Page 19 of 33 FirstFirst ... 915161718192021222329 ... LastLast
Results 181 to 190 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #181
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến

    Đến thăm Đại Tá Nguyễn Năng Bảo
    P2



    “ Tôi nhớ đó là ngày 11/7/72, TĐ1 của Thiếu tá Nguyễn đăng Ḥa, với quân số khoảng 700 người bao gồm những thành phần tăng cường như Đại đội Viễn thám A/TQLC (Đ/U Phan văn Thân ), một trung đội Địa phương quân của Chi khu Triệu Phong, một toán Hải pháo của hạm đội 7 Mỹ do Trung úy Stephen Biddulph hướng dẫn đă sẳn sàng tại khu đất trống nhà thờ hai chuông Điền Môn thuộc quận Hương điền. Trung tướng Trưởng, Chuẩn tướng Lân và tôi đều có mặt tại chỗ. Tướng Lân đă nói với Th/tá Ḥa : “ Vinh dự này Binh chủng giao cho Anh và TĐ1/TQLC.” Tôi cũng nói với Ḥa: “ Phải chấp nhận thương vong, phải bám giữ những vị trí đă chiếm được, TĐ2 sẳn sàng tiếp ứng cho Anh.”Tôi không muốn làm cho Ḥa lo lắng, nhưng tôi nghĩ con số thương vong ít nhất cũng hơn 1 Đại đội khoảng hơn 160 người. Dĩ nhiên trong giao tranh có những sự kiện mà ḿnh phải chấp nhận.

    Những chiếc Chinook CH53 và CH46 từ những Mẩu hạm Tripoli và Okinawa ngoài biển đông vào bốc TĐ1 đổ vào hai băi Blue Ray và Crown. TĐ1 đă đổ ngay vào ổ vận động phục kích của trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 312 Vc. Trận đánh đẩm máu ngay từ những giây phút đầu tiên nhưng TĐ1 đă làm chủ được trận địa vào buổi chiều. TĐ2 cùng với Chi đoàn 3 của Thiết đoàn 17 Kỵ binh cố vượt qua đoạn đường 6 cây số dày đặt chốt của địch từ Ngô Xá đông qua Ngô Xá tây đến tận cầu Ba Bến. TĐ6 cũng tiến ở phía bắc của TĐ2 băng qua các vị trí của địch ở An Trứ, Đồng Bào để bám lấy bờ đông của sông Vĩnh Định. Cộng quân đă điều động các trung đoàn 141, 165 và 209 thuộc sư đoàn 312 cùng với T54 và PT76 liên tục tấn công vào các Đại đội của TĐ1. Hỏa lực pḥng không trong vùng rất hùng mạnh,chúng đặt những súng pḥng không trên những tháp chuông nhà thờ trong, những chiếc trực thăng khó mà đáp xuống để tiếp tế và tản thương.

    .. Những xác chết gói trong poncho 3, 4 ngày dưới ánh nắng gay gắt đă bốc mùi khó chịu. Có người đề nghị cho chôn tại chỗ nhưng tôi không đồng ư. Tôi ra lịnh cho TĐ2 làm những cái bè chuối để đưa những thương binh và tử sỉ về bên này và thiết vận xa M113 sẽ chở về phía sau. TĐ1 đă chịu trận ở đây đúng 10 ngày và TĐ2 đă sang thay thế và những trận đánh đẩm máu xảy ra ở vùng Chợ Săi, Triệu phong, nhưng ta đă hoàn toàn cắt đứt cái yết hầu của địch về phía bắc.”

    Tại mặt trận phía nam, tướng Trưởng đă ấn định lại khu vực trách nhiệm : SĐ/Dù tấn công về phía nam và phía tây Quốc lộ I , khống chế các căn cứ Lê Huấn, Sharon ở phía nam và cắt đứt con đường tiếp tế của CSBV tại Tích Tường , Như Lệ ở đầu nguồn của sông Thạch Hản. SĐ/TQLC quét sạch địch trong thành phố Quảng Trị và dựng cờ trên cổ thành Đinh Công Tráng.

    Buổi sáng ngày 27/7/1972, hai người bạn cùng khóa Cương Quyết Vơ bị Đà lạt (1954 ) là Đ/tá Trần Quốc Lịch (LĐ2 Dù) và Đ/tá Ngô Văn Định (LĐ258/TQLC) bàn giao vùng trách nhiệm. Đă có sự chuẩn bị từ trước nên TĐ3/TQLC tiến vào xóm đạo Tri Bưu thay thế TĐ5 Dù, TĐ9/TQLC thay thế TĐ7 trên đường Hồ Đắc Khanh và TĐ5/TQLC từ ngă ba Long Hưng theo đường Lê Huấn tiến về phía bắc thay thế TĐ6 Dù.

    Trong giai đoạn I và II ( 27/7 – 9/9/1972 ) LĐ258 đă điều động lần lượt các TĐ 3, 5, 9, 7, 8, 1, 2, 6 và 1/PB, quân số có lúc lên tới 5.000 người , liên tục tấn công, tiến chiếm từng con đường, từng vị trí địch trong thành phố. Truyền thống của TQLC là “đánh chắc, giữ chắc”. Địch chống trả rất mảnh liệt và có lợi thế về pḥng thủ. Trung đoàn 48 thuộc sư đoàn 320B và tiểu đoàn K8 Quảng Trị thề quyết tử với cổ thành. Hằng ngày những trận mưa pháo và bom đạn đổ xuống không ngừng, mặt đất rung lên từng cơn , bao nhiêu thân xác con người ngă xuống.

    Ngày 9/9 , SĐ/TQLC bước qua Giai đoạn III cũng là giai đoạn quyết định. Phóng đồ hành quân đă được vẽ lại. “ Cái bánh chưng” Cổ thành được cắt đôi với nửa phía bắc giành cho LĐ147 với các TĐ3,7, 8, nửa phía nam với LĐ258 gồm TĐ1, 2, 6. Tiểu đoàn 3 từ góc đông bắc và TĐ6 từ góc đông nam, băng qua những hào nước sâu và tràn ngập cổ thành . Các TĐ7 và TĐ 8 khóa chặt mặt bắc. TĐ2 và TĐ1 chiếm dinh Tỉnh trưởng, nơi đặt BCH của trung đoàn 48 thuộc sư đoàn thép Điện biên 320B . ĐĐ2/TĐ8 của Đ/U Bùi phúc Lộc thuộc LĐ147 từ phía bắc tràn xuống theo đường Gia Long bắt tay với ĐĐ4/TĐ2 của Đ/U Lê quang Liễn thuộc LĐ258. Như vậy SĐ/TQLC đă khóa chặt cộng quân từ 4 mặt. TĐ3 và TĐ 6 đă làm chủ hoàn toàn Cổ thành . Ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ đă được dựng lên trong ngày 15/9/1972 sau 81 ngày đêm.

    Đúng 12giờ 45 ngày 16/9/1972, một buổi lễ dựng cờ đầy sự trang nghiêm và cũng đầy nước mắt của những người lính TQLC : “ Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu..”

    Cái tin “ TQLC đă dựng cờ trên cổ thành Quảng trị” đă làm nức ḷng toàn quân, toàn dân miền Nam VN. TT Thiệu đă yêu cầu Đ/tướng Cao Văn Viên gởi ngay một bức điện văn khen ngợi đến toàn thể quân nhân SĐ/TQLC. Vài ngày sau TT Thiệu cùng các thành viên Quốc hội và Chính phủ đă đến thăm TQLC ngay tại Cổ thành. Đ/tá Ngô Văn Định đă lái xe đưa TT đến thành phố đổ nát Quảng trị. Nhân dịp này ông đă ân thưởng huy chương và thăng cấp cho nhiều quân nhân đă tham gia cuộc tổng phản công tái chiếm như SĐ/Dù, SĐ1/BB, SĐ/TQLC, Liên đoàn BĐQ, Liên đoàn 81 Biệt kích, Lữ đoàn 1 Kỵ binh và nhiều thành phần yểm trợ khác. Riêng hai vị Lử đoàn trưởng LĐ 147 và 258 được ân thưởng Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng, nhưng theo lời Đ/tá Phạm Văn Chung th́ :

    “ TT Thiệu đến Quảng Trị gắn đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương cho hai ông Định và ông Bảo nhưng lại không có sẳn huy chương nên TT phải mượn BQHC của ông Tư lịnh Lạng Sơn gắn cho ông Định đứng trước, c̣n ông Bảo đứng sau th́ không có ǵ dù đă có nghị định đàng hoàng. Tấm huy chương gắn cho ông Định sau đó phải trả lại cho Ban tổ chức.”

    Riêng tướng Lân cũng được ân thưởng huy chương Legion of Merit ( Degree of Commander ). Huy chương này chỉ dành cho cấp tướng có những hoạt động phối hợp với quân đội Hoa kỳ tại chiến trường. Tướng Lân được Tổng thống Mỹ trao tặng do SĐ/TQLC mà ông chỉ huy đă đánh tan nhiều sư đoàn quân Vc tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Hồi đó là thời kỳ hành quân nên ṭa Đại sứ Mỹ chỉ tổ chức đơn giản với sự hiện diện của Tr/tướng Lê Nguyên Khang, Tổng tham mưu phó hành quân QL/VNCH, Tr/tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lịnh Quân đoàn I và Th/tướng John E. Murray, đại diện ṭa Đại sứ Mỹ . Tướng Lân là người đầu tiên và duy nhất được trao tặng huy chương này trong QL/VNCH. Và một buổi lễ Tuyên dương chính thức được tổ chức 37 năm sau, vào ngày 7/3/2009 tại Houston , Texas. Bản Tuyên dương do chính Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ hiện tại là ông Robert M. Gates ấn kư.

    Chiến thắng Quảng Trị của SĐ/TQLC cũng đưa đến một hệ quả rất lớn về mặt chính trị. Cái loa tuyên truyền của CSBV ở bàn hội nghị Paris đă hết âm lượng và những phái đoàn thương thuyết cs phải đàm phán nghiêm chỉnh hơn và đă đưa đến bản văn Ngưng bắn 27/1/73, mặc dầu chính bản văn này là một lời báo động rơ ràng nhất về sự sụp đổ của miền Nam VN sau này.

    Vào khoảng tháng 4/1974 Anh bàn giao LĐ147 cho Đ/tá Nguyễn Thế Lương và về Sài g̣n tham dự khóa học Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Long B́nh. Mản khóa học Anh được nghĩ ngơi một tháng trong chức vụ Chỉ huy trưởng căn cứ Sóng thần tại Dĩ An. Đến ngày 31/12/1974 Anh nhận LĐ258 để Đ/tá Định về Sài G̣n thành lập LĐ 468 tân lập.

    “ Có thể nói Tôi và Anh Định (Đồ Sơn ) là đôi bạn chiến đấu gắn bó nhất trong Binh chủng TQLC. Chúng tôi cùng ở TĐ2 trong thời gian lâu nhất, cùng làm Đại đội trưởng sát cánh bên nhau trong những trận đánh dữ dội nhất như Đầm Dơi, Phụng Dư. Sau đó trong năm 1966, Anh Định đi làm Tiểu đoàn trưởng TĐ2 ( 29/6/1966 ) c̣n tôi về TĐ3 ( 10/1966). Tháng 11/1969 Anh đi thành lập Lữ đoàn 369, c̣n tôi được chỉ định Lữ đoàn trưởng 147 ( 3/1971).Cùng được ân thưởng các Bảo quốc Huân chương trong cùng một trận đánh : Đệ ngũ đẳng ( trận Đầm Dơi), đệ tứ đẳng ( trận Phụng Dư ) và Đệ tam đẳng ( trận tái chiếm Quảng trị). Cùng chung thủy với một người bạn đời. Tuy nhiên tôi có gia đ́nh trước, nhiều con hơn; chưa một lần bị thương c̣n Anh Định lảnh đạn 4 lần; Tôi đi tù 13 năm c̣n Anh Định qua Mỹ từ năm 1975. Nhưng lần này chắc tôi “ lái xe” lên Thiên Đàng trước Anh ấy là cái chắc ( cười nhẹ ). Anh Định có đến thăm tôi cùng nhiều Anh em khác, Anh có có mang theo Huy chương Đệ tam đẳng, thú thật đây là lần đầu tiên tôi cầm được huy chương này dù đă có quyết định từ lâu. Anh nâng tôi dậy ngay ngắn, choàng tấm huy chương qua cổ tôi, rồi Anh nói trong nghẹn ngào, tôi cũng không cầm được nước mắt. Anh Chung, chị Huy lễ, anh B́nh, Cấp, Đuông, Lâm..cũng xúc động :

    _ “ Anh Bảo ..Anh và Tôi đă cùng bên nhau trên chiến trường và nay th́ chúng ta sắp xa nhau ( anh Định khóc, tôi cũng thế). Tháng 9/1972 tại Quảng Trị, Anh và Tôi được TT Thiệu ân thưởng Đệ tam đẳng BQHC, nhưng cho đến nay Anh chưa một lần thấy và choàng vào cổ huy chương này. Hôm nay tôi mang đến và xin được quàng lên cổ Anh để nhắc rằng chúng ta được hănh diện mang tấm huy chương cao quí này là nhờ công lao và sự hy sinh của biết bao anh em chiến sĩ, chúng ta phải trân trọng và biết ơn các chiến hửu TQLC đă nằm xuống hay trở thành phế nhân và những Anh em c̣n lại..”

    Theo lịnh của Bộ TTM, SĐ/Dù sẽ rút về Sài g̣n và SĐ/TQLC sẽ bảo vệ thành phố Đà Nẳng. Theo kế hoạch thay quân sẽ dự trù như sau :

    _ BTL/SĐ/TQLC sẽ đóng tại căn cứ Non Nước.

    _ LĐ147 (Đ/tá Nguyễn Thế Lương) với các TĐ3,TĐ4, TĐ5 và TĐ7 cùng TĐ2/PB sẽ pḥng thủ tuyến ngăn chận Sông Bồ ( Quảng trị ), một BCH /SĐ nhẹ (Đ/tá Nguyễn Thành Trí ) ở Hương Điền.

    _ LĐ 258 (Đ/tá Nguyễn Năng Bảo ) sẽ thay LĐ2 Dù tại đèo Phước Tường, phía bắc đèo Hải vân thuộc tỉnh Thừa Thiên.

    _ LĐ369 ( Trung tá Nguyễn Xuân Phúc ) với các TĐ 2, TĐ6 và TĐ9 sẽ thay LĐ3 Dù tại vùng Đại Lộc.

    _ LĐ468 tân lập (Đ/tá Ngô Văn Định ) với các TĐ 14, TĐ16, TĐ8, từ Sài g̣n không vận ra Đà Nẳng và sẽ thay cho LĐ1 Dù tại đèo Hải Vân.

    T́nh h́nh thay đổi quá nhanh, nhất là sau cuộc họp của TT Thiệu với Tướng Phú tại Cam Ranh ( 14/3/1975 ) quyết định rút bỏ Cao nguyên để đem quân về vùng đồng bằng và vùng Duyên hải. Quân đoàn II đă bị khai tử và Quân đoàn I cũng ở trong một số phận tương tự .

    “ Ngày 28/3/75 Đ/tá Lê Đ́nh Quế, Tham mưu trưởng SĐ/TQLC , trên chuyến trực thăng bay ra phía bắc, đă ra lịnh cho tôi đưa LĐ258 vượt qua đèo Hải Vân và tập trung tại căn cứ Non Nước. Trước đó một ngày mất liên lạc với LĐ147. Đêm hôm đó, tôi ngủ lại trong TOC của Sư đoàn với tướng Ngô Quang Trưởng và Đ/tá Nguyễn Thành Trí. Buổi sáng hôm sau, dân chúng bắt đầu tràn vào băi biển Non Nước, Trung tá Nguyễn Văn Phán đă điều động Đại đội Quân cảnh 202 làm thành một tuyến cản để tướng Trưởng, Đ/tá Trí và Tôi cùng anh em BTL/SĐ bơi ra tàu HQ 404 đang đậu ngoài khơi. Cái ngày mà biển nổi cơn sóng lớn và chúng tôi cũng phải đành ḷng bỏ Đà Nẳng, bỏ Quân đoàn I mà ra đi.Tướng Trưởng đă nghẹn ngào mà nói : “Đây là một cuộc tự sát.” Một số anh em của LĐ258, LĐ369 cũng đă bơi ra tàu trong đó có Trung tá Huỳnh Văn Lượm, Lữ đoàn phó, Đ/U Mai Văn Tấn, Trưởng ban 3/LĐ. Làm sao mà tôi quên được những ngày tháng bi thăm đó.”

    Ngày 1/4/1975, cơ xưởng hạm 802 của Hải quân VN đă chở những thành phần c̣n lại của SĐ/TQLC ( khoảng 4.000 người ) về Băi Sau, Vũng Tàu. Tất cả được đưa vào một khu doanh trại của quân đội Úc đại lợi trước đây. Tướng Lân nhận lịnh của Bộ TTM phải gấp rút trang bị và sẽ nhận nhiệm vụ sau một tuần lễ. Những tân binh đang huấn luyện tại TTHL/TQLC tại Rừng Cấm Thủ Đức được đưa qua Khối bổ sung, sẳn sàng phân phối cho các Tiểu đoàn. Sĩ quan các khóa Đà Lạt và Thủ Đức được làm lễ mản khóa sớm và đưa ra các đơn vị. Các quân nhân tản lạc từ Quảng Trị, Đà Nẳng cũng đă t́m về tŕnh diện tại các Hậu cứ TĐ. Quân nhân từ các Quân đoàn I và II chạy về Sài g̣n đă được tập trung thành đơn vị và đưa ra các tuyến pḥng thủ. Mọi người quyết tâm chống giặc nhưng cũng có nhiều người bỏ ngũ, bỏ nước ra đi.

    Ngày 8/ 4/75, LĐ468 (Đ/tá Ngô Văn Định ) với TĐ 1 ( Thiếu tá Dương Văn Hưng ), TĐ8 ( Trung tá Nguyễn Đăng Ḥa ), TĐ16 ( Thiếu tá Đinh Xuân Lăm ), và 1 Pháo đội ( khoảng 2.500 người ) lên đường tăng cường cho Quân đoàn III ( Trung tướng Nguyễn Văn Toàn ).

    Ngày 21/4/75, LĐ258 (Đ/tá Nguyễn Năng Bảo ) với TĐ2 ( Thiếu tá Trần Văn Hợp), TĐ4 ( Thiếu tá Trần Ngọc Toàn ), TĐ6 ( Trung tá Lê Bá B́nh ), và 1 Pháo đội tiếp tục tăng cường cho Quân đoàn III. Một BCH nhẹ của SĐ/TQLC cũng được Đ/tá Tư lịnh phó Nguyễn Thành Trí thành lập và đóng tại căn cứ Long B́nh. Ngày 24/4, Đ/tá Định bàn giao LĐ468 cho Trung tá Nguyễn Đằng Tống để ra Vũng Tàu nhận nhiệm vụ tái tổ chức LĐ147.

    SĐ/TQLC tiếp tục tái bổ sung và trang bị và sẳn sàng nhận lịnh. Nhưng số phận miền Nam đă được định đoạt. Việt Nam Cộng ḥa son trẻ đă bị xóa tên . Cả một Quân lực VNCH hùng mạnh đă sụp đổ. Cả một Sư đoàn TQLC bách chiến chỉ c̣n lại những âm vang..

