng như Quỳnh Như có dẫn lại lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ “vẫn c̣n có những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về t́nh h́nh Việt Nam”.
Đúng như vậy. Nếu chỉ lấy thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nói rằng “Việt Nam vẫn c̣n một số thụt lùi” th́ không thể khách quan được. Nếu bây giờ tôi lấy thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam để nói th́ Quỳnh Như nghĩ sao? Tuy nhiên điều quan trọng nhất là thực tế. Hăy có mặt ở Việt Nam th́ mới thấy tiến bộ của tự do tôn giáo ở đây như thế nào. Trong thế giới ngày nay, không một Chính phủ nào muốn làm ǵ, nói ǵ cũng được. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trên cơ sở Chính phủ Việt Nam tôn trọng và thừa nhận quyền tự do của con người, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của người dân. Người dân theo các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam được tự do cử hành các nghi thức tín ngưỡng mà ḿnh đă chọn, giáo dục con cái theo tín ngưỡng của gia đ́nh, tự do bày tỏ niềm tin về tôn giáo của ḿnh.
Điểm thứ hai cần làm rơ là Chính phủ Việt Nam không bắt bớ, đàn áp giáo dân như cách viết lập lờ trong Báo cáo mà chỉ bắt bớ những người nào không chấp hành, tuân thủ luật pháp Việt Nam. Không chấp hành luật pháp Việt Nam th́ bất cứ ai, tùy theo mức độ phạm pháp, đều bị xử lư. Cũng như vậy, Chính phủ Việt Nam không giam một người nào v́ tín ngưỡng như cách viết trong Báo cáo mà chỉ bắt giam những ai có tư tưởng và hành động chống phá nước Việt Nam, làm trái những điều quy định trong Hiến phápvà luật pháp của Việt Nam.
Báo cáo về t́nh h́nh tự do tôn giáo của Hoa Kỳ yêu cầu “đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC, sau khi xảy ra các vụ khủng bố, đàn áp tôn giáo”, Viết như vậy đúng là không khách quan, thậm chí cố t́nh lập lờ về từ ngữ. Chính phủ Việt Nam không bao giờ khủng bố, đàn áp tôn giáo. C̣n việc bắt bớ, bỏ tù những người tuyên truyền chống Nhà nước, mà những người đó là giáo dân hay không phải là giáo dân lại là chuyện khác. Ở đây, Báo cáo có sự cố t́nh nhầm lẫn giữa lư do bắt v́ hành động ǵ (chống phá Nhà nước) với việc bắt con người đó là ai. Nên nhớ rằng, luật pháp Việt Nam quy định anh là đảng viên mà vi phạm pháp luật cũng bị bắt và xử lư theo các mức độ khác nhau. Bắt và xử lư v́ hành động vi phạm pháp luật chứ không phải v́ đảng viên hay là theo tôn giáo, tín ngưỡng. Trường hợp tiếp tục đưa cha Nguyễn văn Lư vào tù không phải v́ đó là Cha Lư mà v́ ông Lư tiếp tục tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cuối cùng phải nhắc lại một lần nữa là nước nào cũng có luật pháp của nước đó. Ngoài những quy định chung của quốc tế (chứ không phải của Hoa Kỳ) th́ mọi vi phạm pháp luật của nước sở tại đều phải được xử lư theo luật pháp của nước đó như chính Chính phủ Hoa Kỳ đă từng làm đối với những người vi phạm luật pháp Hoa kỳ.