    “ Ngày 30/4/1975, Tôi trở về nhà và chấp nhận tất cả những ǵ sẽ xảy ra với ḿnh là những người thua cuộc. Tôi đă làm hết sức ḿnh trong trách nhiệm giao phó. Định mệnh của toàn quân toàn dân miền Nam đă được an bài, Cho nên tôi đă khuyên cả nhà tôi và con cái đừng hoang mang, hăy b́nh tĩnh và phải biết chấp nhận rồi tùy cơ ứng biến. Có lẽ bản tánh của tôi là thế. Tôi đă qua 21 năm trong Quân đội, thuần túy là một người lính tác chiến, luôn luôn hiện diện tại chiến trường, kề cận với bao hiểm nguy và cái chết. Tôi đă chiến thắng và tôi cũng đă thua trận. Tôi đă ngă xuống và tôi cũng đă đứng dậy. Luôn luôn kiên tŕ, trung thực và chiến đấu với một tấm ḷng nhân hậu và không hiếu sát.

    Tôi cũng qua 13 năm trong các trại tù CS, cùng với các Chiến hửu của tôi: Nguyễn Thành Trí, Hoàng Tích Thông, Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thế Lương, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Văn Châu, Lê Văn Hiền. Lê Bá B́nh, Trần Vệ, Mai Văn Tấn..và c̣n nhiều nữa. Chúng tôi đi từ nam ra bắc với bao nỗi thống khổ nhục nhằn, tủi hổ..

    Đúng như lời của MX Mai Văn Tấn đă ghi lại: “ ..khoảng đời cực khổ và xót xa nhất của một kiếp người trong giai đoạn đau thương cùng cực của chiều dài lịch sử dân tộc. Lúc đó nh́n h́nh hài của các “Đại bàng” Bắc Ninh, Tango, Long Mỹ, Thăng Long,..quá thê thăm, lê lết trong chuỗi ngày vô vọng..H́nh ảnh ấy đă ăn sâu vào tiềm thức tôi cho đến ngày nay và sẽ vĩnh viễn ở trong tôi cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt..Tôi với Bắc Ninh ở trại tù Nam Hà khá lâu, Tango, Thăng Long.. được đưa về Nam rồi được thả, c̣n chúng tôi vẫn c̣n bám trụ tại đây..Bắc Ninh là người đă cho tôi những t́nh nghĩa rất quí hiếm , những cung cách đối xử đầy ắp t́nh người, nhất là những ngày tôi từ trại kỷ luật Mễ về lại trại Nam Hà A. Tôi biết rất rơ Bắc Ninh là người ít nói, tánh t́nh đằm thắm, nhưng ông cũng nóng giận và bất b́nh đối với những người mất tư cách và có những hành động xấu hổ. Đối với tôi, hồi ở đơn vị chiến đấu hay trong trại tù cs, Bắc Ninh là một cấp chỉ huy đạo đức nhất, đầy ắp t́nh người..”

    Người con gái mang đến cho Anh ly sửa với cái ống hút. Anh cầm lấy và làm công việc đó một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Tôi thấy Anh vẫn b́nh tĩnh, thoải mái..nhưng tôi nghĩ đă đến lúc ḿnh phải xin phép ra về. Và đây là những lời nói của Anh trong những ḍng cuối cùng mà tôi được ghi lại về Anh :

    ..Nhưng tôi đă c̣n Tất cả với Tinh thần Quốc gia, Lư tưởng Tự do, với người vợ mà chúng tôi đă cưới nhau khi c̣n rất trẻ và 6 đứa con và giữa những con người đầy ḷng bao dung và nhân ái này. Tôi vẫn c̣n những người bạn, những Chiến hửu đă đến với tôi trong những giây phút này, mang theo những tấm ḷng thương yêu và những ngôn từ thân ái. Tôi đă rất măn nguyện và cho rằng Ḿnh là người thật sự Hạnh phúc và May mắn.

    Ít nhất tôi cũng đă làm tṛn nhiệm vụ của một người lính đối với Quân đội, chu toàn bổn phận của một người dân của chế độ VNCH, làm một người chồng chung thủy và một người Cha biết thương yêu và đùm bọc các Con. Như thế cũng đủ rồi. Bây giờ nếu có ra đi, th́ tôi cũng đă chuẩn bị sẳn sàng hành trang của ḿnh để lên đường..như đă bao lần tôi đă làm như thế.



    Nam California ngày 9/3/2009.

  2. #182
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa Your Message

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ 5 Dù Truy Kích CQ Ở Ba Gia, năm 65

    MX Tôn Thất Soạn



    Như chúng tôi đă lược tŕnh trong số trước, ngày 29 tháng 5/1965, CQ đă huy động 1 trung đoàn tấn công vào đồn Ba Giá, cách tỉnh lỵ Quảng Ngăi 12 km về phía Tây Bắc. Lực lượng pḥng thủ đồn có một đại đội Địa phương quân trấn đóng, và 2 khẩu đội 105 ly. Trước áp lực quá nặng của địch, đơn vị trú pḥng đă phải rời bỏ vị trí pḥng ngự. Ngay sau đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đă điều động Trung đoàn 51 Bộ binh Biệt lập, Tiểu đoàn 39 Biệt động quân thống thuộc Quân đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến-đơn vị tăng phái đang hành quân tại Quảng Nam- khẩn cấp tăng viện để tái chiếm đồn Bá Giá. Lực lượng tiếp ứng đă gây thiệt hại nặng cho địch quân, nhưng sau đó CQ đă huy động thêm lực lượng ngăn chận cuộc phản công của các đơn vị VNCH.

    Để tăng cường lực lượng giải tỏa áp lực địch, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH đă điều động bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC từ Sài G̣n ra Quảng Ngăi. Ngay sau khi đến nơi, chiến đoàn B TQLC gồm 2 tiểu đoàn 1 và 3 đă cùng với trung đoàn 51 Bộ binh khởi động giai đoạn 2 của cuộc phản công. Tiểu đoàn 1 TQLC được trực thăng vận xuống vùng hành quân thay thế Tiểu đoàn 39 BĐQ-đơn vị này đă đánh bại 1 đơn vị địch ra khỏi mục tiêu, tịch thu hơn 200 vũ khí nhưng sau đó địch đă dồn lực lượng chọc thủng pḥng tuyến, trong khi tiểu đoàn chưa kịp tản thương và bổ sung đạn dược nên phải dời về tuyến sau.

    Trong suốt ngày N của giai đoạn 2, các đơn vị của Chiến đoàn B và Trung đoàn 51 BB đă giải tỏa áp lực địch và tái chiếm đồn Ba Giá. Ngày N+1, Chiến đoàn B TQLC được tăng cường thêm Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù khởi động giai đoạn 3 để truy kích CQ. Sau đây là diễn tiến của cuộc tổng truy kích CQ trong giai đoạn 3 được biên soạn dựa theo hồi kư của cựu đại tá Tôn Thất Soạn-lúc bấy giờ là thiếu tá chiến đoàn trưởng Chiến đoàn B kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 TQLC:

    * Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại mặt trận Ba Giá, giai đoạn 3:
    Sau khi giai đoạn 2 kết thúc, tin tức t́nh báo ghi nhận từ một cán binh VC thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng ra hồi chánh đêm trước cho biết: địch tuy bị thiệt hại trong mấy ngày qua, nhưng vẫn chưa từ bỏ ư định tấn chiếm Quảng Ngăi. Đại bộ phận của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đă rút về hướng Tây Bắc của đồn Ba Giá và Núi Tṛn (tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và Việt Tấn xă ghi là đồn Ba Giá, trong khi hồi kư của đại tá Soạn ghi là đồn Ba Gia):
    Để vô hiệu hóa kế hoạch ư đồ của địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định điều động chiến đoàn B mở cuộc hành quân truy kích, trong đợt này, Chiến đoàn B được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do thiếu tá Nguyễn Khoa Nam-tiểu đoàn trưởng- chỉ huy (năm 1974, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam lên đến cấp thiếu tướng và giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4, ông đă tự sát vào ngày 1 tháng 5/1975).

    Nỗ lực chính của cuộc hành quân là Tiểu đoàn 1 TQLC và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, riêng Tiểu đoàn 3 TQLC làm thành phần trừ bị. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 1 TQLC từ vị trí đóng quân đêm ở Ba Giá được đoàn trực thăng của TQLC Hoa Kỳ không vận xuống băi đáp 1 để tiến chiếm hai mục tiêu A và B ở hướng Bắc và Tây Bắc đồn Ba Giá. Sau khi bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC hoàn tất cuộc đổ quân, đoàn trực thăng quay về phi trường Quảng Ngăi để bốc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trực thăng vận xuống băi đáp 2, chiếm hai mục tiêu C và D ở hướng chính Bắc của đồn Ba Giá, nằm giữa Ba Giá và các mục tiêu A, B.
    7 giờ sáng ngày N, thiếu tá Tôn Thất Soạn, chiến đoàn trưởng, ngồi trên trực thăng chỉ huy, bay bao vùng và chọn lựa băi đáp để đổ quân, hộ tống chuyến bay có hai trực thăng vơ trang (gunships). Để tạo yếu tố bất ngờ, chiến đoàn không dùng phi pháo để chọn băi đáp và bắn vào các mục tiêu. Đến giờ G, trực thăng lần lượt đổ quân từng đại đội của Tiểu đoàn 1 TQLC xuống băi đáp và ồ ạt chiếm mục tiêu.

    Từ trên trực thăng chỉ huy, thiếu tá Soạn ra lệnh cho trung úy Phan Công Tôn, đại đội trưởng đại đội 2, danh hiệu truyền tin là Tô Châu, cho "con cái dàn theo bờ ruộng" để chuẩn bị chiếm mục tiêu A, ngay sau khi đại úy Phan Văn Thắng-tiểu đoàn phó xuống băi đáp. Sau đó, vị chiến đoàn trưởng gọi máy cho trung úy Trần Văn Hiển-đại đội trưởng đại đội 4, danh hiệu truyền tin là Hồng Hà-yểm trợ cho đại đội 2 chiếm mục tiêu. Khi đại đội 2 gần đến b́a làng th́ VC từ trong mục tiêu A bắt đầu khai hỏa chống trả với đủ loại súng. Nhận được báo cáo của đại đội trưởng đại đội 2, chiến đoàn trưởng Tôn Thất Soạn ra lệnh cho đại đội tiếp tục chiếm b́a làng, ông cho biết sẽ cho gunships bắn yểm trợ dọc theo bờ tre. Lát sau, qua máy truyền tin, ông được báo như sau:

    - Sài G̣n (thiếu tá Soạn), đây Tô Châu (trung úy Tôn), các con tôi đă chiếm b́a làng, đang lục soát. Sơ khởi tôi có hai đi phép dài hạn (tử thương), 4 ngắn hạn (bị thương).

    Ngay sau đó, chiến đoàn trưởng gọi máy cho đại úy Phan Văn Thắng-tiểu đoàn phó:
    - Thanh Hóa (đại úy Thắng), đây Sài G̣n (thiếu tá Soạn), cho Hồng Hà (trung úy Hiển-đại đội trưởng đại đội 4) vào bắt tay và yểm trợ Tô Châu chiếm đỉnh đồi MTA.

    Liên lạc với tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng xong, chiến đoàn trưởng gọi máy báo cho trung úy Tôn chỉ huy đại đội 2 là CQ đang chạy lên đỉnh đồi phía Tây, ông sẽ cho pháo binh tác xạ và yêu cầu đại đội trưởng "bảo các đứa con dừng lại bố trí". Vừa lúc đó, tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng báo cáo là đại đội 4 đă bắt tay được với đại đội 2 và VC bắt đầu bắn đủ loại vào băi đáp và đại đội 4. Trước t́nh h́nh đó, chiến đoàn trưởng cho lệnh trung úy Lê Văn Cưu-đại đội trưởng đại đội 3, danh hiệu Cao Bằng- và trung úy Trần Văn Bi-đại đội trưởng đại đội 1-danh hiệu Bắc B́nh, cho đại đội tiến sát đến đại đội 4 để chuẩn bị vào mục tiêu B.

    Ngay sau khi ra lệnh cho đại đội 1 và 3, chiến đoàn trưởng gọi máy yêu cầu đại đội trưởng đại đội 2 "chấm dứt phở, cho con cái tiến chiếm mục tiêu A" sau đó yểm trợ cho cánh quân do Thanh Hóa (tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng) chỉ huy tiến vào mục tiêu B. Cánh quân của tiểu đoàn phó đă đụng độ với địch quân, đại úy Thắng báo cáo: đại đội 4 có 3 tử thương, 5 bị thương, tịch thu 6 AK, 1 thượng liên, bắn hạ 11 VC bỏ xác tại chỗ, thu một số tài liệu quan trọng. Cánh quân của đại đội 2 cũng báo cáo là đă chiếm được mục tiêu A, tịch thu 6 AK và 1 súng cối 82, nhiều xác VC chưa đếm hết được, một số đang chạy về mục tiêu B. Như thế, tiểu đoàn 1 TQLC đă làm chủ mục tiêu A, chỉ c̣n mục tiêu B. Chiến đoàn trưởng kiêm tiểu đoàn trưởng gọi tiểu đoàn phó ra lệnh cho đại đội 1 và 3 bắt đầu vào mục tiêu B, ông đang cho Gunships tác xạ răi trên đỉnh đồi mục tiêu B. Cuối cùng hai đại đội này đă vào mục tiêu, đại úy Thắng báo cáo: có một số đi phép dài hạn, 1 số ngắn hạn, tịch thu nhiều vũ khí, một số đang chạy về mục tiêu C".

    Cánh quân của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù cũng vừa xuống băi đáp tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam báo cáo t́nh h́nh cho chiến đoàn trưởng Tôn Thất Soạn. Sau khi ra lệnh cho các đại đội bung rộng để lục soát và sẵn sàng yểm trợ cho tiểu đoàn 5 Nhảy Dù ở phía Nam, chiến đoàn gọi máy tiểu đoàn trưởng 5 Nhảy Dù, danh hiệu Nam Long:
    - Nam Long, đây Sài G̣n, cánh Thanh Hóa (đại úy Thắng) đă chạm địch, đang lục soát MTA và B, một số đang chạy về MTC tôi đang cho pháo vào MTC.

    Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khoa Nam báo lại: 2 đứa con đầu đă chiếm b́a làng, đang chạm địch. Lúc đó, chiến đoàn trưởng đang bay trên vùng của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, ông yêu cầu tiểu đoàn trưởng bảo "2 đứa con đầu ném khói màu", để ông cho Gunships bắn răi trên sườn đồi MTC. Lát sau, đại úy Thắng báo cáo đại đội 3 đă thanh toán xong ổ đại liên của địch ở đỉnh đồi, địch 7 chết tại chỗ, một số chạy về mục tiêu C mục tiêu của tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, c̣n đại đội 1 đang cho "con cái truy kích và phát giác được nhiều hầm hố địch". Chiến đoàn trưởng dặn các đại đội TQLC tránh ngộ nhận với tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đang tiến vào mục tiêu C.

    Khi đơn vị Nhảy Dù đă tiến vào mục tiêu C, thiếu tá Nam gọi máy cho chiến đoàn trưởng, báo cáo: đă thu được một số vũ khí, có mấy đứa cháu (trung đội) của Thanh Hóa (cánh quân của tiểu đoàn phó Phan Văn Thắng) đang tràn qua mục tiêu C để lấy chiến lợi phẩm, tránh ngộ nhận. Chiến đoàn trưởng gọi ngay đại đội trưởng đại đội 3 ra lệnh: ngừng ngay tại chỗ, không được truy kích qua mục tiêu C, khu vực của Nam Long, coi chừng ngộ nhận. Cuối cùng Cánh A tiểu đoàn 5 Nhảy Dù chiếm xong mục tiêu C, cánh B của tiểu đoàn này tiếp tục vào mục tiêu D, thu thêm một số vũ khí, phát giác nhiều hầm hố địch. Đơn vị Nhảy Dù có 3 tử thương, 7 bị thương. Sau nửa ngày quần thảo với địch quân, tiểu đoàn 1 TQLC và tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đă hoàn toàn chiếm xong các mục tiêu. Tổng kết: 2 đơn vị Dù và TQLC có 10 chiến binh hy sinh, 22 bị thương, vũ khí bảo toàn. Về phía CQ có khoảng 100 xác nằm răi rác trên trận địa, 85 vũ khí bị tịch thu. Sau giai đoạn 3, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù xuất phái khỏi hệ thống của Chiến đoàn B TQLC. Tiểu đoàn 1 TQLC tiếp tục mở cuộc hành quân yểm trợ cho đại đội Địa phương quân do đại úy Đinh Ngô-gốc người Bàna, đại đội trưởng kiêm quận trưởng Sơn Hà, tái chiếm quận lỵ Sơn Hà, đồn quận lỵ này đă bị CQ tấn công cùng thời gian với đồn Ba Gia.

    MX Tôn Thất Soạn

  3. #183
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Binh Chủng Nhảy Dù 20 Năm Chiến Sự
    Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ 5 Dù Truy Kích CQ Ở Ba Gia, năm 65
    Trận Ba Gia


    ( từ ngày 28/5/1965 đến ngày 2/6/1965 )





    Tỉnh Quảng Ngải nằm ỏ phía Bắc vĩ tuyến 15 cách Sài G̣n 877 cây số. Phía Bắc giáp Quảng Tín, Phía Nam giáp B́nh Định; Phía Tây giáp Kontum; phía Đông là biển Đông Hải. Hai phần ba diện tích Tỉnh Quảng Ngải là đồi núi . Trước năm 1975 Quảng Ngải có mười quận: B́nh Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghỉa, Nghỉa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Quảng Ngải có các cửa Biển Sơn Trà, Sa Kỳ, Đại Cổ Lủy , Mỹ Ư, Sa Huỳnh. và hải đảo Lư Sơn hay Ḥn Ré.

    Tỉnh Quảng Ngải xưa kia là đất của Chiêm Thành, Năm 1402 Hồ Quư Ly sai Tướng Đổ Mẩn đem 15 ngàn binh thủy bộ chinh phạt . Vua Chiêm là Ba Đích dâng hai vùng đất Chiêm Động (phủ Thăng B́nh, Quảng Nam) và Cổ Lủy (Quảng Nghỉa) và xin băi binh. Năm 1414 nhân lúc Việt Nam bị nhà Minh đô hộ, Chiêm Thành đánh lấy lại vùng đất nầy. Năm 1471, Vua Chiêm là Trà Toàn sang phá quấy vùng biên giới, Vua Lê Thánh Tôn dẩn 20 vạn quân thủy bộ, ngự giá thân chinh bắt được Trà Toàn. Từ đó Chiêm Thành thần phục nước ta. Vua Lê Thánh Tôn lấy đất Đồ Bàn và Cổ Lũy lập ra Đạo Quảng Nam. Quảng Ngải là một trong ba phủ thuộc Đạo Quảng Nam và thay đổi tên nhiều lần qua các triều đại như Phủ Quảng Nghỉa (1558) Phủ Ḥa Nghỉa (1788) Dinh Quảng Nghỉa (1802 ).

    Ba Gia (có nơi đọc là Ba Giá) là một đồn nhỏ nằm trên ngọn đồi có tên là G̣ Cao cạnh tỉnh lộ 5 bên bờ sông Trà Khúc, cách Thị xả Quảng Ngải khoảng 12 km về phía Tây Bắc thuộc quận Sơn Tịnh. Ba Gia, Sơn Hà và Trà Bồng là ba cứ điểm pḥng ngự phía Tây của Tỉnh Quảng Ngải. Đồn Ba Gia do một Đại Đội Địa Phương Quân trấn giữ với 2 khẩu đội pháo Binh 105 ly

    Năm 1960 đồn Ba Gia đă bị cộng sản tràn ngập và sau khi không quân oanh tạc, Quân lực VNCH mới tái chiếm được. Bộ Tư Lệnh quân khu 5 cộng sản tấn công vào đồn Ba Gia để mở màn cho chiến dịch mùa Hè trong khu vực Quảng Ngải và Kon Tum .

    Lực lượng địch :

    - Quân Khu 5 Cộng sản do Tướng Nguyễn Đôn làm Tư Lệnh

    - Sư Đoàn 3 Sao Vàng, Tư lịnh là Tướng Nguyễn Phú Thứ chỉ huy trực tiếp mặt trận.

    - Trung Đoàn 1 Chủ Lực Quân Khu 5 với 3 Tiểu Đoàn 40, 60 và 90.

    - Tiểu Đoàn 45 Biệt lập.

    - Tiểu Đoàn 83 địa phương.

    Lực lượng Bạn :

    - Trung Đoàn 51BB. ( Trung Đoàn Trưởng : Trung Tá Nguyễn Thọ Lập )

    - Chiến Đoàn B TQLC ( Thiếu Tá Tôn Thấn Soạn )

    - Tiểu Đoàn 1TQLC ( Thiếu Tá Soạn kiêm nhiệm )

    - Tiểu Đoàn 3 TQLC. ( TĐT : Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương )

    - TĐ37 BĐQ ( Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá Sơn Thương )

    - TĐ5ND ( Tiểu Đoàn Trưởng : Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam )

    - 2 Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly và 155 ly.

    Diển Tiến :

    Theo tin tức t́nh báo, Tướng VC Nguyễn Đôn Tư Lịnh Quân Khu 5 Cộng sản phát động chiến dịch mùa Hè bằng cách lập kế hoạch tấn chiếm Tỉnh Quảng Ngải. Trực tiếp chỉ huy mặt trận nầy là Thiếu Tướng VC Nguyễn Phú Thứ, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 2 Sao Vàng. Bộ chỉ huy mặt trận của VC đặt tại Phú Sơn, một tiền đồn bỏ hoang của QLVNCH. Mở đầu chiến dịch CSBV tấn công đồn Ba Gia để làm “điểm” chính và chận đánh quân tiếp viện làm “diện” rồi sau đó thừa thế tấn chiếm luôn Tỉnh Quảng Ngải.

    Lực lượng cộng quân tham dự trận tấn công Ba Gia gồm Trung Đoàn 1 chủ lực Quân Khu 5 CSBV với ba Tiểu đoàn 40, 60 và 90 được tăng cường thêm Tiểu đoàn biệt lập 45 và Tiểu Đoàn 83 địa phương.



    Ngày 28/5/1965 Cộng quân huy động 1 trung đoàn tấn công vào đồn Ba Giá, cách tỉnh lỵ Quảng Ngăi 12 km về phía Tây Bắc.

    Trước hết một đơn vị Cộng Sản địa phương tấn công một đồn Nghỉa Quân tại làng Phước Lộc. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/51 BB chỉ huy 2 Đại Đội từ Ba Giá đi tiếp viện. Đơn vị Bộ Binh nầy đă lọt ổ phục kích của Tiểu Đoàn 90 CSBV tại Lộc Thọ. Tiểu Đoàn 1/51 đă chống trả quyết liệt nhưng v́ địch quân quá đông nên đơn vị bị thiệt hại nặng chỉ c̣n 65 Binh Sỉ và 3 cố vấn Mỹ lọt khỏi ṿng vây. Và sau đó khoảng 4.00 giờ sáng Cộng quân đă xua quân tấn chiếm từ bốn phía vào đồn Ba Giá. Trong khi địch quân vẫn tiếp tục pháo kích tới tấp vào đồn nên các khẩu pháo 105 ly không hoạt động được. Lực lượng trú pḥng cố gắng chống trả nhưng áp lực của địch quân quá đông và hỏa lực quá mạnh. Quân trú pḥng cầm cự đến 6.00 giờ sáng th́ căn cứ bị tràn ngập. Đến 8.00 giờ phi cơ đă oanh tạc bom lửa Napalm vào trong đồn. It nhất hai đại đội Cộng quân đă bị tiêu diệt.

    Hành Quân Tự Lực Giai đoạn 1

    Lực lượng pḥng thủ đồn do một đại đội Địa phương quân trấn đóng, và 2 khẩu đội 105 ly. Trước áp lực quá nặng của địch, đơn vị trú pḥng đă phải rời bỏ vị trí pḥng ngự. Ngay sau đó, Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn 1 đă mở cuộc Hành Quân Tự Lực, điều động Trung đoàn 51 Bộ binh Biệt lập, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân thống thuộc Quân đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến - đơn vị tăng phái đang hành quân tại Quảng Nam - khẩn cấp tăng viện để tái chiếm đồn Bá Giá.

    Sáng ngày 30/5/1965, ba cánh quân với TĐ3TQLC là nổ lực chính tiến dọc theo Tỉnh lộ 5 ( từ Sơn Tịnh đi Sơn Hà) hướng tiến về Ba Gia. Trong khi TĐ37BĐQ theo đường An Thuyết, Vĩnh Lộc, Vĩnh Khánh tiến chiếm núi Chóp Nón và Trung Đoàn 51Bộ Binh theo hướng Phước Lộc tiến chiếm Mă-Tổ.

    Đến trưa th́ mủi tiến quân của BĐQ bắt đầu chạm địch. Sau nhiều giờ giao tranh, TĐ37BĐQ đă chiếm được Chóp Nón, đánh tan Tiểu Đoàn 90CSBV tịch thu trên 200 súng cá nhân và hằng trăm xác địch.

    Trong lúc đó, TĐ60 CSBV từ Vĩnh Lộc chận mũi tiến công của TĐ3TQLC, trận chiến diển ra ác liệt TĐ3TQLC bắt được lệnh hành quân của địch với 4 mục tiêu: Chiếm đồn Ba Giá; tiêu diệt các đơn vị tiếp viện; đánh bại lực lượng tổng trừ bị của QK 1 và dụ Mỹ đưa quân vào tiếp viện rồi tiêu diệt..

    TĐ40CSBV cũng đă tấn công vào trục tiến quân của Trung Đoàn 51BB. Đơn vị CS nầy vừa từ Đổ Xá kéo đến th́ đụng đầu với cánh quân của Trung Đoàn 51BB do Trung Tá Nguyễn Thọ Lập chỉ huy.

    Chiến trận kéo dài đến 4.00giờ chiều th́ tiếng súng thưa dần.Lực lượng tiếp ứng đă gây thiệt hại nặng cho địch quân. Nhưng sau đó khoảng vài giờ, CQ đă huy động thêm lực lượng, dùng đại bác 57 ly và súng cối 82 ly tác xạ để yểm trợ cho Bộ Binh tấn công vào TĐ3TQLC, TĐ37 BĐQ để ngăn chận cuộc phản công của các đơn vị VNCH. Trận chiến kéo dài suốt đêm, tổn thất đôi bên đều bị thiệt hại nặng.

    Khởi đầu, tuyến pḥng thủ Đại Đội 4 TQLC chịu áp lực nặng nhất của địch quân, một vài nơi pḥng tuyến đă bị chọc thủng. Đại Đội 2 được điều động tăng cường phản công. Suốt đêm cộng quân lại tấn công thêm một vài lần nữa nhưng bị đẩy lui.

    Đồng lúc đó, quân Tiểu đoàn 45 cộng sản áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công vào đồi Chóp Nón do Tiểu Đoàn 37 BĐQ chiếm giữ từ ngày hôm trước. Đến 3.00 giờ sáng ngày 31/5 th́ cứ điểm nầy bị tràn ngập. Đến sáng ngày hôm sau lực lượng tiếp viện đă thấy nhiều xác chết của binh sỉ đôi bên rải rác trên sườn đồi với dấu vết của nhiều đạn pháo kích. Trong trận nầy Tiểu Đoàn 37 BĐQ tổn thất 108 thương vong.

    Để tăng cường lực lượng giải tỏa áp lực địch, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH đă điều động bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC từ Sài G̣n ra Quảng Ngăi .

    Trận tái chiếm Ba Gia Giai đoạn 2

    Ngày 1/6/1965, ngay sau khi đến nơi, chiến đoàn B/TQLC gồm 2 tiểu đoàn 1 và 3 đă cùng với trung đoàn 51 Bộ binh khởi động giai đoạn 2 của cuộc phản công. Tiểu đoàn 1 TQLC do Thiếu Tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu Đoàn Trưởng kiêm nhiệm Chiến Đoàn Trưởng , được trực thăng vận xuống vùng hành quân thay thế Tiểu đoàn 37 BĐQ- (đơn vị BĐQ này đă đánh bại Tiểu Đoàn 90CSBV đẩy địch quân ra khỏi mục tiêu Chóp Nón, tịch thu hơn 200 vũ khí nhưng sau đó địch đă dồn lực lượng chọc thủng pḥng tuyến, tiểu đoàn bị tổn thất 108 binh sỉ, chưa kịp tản thương và bổ sung đạn dược nên phải dời về tuyến sau.) và Tiểu Đoàn 3 TQLC do Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong giai đoạn nầy chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể. Các đơn vị lục soát quanh khu vực căn cứ Ba Gia, một ĐĐ/ĐPQ được đưa tới tái chiếm và sửa chửa vị trí pḥng thủ của đồn. 2 khẩu pháo 105 ly cũng được thay thế.

    Liên Kết 66: Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại mặt trận Ba Giá, giai đoạn 3:

    Sau khi giai đoạn 2 kết thúc, tin tức t́nh báo ghi nhận từ một cán binh VC thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng ra hồi chánh đêm trước cho biết: địch tuy bị thiệt hại trong mấy ngày qua, nhưng vẫn chưa từ bỏ ư định tấn chiếm Quảng Ngăi. Lực lượng tiếp viện là đại bộ phận của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đă tiến về hướng Tây Bắc của đồn Ba Giá và Núi Tṛn.

    Để vô hiệu hóa kế hoạch và ư đồ của địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định điều động chiến đoàn B/TQLC mở cuộc hành quân ‘Liên Kết 66’ truy kích, trong đợt này Chiến đoàn B được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam làm Tiểu Đoàn Trưởng. (Thật sự, Thiếu Tướng Thi đă xin tăng viện hai Tiểu đoàn Nhảy Dù Việt Nam và một Tiểu Đoàn TQLC của Hoa Kỳ nhưng yêu cầu của Thiếu Tướng Thi không được đáp ứng hoàn toàn)

    Nỗ lực chính của cuộc hành quân là Tiểu đoàn 1 TQLC và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, riêng Tiểu đoàn 3 TQLC làm thành phần trừ bị.

    Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 1 TQLC từ vị trí đóng quân đêm ở Ba Giá được đoàn trực thăng của TQLC Hoa Kỳ không vận xuống băi đáp 1 để tiến chiếm hai mục tiêu A và B ở hướng Bắc và Tây Bắc đồn Ba Giá. Sau khi bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1 TQLC hoàn tất cuộc đổ quân, đoàn trực thăng quay về phi trường Quảng Ngăi để bốc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trực thăng vận xuống băi đáp 2, chiếm hai mục tiêu C và D ở hướng chính Bắc của đồn Ba Giá, nằm giữa Ba Giá và các mục tiêu A, B với mục đích càn quét tất cả các đơn vị cộng quân c̣n lẩn khuất trong vùng từ đồn Ba Gia lên tận sông Trà Bồng ở phía Bắc kéo dài ra tới Quốc Lộ 1.


    Ngày 2/5/1965, 7.00 giờ sáng ngày N, Thiếu tá Tôn Thất Soạn, Chiến Đoàn Trưởng, ngồi trên trực thăng chỉ huy, bay bao vùng và chọn lựa băi đáp để đổ quân, hộ tống chuyến bay có hai trực thăng vơ trang (gunships). Để tạo yếu tố bất ngờ, chiến đoàn không dùng phi pháo để dọn băi đáp và bắn vào các mục tiêu. Đến giờ G, trực thăng lần lượt đổ quân từng đại đội của Tiểu đoàn 1 TQLC xuống băi đáp và ồ ạt chiếm mục tiêu.

    Địch quân phản ứng dữ dội trong các giao thông hào, sau một giờ giao tranh các đơn vị TĐ1TQLC cũng làm chủ chiến trường tiến chiếm mục tiêu A và B. Các đơn vị báo cáo: tịch thu nhiều vũ khí, một số Cộng quân đang chạy về mục tiêu C".

    Cánh quân của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cũng vừa xuống băi đáp, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Khoa Nam tung 2 Đại Đội đi đầu tiến chiếm b́a làng mục tiêu C, địch quân đă chuẩn bị nghinh chiến trong các công sự pḥng thủ kiên cố và chống trả ác liệt..

    Các Thiên Thần Mũ Đỏ không hề nao núng, đă dàn đội h́nh thần tốc xung phong chiếm mục tiêu, địch hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Các chiến sỉ Nhảy Dù đă phá tan đội h́nh kháng cự của địch, thu được một số vũ khí, có một số binh sĩ TQLC đang tràn qua mục tiêu C để thu lượm chiến lợi phẩm, Thiếu Tá Nam đă yêu cầu BCH Chiến Đoàn tránh ngộ nhận. Cuối cùng Cánh A Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù chiếm xong mục tiêu C trong vài giờ giao tranh. Tiếp theo đó, Tiểu Đoàn 5 ND tung cánh B của đơn vị này tiếp tục tấn chiếm mục tiêu D, thu thêm một số vũ khí, phát giác nhiều hầm hố địch. Đơn vị Nhảy Dù có 3 tử thương, 7 bị thương. Sau nửa ngày quần thảo với địch quân, tiểu đoàn 1 TQLC và tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đă hoàn toàn chiếm xong các mục tiêu. Tổng kết: 2 đơn vị Dù và TQLC có 10 chiến binh hy sinh, 22 bị thương, vũ khí bảo toàn. Về phía CQ có khoảng 100 xác nằm răi rác trên trận địa, 85 vũ khí bị tịch thu. Sau giai đoạn 3, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù xuất phái khỏi hệ thống của Chiến đoàn B/ TQLC. Và TĐ1TQLC tiếp tục hành quân yểm trợ cho một Đại Đội Điạ Phương Quân tái chiếm quận Sơn Hà.

    Tổng kết :

    * Thiệt hại về phía VNCH có 80 tử thương, bị thương và mất tích khoảng 312 mất 446 súng cá nhân

    * Về phía CSBV ghi nhận có 556 bỏ xác tại trận, 37 tù binh.



    Tài liệu tham khảo :

    - Việt Nam : Một Trời Tâm Sự của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi nxb Anh Thư California.

    - Chiến Đoàn B / TQLC và TĐ5ND truy kích Cộng quân ở Ba Gia năm 1965 của Mủ Xanh Tôn Thất Soạn.

    - Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.

    - Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương Làng Văn XB năm 2001

    - Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

    Đại Úy Vơ Trung Tín

    Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-545-0105

    Đại Úy Nguyễn Hữu Viên

    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435

    Chúng tôi rất mong được đón nhận những ư kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót v́ vấn đề thời gian đă trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Điện Thoại: 714-545-0105 email: votrungtin@hotmail.c om

  4. #184
    Member
    Join Date
    30-03-2012
    Posts
    106

    Cái nào đáng tin ?

    http://baoquangngai.com.vn/channel/2...a-Gia-2167868/




    Tượng đài chiến thắng Ba Gia


    Chiến dịch Ba Gia, c̣n gọi là chiến dịch Tây Sơn Tịnh đă được mở ra vào mùa hè năm 1965 là nhằm mục tiêu đó. Địa bàn triển khai chiến dịch bao gồm các huyện B́nh Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và tỉnh lỵ Quảng Ngăi, trong đó Ba Gia là điểm then chốt.

    Trận Ba Gia lịch sử mở màn vào đêm 28 rạng ngày 29/5/1965, với việc bộ đội địa phương huyện Sơn Tịnh nổ súng tiến công và sau 10 phút tiêu diệt 2 trung đội dân vệ pḥng thủ ở “ấp chiến lược” Diên Niên và 1 trung đội lính “bộ binh cộng ḥa” đóng ở khu vực núi Chợ, Lộc Thọ thuộc xă Tịnh Sơn.

    6 giờ 45 phút ngày 29/5, một đại đội quân Sài G̣n (thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 51) từ đồn G̣ Cao tiến về phía đông để giải tỏa áp lực cho cứ điểm, nhưng bị quân giải phóng phục kích, diệt 1 trung đội, 2 trung đội c̣n lại phải xin cứu viện khẩn cấp.

    10 giờ 40 phút, tiểu đoàn 1 (có 2 cố vấn Mỹ) từ G̣ Cao kéo xuống tiếp viện bị quân Giải phóng chặn đánh, thu hút hỏa lực của chúng về phía ở núi Tṛn, núi Khỉ để nghi binh. Trong khi đó, các mũi tiến công của quân giải phóng từ Minh Thành (Tịnh Minh) bất ngờ xuất kích đánh ập từ sau lưng đối phương.

    Bị chặn đầu, khóa đuôi và liên tục chịu đựng các đợt tiến công dữ dội khiến đội h́nh hành quân của tiểu đoàn 1 hoàn toàn rối loạn và bị quân Giải phóng tiêu diệt sau 5 giờ chiến đấu: 270 lính (trong đó có 2 cố vấn Mỹ) bị giết, 217 lính bị bắt, 1 pháo 105 ly cùng nhiều vũ khí bị tịch thu, phá hủy.

    Đúng như dự đoán của Bộ chỉ huy chiến dịch, được tin tiểu đoàn 1, trung đoàn 51 bị tiêu diệt, đồn G̣ Cao bị uy hiếp, Bộ chỉ huy Quân đoàn I Sài G̣n điều tiểu đoàn 39 biệt động quân từ Đà Nẵng vào Quảng Ngăi, tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến (đang càn quét ở Đức Phổ) hợp cùng tiểu đoàn 2 trung đoàn 51, lập thành chiến đoàn, tổ chức cứu viện, giải tỏa ṿng vây, đưa lực lượng trở lại chiếm giữ đồn Ba Gia đang bị bỏ trống.

    Sáng ngày 30/5/1965, từ tỉnh ly Quảng Ngăi, chiến đoàn quân Sài G̣n vừa h́nh thành kéo lên địa bàn xă Tịnh Hà rồi chia làm 2 cánh:

    Một cánh do tiểu đoàn 39 biệt động quân đảm nhận, rẽ về phía bắc Phước Lộc, theo đường Lâm Lộc - Vĩnh Khánh lên chiếm đồi Chóp Nón (xă Tịnh B́nh) h́nh thành thế bao vây phía sau đội h́nh quân giải phóng. Cánh c̣n lại, gồm tiểu đoàn 2 trung đoàn 51 và tiểu đoàn 3 - thủy quân lục chiến theo đường số 5 Sơn Tịnh - Sơn Hà (nay là quốc lộ 24B) nhắm hướng Ba Gia thẳng tiến.

    Toàn bộ ư đồ của đối phương đă bị Bộ chỉ huy chiến dịch Ba Gia nắm bắt và chủ động triển khai thế trận giăng bẫy.

    14 giờ 40 phút, chiến đoàn quân Sài G̣n lọt vào đội h́nh phục kích của quân giải phóng. Ngay sau lệnh xuất kích, từ các hướng, bộ đội giải phóng xung phong tấn công mănh liệt. Các đơn vị nhanh chóng thực hiện bao vây chia cắt, cô lập hai cánh quân và lần lượt băm nát từng bộ phận, bẻ găy âm mưu phối hợp sức mạnh chiến đoàn.
    Núi Chợ (xă Tịnh Sơn), nơi diễn ra trận đánh mở màn chiến dịch Ba Gia.
    Núi Chợ (xă Tịnh Sơn), nơi diễn ra trận đánh mở màn chiến dịch Ba Gia.


    Tiểu đoàn 39 biệt động quân vừa tiến lên điểm cao Chóp Nón liền bị quân quân giải phóng đánh bật xuống và tiêu diệt một số nhân mạng. Số c̣n lại bị gh́m chân tại chỗ. Cánh quân của tiểu đoàn 2 trung đoàn 51 và tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến bị tiến công dữ dội phải dừng lại ở Phước Lộc để tổ chức đội h́nh đối phó.


    15 giờ 28 phút, hỏa lực quân Giải phóng được lệnh tập trung bắn cấp tập vào Phước Lộc, đồng thời bộ binh đồng loạt xung phong, đánh bật quân địch xuống phía sông Trà Khúc. Đối phương dựa vào hào giao thông sẵn có để chống cự. Quân giải phóng nhanh chóng triển khai, vây hăm, đánh chiếm từng đoạn hào một cách quyết liệt.

    Đến 17 giờ, tiểu đoàn thủy quân lục chiến bị tiêu diệt gần hết. Tiểu đoàn 2 trung đoàn 51 bị thiệt hại nặng. Tuy vậy, số quân địch c̣n lại vẫn dựa vào làng Phước Lộc, điểm cao 47 và núi Chóp Nón để chống cự.

    Không để đối phương kịp trở tay, ngay trong đêm 30 rạng sáng ngày 31/5/1965, quân giải phóng tập trung lực lượng, đồng loạt tập kích và chỉ sau 7 phút đă làm chủ hoàn toàn điểm cao 47 và núi Chóp Nón.
    Toàn cảnh khu vực mỏm Cổ Rùa (dưới chân núi Tṛn) nơi diễn ra trận đánh ác liệt trưa ngày 29/5/1965.
    Toàn cảnh khu vực mỏm Cổ Rùa (dưới chân núi Tṛn) nơi diễn ra trận đánh ác liệt trưa ngày 29/5/1965.


    Sau 42 giờ chiến đấu liên tục, toàn bộ chiến đoàn hỗn hợp quân Sài G̣n đă bị quân giải phóng tiêu diệt với 916 lính tử thương (có 4 cố vấn Mỹ), 65 lính bị bắt, một số lớn vũ khí bị phá hủy, tịch thu. Lần đầu tiên trên chiến trường Khu V, một trung đoàn chủ lực quân giải phóng tiêu diệt một chiến đoàn hỗn hợp tinh nhuệ của đối phương.

    Chiến thắng Ba Gia góp phần quan trọng đẩy nhanh sự sụp đổ của "Chiến lược chiến tranh đặc biệt" của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân giải phóng. Bằng nhiều phương pháp tác chiến như vây đồn diệt viện, phục kích, tập kích... phối hợp theo một ư đồ thống nhất, chỉ trong ṿng hai ngày đêm, quân giải phóng đă tiêu diệt hoàn toàn chiến đoàn hỗn hợp quân Sài G̣n, có sự yểm trợ của phi pháo, đánh bại cuộc hành quân ứng cứu quy mô lớn.

    Chiến thắng Ba Gia là một trang oanh liệt trong lịch sử đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Quần thể di tích này gồm nhiều điểm phân bố trên địa bàn các xă Tịnh Bắc, Tịnh Sơn, Tịnh Đông, Tịnh B́nh, thuộc phía tây huyện Sơn Tịnh, trong đó có các điểm chính ở núi Khỉ, cầu Miễu Ngói, núi Chóp Nón, đồi Mả Tổ, mỏm Cổ Rùa, đồn Ba Gia (c̣n gọi là đồn G̣ Cao).

    Di tích chiến thắng Ba Gia đă được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia theo Quyết định 866-QĐ ngày 20/5/1991 của Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Tại địa điểm mỏm Cổ Rùa (dưới chân Núi Tṛn, nằm cạnh quốc lộ 24B), nơi diễn ra trận đánh ác liệt trưa ngày 29/5/1965, tượng đài Chiến thắng Ba Gia và cùng với đó là một công viên đă được xây dựng.


    Tịnh Hà, 1/7/2012
    Lê Hồng Khánh
    Last edited by Sự thật VN; 28-09-2012 at 09:17 PM.

  5. #185
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Tổng kết thiệt hại về nhân mạng trong chiến tranh Việt nam
    (Đừng nghe Cs láo ...xem nhân mạng và báo cáo mất tích đủ kết luận báo cáo của Quân đội VNCH là đáng tin ).


    Chiến tranh Việt Nam
    Wikipedia

    Thời gian Khoảng 1955 tới 1959[1] – 30/04/1975
    Địa điểm Đông Nam Á với chiến trường chính là toàn bán đảo Đông Dương
    Nguyên nhân bùng nổ Mong muốn Việt Nam thống nhất và độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
    Hoa Kỳ can thiệp vào chiến trường Việt Nam nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á với Chính sách kiềm chế và thuyết domino, làm bàn đạp để thôn tính Bắc Việt nhằm xây dựng chính quyền thân Mỹ cho riêng ḿnh.
    Việt Nam Cộng ḥa từ chối tuyển cử thống nhất đất nước và thi hành chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng" theo đạo luật 10-59
    Kết quả Chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa
    Việt Nam thống nhất dưới chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
    Hoa Kỳ triệt thoái lực lượng viễn chinh khỏi Đông Dương
    Thay đổi lănh thổ Việt Nam Cộng ḥa bị sụp đổ và phần lớn lănh thổ của nó được quản lư bởi Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam và sau này thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thành nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam
    Tham chiến
    Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng ḥa
    Flag of the United States.svg Hoa Kỳ
    Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc
    Flag of the Khmer Republic.svg Cộng ḥa Khmer
    Flag of Thailand.svg Thái Lan
    Flag of Australia.svg Úc
    Flag of New Zealand.svg New Zealand
    Flag of the Philippines.svg Philippines
    Flag of Laos (1952-1975).svg Vương quốc Lào Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa
    FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
    Flag of the Soviet Union.svg Liên Xô[2]
    Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc
    Flag of Democratic Kampuchea.svg Khmer Đỏ
    Flag of North Korea.svg Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
    Flag of Laos.svg Pathet Lào
    Chỉ huy
    Flag of South Vietnam.svg Ngô Đ́nh Diệm
    Flag of South Vietnam.svg Nguyễn Văn Thiệu
    Flag of the United States.svg Dwight D. Eisenhower
    Flag of the United States.svg John F. Kennedy
    Flag of the United States.svg Lyndon Johnson
    Flag of the United States.svg William Westmoreland
    Flag of the United States.svg Robert McNamara
    Flag of the United States.svg Richard Nixon
    Flag of the United States.svg Creighton Abrams
    Flag of South Korea (bordered).svg Park Chung Hee
    Flag of South Korea (bordered).svg Chae Myeong shin
    Flag of South Korea (bordered).svg Lee Sei ho Flag of Vietnam.svg Hồ Chí Minh
    Flag of Vietnam.svg Lê Duẩn
    Flag of Vietnam.svg Phạm Văn Đồng
    Flag of Vietnam.svg Vơ Nguyên Giáp
    Flag of Vietnam.svg Nguyễn Chí Thanh
    FNL Flag.svg Hoàng Văn Thái
    FNL Flag.svg Lê Trọng Tấn
    FNL Flag.svg Chu Huy Mân
    Flag of Vietnam.svg Văn Tiến Dũng
    FNL Flag.svg Trần Văn Trà
    FNL Flag.svg Song Hào
    FNL Flag.svg Hoàng Minh Thảo
    FNL Flag.svg Lê Đức Anh

    Lực lượng
    ~1.200.000, trong đó có 544.000 quân Mỹ (1968).
    Yểm trợ bởi 60% lực lượng không quân và 40% hải quân của toàn Hoa Kỳ. ~520.000, trong đó khoảng 280.000 chiến đấu ở miền Nam (1968)
    Tổn thất:

    Việt Nam Cộng ḥa

    Chết: ~250.000-316.000[3][4]
    Bị thương:Hoa Kỳ.
    Chết: 58.209[3], 2.000 Mất tích
    Bị thương: 305.000[5]
    Vương quốc Lào(1952-1975)
    Chết: 30.000
    Bị thương không rơ [6]
    Hàn Quốc
    Chết: 4.407[3]
    Bị thương: 11.000
    Úc
    chết: 520[3]
    bị thương: 2.400*
    New Zealand
    chết: 37
    bị thương: 187
    Thái Lan
    Chết: 1.351[3]

    Tổng số chết: ~346.000-412.000
    Tổng số bị thương: ~1.490.000+ (chưa kể quân Hoàng gia Lào)


    Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
    Chết và mất tích: ~1.100.000[7][5]
    Bị thương: ~600,000+
    Trung Quốc
    Chết: 1.100[8]
    Bị thương: 4.200[8]
    Liên Xô
    Chết: 16 (chủ yếu do bệnh)[9]
    Tổng số chết: ~1.101.000
    Tổng số bị thương: ~604.000+
    Thường dân Việt Nam: 2.000.000–5.100.000*

    Thường dân Campuchia: ~700.000*
    Thường dân Lào: ~50.000*
    .

    Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ở miền Bắc Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam (tên của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 11 tháng 2 năm 1951 đến trước ngày 20 tháng 12 năm 1976) lănh đạo cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại miền Nam Việt Nam, được sự viện trợ vũ khí từ các nước xă hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là "Chiến tranh Việt Nam" nhưng chiến sự lan ra toàn cơi Đông Dương, lôi cuốn vào ṿng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến c̣n được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2.
    Thời gian Khoảng 1955 tới 1959[1] – 30/04/1975
    Địa điểm Đông Nam Á với chiến trường chính là toàn bán đảo Đông Dương
    Nguyên nhân bùng nổ Mong muốn Việt Nam thống nhất và độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
    Hoa Kỳ can thiệp vào chiến trường Việt Nam nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á với Chính sách kiềm chế và thuyết domino, làm bàn đạp để thôn tính Bắc Việt nhằm xây dựng chính quyền thân Mỹ cho riêng ḿnh.
    Việt Nam Cộng ḥa từ chối tuyển cử thống nhất đất nước và thi hành chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng" theo đạo luật 10-59
    Kết quả CS Việt nam vi phạm Hiệp định Paris, cưởng chiếm Việt nam Cộng ḥa
    Việt Nam thống nhất dưới chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
    Hoa Kỳ triệt thoái lực lượng viễn chinh khỏi Đông Dương
    Thay đổi lănh thổ Việt Nam Cộng ḥa bị sụp đổ và phần lớn lănh thổ của nó được quản lư bởi Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam và sau này thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thành nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam
    Last edited by alamit; 28-09-2012 at 10:26 PM.

  6. #186
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555

    Báo Cộng Sản Co' Giá Trị Thua Kít

    Quote Originally Posted by Sự thật VN View Post
    Bài từ báo cộng sản = kít. Chỉ có đám ṇi giống nguỵ tặc tà quyền cộng sản tin và hút kít vô óc.

    Không người b́nh thường nào thèm đọc kít viết bởi đám cộng sản vn nô lệ chệt cộng.

  7. #187
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn và Lữ Đoàn Trong hệ thống tổ chức của binh chủng TQLCVN


    Ngày 13 tháng 10 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă kư nghị định số 991/NĐ thành lập Binh chủng Thủy Quân Lục chiến hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1954. Từ đó lần lượt các tiểu đoàn 1, 2, 3 được thành lập và năm 1960 cải danh là Liên Đoàn TQLC. Đầu tháng 9 năm 1961 có thêm tiểu đoàn 4. Liên đoàn TQLC thường hoạt động hoặc tăng phái hành quân trong cấp tiểu đoàn, nhưng sau trận B́nh Giả năm 1964, bộ đội chính quy miền Bắc xâm nhập, mở những cuộc tấn công qui mô từ cấp trung đoàn trở lên. Theo nhu cầu chiến thuật Chiến Đoàn TQLC được h́nh thành để điều động hai tiểu đoàn TQLC và đơn vị pháo binh cơ hữu, trong các cuộc hành quân tảo thanh, b́nh định hay giải tỏa, dứt điểm chiến trường theo nhu cầu các vị chỉ huy cuộc hành quân hỗn hợp, hay tư lệnh vùng phân định.

    Chiến Đoàn trong binh chủng TQLC


    Năm 1965 Trung Tá Nguyễn Thành Yên được chỉ định thành lập và chỉ huy Chiến Đoàn TQLC đầu tiên.

    Trong thời gian này bộ đội cộng sản dùng danh xưng quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gia tăng các cuộc tấn công. Tại vùng II chiến thuật Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên của người Thượng nổi lên chống chính quyền.

    Chiến đoàn với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 4 tham dự hành quân chiêu hàng một đơn vị của lực lượng FULRO (viết tắt từ Front Uni de Lutte des Races Opprimées), ở Buôn Mê Thuột, cuối cùng Quân Đoàn II đă giàn xếp ổn thỏa

    Tháng 4 năm 1965 chiến đoàn với TĐ1, TĐ2 và pháo đội 75 ly biệt phái Sư Đoàn 22 bộ binh hành quân giải tỏa xă Tam Quan. Chiến thắng Phụng Dư của Tiểu Đoàn 2 TQLC ở Tam Quan Bồng Sơn ngày 8 tháng 4 năm 1965 là chiến thắng lớn nhất trong năm 65 của QLVNCH. Trung Tá Nguyễn Thành Yên Chiến Đoàn Trưởng chỉ huy, Thiếu Tá Tôn Thất Soạn Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1,Thiếu Tá Hoàng Tích Thông Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 và Trung Úy Đoàn Trọng Cảo Pháo Đội Trưởng pháo đội 75 ly sơn pháo TQLC. Chiến thắng Phụng Dư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với ngành dương liễu cho 4 Đại Đội Trưởng TĐ2 ( Đại Úy Phạm Nhă, Đại Úy Nguyễn Văn Hay, Đại Úy Nguyễn Năng Bảo và Đại Úy Ngô Văn Định ).

    Trong trận này hiệu kỷ TĐ2 và Thiếu Tá Hoàng tích Thông Tiểu Đoàn Trường được Bộ Tổng Tham Mưu QĐVNCH tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 4 . Quân nhân các cấp trong Tiểu Đoàn đươc phép mang giây biểu chương mầu Quân Công Bội Tinh.


    TĐ2 TQLCVN, QLVNCH cũng được Tổng Thống Hoa Kỷ Lyndon Johnson ân thưởng Navy & Marines Presidential Uinit Citation.

    Order 616 - Presidential Unit Citation Awarded to the Second Battalion, Vietnamese Marine Brigade, Republic of Vietnam Armed Forces.

    November 15, 1966 (Xem Bản tuyên dương TĐ2 )

    THE PRESIDENT of the United States takes pleasure in presenting the
    PRESIDENTIAL UNIT CITATION
    TO
    SECOND BATTALION
    VIETNAMESE MARINE BRIGADE
    for service as set forth in the following
    CITATION:

    For extraordinary heroism and outstanding performance of duty during the Battle of Phung Du on 7, 8 and 9 April 1965. Surrounded by numerically superior Communist insurgent (Viet Cong) forces, the Second Battalion, Vietnamese Marine Brigade, with valiant and indomitable fighting spirit repulsed wave after wave of fanatical enemy assaults thrust at the Brigade defensive positions from multiple directions.

    In the face of heavy and repeated infantry attacks, and under a hail of intense mortar and machine-gun fire hurled against their positions throughout the night and in the early morning darkness, the men of the Second Battalion responded most courageously to their magnificent leadership and fought from foxhole to foxhole in hand-to-hand combat with fierce determination against overwhelming odds.

    With inspiring individual bravery in the face of the enemy penetration of their defensive perimeter, they launched counterattacks which swept the advancing foe before them by bayonet and small-arms fire, decimating their ranks and driving them into a general rout leaving the battlefield littered with hundreds of enemy dead.

    Their valor, teamwork, and aggressive fighting spirit transformed a defensive battle into a crushing defeat of the Viet Cong, who were forced into disorganized retreat.

    The conduct of the Second Battalion, Vietnamese Marine Brigade throughout the battle was in keeping with the highest traditions of the military service.

    LYNDON B. JOHNSON


    Lễ gắn huy chương Hoa Kỳ cho hiệu kỳ TĐ2 tại Bộ Tư Lệnh TQLC năm 1967

    Tháng 8 năm 1965, chiến đoàn với TĐ2, TĐ5 cùng các đơn vị Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp chiến thắng trong cuộc hành quân Dân Thắng 7 để giải tỏa trại lực lượng đặc biệt tại Đức Cơ

    Ngày 21 tháng 2 năm 1966, chiến đoàn với TĐ1, TĐ2 cùng pháo đội 75 ly sơn pháo, hành quân ở Bồng Sơn tỉnh B́nh Định. Sau cuộc hành quân tại An Quí, danh từ Trâu Điên đă truyền miệng từ lâu, nay chính thức là danh hiệu của TĐ2/TQLCVN, biểu tượng của “SỰ DŨNG MĂNH, và CẢM TỬ, HY SINH”

    Năm 1966 Đại Tá Nguyễn Thành Yên đảm nhiệm chức Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC. Thiếu Tá Hoàng Tích Thông cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 TQLC thay Đại Tá Yên chỉ huy Chiến Đoàn A tháng 8 năm 1966.


    Chiến Đoàn A

    Năm 1967 Tham dự hành quân Junction City do Sư Đoàn 25 Hoa Kỳ đóng tại Trảng Sụp ( Tây Ninh ) tại vùng biên giới VN-Cam Bốt.

    Chiến Đoàn Trưởng : Thiếu Tá Hoàng Tích Thông

    Tham Mưu Trưởng : Đại Úy Trần Trung Ái

    Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương Tham mưu trưởng

    Trong dịp này Tư Lệnh Sư Đoàn có tặng CĐ A một khầu AR15 ( trở thành M16), Sau đó TQLC được trang bị M16 thay thế khẩu Garant M1, Đại liên M60 thay cho trung liên BAR, máy truyền tin PRC25 thay cho PRC10.

    Tết Mậu Thân 1968, chiến đoàn được không vận từ Bồng Sơn Qui Nhơn về Sàig̣n, tái chiếm trại Cổ Loa, bộ Tổng Tham Mưu ở G̣ Vấp, cũng như giải tỏa áp lực địch ở Thủ Đức. Ngày mùng 3 Tết, chiến đoàn A cùng các TĐ1, TĐ4, TĐ5 được không vận ra Huế thay thế Lữ Đoàn Nhảy Dù trong nhiệm vụ chiếm lại thành nội. Trong 25 ngày đêm ṛng ră, chiến đấu gian khổ, nhiều hy sinh, chiến đoàn A đă hoàn thành trách nhiệm. Thị xă Huề đă được hồi sinh.

    BCH Chiến Đoàn A Thiếu Tá Hoàng Tích Thông và các TĐ1 Thiếu Tá Phan Văn Thắng, TĐ4 Thiếu Tá Đỗ Đ́nh Vượng và TĐ5 Thiếu Tá Phạm Nhă đă được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ân thưởng Army Presidential Unit Citation

    Tháng 5 năm 1968 địch cố gắng mở trận công kích lần thứ hai ờ Sàig̣n, chiến đoàn A với TĐ1 và TĐ6 giải tỏa áp lực địch khu vực cầu Băng Ky và xóm Cây Thị, đă bao vây và chiêu hàng được 165 cán binh địch cùng toàn bộ vũ khí (lần đầu tiên cộng quân chiêu hồi tập thể)

    Chiến Đoàn A được nâng cấp lên Lữ Đoàn A ( năm 69 )



    Trung Tá Hoàng Tích Thông Lữ Đoàn Trưởng.

    Lữ Đoàn A đổi danh hiệu thành Lữ Đoàn 147 ( TĐ1-4-7 ) cuối năm 1969.

    Lữ Đoàn 147 sang Cam Bốt thay thế Lữ Đoàn 258, tiếp tục hành quân phối hợp với Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211/HQVN do Đại Tá Hải quân Vũ Văn Thông chỉ huy, Tư lệnh phó Trung Tá Hoàng Tích Thông TQLC,Thiếu tá Phan Văn Thắng TMT.

    TĐ2 dưới quyền chỉ huy của Lữ Đoàn 147 chiến thắng Preveng 1970 ở Cam bốt, TĐ2 đă được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 8 và là đơn vị đầu tiên trong Sư Đoàn được mang dây Biểu chương mầu Tam Hợp. Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc Tiểu Đoàn Trưởng.

    Sau trận hành quân Lam Sơn 719 trở về, Đại Tá Hoàng Tích Thông bàn giao Lữ Đoàn 147 cho Trung Tá Nguyễn Năng Bảo Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 TQLC tại Quảng trị. Đại Tá Thông ra khỏi binh chủng và giữ chức Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 2 BB. Ông được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương trong trận chiến thắng Vũng Rô của Sư Đoàn 2 Bộ Binh.( Sa Huỳnh )

    Đại Tá Nguyễn Năng Bảo LĐT và Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc Lữ Đoàn Phó chỉ huy TĐ3, TĐ7, TĐ8 và TĐ2 Pháo Binh TQLC tham dự trận hành quân tái chiếm Cổ Thành Đinh công tráng năm 1972


    TĐ3 thuộc Lữ Đoàn 147 đă cắm cở trên Cổ Thành ngày 16 tháng 9 năm 72

    Đại Tá Bảo được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo anh dũng bội tinh với nhành dương liễu

    Giữa năm 1974 Đại Tá Nguyễn Năng Bảo Lữ Đoàn Trưởng 147 đi học khoá Chỉ huy tham mưu tại Long B́nh, bàn giao Lữ Đoàn cho Đại Tá Nguyễn Thế Lương.( Vừa măn khoá học )

    Chiến Đoàn B

    Chiến Đoàn Trưởng Thiếu Tá Tôn Thất Soạn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 TQLC kiêm nhiệm năm 1966. chỉ huy và thành lập.

    Đại Úy Nguyễn Kim Phương Tham Mưu Trưởng.

    Chiến thắng mật khu An Lăo 1967 ( TĐ2 và TĐ3 )

    Chiến thắng rạch Cái Thia tháng 12 năm 1967 ( TĐ1 và TĐ2 )

    Chiến thắng rạch Cái Thia, TĐ2 và Thiếu Tá Ngô Văn Định Tiểu Đoàn Trưởng được tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Tiểu Đoàn 2 TQLC là đơn vị đầu tiên trong Sư Đoàn TQLC được mang dây biểu chương mầu Bảo Quốc Huân Chương.( Tuyên dương lần thứ 6 )

    Lễ gắn dây biểu chương và Anh Dũng Bội Tinh với ngành Dương Liễu cho hiệu kỷ Tiểu Đoàn 2 và Trung Tá Ngô Văn Định Tiểu Đoàn Trưởng tại 15 Lê Thánh Tôn Saigon ngày 19 tháng 6 năm 68
    Tr/tướng LN Khang gắn dây biểu chương và ADBT cho hiệu kỳ TĐ2



    Chiến thắng Tết Mậu Thân ở Thủ Đô Saig̣n tháng 2 đến tháng 5 năm 68

    Chiến thắng Khiêm Hạnh và Bời Lời Tây Ninh ngày 14 tháng 9 năm 68 (TĐ2 )

    TĐ2 được tuyên đương công trạng trước Quân Đội lẩn thứ 7.

    Chiến thắng Chương Thiện và U Minh năm 1969 (TĐ2 và TĐ3 và TĐ4 )

    Năm 1969 Thiếu Tá Đoàn Thức Tham Mưu Trưởng.

    Chiến Đoàn B được nâng cấp lên Lữ Đoàn B năm 1969



    - Trung Tá Tôn Thất Soạn Lữ Đoàn Trưởng

    - Thiếu Tá Đỗ Đ́nh Vượng Lữ Đoàn Phó

    Lữ Đoàn B đổi danh hiệu là Lữ Đoàn 258 cuối năm 1969

    Đại tá TT Soạn Lữ Đoàn Trưởng, LĐP kiêm TMT Trung tá Nguyễn thế Lương gồm TĐ3 va TĐ4, phối hợp với Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 /HQVN, Chỉ Huy Trưởng là Đại tá HQVN Nguyễn mạnh Hùng,hành quân thủy bộ dọc theo các thủy lộ của tỉnh Chương Thiện và Cà Mau.

    Tháng 5-1970 LĐ.258/TQLC gồm TĐ1,TĐ4 và TĐ5 phối hợp với LLĐNTB 211 HQVN,tăng cường với những chiến đỉnh Cougart do HQ Hoa Kỳ chuyển giao hành quân đầu tiên sang Cambốt ở giai đoạn đầu, Đại tá HQVN Vũ văn Thông làm Tư Lệnh lực lượng,Đại tá Tôn Thất Soạn LĐT LĐ 258 kiêm nhiệm Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng là Thiếu tá Đổ đ́nh Vượng

    Đại Tá Tôn Thất Soạn tham dự khoá Chỉ huy tham mưu cao cấp tại Đà Lạt bàn giao Lữ Đoàn 258 cho Trung Tá Nguyễn Thành Trí Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 TQLC. tháng 5 năm 1970.
    Đại Tá Tôn Thất Soạn được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương thường niên năm 1972.



    Đại tá Nguyễn thành Trí

    Trung Tá Nguyễn Thành Trí Chỉ huy Lữ Đoàn tham dự Hành quân Lam Sơn 719 tháng 2 năm 1971

    Trung Tá Đỗ Đ́nh Vượng Lữ Đoàn Phó.

    Thàng 4 năm 1971 hành quân Lam Sơn 719 chấm dứt Lữ Đoàn trở về hoạt động tại Mai Lộc quận Hương Hoá tỉnh Quảng Trị . Lúc này các Tiểu Đoàn trấn đóng tại các căn cứ của người Mỹ để lại như Holcomb, Sarge, Bá Hộ, Mai lộc , C2, Cồn thiên , A1, 2, 3,và 4 ở Gio Linh

    Đại Tá Nguyễn Thành Trí đi du hoc Hoa Kỳ, bàn giao Lữ Đoàn 258 vào tháng 7 năm 1971 cho Trung Tá Ngô Văn Định vừa măn khoá Chỉ huy tham mưu cao cấp tại Đà Lạt .

    Đại tá Nguyễn thành Trí Tư lệnh Phó Sư Đoàn TQLCVN là một SQ duy nhất trong Quân lực VNCH có 5 huy chương Hoa Kỳ. Trong đó có 3 Silver star . Nhiều huy chương VN , Đệ Tử Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm theo ADBT với ngành dương liễu.

    Cuối tháng 3 năm 1972, quân chính quy Bắc Việt cấp Sư Đoàn có Trung Đoàn chiến xa yểm trợ vượt sông Bến Hải, xuyên qua vùng Phi quân sự, tấn công vào Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Lữ Đoàn 258 chiến thắng, chận địch tại Đông Hà từ đầu tháng 4, và tại cứ điểm Phượng Hoàng, Ái Tử , Quảng Trị ngày 4-9-72 ( TĐ1,TĐ3, TĐ6 và 3 PB )

    Chiến thắng trận tái chiếm lại Thị xă và Cổ Thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị 16 tháng 9 năm 1972 ( TĐ1, 2, 5, 6, 9 và TĐ1 PB )


    TĐ6 thuộc Lữ Đoàn 258 đă cắm cở trên Cổ thành Quảng trị ngày 16 tháng 9 năm 1972

    Đại Tá Ngô Văn Định được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo ADBT với nhành dương liễu

    Lữ Đoàn 258 đánh ch́m một tầu quân vận của Hải quân Bắc Việt ở biển Mỹ Thủy Quảng Trị ngày 20 tháng 6 năm 1974.( Chi Đoàn CX M 48 tăng phái, TĐ1 PB, Trung đội hỏa tiễn TOW)

    Ngày 24 thàng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 258 rút từ đèo Phước tương về Đà Nẵng qua đèo Hải Vân để về non nước, để lại TĐ8 tại Nam đèo Hải Vân và cầu Lăng Cô dưới quyền chỉ huy của LĐ 468. Ngày 28 tháng 3 năm 75 Lữ Đoàn cũng theo các đơn vị trong Sư Đoàn lội ra ngoài khơi để lên Tầu Hải quân rút khỏi Đà Nẵng. Về Vũng Tầu ngày 4 tháng 4, chỉnh trang đơn vị. Ngày 15 tháng 4 Lữ Đoàn về hoạt động tại Long B́nh, tăng phái cho Quân Đoàn 3. Sau đó khoảng 1 tuần th́ BCH Lữ Đoàn di chuyển về khu gia binh ở Hố Nai, Rồi về trại giam Tù binh Cộng Sản ở Suối Máu, Tam Hiệp. Ngày 23 thàng 4 Đại Tá Bảo đi bệnh viện Lê Hữu Sanh, Trung Tá Huỷnh Văn Lượm Tham Mưu Trưởng kiêm Lữ Đoàn Phó tạm thời chỉ huy Lữ Đoàn cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. BCH Lữ Đoàn di chuyển về Căn Cứ Sóng Thần sau khi có lệnh của ông Dương văn Minh đầu hàng cộng sản.

    Lữ Đoàn 369

    Trung Tá Ngô Văn Định thành lập tại trại Nguyễn Văn Nho Thị nghè Gia định tháng 11 năm 69. BCH Lữ đoàn xuất quân sang hành quân tại Cam Bốt bằng đường bộ qua ngả G̣ Dầu Hạ Tây Ninh, cùng đi với BCH Lữ Đoàn có TĐ8 do Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán chỉ huy và TĐ3 Pháo binh do Thiếu Tá Trần Thiện Hiệu TĐT.. Sang Miên tiếp nhận TĐ9 Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ TĐT, TĐ5 Thiếu Tá Nguyễn Trí Huệ TĐT . BCH LĐ tạm đóng quân tại Neakluong những ngày đầu. Nhiệm vụ bảo vệ thủy tŕnh từ Nam Vang đến Châu Đốc. Sau dó Lữ Đoàn lưu động hành quân từ Nam Vang theo quốc lộ 4 cho tới Hải cảng Kong Pongsom tức Shianouk ville.

    Đ/tá NV Định, Đ/tá PV Chung, Tr/tá NT Lương năm 1972

    Trung Tá Ngô Văn Định giữ chúc vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 cho tới tháng 12 năm 1970.

    Trung Tá Đoàn Thức Tham mưu Trưởng

    Tháng 12 năm 1970. Bàn giao Lữ Đoàn 369 cho Trung Tá Phạm Văn Chung , Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện TQLC đến thay khi đang hành quân tại Cam Bốt.

    Tháng 2 năm 1971 Trung tá Phạm Văn Chung chỉ huy Lữ Đoàn tham dự hành quân Lam Sơn 719. Chấm dứt hành quân Lữ Đoàn tăng phái cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh hành quân ở phiá tây Mai Lộc.

    Đại tá Phạm Văn Chung bàn giao Lữ Đoàn 369 cho Trung Tá Nguyễn Thế Lương tháng 5 năm 1972 khi Lữ Đoàn 369 đang hoạt động tại khu vực Mỹ Chánh tỉnh Quảng Trị. Trung Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy Lữ Đoàn 369 làm thành phần trừ bị cho Sư Đoàn tham dự trận tái chiếm Quảng Trị,

    Đầu năm 1974 Đại Tá Nguyễn Thế Lương đi học khoá Tham mưu cao cấp, bàn giao Lữ Đoàn 369 cho Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 147. Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc chỉ huy Lữ Đoàn 369 cho đến ngày 29-3-75. Mất tích trong cuộc lui quân ở Đà Nẵng ngày 29-3-75.

    Lữ Đoàn 468

    Thành lập ngày 1 tháng 1 năm 75 tại căn cứ Sóng Thần Thủ Đức. Trên lư thuyết th́ Lữ Đoàn sẽ có 3 Tiểu Đoàn tân lập. Mang danh hiệu TĐ 14 Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh TĐT, TĐ 16 Thiếu Tá Đinh Xuân Lăm TĐT, TĐ 18 Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn TĐT. Chỉ mới hoàn tất 2 TĐ 14 và 16. BCH LĐ đă đuợc lệnh xuất quân đi hành quân ở Long An, tăng phái cho Tiểu khu Long An. Sau một tuần Lữ Đoàn đươc không vận ra Đà Nẵng thay thế cho Lữ Đoàn Nhầy Dù pḥng thủ khu vực đèo Hải Vân từ đầu tháng 2 cho đến ngày 29 tháng 3 năm 75. Rút quân khỏi vùng 1 ngày 29-3-75 được tầu Hải quân di chuyển về đến Vũng tầu ngày 4 tháng 4 năm 75. Đến ngày 8 tháng 4 th́ LĐ với TĐ 8 và TĐ 16 được tăng phái cho BTL QĐ3 bào vệ khu vực Long B́nh. TĐ 14 ở lại Vũng Tầu bảo vệ BTL SĐ.

    - Đại Tá Ngô Văn Định thành lập và là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 468 cho đến ngày 24 tháng 4 năm 75.
    - Trung Tá Đoàn Thức Tham Mưu Trưởng

    Bàn giao Lữ Đoàn 468 cho Trung Tá Nguyễn Đăng Tống ngày 24 tháng 4 năm 75 để đi nhận nhiệm vụ tái tổ chức Lữ Đoàn 147 sau khi Lữ Đoàn này rút khỏi vùng 1 thay Đại Tá Nguyễn Thế Lương Lữ Đoàn Trưởng đi nằm bệnh viện v́ thương tích trong trận rút khỏi Thuận An.

    Các Chiến Đoàn, sau đó là các Lữ Đoàn luôn luôn có mặt ở khắp các Quân Khu. Tăng phái hành quân cho các Quân Khu hoặc các Khu Chiến Thuật. Ít khi về Hậu cứ.

    Hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào tháng 2 năm 1971 do Quân Đoàn 1 tổ chức. Đây là lần đầu tiên 3 Lữ Đoàn TQLC, 147, 258 và 369 hành quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Sư Đoàn TQLC, cuộc hành quân cấp Sư Đoàn lần đầu tiên kể từ ngày TQLC thành lập. Trước 5 ngày khai diễn cuộc hành quân, Đại Tá Tôn Thất Soạn Chánh thanh tra Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được lệnh của Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh SĐ TQLC:

    “ Nay đề cử Đại Tá Tôn Thất Soạn Chánh Thanh tra Sư Đoàn TQLC chức vụ Chỉ huy phó kiêm Tham mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC Hành quân.”

    Thế là Đại Tá Soạn dẫn Bộ tham mưu tiền phương SĐTQLC từ phi trường Tân Sơn Nhất ra thẳng phi trường Khe Sanh bằng 3 chiếc C 130, sau đó phối hợp với Bộ tư lệnh Quân Đoàn 1 Tiền phương và nhận vị trí đóng quân cho Bộ tư lệnh SĐTQLC hành quân. Sau thời gian hành quân khoảng 1 tháng ở giai đoạn 1, Trung tướng Khang ra Khe Sanh thăm Bộ tham mưu Sư Đoàn TQLC và lệnh cho Đại Tá Soạn:

    ” Ngày mai ông trở về Saigon, ở nhà c̣n nhiều việc quan trọng ở pḥng thanh tra cần đến ông.”

    Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm Tư Lệnh Quân Đoàn 1 chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719, Trung Tướng Dư Quốc Đống chỉ huy Sư Đoàn Nhẩy Dù, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Bùi Thế Lân Tư Lệnh Phó chỉ huy Sư Đoàn TQLC. Sau trận Hạ Lào, chỉ có hai Tư Lệnh Phó của Sư Đoàn Nhẩy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh là Đại Tá Hổ Trung Hậu và Đại Tá Vũ Văn Giai được thăng cấp Chuẩn Tướng, riêng Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC th́ không.

    Đồ Sơn
    San José 1 tháng 1 năm 2010

    Cảm ơn sự đóng góp dữ kiên chiến sử của :
    Đại Tá Hoàng Tích Thông, Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thảnh Trí và Phạm Văn Chung.
    Last edited by alamit; 29-09-2012 at 10:42 AM.

  8. #188
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 6 TQLC - Trong Trận Mậu Thân

    MX Phạm Văn Chung



    Đầu năm 1968 Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến “Thần Ưng” trực thuộc Chiến đoàn A, Chiến đoàn trưởng Trung tá Hoàng Tích Thông, đang hành quân vùng Phù Cũ, Bồng Sơn, Tam Quan, thi hành lệnh Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa về việc tạm ngưng chiến trong 3 ngày Tết Âm lịch Mậu Thân, nên Tiểu đoàn trú quân tại một xóm phía Nam Phù Cũ.

    Khoảng 3 giờ đêm 30 Tết, Thiếu tá Thông cho biết quân Cộng sản Bắc Việt vi phạm lệnh đ́nh chiến đồng loạt, ồ ạt tấn công vào thành phố Saigon, một số Thị xă, Tỉnh lỵ, Quận lỵ khác; Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến chuẩn bị có thể di chuyển sớm.

    Vào 7 giờ sáng ngày mồng một Tết, Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh lên giải tỏa Thị xă Đalat; xe vận tải chỉ đến sân bay Phù Cát, rồi không vận bằng phi cơ C 130 của không quân Hoa Kỳ dự trù đáp ở sân bay nhỏ Camly, v́ Liên Khàng đă bị địch chiếm cùng đoạn đường từ phi trường về Thị xă mất an ninh.

    Tại Phù Cát, Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến họp phân công thứ tự di chuyển tác chiến như sau:

    - Đại đội 3, Đại đội trưởng Trung úy Lê Văn Huyền đi trước
    - Đại đội Chỉ huy, Đại đội trưởng Đại úy Hoàng Trọng Độ
    - Đại đội 1, Đại đội trưởng Đại úy Nguyễn Đ́nh Thủy (sau tử trận tại Cần Thơ vào cuối năm 1968)
    - Đại đội 2, Đại đội trưởng Trung úy Nguyễn Tường Huy
    - Đại đội 4, Đại đội trưởng Trung úy Lê Văn Cưu
    - Ban chỉ huy nhẹ của Tiểu đoàn do Tiểu đoàn phó Đại úy Trần Văn Hiển, đi sau cùng.

    Đợt 1: Không vận đầu tiên cất cánh khoảng 9 giờ 15 sáng chở hết Đại đội 3 và 1 Trung đội thuộc Đại đội 1

    Đợt 2: Cất cánh khoảng 10 giờ gồm Ban chỉ huy Tiểu đoàn và phần c̣n lại của Đại đội 1.

    Khi phi cơ đang bay, nội bộ Tiểu đoàn chúng tôi không thể liên lạc được với nhau, dự trù bay khoảng một tiếng 30 phút, nhưng mới 45 phút Đợt 2 đáp xuống phi trường Tuy Ḥa. Xuống đất, chúng tôi mới rơ sân bay Camly, Đalat súng pḥng không Cộng sản bắn rát quá không thể đáp được.

    Trước t́nh thế Tiểu đoàn xé làm 3 mảnh, Đại đội 3 đang bay ở đâu không rơ, Ban chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội 1 tại Tuy Ḥa, Đại đội 2, Đại đội 4 cùng Tiểu đoàn phó ở Phù Cát, B́nh Định. Không đâu liên lạc được với đâu !

    Sau tôi phải nhờ hệ thống liên lạc truyền tin của quân đội Mỹ tại Tuy Ḥa nói chuyện được với Đại tá Bùi Thế Lân, Tham mưu trưởng Lữ đoàn, tôi tŕnh bày thực trạng, Đại tá Lân nói rằng: “Giữ đầu dây để ông tŕnh lên Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh, hiện ông đang ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên tại Bộ Tổng Tham Mưu.

    Sau Đại tá Lân cho biết rơ cả 2 vị Tướng đồng ư cho di chuyển Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến về phi trường Tân Sơn Nhứt. Khi trở lại phi đạo th́ Đợt 1 (Đại đội 3) cũng vừa đáp xuống, như vậy chúng tôi chỉ c̣n 2 mảnh. Do sự sắp xếp lệnh lạc ở trên Tiểu đoàn lần lượt đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt toàn bộ vào lúc 9 giờ đêm ngày mồng một Tết.

    Tiểu đoàn được lệnh di chuyển về tạm trú và giữ an ninh trong đêm cho doanh trại Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô tại đường Lê Văn Duyệt. Cái khổ của Tiểu đoàn 6 là xin tản thương khẩn cấp mà không Bệnh Viện nào nhận được v́ chiến cuộc, nên khoảng 7, 8 tử sĩ bọc trong poncho lủng lẳng khiêng theo Tiểu đoàn đă gần 2 ngày. Đêm nay mồng một Tết Âm lịch, không rơ vong linh các chiến sĩ vô danh này phảng phất nơi đâu, nhưng thân xác đặt nằm tạm tại sân cờ Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô, chỉ giao được cho nhà xác Tổng Y Viện Cộng Ḥa vào ngày hôm sau.

    Sáng sớm ngày mồng 2 Tết, Tiểu đoàn di chuyển qua ngả xa lộ Biên Ḥa chịu trách nhiệm giải tỏa Thị xă Thủ Đức. Xuống xe ngay tại vườn cao su bên ngoài, phía Bắc làng Đại học, một buổi họp phân công cấp tốc tại đây:

    - Cánh A: Đại đội 2, Đại đội 3, Ban chỉ huy Tiểu đoàn đi cắt sau doanh trại Tiểu đoàn 1/Pháo binh/Thủy Quân Lục Chiến xấn ngang rặng cao su chiếm đỉnh cao nh́n sang Hậu Cứ doanh trại Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu úy Lê Đ́nh Minh chỉ huy và tử trận ngay hàng rào pḥng thủ.

    - Cánh B: Đại đội 1, Đại đội 4, Ban chỉ huy nhẹ Tiểu đoàn, Tiểu đoàn phó - thanh toán các chốt rải rác trong Thị xă tiến vào khu địa thế cao ngang Quận lỵ Thủ Đức nh́n sang doanh trại Hậu Cứ Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, do Trung úy Nguyễn Văn Diễn chỉ huy.

    Thực sự th́ địch chưa chiếm hẳn được Thị xă, chỉ tấn công mạnh vào Hậu cứ 2 Tiểu đoàn trên v́ sau lưng các doanh trại này là khu vườn cao su bỏ hoang, rậm rạp dẫn đến quận Dĩ An đường vào chiến khu D, Tân Uyên, Biên Ḥa; nhưng bị 2 Hậu cứ toàn lính nghỉ thưởng, lính văn pḥng chống trả kịch liệt, nhiều đợt xung phong vào cổng doanh trại Tiểu đoàn 2 và sau lưng doanh trại Tiểu đoàn 3 nhưng đều bị đẩy lui. Anh em ít người không ra khai thác chiến quả được, nên khi Tiểu đoàn 6 thanh toán hết một vài chốt địch trong Thị xă tiến đến lục soát quanh 2 doanh trại trên, thấy nhiều xác địch, thu được một số vũ khí cộng đồng, cá nhân như: AK47, thượng liên, B40, B41, súng cối 82 ly ...

    Qua ngày hôm sau, mồng 3 Tết, Tiểu đoàn mở cuộc hành quân lục soát khu rừng cao su rậm rạp phía Tây Bắc quận Thủ Đức giáp ranh quận Dĩ An, t́m thấy nhiều vũng máu, bông băng, quân trang vun vứt tả tơi trên đường rút quân của địch.

    Khoảng 1 tuần hành quân mở rộng ṿng đai, Thị xă Thủ Đức trở lại sinh hoạt như xưa, th́ Tiểu đoàn 6 trở lại khu Hàng Xanh, Gia Định, trách nhiệm giải tỏa địch tại đây, gồm luôn khu G̣ Mả, đồng Ông Cộ đến sát bờ sông cách cầu B́nh Lợi, phía Đông Nam khoảng 1 cây số.

    Vùng này nhà cửa xây cất không thứ tự, nhà tôn, gạch xen lẫn nhau, xa xa phía sau nhiều nhà tranh, các vũng lầy, bụi rậm rạp, g̣ mả cao thấp rất khó quan sát. Lợi dụng địa thế đó địch đặt chốt nhiều nơi, Tiểu đoàn phải giành giật từng khu nhà, lục soát từng vùng nhỏ một rồi đẩy địch lần về phía cây dừa nước rậm rạp sát bờ sông B́nh Lợi để dùng trực thăng Gunship gắn đại liên cùng hỏa tiễn tiêu diệt địch. Tuy nhiên 2 bên đều có thiệt hại - ta thu được một số súng cá nhân, cộng đồng, bắt được một số tù binh - phía ta tuy thiệt hại nhẹ nhưng 2 Trung đội trưởng hy sinh (Thiếu úy và Chuẩn úy); khoảng một tuần sau Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Ngô Văn Định, Tiểu đoàn trưởng đến thay thế.

    Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến trở lại dưới sự chỉ huy của Chiến đoàn A, chịu trách nhiệm an ninh cầu B́nh Lợi cùng vùng phụ cận lên sát gần Thị xă Thủ Đức và giáp ranh Lái Thiêu. Đặc biệt là khu có cây dừa nước rậm rạp phía đông đầu cầu, phía Nam bờ sông, địch thường lợi dụng khu này để xâm nhập vào vùng ngă ba Cây Thị, tiến đến khu hồ tắm Chi Lăng bên hông Ṭa tỉnh Gia Định (nhà của người viết trong khu hồ tắm Chi Lăng).

    Ban chỉ huy Tiểu đoàn đóng tại doanh trại nhỏ (Nghĩa quân) ngay đầu cầu B́nh Lợi phía Nam.

    Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đă qua giai đoạn thử thách kể từ ngày xuất quân lần đầu khoảng tháng 2/1967 theo chân các Tiểu đoàn đàn anh vào chiến khu D, Tân Uyên, Rừng Sát, Hậu Nghĩa, vùng Phù Cũ, tỉnh B́nh Định. Tuy treœ nhất hồi đó nhưng qua các lần chạm địch đàn em “Thần Ưng” cũng tỏ ra có đường nét, những đường nét càng tỏ ra sắc sảo dưới thời các vị Tiểu đoàn trưởng kế tiếp sau.

    Khoảng đầu tháng 5/1968, Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 “Trâu Điên” được chỉ định thay thế Thiếu tá Phạm Văn Chung, vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên và là người thành lập Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến. Thiếu tá Chung về nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn.

    Tân Tiểu đoàn trưởng là Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, ngay tuần lễ đầu tiên đă chứng tỏ khả năng điều động cấp Tiểu đoàn, tương lai hứa hẹn là một trong những Tiểu đoàn trưởng đầy đủ phong độ, kích thước của binh chủng.

    Vào một đêm khuya sau ngày lễ bàn giao Tiểu đoàn vài ngày, một Tiểu đoàn Cộng sản Bắc Việt tăng cường các Trung đội đặc công th́nh ĺnh tấn công ngay vào đầu cầu phía Nam cũng là nơi Ban chỉ huy Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến trú quân. Sau ít giờ giao tranh, Đại đội phó Đại đội 1 trách nhiệm chận địch ngay khu dừa nước phía Đông cầu bị tử thương. Từ chỗ yếu đó địch có thể khai thác, đang trong hầm chỉ huy, Đại úy Phúc đă nh́n thấy các tổ đặc công địch đeo đầy chất nổ chạy lăng xăng sát đầu cầu. Anh phản ứng nhanh chóng lùa ngay một Trung đội trong tuyến pḥng thủ Ban chỉ huy Tiểu đoàn ra tiêu diệt các tổ đặc công này và bắt tay được với Đại đội 1, ép địch chạy dồn vào khu dừa nước rậm rạp. Ngay tức khắc anh điều động các Đại đội khác đẩy địch xa lần về phía Đông, riêng hơn một Đại đội địch bị anh khóa chặt trong khu dừa nước phía Đông đường xe lửa, phía Nam cầu B́nh Lợi.

    Trời sáng lần, địch không thể nào thoát được. Các Đội Tâm Lư Chiến phải dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng, trên trời trực thăng bay quần gây áp lực tinh thần địch, sau nhiều giờ kháng cự leœ teœ rồi tất cả khoảng 150 cán bộ, binh sĩ (gần 2 Đại đội Cộng sản Bắc Việt) đầu hàng, thu toàn bộ vũ khí, trên trận địa địch bỏ lại hơn 40 xác nữa, vũ khí nặng nhẹ vứt ngổn ngang.

    Chiến công đầu tay của Tiểu đoàn trưởng Nguyên Xuân Phúc và cũng là chiến công đầu của đàn em - 6 Cọp Biển

    MX Phạm Văn Chung

  9. #189
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự kiện Tết Mậu Thân 1968


    Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lănh thổ của Việt Nam Cộng Ḥa. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều tranh luận nhất; nó c̣n có một vai tṛ và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

    Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đă ngăn chặn Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ trong tay quân Giải phóng miền Nam, nhưng quân Mỹ không thể b́nh định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là quân đội của họ đă bị sa lầy không thể rút quân về nước, đồng thời dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh khi quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.



    Hoàn cảnh ra đời

    Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đă đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng ḱm “t́m - diệt” và "b́nh định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong ṿng 18 tháng.[12]

    Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả ḿn mỏng “cây nhiệt đới”, máy ḍ điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lade, bom napan và chất độc hoá học, v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750 chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Tướng William Westmoreland “tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969”.[13]

    Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu b́nh định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.[14]

    Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đă nhận thấy “tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm ră rời ư chí nhân dân Mỹ” [15]

    Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không con cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đă có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tổng cộng Mỹ đă huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thuỷ đánh bộ toàn nước Mỹ. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 5 nước: Anh, Úc, Canada và Tây Ban Nha cộng lại. Năm 1967, quân đội VNCH có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đă tăng lên 555.000 quân.[16][17]

    Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, th́ năm 1967 đă tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đă chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15-4-1967, tại Oasinhtơn, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu t́nh phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10-1967, nhiều cuộc biểu t́nh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đ̣i chăm lo t́nh cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.[18]

    Tuy vậy, do tương quan lực lượng quá chênh lệch (quân Giải phóng chỉ có hơn 280.000 quân và vẫn chưa có xe tăng, đại bác), quân Giải phóng chỉ có thể đánh tiêu diệt, tiêu hao sinh lực Mỹ ở quy mô nhỏ. Thương vong trong 2 năm 1966-67 tăng cao, khả năng tiếp tế đạn dược cũng dần hạn chế. Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam cuối năm 1967 cũng ra thông báo: "Cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta sẽ c̣n phải diễn ra rất lâu dài và gian khổ"[cần dẫn nguồn]

    Xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, Bộ chính trị cho rằng phải t́m cách đánh khác để đập tan ư chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn..[18]
    Kế hoạch của VNDCCH

    Tháng 6-1967, Bộ Chính trị chủ trương: "Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đ̣n quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua."

    Tháng 7 và tháng 8-1967, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho năm 1968 theo tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6 và chỉ thị của Quân ủy Trung ương.

    Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gợi ư cho “Tổ kế hoạch” do Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền phụ trách là nên nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách đánh “truyền thống” mà lâu nay quân Giải phóng vẫn làm, th́ mới có thể giành thắng lợi quyết định. Trong khi “Tổ kế hoạch” c̣n đang suy nghĩ t́m cách đánh mới, th́ TBT Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đă đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xă. Ư kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ư định quyết tâm chiến lược năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài G̣n, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nói: “Mỹ không c̣n con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam"[19]

    Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh bị sa sút, nên phải gác lại công việc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm, uy thế to lớn trong Đảng Lao động và nhân dân, mọi quyết sách lớn vẫn phải được phê duyệt bởi chủ tịch. Do vậy Hồ Chủ tịch đă có một chuyến về nước ngắn để nghe Quân ủy Trung ương tŕnh bày kế hoạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đă lưu ư những điểm sau: 1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không 2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ư đánh lâu dài. 3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm. 4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ư đến việc giữ sức dân. 5. Phải chú ư mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích. 6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh được lâu dài (nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài)[20]

    Tháng 10-1967, trong các ngày từ 20 đến 24, Bộ Chính trị họp Bàn về kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967 – 1968. Tham gia hội nghị này có Uỷ viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ. Tuy nhiên cả 3 nhân vật quan trọng nhất là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Vơ Nguyên Giáp đều vắng mặt do phải đi chữa bệnh ở nước ngoài.

    Bộ Chính trị đề ra ba mức trường hợp:[18]

    - Một là, giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ư chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của VNDCCH.

    - Hai là, giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng Mỹ vẫn c̣n lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài G̣n để tiếp tục chiến tranh.

    - Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân Giải phóng phải lui về thế thủ, ḥng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.

    Về sách lược: Bộ Chính trị đề ra tập trung mũi nhọn đấu tranh nhằm phân hoá, chia rẽ và cô lập Mỹ và chế độ Sài G̣n của Thiệu-Kỳ. Tiếp tục phổ biến thực hiện cương lĩnh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Lập mặt trận thứ hai (chuẩn bị người cụ thể trước), tiến tới lập chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, binh lính Sài G̣n đoàn kết với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, trung lập Mỹ, đánh đổ Thiệu - Kỳ, thương lượng với miền Bắc. Lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần lấy Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm ṇng cốt. Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị: cần tính đến các “yếu tố chính trị” – cuộc bầu cử tổng thống Việt Nam Cộng ḥa vào tháng Chín năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 1968.

    Về ngoại giao: nhằm phục vụ cho công kích và khởi nghĩa, Bộ Chính trị nêu rơ là phải tranh thủ cao độ sự ủng hộ của các nước xă hội chủ nghĩa. Trong t́nh h́nh Liên Xô - Trung Quốc đang có chia rẽ sâu sắc, Bộ Chính trị chủ trương giữ quan hệ tốt với cả 2 nước, tránh việc quá nghiêng về 1 bên sẽ làm xấu quan hệ với nước c̣n lại.
    Bộ trưởng Quốc pḥng Vơ Nguyên Giáp

    Qua thực tế chiến trường, những ư đồ chiến lược đă dần dần h́nh thành, từng bước trở thành những quyết sách: Tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào sào huyệt của địch trong các thành phố và thị xă. Từ Kế hoạch chiến lược năm 1968 do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị, hai cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12-1967 đă ra nghị quyết và trở thành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III), quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định.[21]

    Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của lực lượng vũ trang và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng tham mưu soạn thảo đă được Quân uỷ Trung ương nhất trí. Phương án xác định chiến trường trọng điểm là Sài G̣n - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh. Cụ thể là: cùng với đ̣n tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đ̣n tiến công chiến lược đánh vào thành phố, thị xă quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông thôn, mở đầu cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài G̣n - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài G̣n, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn. Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, quân Giải phóng sẽ nổ súng tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc Mỹ phải chú ư tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó, tạo điều kiện để giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị.[22]

    Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo nghệ thuật “truyền thống” th́ giai đoạn kết thúc chiến tranh, thông thường một trong các bên tham chiến thực hiện đ̣n đánh tiêu diệt chiến dịch lớn hoặc đánh tiêu diệt chiến lược lực lượng quân sự, chính trị đối phương, buộc chúng phải chịu thua. Tuy nhiên so sánh tương quan quân Giải phóng và quân Mỹ về quân số, vũ khí trang bị, sức cơ động và tính hiện đại đều thua kém nhiều lần, nên việc đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược đối với quân viễn chinh Mỹ là điều gần như không thể thực hiện được. Do đó Bộ chính trị chủ trương: "Phải t́m cách đánh mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ư chí xâm lược của Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu năo chính trị, quân sự ở các thành phố, thị xă. Tiến công vào các thành phố, thị xă sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung chuyển nước Mỹ. Qua đó, ta chứng minh cho Mỹ thấy chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng đang đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, do đó phải t́m giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam."[23]

    Diễn biến
    Sự chuẩn bị của quân Giải phóng


    Trong hai năm 1967, 1968, các chiến sĩ vận tải, thanh niên xung phong, hải quân ở miền Bắc đă vượt Trường Sơn và biển cả chi viện cho chiến trường miền Nam 118.923 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và 42.619.081 đôla, cộng với 122.885 tấn vật chất do Trung Quốc chi viện quá cảnh qua cảng Xihanúcvin (trong ba năm 1966, 1967, 1968).[24]


    1 trung đội quân chủ lực của QĐNDVN năm 1968

    Năm 1967, hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc biên chế thành từng trung đoàn, sư đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật bổ sung cho Trị - Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ, nâng tổng số Quân giải phóng miền Nam lên 220.000 quân chủ lực và 57.000 quân địa phương (không kể dân quân, du kích, tự vệ)[25]

    Phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, quân Giải phóng đă huy động được lực lượng lớn nhân dân trên địa bàn các tỉnh miền Đông tham gia phục vụ cho tổng tiến công và nổi dậy. Nhiệm vụ của lực lượng này là vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm vào nội đô cất giấu trước và cứu thương, tải thương khi chiến sự nổ ra, và xây dựng “hũ gạo nuôi quân”. Lực lượng quần chúng kết hợp với các đơn vị vận tải đă chuyển được hàng trăm tấn hàng từ vùng Mỏ Vẹt xuống vùng tây nam Sài G̣n. Quân Giải phóng đă huy động hàng trăm xe ḅ chở hàng từ Mỏ Vẹt xuống Hóc Môn, G̣ Vấp. Huyện Đức Hoà có phong trào xây dựng “hũ gạo nuôi quân”. Trước Tết, mỗi gia đ́nh để sẵn năm lon gạo đón chủ lực, sau đó, cứ mỗi tuần lại quyên góp một lần (do Hội phụ nữ phát động).[26]

    Các huyện đều thành lập đội cung cấp chuyên lo việc huy động lương thực, thực phẩm trong nhân dân phục vụ tổng tiến công và nổi dậy. Mỗi xă có ban quân lương, đội cứu thương, tải thương. Các nhà đều đào sẵn hầm để nuôi giấu thương binh hoặc chôn giấu vũ khí. Ở Trảng Bàng, gia đ́nh bà Nguyên (Má Bảy) đào hầm chôn tới 45 tấn vũ khí tại một vị trí chỉ cách đồn của Mỹ 1 km.

    Đến đầu 1968, trước khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy nổ ra, quân Giải phóng đă xây dựng được 19 lơm chính trị với 325 gia đ́nh, 12 kho vũ khí, 400 điểm ém quân, phần lớn ở gần các mục tiêu sẽ đánh chiếm. Mỗi lơm có nhiều cơ sở để cất giấu vũ khí, ém quân.[27]

    Lực lượng Biệt động Sài G̣n do Nguyễn Đức Hùng (bí danh Tư Chu) chỉ huy, có khoảng 300 người, trong đó có hơn 100 tay súng tinh nhuệ, đă lên kế hoạch đánh 7 cơ quan đầu năo chính trị trọng yếu của Mỹ giữa ḷng Sài G̣n như Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Ṭa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh hải quân, Bộ Tổng tham mưu...[28]

    Do trong tháng 1 năm 1968 ngày dương lịch sát ngày âm lịch: ngày 29 (tháng 1) dương lịch là ngày 30 (tháng chạp) âm lịch và có sự lệch nhau một ngày của Tết hai miền nên có sự hiểu không nhất quán trong các cấp chỉ huy chiến trường của quân Giải phóng về thời điểm tiến công (ngày N): là ngày theo âm lịch hay theo dương lịch, là theo lịch miền Bắc hay lịch miền Nam. Sự thiếu nhất quán này đă làm cuộc tiến công ở các địa bàn Quân khu 5 Quân Giải phóng đă nổ ra sớm hơn một ngày so với các địa phương khác trên toàn miền Nam.[29] Tuy vậy tính bất ngờ của Mậu Thân vẫn được bảo đảm.

    Mặc dù phía Mỹ cũng đă đưa ra một số dự đoán về cuộc tấn công này có thể diễn ra trước tết hoặc sau tết, và sẽ diễn ra ở phía bắc miền Nam Việt Nam (khu vực Quảng Trị). Nhưng trên thực tế nó nổ ra ngay đúng trong dịp tết, và diễn ra đồng loạt ở khắp miền Nam. V́ vậy phía Mỹ lẫn Việt Nam Cộng ḥa đều bị bất ngờ cả về thời gian lẫn quy mô của cuộc tiến công này. Đây là một thất bại lớn về mặt t́nh báo mà sẽ khiến chính phủ Mỹ nếm trái đắng trước dư luận trong trận đánh được coi là "bước ngoặt của cuộc chiến".[27]
    Chiến sự Đợt 1


    Binh sĩ VNCH và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong trận chiến Mậu Thân

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (Ngày mồng một Tết Mậu Thân). Từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau các lực lượng vũ trang quân Giải phóng bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xă, hàng trăm quân lỵ, chiếm một số nơi, phát động quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy cơ sở của chế độ Sài G̣n ở nhiều vùng nông thôn. Hiệu lệnh mở màn là bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch:

    Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,

    Thắng trận tin vui khắp nước nhà.

    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,

    Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

    Đêm 30-1-1968 (đêm 29 rạng ngày 30 tết): Các lực lượng vũ trang ở khu 5 và Tây Nguyên tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào các tỉnh lỵ, thị trấn căn cứ Mỹ - VNCH; Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH ở Đà Nẵng, Hội An, sân bay đà Nẵng, sân bay Non Nước, Nha Trang, Đắc Lắc, Plây cu, Quy Nhơn (B́nh Định).

    31-1-1968 (Đêm 30 rạng mồng 1 Tết): Tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngăi, B́nh Thuận, Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định, Phong Định, Vĩnh Long, Cần Thơ.

    1-2-1968 (Đêm 1 rạng ngày 2 Tết): Các lực lượng vũ trang tiếp tục đánh vào các tỉnh lỵ khác: Kiến Hoà, Định Tường, G̣ Công, Kiên Giang, Vĩnh B́nh, B́nh Dương, Tuy Hoà, Biên Hoà, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên.

    Để tăng tính bất ngờ, thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa, thời điểm mà quân Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa lơi lỏng pḥng bị, nhiều lính đang nghỉ về quê ăn Tết.
    Tại Sài G̣n

    Ngay đêm tiến công đầu tiên tại Sài G̣n các đội biệt động cảm tử của Giải phóng quân đă nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đă gây bất ngờ lớn cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa. Cuộc tiến công cho thấy sự bất lực của hệ thống t́nh báo của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng ḥa đă không tiên liệu được khả năng, tính chất cũng như thời điểm, quy mô của sự kiện mặc dù có sự khập khiễng về ngày giờ tiến công của quân Giải phóng ở các địa phương.

    Tại khu vực Bộ Tổng tham mưu QLVNCH và sân bay Tân Sơn Nhất, cụm biệt động 2 (gồm các đội 6, 7, 9) do Đỗ Tấn Phong chỉ huy đánh vào cổng 5 Bộ Tổng tham mưu và cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất). Sau ít phút tiến công, đội chiếm được cả hai cổng. Song do lực lượng ít, Tiểu đoàn 267 (phân khu 2) và Trung đoàn 16 (Phân khu 1) bị lạc không đến kịp như dự kiến, quân Mỹ-VNCH phản kích quyết liệt, cụm biệt động không lọt được vào bên trong. Sau gần một ngày, dựa vào các toà nhà dọc phố Trương Quốc Dung, cụm biệt động đánh trả quân Mỹ quyết liệt, loại khỏi ṿng chiến đấu nhiều lính Mỹ và VNCH, bắn cháy hai xe bọc thép. Đến 14 giờ ngày 30-1-1968, bị tổn thất và hết đạn, những người c̣n lại của cụm biệt động buộc phải rút lui.


    Một góc Sài g̣n với những cột khói

    Tại Đài phát thanh Sài G̣n, Đội biệt động số 4 (cụm 1) do Nguyễn Văn Tăng chỉ huy, sau ba phút chiến đấu đă chiếm được đài, loại khỏi ṿng chiến đấu một trung đội cảnh sát dă chiến bảo vệ. Nhưng nhân viên kỹ thuật và bộ phận chính trị phụ trách phát thanh đă bị ngăn chặn ở Phú Thọ Hoà không đến kịp nên ư đồ sử dụng Đài phát thanh làm công cụ tuyên truyền, gây tiếng vang dư luận không thực hiện được. Nhận rơ vị trí quan trọng của Đài phát thanh, ngay sau khi đài bị mất, quân Mỹ đă dùng cả trực thăng vũ trang, xe tăng yểm trợ nhanh chóng tổ chức lực lượng phản kích. Chỉ 15 phút sau khi biệt động nổ súng, quân Mỹ đă bao vây toàn khu vực. Tiểu đoàn 3 Dĩ An (Phân khu 5) không đến chi viện kịp như đă hiệp đồng. Sau ba ngày chiến đấu quyết liệt, những chiến sĩ biệt động c̣n sống sót quyết định cảm tử, dùng bộc phá phá hỏng một góc Đài phát thanh. Lực lượng biệt động thương vong gần hết (chỉ c̣n hai nữ phục vụ viên).


    Quang cảnh bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ khi đang bị biệt động Mặt trận Dân tộc Giải phóng Việt Nam đột kích.

    Ở Toà đại sứ Mỹ, lúc 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, 17 chiến sĩ Đội biệt động số 11 do Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy dùng xe du lịch có hoả lực B-40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng Toà đại sứ. Sau khi diệt 4 quân cảnh Mỹ gác ở cổng, biệt động dùng thuốc nổ phá huỷ tường tiến đánh vào bên trong, chiếm gần hết tầng 1 phát triển lên tầng 2 và 3 Toà đại sứ. Một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải bắt sống Đại sứ Bunker, nhưng các nhân viên an ninh sứ quán Mỹ đă lén đưa được Bunker rời khỏi biệt thự bằng một chiếc xe bọc thép sang ẩn nấp trong một hầm bí mật ở một địa điểm khác.

    Chỉ 20 phút sau khi Đại sứ quán bị đánh, một toán quân cảnh Mỹ đến cứu viện, nhưng bị biệt động bắn chặn nên không vào được cổng chính. 7 giờ sáng ngày 30-1-1968, một trung đội quân cảnh Mỹ lọt được vào cổng chính. Cuộc chiến đấu trong sứ quán diễn ra quyết liệt.

    9 giờ sáng ngày 30-1-1968, quân Mỹ đổ được một bộ phận lực lượng Sư đoàn dù 101 xuống sân thượng Toà đại sứ. Lực lượng tăng viện của quân Giải phóng không đến được như kế hoạch hiệp đồng. Các biệt động quân Đội 11 dũng cảm chiến đấu đến người cuối cùng. Trận đánh Toà đại sứ Mỹ kết thúc, trong 17 người của đội biệt động có 16 người thiệt mạng, chỉ c̣n đội trưởng Ngô Thành Vân bị thương ngất đi và bị bắt. Quân Mỹ cũng thiệt hại nặng: 5 lính chết tại chỗ, 17 chết sau khi đến bệnh viện và 124 bị thương.

    Việc quân Giải phóng đánh chiếm và trụ lại trong Toà đại sứ Mỹ tới hơn sáu giờ đồng hồ đă gây một tiếng vang lớn, làm chấn động nước Mỹ. Tất cả các cấp chỉ huy quân sự, ngoại giao ở Sài G̣n và cả nước Mỹ bàng hoàng, sửng sốt. 9 giờ 30 phút sáng ngày 30-1-1968, Westmoreland có mặt ở Đại sứ quán chứng kiến “khu sứ quán thật là hỗn độn, xác người Mỹ và người Việt Nam vẫn nằm ngổn ngang. Nhưng không giống như hầu hết các chiến trường, các nhà báo, các nhà quay phim vô tuyến truyền h́nh Mỹ h́nh như có mặt khắp mọi nơi. Nét mặt họ ánh lên nỗi buồn bực và tâm trạng không tin tưởng như thể sự tận cùng của thế giới đă đến nơi rồi”[30]. Westmoreland báo cáo với Johnson rằng, Mỹ đă làm chủ t́nh h́nh, nhưng tổng thống Mỹ đă nói chua chát: “Việt cộng đă đi dạo mát trong sứ quán của ta rồi”.

    Tại dinh Độc Lập, khoảng 1h30 mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, đội biệt động số 5 do Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) chỉ huy gồm 15 người trên ba xe tải nhỏ và hai chiếc Honda (trong đó có 1 nữ chiến sĩ 19 tuổi Vũ Minh Nghĩa) xuất phát từ hai hướng tiến thẳng vào. Xe tải đi đầu mang khối thuốc nổ gần 200 kg có nhiệm vụ phá cổng. Chiếc xe đi đầu đă tiêu diệt ụ gác đầu tiên rồi nhanh chóng phóng đến cổng sau dinh Độc Lập để một người lao vào đặt khối thuốc nổ phá cổng nhưng không nổ. 5 chiến sĩ trèo qua tường rào, tấn công vào trong dinh. Lính gác cổng bắn trả dữ dội, 5 người hy sinh tại chỗ. Bên ngoài, 3 xe của quân Mỹ chạy đến tiếp viện bị đội biệt động tiêu diệt. Gần sáng, không thấy quân chi viện, 8 người c̣n lại rút vào một cao ốc đang xây dở cạnh đó tiếp tục cố thủ, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân đội Mỹ nhưng mất thêm một người. Gần sáng mùng 3 Tết, lợi dụng những lỗ hổng trên tường do đạn bắn, 7 người d́u nhau thoát ra đường Thủ Khoa Huân. Đến sáng tổ bị bao vây, c̣n quả lựu đạn cuối cùng rút chốt nhưng không nổ, 7 người bị bắt[31]

    Tại Bộ Tư lệnh Hải quân, 16 chiến sĩ Đội biệt động số 3 (Cụm 1) do Trần Văn Lém (Bảy Lốp) chỉ huy dùng hai xe du lịch đưa lực lượng đến trước mục tiêu lúc 2 giờ 50 phút ngày 30-1-1968. Sau khi diệt hai lính gác ở đầu cầu Cửu Long, biệt động đánh bộc phá mở cửa và đột nhập vào bên trong, nhưng bị hoả lực ngăn chặn mạnh, không phát triển được. Các chiến sĩ biệt động chiến đấu cho đến khi hy sinh gần hết, chỉ c̣n hai người về được căn cứ và Phân khu 4.

    Như vậy ở nội thành Sài G̣n, lực lượng biệt động thuộc Phân khu 6 trong ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968 (theo lịch miền Nam - tức 30-1-1968) đă tiến công 6/9 mục tiêu chủ yếu. Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm, song do chiến đấu đơn độc, các lực lượng tăng cường không đến kịp theo kế hoạch, nên chỉ chiếm được Đài phát thanh và Toà đại sứ, giữ trong thời gian ngắn, các mục tiêu khác không vào được bên trong. Đa số các đội biệt động tham gia tác chiến bị tổn thất nặng.

    Trong lúc đó, những trận tiến công của các sư đoàn chủ lực miền Đông và lực lượng vũ trang các huyện ngoại thành không tăng viện được cho nội thành Sài G̣n - Gia Định. Bộ đội chủ lực không tiến được vào nội đô; đặc công, biệt động và các đơn vị mũi nhọn tác chiến bên trong trở thành đơn độc, lực lượng bị tiêu hao đến 80%, một số đơn vị chiến đấu hy sinh đến người cuối cùng, cơ sở nội thành bộc lộ và tổn thất nặng, lương thực cất giấu bí mật đă hết. V́ thế, các đơn vị chiến đấu trong nội thành được lệnh rút ra vùng ven củng cố. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở trọng điểm Sài G̣n - Gia Định cao điểm 1 giảm dần và kết thúc.

    Đến ngày 17-2, th́ tại Sài G̣n - Gia Định, cao điểm 2 của cuộc tổng tiến công bắt đầu. Chủ trương của quân Giải phóng trong cao điểm 2 là: dùng pháo kích là chính, kết hợp với tiến công một vài mục tiêu nhằm tiêu diệt và làm tan ră một bộ phận quan trọng quân Sài G̣n, làm cho địch mất sức phản kích và khả năng pḥng giữ, tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ. Thực hiện chủ trương này, đêm 17-2-1968, trung đoàn 96 và 208 ĐKB pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, Nha cảnh sát đô thành, căn cứ Sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ ở Phú Lợi. Kết quả theo b́nh luận của Hăng tin Anh BBC sáng 18-2, ở căn cứ Phú Lợi, “có ít nhất 400 người thương vong, nhiều kho tàng, máy bay bị phá huỷ”. Đài này c̣n b́nh luận: “Đây là trận đánh khá trúng đích của Việt cộng”. Với sân bay Tân Sơn Nhất “hoả tiễn rơi đúng pḥng chờ đợi đang chật ních khách. Trong số 88 quân nhân Mỹ thuộc lực lượng tuần giang Cửu Long chờ máy bay về Mỹ, số đông bị chết, sáu máy bay bị phá huỷ”[32]
    Last edited by alamit; 29-09-2012 at 07:35 PM.

  10. #190
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự kiện Tết Mậu Thân 1968
    P2


    Tại Huế

    Huế là một trong ba chiến trường chính và là một trong ba trọng điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đây là thành phố lớn thứ ba của miền Nam (sau Sài G̣n và Đà Nẵng). Lực lượng Mỹ và VNCH ở đây khá mạnh, toàn mặt trận Huế có khoảng 25.000 đến 30.000 quân (ṇng cốt là Sư đoàn 1 bộ binh).

    2 giờ 33 phút ngày 30-1-1968, pháo binh Quân giải phóng đồng loạt bắn phá các mục tiêu địch ở khu Tam giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toàn, Đông Ba, mở đầu cho tổng tiến công vào Nội đô Huế. Sau loạt pháo mở màn, lực lượng ta trên hai hướng cùng lúc đánh vào 40 mục tiêu trong và ngoại thành Huế.


    Súng không giật 106mm của Mỹ bắn đạn đinh có sức sát thương hàng loạt rất cao

    Đại đội 1 (Tiểu đoàn 12 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh vào Mang Cá. Do không nắm chắc địa h́nh, các đơn vị phải dùng sức mạnh để đột phá vào cổng chính. Trận đánh ác liệt kéo dài, thương vong mỗi lúc một tăng. Đến 11 giờ trưa, toàn bộ lực lượng đặc công phải rút ra. Trận đánh vào Mang Cá chấm dứt.

    Trong lúc đánh Mang Cá th́ Đại đội 2 (Tiểu đoàn 12 đặc công) phối hợp với Đại đội 1 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh chiếm sân bay Tây Lộc. Được cơ sở bên trong hỗ trợ, một bộ phận đánh sân bay bí mật đột nhập qua cổng Thuỷ Quan, nhanh chóng theo sông Ngự Hà vào chiếm góc tây nam sân bay (gồm khu nhà lính bảo vệ và một phần khu vực để máy bay), phá hỏng 20 máy bay và một số xe quân sự.

    Tại khu Đại Nội, Cột Cờ, 2 giờ 40 phút ngày 30-1-1968, Đại đội 4 đột phá cửa Hữu, dùng một mũi thọc sâu nhanh chóng chiếm khu Cột Cờ lúc 4 giờ 30 phút. C̣n lại đại bộ phận của Đại đội 4 cùng Đại đội 3 theo đường Yết Kiêu, Lê Huân đánh vào khu Đại Nội. Đến 5 giờ sáng quân Giải phóng chiếm toàn bộ khu Đại Nội, diệt một đại đội thám báo và 130 cảnh sát. 8 giờ sáng, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trên cột cờ báo hiệu đă làm chủ trung tâm thành phố Huế. Đến ngày 1-2, phần lớn Huế với 90% dân chúng đă nằm trong tay lực lượng quân Giải phóng.


    Thủy quân lục chiến Mỹ được xe tăng M48 Patton yểm trợ tấn công vào Huế

    Nh́n chung, trong những ngày đầu tổng tiến công và nổi dậy ở thành phố Huế, quân Giải phóng đánh chiếm được một số mục tiêu chủ yếu, đồng thời phát động quần chúng nổi dậy giành được chính quyền ở nhiều nơi. Mặt trận Liên minh dân tộc, dân chủ và hoà b́nh thành phố ra đời, tiếp đó Uỷ ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên - Huế được thành lập. Đó là một thắng lợi chính trị to lớn. Hăng tin Pháp AFP ngày 7-2-1968 đă b́nh luận: “Sau một đêm đánh nhau, Việt cộng đă kiểm soát 90% dân chúng thành phố Huế. Ngay sáng hôm sau, bộ máy hoạt động và cổ động chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đă bắt tay vào làm việc. Rơ ràng họ có một tổ chức mạnh mẽ trong thành phố này v́ họ có thể huy động rất nhiều người ra làm việc cho họ”. C̣n Hăng tin Anh Roitơ (cũng ngày 7-2-l968) th́ viết: “Sau 5 ngày đánh nhau ác liệt giành giật từng ngôi nhà, quân Việt cộng vẫn chiếm hơn một nửa thành phố Huế và quân đồng minh tiến dần từng bước một cách vất vả. Các nhà quân sự ở đây cảm thấy rằng quân Việt cộng chứng tỏ là họ có thể vào và ra Huế bất cứ khi nào họ muốn. Cho đến nay không có dấu hiệu nào tỏ ra là họ có ư định rút lui”.

    Sau những thất bại ban đầu, từ ngày 8-2-1968, quân Mỹ bắt đầu phản kích dữ dội. Mỹ huy động cả lực lượng tổng dự bị từ Sài G̣n ra (Chiến đoàn A thuỷ quân lục chiến VNCH) và từ Vùng I chiến thuật tới. Ngày 11-2, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 5) thuỷ quân lục chiến Mỹ cũng được tăng cường cho khu Tam giác, đưa tổng số quân ở đây lên 16 tiểu đoàn, khoảng gần 15.000 quân cả Mỹ lẫn VNCH.

    Từ ngày 9-2 đến ngày 12-2, quân Giải phóng phải liên tục bị phản kích. Không c̣n khả năng tiến công, quân Giải phóng chuyển sang tổ chức pḥng ngự, ngăn chặn phản kích quyết liệt đồng loạt trên bốn cổng thành (cửa Chánh Tây, cửa Hữu, cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba) và từ quốc lộ 1 vào An Hoà.

    Ngày 16 và 17-2, quân Mỹ lại tổ chức phản kích dữ dội và chiếm được cả Đông Ba. Ngày 18-2, quân Mỹ chiếm cổng Thuỷ Quan, uy hiếp cửa Hữu, cửa An Hoà và cửa Thượng Tứ. T́nh h́nh xấu đi rơ rệt. Mỹ đă tăng cường cho khu Mang Cá và Đông Ba một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến để cùng lực lượng từ bên ngoài bao vây tiêu diệt quân Giải phóng đang giữ phần c̣n lại ở tả ngạn thành phố. Lực lượng quân Giải phóng bị đẩy lùi dần vào trong thành nội.

    Chính vào thời điểm này, Mỹ ồ ạt tăng quân lên 23 tiểu đoàn (11 tiểu đoàn trong thành phố, 12 tiểu đoàn ở ṿng ngoài) nhằm giải toả cho thành Huế. Sức ép của quân Mỹ ngày càng tăng. Trước t́nh h́nh đó, để bảo toàn lực lượng, tránh bị bao vây ngày 22-2-1968, Khu uỷ Trị - Thiên và chỉ huy mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra ngoài thành phố.


    Một góc thành phố Huế bị tàn phá trơ trụi

    Sau 25 ngày chiến đấu, quân Mỹ và Đồng minh có hơn 4.400 thương vong, quân Giải phóng cũng có hơn 4.000 thương vong. Tuy tổn thất lớn và phải rút lui, song với việc giữ được thành phố 25 ngày, quân Giải phóng tại Huế đă tạo thành công lớn nhất và giữ được thành phố lâu nhất so với các thành phố khác, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung về chính trị của tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền.

    Bên cạnh tác động chính trị là tác động tâm lư. Để tiêu diệt quân Giải phóng trong đô thị, quân Mỹ dùng pháo hạm và máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Các loại vũ khí có sức sát thương hàng loạt như pháo không giật 107mm bắn đạn tạo mưa đinh, bom napalm, đạn pháo tăng, súng phun lửa... được sử dụng tối đa. Bên cạnh việc giúp tiêu diệt đối phương, những vũ khí này cũng gây tác hại rất lớn cho dân thường. Theo thống kê, sau 25 ngày chiến sự, 80% nhà cửa ở Huế đă bị bom đạn phá hủy, hàng ngàn thường dân cũng chết trong các cuộc giao tranh.[33]. Những h́nh ảnh tàn phá ghê gớm tại Huế được tŕnh chiếu đă góp phần lớn nhất thúc đẩy tâm lư phản chiến của dân chúng Mỹ.
    Đánh giá về đợt 1

    Quân Giải phóng đă đạt được những thành công sau:

    Giữ được bí mật bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đă có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới[34]. Việc lực lượng quân Giải phóng tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết Nguyên đán.

    Gây cho đối phương bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi người khi mà đồng loạt tại tất cả các đô thị cùng diễn ra các trận đánh quyết liệt trong gần một tháng (chỉ riêng đợt 1) và điều bất ngờ này cho thấy 3 năm t́m-diệt của quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt được hiệu quả thấp. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lănh đạo của phía quân Giải phóng đă lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của địch, và đă tạo ra tiếng vang lớn.

    Chiếm được một số thị xă thành phố, gây thiệt hại đáng kể cho đối phương và qua đó tác động mạnh vào nhân tâm nước Mỹ: từng dăy phố bị ném bom napal và nă pháo, quân hai bên đánh nhau quyết liệt ngay trước máy quay, thậm chí từ binh bị hành quyết ngay trên phố (Xem Sự kiện Nguyễn Ngọc Loan)... Những điều này được truyền thông nhanh chóng, gây ấn tượng rất lớn lên tâm lư dư luận thế giới[35].

    Tại nông thôn, quân Giải phóng đă phá thêm 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xă mới với hơn một triệu dân.[36] Về mặt tác chiến trong số các đô thị, quân Giải phóng đă phá hủy được 1/3 vật tư chiến tranh, loại khỏi ṿng chiến hàng vạn quân Mỹ. Họ thành công nhất tại cố đô Huế (Xem Trận Mậu Thân tại Huế). Họ chiếm giữ thành phố lâu tới 25 ngày, buộc thủy quân lục chiến Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng ḥa phải đánh nhau ác liệt giành giật từng khu nhà đoạn phố.


    Quân Mỹ thương vong trong trận Mậu Thân

    Tuy nhiên qua đợt 1, bên cạnh những thành công, quân Giải phóng cũng phạm phải những sai lầm trong tác chiến:

    Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, quân Giải phóng đă có những đánh giá không đúng với thực tế t́nh h́nh và duy ư chí: họ hy vọng cùng với tiến công quân sự đánh vào các đô thị, họ có thể phát động dân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa đánh sụp chính quyền Việt Nam Cộng ḥa và đặt Mỹ trước t́nh thế phải đi đến quyết định ra đi khỏi chiến tranh. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hoà và đánh giá quá cao khả năng của họ, nên trong thực tế quân Giải phóng đă bị thương vong lớn mà không phát động được tổng khởi nghĩa của người dân ở thành thị (trừ ở một số nơi như Huế); chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở các đô thị vẫn đứng vững.


    Xác quân Giải phóng trong Trận Mậu Thân

    Một đặc điểm nữa của việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968 là các cấp chỉ huy chiến đấu của quân Giải phóng đă không tách bạch đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công (đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàm phán), đâu là mục tiêu được phổ biến rộng răi trong quân sĩ để cổ vũ khí thế chiến đấu (đánh dứt điểm đối phương).[cần dẫn nguồn]. Các cán bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh cuối cùng, không lập sẵn kế hoạch pḥng thủ và rút lui, dẫn tới việc tác chiến bị lâm vào bị động đối phó.

    Điều tai hại nữa cho quân Giải phóng là họ đă không linh hoạt thay đổi tuỳ theo t́nh h́nh. Khi đợt tấn công đầu tiên kết thúc, họ đă phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đă bị lộ và đối phương đă đề pḥng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của Giải phóng quân càng lớn.

    Đánh giá các sai lầm của quân Giải phóng trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, báo Quân đội Nhân dân đă liệt kê các điểm như: đánh giá sai về tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến việc đề ra mục tiêu tổng tấn công giành chính quyền một cách chủ quan, không kịp thời chuyển hướng hoạt động quân sự khi t́nh h́nh đă thay đổi.[37]

    Chiến sự Đợt 2

    Sau khi William Westmoreland bị cách chức, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc giao cho Abram làm Tư lệnh lực lượng đồng minh Mỹ ở Nam Việt Nam. Để thực hiện chiến lược “quét và giữ” có hiệu quả, giữa tháng 4-1968, Clípphớt, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ chỉ thị cho Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam thực thi ba biện pháp cấp bách: một là, ra sức xây dựng tuyến pḥng thủ vững chắc ở trong và xung quanh các thành phố, các căn cứ, các tiểu khu, chi khu quân sự các điểm chốt trên các trục đường giao thông. Hai là, lập những vành đai đủ sức ngăn chặn các cuộc tiến công mới của quân Gải phóng. Đẩy chiến tranh ra xa các thành phố, thị xă quan trọng có ư nghĩa chiến lược. Ba là, mở các cuộc hành quân càn quét (kể cả các cuộc hành quân cảnh sát) để giải toả các thành thị, căn cứ, đường giao thông, ngăn chặn triệt để Quân giải phóng tiến công.

    Song song với đó, Tổng thống Mỹ Johnsơn, Đại sứ Bunker ra sức tuyên truyền cứu vớt h́nh ảnh chính trị trong dư luận Mỹ và thế giới đang lên án mạnh mẽ. Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ và Sài G̣n ngày đêm phát đi những tuyên bố của những nhà lănh đạo Mỹ rằng: “Việt cộng và quân Bắc Việt Nam đă bị Mỹ và đồng minh truy kích; quân Mỹ và quân đội Sài G̣n đă nắm quyền chủ động chiến trường; Việt cộng đă đuối sức, hết hơi, v.v… để xoa dịu làn sóng đấu tranh của nhân dân Mỹ và những chất vấn của Quốc hội Hoa Kỳ, đồng thời trấn an tinh thần cho quân đội, chính quyền Sài G̣n.

    Trước t́nh h́nh trên, ngày 24-4-1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp phân tích, đánh giá t́nh h́nh và kết quả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, quyết định tổng tiến công và nổi dậy đợt 2.

    Cuối tháng 3-1968, sau khi sơ bộ kiểm điểm đợt 1 tiến công vào Sài G̣n - Gia Định, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền cử đại diện ra Hà Nội báo cáo về đề nghị cho chiến trường miền Đông Nam Bộ tiếp tục mở đợt 2 đánh vào Sài G̣n với lư do “yếu tố bất ngờ vẫn c̣n, mặc dù địch đă co về pḥng giữ nội thành và vùng ven, nhưng chúng c̣n nhiều sơ hở, đợt 1 ta mới sử dụng bộ phận đặc công, một số đội biệt động, du kích mật và quần chúng. Các tiểu đoàn mũi nhọn, các trung đoàn khu vực, các sư đoàn chủ lực cơ động vẫn c̣n sung sức, quyết tâm lập công cao... Nếu ta khắc phục được khuyết điểm trong đợt 1 th́ sức đột kích trong đợt 2 sẽ mạnh hơn nhiều và sẽ là một bất ngờ mới đối với địch”[38]

    Cùng thời gian này, để mở rộng mặt trận dân tộc đoàn kết chống Mỹ trong các tầng lớp nhân dân ở khắp các đô thị, ngày 20 và 21-4-1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà b́nh miền Nam Việt Nam ra đời từ trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, tổ chức Đại hội bầu ra Uỷ ban Trung ương Liên minh do Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo làm Chủ tịch.

    Đúng 0 giờ 30 phút ngày 5-5-1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đợt 2 trên toàn Miền đă nổ ra. Trong tuần lễ đầu tổng tiến công và nổi dậy (từ ngày 5 đến 12-5), quân Giải phóng đánh trúng 89 thành phố, thị xă, thị trấn, quận lỵ căn cứ địch từ Trị - Thiên đến Cà Mau, từ đồng bằng ven biển đến Tây Nguyên.

    Trên chiến trường trọng điểm Sài G̣n - Gia Định, từ hướng tiến công chủ yếu phía tây thành phố, Trung đoàn 2 gồm các tiểu đoàn 267, 269, Tiểu đoàn 6 B́nh Tân do Trung đoàn trưởng Vơ Văn Hoàng chỉ huy tiến công cụm rađa Phú Lâm, phát triển vào Cầu Tre, tập kích đánh thiệt hại một tiểu đoàn biệt động quân, phát triển đánh chiếm khu vực đường Minh Phụng và B́nh Thới.

    Trong hai ngày 7 và 8-5, đại bộ phận Trung đoàn 2 đă bám trụ chiếm lĩnh hai nhà cao tầng ở ngă tư đường Minh Phụng khống chế các điểm xuất phát tiến công của quân Mỹ từ B́nh Thới xuống đến Duy Linh. Quân MỸ-VNCH cho hàng chục lần chiếc máy bay A-37 ném bom bắn phá hai nhà cao tầng gây nhiều đám cháy. Hai tiểu đoàn biệt động quân được hàng chục xe tăng M-41 yểm trợ phản kích quyết liệt ḥng đẩy quân Giải phóng ra khỏi ngă tư. Trận đánh trên đường Minh Phụng kéo dài gần một tuần (từ ngày 5 đến ngày 10-5), sau đó Trung đoàn 2 được lệnh chia thành hai hướng. Một tiểu đoàn cơ động về hướng bắc đánh địch ở khu vực nghĩa trang Phú Thọ. Hai tiểu đoàn c̣n lại tiến xuống phía nam Cầu Gỗ đánh chiếm khu vực B́nh Tiên.

    Cũng thời điểm trên, Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9) lực lượng phối thuộc của Phân khu 2, sau khi đột phá qua một số tuyến ngăn chặn ṿng ngoài đă tiến công khu vực ngă tư Bảy Hiền và một số mục tiêu xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Tại khu nghĩa địa Pháp, quân dù (lực lượng dự bị chiến lược VNCH) từ trong sân bay đánh tràn ra quyết ngăn chặn lực lượng quân Giải phóng đang phát triển. Một trận đánh ác liệt đă xảy ra ở khu mả Xây. Qua hai ngày chiến đấu (ngày 5 và 6-5) 2 bên đều thiệt hại đáng kể. Ngày 7-5, trung đoàn 1 được lệnh của Phân khu 2 lui về phía tây Bà Quẹo, tổ chức pḥng ngự đánh phản kích.


    Một lính Mỹ bị thương tại Sài G̣n vào tháng 5

    Phân khu 1 đảm nhiệm hướng tây bắc, được Trung đoàn 16 chủ lực Miền hỗ trợ, tiến công sân bay Tân Sơn Nhất và một số mục tiêu xung quanh Bộ Tổng tham mưu VNCH. Nhưng trong quá tŕnh hành quân vào nội đô, Trung đoàn 16 và các tiểu đoàn độc lập của Phân khu 1 liên tục đụng đầu với các tiểu đoàn dù 1, 5, 7 VNCH. Quân Giải phóng phải tổ chức pḥng ngự ở An Phú Đông, Tân Thới Hiệp từ ngày 4 đến ngày 7-5. Ngày 8-5, để cải thiện vị trí đứng chân, các lực lượng Phân khu 1 và phối thuộc tập kích cụm xe cơ giới ở Tân Thới Đông và Tân Thới Trung, phá hỏng 50 xe các loại, diệt và làm bị thương 230 lính.

    Cùng thời gian, hàng chục trận địa pháo hoả tiễn tiếp tục pháo kích căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, Tân Cảng, kho Long B́nh... phá huỷ nhiều kho tàng quân sự Mỹ.

    Giai đoạn 1 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đợt 2 trong nội đô đến ngày 12-5 tạm thời lắng xuống. Hầu hết các lực lượng chủ lực quân Giải phóng được lệnh rút ra vùng ven để củng cố tổ chức, vừa đánh địch càn quét vừa làm công tác chuẩn bị sẵn sàng bước vào giai đoạn 2. Những vấn đề nổi bật của giai đoạn 1 là, các phân khu thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ trên giao, diệt được khá nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh đói phương. Tuy nhiên, qua giai đoạn 1 hoạt động tác chiến trong thành phố, nh́n chung các phân khu c̣n bộc lộ nhiều hạn chế về chỉ huy và điều hành lực lượng. Một số phân khu hoạt động ở hướng tây và nam vào được khu vực trên giao, nhưng lại không bám trụ được lâu dài do bị thương vong nhiều. Một số phân khu hoạt động ở hướng bắc và đông chỉ vào được cửa ngơ nội đô, chỉ tác chiến ở những mục tiêu thứ yếu.

    Ngày 24-5-1968, quân Giải phóng thực hiện một loạt trận tiến công mới vào các mục tiêu quan trọng trong nội đô. Để mở rộng hoạt động quân sự, phân tán sự đối phó của đối phương ở hướng đông bắc, ngày 26-5, Bộ chỉ huy Miền chỉ thị cho các đơn vị đang hoạt động ở hướng tây và nam khẩn trương đưa lực lượng mở các đợt tiến công vào nội đô. Phối hợp với bộ binh chiến đấu ở nội đô, các đơn vị pháo binh từ vùng ven liên tiếp bắn phá sân bay Tân Sơn Nhất, bến cảng Sài G̣n, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH, Toà đô chính, Sứ quán Mỹ, gây nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần.

    Tại Chiến trường Khu V, Sư đoàn 3 bộ binh (thiếu một trung đoàn) của quân khu bám trụ ở B́nh Định được lực lượng vũ trang tỉnh, huyện hỗ trợ, cùng một lúc tiến công tám mục tiêu trên đường số 1, đoạn từ cầu Ông Diệu đến huyện lỵ Phù Mỹ, nhằm kéo Lữ đoàn dù 178 Mỹ ra giải toả để tiêu diệt... Khoảng 23 giờ đêm ngày 6-5, một đoàn xe chạy từ Phù Mỹ ra, lọt vào trận địa phục kích của Sư đoàn 3, bị bắn cháy 32 chiếc, hơn 100 lính trên xe bị diệt. Cùng thời gian, Tiểu đoàn 53 tổ chức đánh quân Mỹ đổ bộ đường không xuống thôn Tường Lâm, Mỹ Trung (Hoài Ân), loại khỏi ṿng chiến đấu 130 lính Mỹ, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. Ngày 24-5, một đoàn xe 26 chiếc chở quân Mỹ, được một chi đoàn thiết giáp hỗ trợ tiến vào xă Mỹ Trinh, bị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương chặn đánh diệt 16 chiếc.

    Đầu tháng 6-1968, Tiểu đoàn 40 đặc công tỉnh tập kích diệt hai đại đội Mỹ ở g̣ Ông Thường, xă Hoài Thanh và cầu Ông Tú, xă Hoài Châu. Giữa tháng 7, Tiểu đoàn 53 phục kích trên quốc lộ 1 đoạn Tam Quan đi Chợ Cát, loại khỏi ṿng chiến đấu gần 200 lính Mỹ - VNCH, bắn cháy 15 xe (có 4 xe bọc thép), 2 máy bay, 2 pháo 105 mm. Đặc công Đ10 tập kích cứ điểm tháp Bánh Ít, diệt 30 lính, đánh sập 8 lô cốt đốt cháy 2 kho xăng. Giữa tháng 6, Tiểu đoàn 50 được bộ đội địa phương huyện và du kích phối hợp, chặn đánh một tiểu đoàn Nam Triều Tiên càn quét xă Cát Thắng, loại khỏi ṿng chiến đấu gần 100 lính.


    Căn cứ Khâm Đức bị quân Giải phóng tiêu diệt trong trận đánh từ 10 đến 12-5

    Nổi bật nhất trong chiến sự đợt 2 ở Khu V là Trận Khâm Đức, 2 trung đoàn của Sư đoàn 2 sau 2 ngày tiến công liên tục từ 10 đến 12-5 đă tiêu diệt hoàn toàn trại quân sự Khâm Đức do gần 1.000 lính Mỹ và 500 lính VNCH trấn giữ, diệt gần 800 lính, bắt sống 104 lính và bắn rơi 9 máy bay.

    Ở mặt trận bắc Tây Nguyên đầu tháng 4-1968, Sư đoàn 1 từ hướng đường 18 - Plây Cần hành quân sang hướng tây Kon Tum đánh quân Mỹ nống ra các khu vực Chư Tang Kra, Chư Mo, Chư Tô Bla, Chư Ben... Nổi bật nhất là những trận đánh cắt giao thông trên các mạng đường quốc lộ, tỉnh lộ ba tỉnh. Sáng ngày 9-5, một đoàn xe cơ giới Mỹ chạy trên đường 14 (Plâycu - Kon Tum) bị lực lượng vũ trang Gia Lai phục kích diệt tám chiếc. Ngày 28-5, Trung đoàn 95 đánh đoàn xe quân sự Mỹ trên đường 19 (An Khê - Măng Giang) diệt 20 chiếc (có 5 xe tăng, xe bọc thép). Nửa tháng sau cũng trên đoạn đèo này, Trung đoàn 95 phục kích diệt 25 xe, loại khỏi ṿng chiến đấu gần 100 lính. Tổng kết lại, Suốt trong hai tháng 5 và 6, với các h́nh thức tác chiến phục kích, tập kích, vận động tiến công kết hợp chốt, Sư đoàn 1 đă loại khỏi ṿng chiến đấu 1.160 lính, bắn rơi 72 máy bay, phá huỷ 42 xe quân sự.

    Cuộc tổng tiến công giai đoạn hai đợt 2 kéo dài đến ngày 13-6 kết thúc. Với tinh thần “đợt sau cao hơn đợt trước”, các tiểu đoàn “cảm tử” của quân Giải phóng đă gây nhiều bất ngờ về chiến thuật và khả năng chiến đấu thọc sâu trong thành phố, tiếp tục gây nhiều thiệt hại cho quân Mỹ-VNCH. Mặc dù vậy, các đơn vị bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương phải chiến đấu trong khi yếu tố bí mật không c̣n, đối phương tăng cường triển khai đối phó, hầu hết các cuộc hành quân tiếp cận đều bị ngăn chặn, nhiều đơn vị không đến được mục tiêu trên giao.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •