Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 18 of 18

Thread: Miến Điện: Con đường đi tới Tự Do Dân Chủ

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bà Aung San Suu Kyi đi thăm Ấn Độ


    Lư Anh





    Nhận lời mời của TTg Ấn Độ Manmohan Singh, ngày 13/11/2012, bà Aung San Suu Kyi, lănh tụ dân chủ Miến Điện, Khôi nguyên Nobel Ḥa B́nh năm 1991, đă đến New Delhi dự lễ kỷ niệm 123 năm ngày sinh vị Thủ tướng đầu tiên của Cộng ḥa Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, tổ chức vào ngày 14/11/2012.


    Trong chuyến đi này, bà Suu Kyi cũng đă trở lại Lady Shri Ram College for Women, ngôi trường bà từng học thời Trung học. Bà con ghé thăm thành phố Bangalore - trung tâm kỹ thuật thông tin của Ấn Độ; cùng một số vùng nông thôn trong bang Andhra Pradesh để nghiên cứu các chương tŕnh phát triển nông thôn và quyền lợi của người phụ nữ. Trong những ngày ở Ấn Độ, bà Aung San Suu Kyi đă được các vị lănh đạo cao cấp của Ấn Độ, trong đó có TTg Manmohan Singh, Chủ tịch Đảng Quốc Đại Sonia Gandhi cùng nhiều vị khác, đón tiếp nồng nhiệt.
    Trước khi lên đường đi Nerw Delhi, bà Aung San Suu Kyi nói với kư giả tờ The Hindu của Ấn Độ rằng, bà cảm thấy buồn v́ trước đây chính phủ Ấn Độ muốn có quan hệ tốt với nhà cầm quyền quân phiệt, đă không ủng hộ cuộc vận động dân chủ của Miến Điện, cũng như bản thân bà.
    Giới b́nh luận chính trị cho rằng chuyến đi Ấn Độ của bà Aung San Suu Kyi lần này nhằm gỡ bỏ những thành kiến giữa cá nhân bà và phe dân chủ Miến Điện với nhà cầm quyền Ấn Độ, đồng thời tăng thêm quan hệ ngoại giao và giữa 2 nước Miến Điện và Ấn Độ.
    Tiến sĩ Uday Bhan Singh, làm việc tại Sở nghiên cứu Bộ Quốc pḥng Ấn Độ, nói: “Ấn Độ và Miến Điện có 1600km biên giới đường bộ, các bang ở miền đông bắc Ấn Độ cũng rất gần Miến Điện. Với hoàn cảnh đó, chúng ta càng có thể hiểu biết nhau hơn. Khi Miến Điện gặp phải một vấn đề nan giải nào đó, Ấn Độ có thể giúp đỡ giải quyết, c̣n dễ dàng và tốt đẹp hơn Trung Quốc”.
    Nhiều nhà quan sát cho rằng, với chính sách hướng về phía đông để kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ cần quan hệ chặt chẽ với Miến Điện, đặc biệt là phải tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và chiến lược giữa hai nước.
    Sau khi TT Thein Sein lên cầm quyền thực hiện một số chính sách nhằm cải cách kinh tế và chính trị, bước đầu tiến lên con đường dân chủ, được các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, gỡ bỏ lệnh trừng phạt, Miến Điện ngày càng được nhiều nước trên thế giới chú ư đến. Miến Điện là quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Ấn Độ là nước láng giềng, không thể bỏ qua cơ hội “giúp người lợi ḿnh”. Địa lư chiến lược của Miến Điện có tầm quan trọng đối với Ấn Độ, qua đó, các nhà quan sát nhận định chuyến viếng thăm Ấn Độ của bà Aung San Suu Kyi có thể giúp cho quan hệ giữa Miến Điện và Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
    Tại Ấn Độ, ngoài việc diễn thuyết tại lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 123 của cố TT Jawaharlal Nehru, bà Aung San Suu Kyi c̣n gặp một số nhà chính trị hàng đầu ở Ấn Độ, dự một cuộc họp ngắn với các nhà hoạt động dân chủ người Miến Điện ở New Delhi. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đánh giá chuyến thăm của bà là cơ hội tốt để củng cố quan hệ song phương. Họ nói chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi nằm trong chương tŕnh đón tiếp các nhà lănh đạo cấp cao Miến Điện của chính phủ Ấn Độ.
    Ông Bharat Karnad thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi nói Ấn Độ sẽ cư xử tốt đẹp với Miến Điện. Ông cho biết: “Chuyến thăm này tuy đầm ấm, thân mật, nhưng Ấn Độ sẽ không có ư kiến ǵ về tương lai chính trị của bà Aung San Suu Kyi hay Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ do bà lănh đạo. Tôi cho rằng chính phủ Ấn Độ sẽ không đánh liều một lần nữa bằng cách lánh xa các tướng lănh quân sự của Miến Điện như trước kia đă xa lánh bà Aung San Suu Kyi và Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ của bà”.
    Các nhà dân chủ Miến Điện mong rằng, Ấn Độ mời bà Aung San Suu Kyi đến New Delhi không phải chỉ để ḥa giải những hiểu lầm trước kia. Họ muốn Ấn Độ đóng một vai tṛ lớn hơn trong việc hỗ trợ Miến Điện trên con đường dân chủ hóa. Phía Ấn Độ đề nghị trợ giúp tiến tŕnh dân chủ hóa ở Miến Điện, đào tạo các nhà lập pháp và thành lập một hệ thống Nhân quyền Toàn quốc. Miến Điện gửi các kư giả sang Ấn Độ t́m hiểu thể chế dân chủ ở đất nước có nhiều bộ tộc và tôn giáo khác nhau đă hoạt động như thế nào?
    Ông Tint Swe, cựu dân biểu trong Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ, từng sống lưu vong ở New Delhi 20 năm, cảm thấy chuyến đi này đem lại một tia hy vọng. Ông Swe nói: “Tại sao không thể coi đó là đường lối chính phủ Ấn Độ muốn thay đổi Miến Điện? Chúng ta muốn những điều tốt đẹp nhất từ Ấn Độ: kinh doanh, thương mại, đầu tư... nhưng trước hết phải là các khái niệm dân chủ. Các hoạt động kinh doanh của Ấn Độ tại Miến Điện phải minh bạch hơn và có nhiều trách nhiệm đối với Miến Điện. Chúng ta cũng cần học tập nền giáo dục tốt của Ấn Độ...”.

    Diễn thuyết tại lễ kỷ niệm sinh nhật cố TTg Neru
    Năm 1960, bà Khin Kyi, phu nhân của tướng Aung San, sau khi chồng bị ám sát, được cử đến New Delhi làm Đại sứ Miến Điện tại Ấn Độ, cô nữ sinh Aung San Suu Kyi, 15 tuổi, cũng theo mẹ sang Ấn Độ. Bốn năm sau, khi tốt nghiệp Trung học tại trường Lady Shri Ram College for Women, Aung San Suu Kyi sang Anh Quốc ở St Hugh's College, Đại học Oxford.
    Trong 4 năm ở Ấn Độ, bà Aung San Suu Kyi có quan hệ mật thiết với phong trào đấu tranh giành độc lập và cuộc vận động dân chủ ở Ấn Độ do cố TTg Jawaharlal Nehru lănh đạo. Bà nói các nhà lănh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ như Mahatma Gandhi và Jawaharlal Nehru đă có ảnh hưởng lớn đối với bà. Từ khi bà tham gia vào cuộc vận động dân chủ ở Miến Điện, thời gian đầu chính phủ Ấn Độ ủng hộ bà. Năm 1993, khi bà đang bị giam lỏng, chính phủ Ấn Độ không c̣n ủng hộ cuộc vận động dân chủ ở Miến Điện, xa lánh Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ (National League for Democracy –NLD) do bà lănh đạo. Ấn Độ chuyển hướng sang quan hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện, để tranh giành quyền lợi với Trung Quốc là nước đang được Miến Điện cung cấp năng lượng và hy vọng Miến Điện giúp đỡ Ấn Độ kiểm soát các nhóm nổi dậy hoạt động dọc theo đường biên giới chung ở miền đông bắc Ấn - Miến.
    Từ ngày Miến Điện có những thay đổi lớn chính trị, được các nước phương Tây gỡ bỏ lệnh trừng phạt, nhiều nước trên thế giới ngày càng quan hệ mật thiết với Miến Điện, Ấn Độ cũng muốn hàn gắn lại quan hệ với Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ và có quan hệ tốt với chính phủ Miến Điện do TT Thein Sein lănh đạo. Tháng 05/2012, TTg Ấn Độ Manmohan Singh khi đến công du đất nước Miến Điện bắt đầu đổi mới đă hội đàm với bà Suu Kyi và mời bà diễn thuyết trong buổi lễ kỷ niệm ngày sinh nhật cố TTg Nehru vào tối 14/11.
    Nói trước một số đông cử tọa, trong bài diễn thuyết của ḿnh, bà Aung San Suu Kyi ca ngợi các nhà lănh đạo phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ luôn luôn là tấm gương sáng đồng thời là nguồn cảm hứng tiếp sức cho bà trong cuộc đấu tranh dân chủ tại Miến Điện. Nghĩ đến cuộc đời đấu tranh cho Ấn Độ độc lập của cố TTg Jawaharlal Nehru, từng bị tù đày và giam cầm một thời gian dài, bà thấy có nhiều điểm giống như bản thân bà từng trải qua.Tuy vậy, bà đă không nén được những lời phê phán chính phủ Ấn Độ đă phản lại cuộc vận động dân chủ của Miến Điện và bản thân bà. Aung San Suu Kyi nói bà rất buồn v́ trong vài chục năm qua quan hệ giữa Ấn Độ với cuộc đấu tranh dân chủ của Miến Điện đă nguội lạnh.
    Bà nói: “Chúng tôi chưa đạt được mục tiêu chính của cuộc vận động dân chủ. Hiện nay đang ḍ dẫm từng bước. Chúng tôi hy vọng trong giai đoạn cuối cùng vô cùng gian khổ này, nhân dân và chính phủ Ấn Độ ủng hộ chúng tôi. Điều khiến tôi đau buồn nhất, khi chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn, chúng tôi lại phải xa rời Ấn Độ, hoặc nói ngược lại Ấn Độ đă xa lánh chúng tôi! Tuy nhiên, trước sau tôi vẫn tin vào t́nh bạn lâu dài giữa hai quốc gia chúng ta”.
    Bà hy vọng trong quá tŕnh dân chủ hóa Miến Điện, Ấn Độ sẽ là người bạn sát cánh với đất nước Miến Điện, ủng hộ cuộc vận động dân chủ của nước này: “Trước sau tôi vẫn tin rằng, trong quá tŕnh dân chủ hóa ở Miến Điện, quan hệ qua lại và t́nh bạn giữa 2 nước chúng ta sẽ được xây dựng trên quan hệ bạn bè và t́nh cảm giữa nhân dân 2 nước Miến Điện và Ấn Độ”.
    Nhiều nhà lănh đạo trong chính phủ, nhiều chính khách quan trọng trên chính trường Ấn Độ, trong đó có chắt ngoại của cố TTg Nehru là Rahul Gandhi đă đến nghe bà Suu Kyi diễn thuyết. Rahul là người có thể ra tranh cử chức Thủ tướng Ấn Độ vào năm 2014. Thân mẫu của ông là bà Sonia Gandhi, Chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ, đă ngồi tiếp chuyện bà Aung San Suu Kyi trong buổi tối hôm đó.
    Trưa ngày 14/11, lănh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đă cùng bà Sonia Gandhi dự bữa ăn trưa do TTg Ấn Độ Manmohan Singh chiêu đăi.
    Việc Ấn Độ đón tiếp bà Aung San Suu Kyi vô cùng nồng nhiệt chứng tỏ trong con mắt nhiều chính khách Ấn Độ, bà không đơn thuần là một thủ lĩnh đối lập mà c̣n là nhà lănh đạo quốc gia đầy tiềm năng...

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LHQ cảnh báo t́nh h́nh trồng và buôn bán ma túy ở Miến Điện
    RFA-12-12-2012


    Liên Hiệp Quốc lo ngại t́nh h́nh Miến Điện hiện nay sẽ là cơ hội phát trỉên cho việc trồng và buôn bán ma túy.

    AFP

    Một cánh đồng trồng thuốc phiện ở vùng biên giới Thái Lan và Miến Điện đang được phá huỷ.

    Tổ chức Chống Tội phạm và Ma túy của Liên Hiệp Quốc gọi tắt là UNODC vừa lên tiếng cảnh báo rằng Miến Điện là nuớc đứng thứ hai thế giới sản xuất các loại thuốc gây nghiện methamphetamine và hàng trăm triệu viên thuốc này được vận chuyển, tiêu thụ trên khắp thế giới.

    Ông Gary Lewis chuyên viên thuộc tổ chức UNODC cho biết có 123 triệu viên methamphetamine bị tịch thu trong năm ngoái tại những khu vực gần Miến Điện. Con số này tăng 9% của năm 2010 và tăng hơn 500% của năm 2007.

    Chỉ riêng tại Miến chính phủ đă tịch thu 5 triệu 900 ngàn viên methamphetamine trong năm 2011. Con số này rất nhỏ so với những viên thuốc đă được mang ra khỏi nước do các tổ chức buôn lậu quốc tế.

    Theo ông Gary Lewis th́ Miến Điện là địa điểm chính có cuộc khủng hoảng ma túy nếu thế giới không chú ư và có biện pháp giúp nước này đối phó th́ khó ḷng kiềm soát tội phạm buôn bán ma túy trong toàn khu vực.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thay đổi ở Miến Điện tác động người buôn bán nhỏ ra sao?
    Gia Minh, biên tập viên RFA
    2013-01-21

    Thay đổi ở Miến Điện và những tác động đối với một số đối tượng kinh doanh, buôn bán nhỏ ở nước này hiện nay.


    Một cửa hàng tạp hóa ở trung tâm thành phố Yangon, Miến Điện hôm 13-08-2013.

    Quầy hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm

    Khi đất nước Miến Điện c̣n đóng cửa dưới chính quyền quân sự, lượng du khách đến viếng thăm đất nước này được cho biết chưa đầy 800 ngàn người mỗi năm.

    Tuy nhiên, sau khi đất nước này thực hiện thay đổi chính trị và những bước tiếp theo, số du khách đến t́m hiểu, tham qua đất nước Miến Điện được cho là c̣n nhiều mảng chưa được khai phá đă gia tăng ngọan mục, ít nhất là 60% trong năm qua.

    Một số người Việt trong thời gian qua cũng chọn Miến Điện làm điểm đến tham quan và làm ăn.

    Khi chúng tôi bước xuống phi trường Mingaladon tại thành phố Yangon, th́ ngoài những chiếc máy bay A320 sơn màu trắng - vàng của hăng hàng không Miến Điện, Myanmar Airways International- MAI, trên sân đỗ, c̣n có một chiếc cùng loại mang nhăn hiệu của Việt Nam Airlines. Trên đường vào làm thủ tục nhập cảnh Xứ Miến, chúng tôi nghe tiếng loa gọi hành khách lên máy bay để đi Việt Nam.

    Du khách đến nhiều tất nhiên sẽ là một nguồn lợi cho những người buôn bán hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm cho du khách.

    Khu chợ nổi tiếng Boyoke Aung San ra đời từ năm 1926. Trước tiên được đặt tên theo ông James George Scott, người được nhiều người Miến Điện nhớ đến v́ ông này là người đưa bóng đá đến Xứ Miến. Nay nhiều người vẫn c̣n gọi khu chợ là chợ Scott. Tuy nhiên sau này được chính thức gọi tên Boyoke Aung San, có nghĩa tướng Aung San. Vị anh hùng và là cha của lănh tụ đối lập Aung San Suu Kyi hiện nay. Hầu hết tất cả du khách đến Yangon đều được hướng dẫn đến thăm khu chợ này.

    Khu lồng chợ khá cao. Trong chợ cách bố trí những gian hàng cũng không khác ǵ chợ Bến Thành ở Sài G̣n với những cửa hàng bán đủ loại hàng mỹ nghệ chế tác bằng đá cẩm thạch Miến Điện, bằng gỗ, những cửa hiệu đồ trang sức vàng bạc, đá quí đặc trưng của Xứ Miến, cửa hàng thổ cẩm các dân tộc địa phương, cửa hàng bán đồ thủ công - mỹ nghệ địa phương…

    Một chủ cửa hàng mỹ nghệ tại đó xưng tên là Thi Thi Win cho biết thu nhập quầy hàng của bà hồi năm rồi tăng đáng kể chủ yếu là bán hàng lưu niệm; chứ mặt hàng nữ trang đá quư chẳng mấy du khách mua.


    Ngân hàng Kanbawza ở trung tâm thành phố Yangon, Miến Điện hôm 10-01-2013. AFP PHOTO / Soe hơn WIN.
    Ông Myat Ngu Wah, chủ nhân một cửa hàng chuyên bán nữ trang chế tác bằng đá quí Miến Điện cho biết việc xin phép mở một quần hàng như của ông tại chợ Scott nay có phần dễ dăi hơn tuy nhiên vẫn chưa thông thoáng lắm như mong đợi của thành phần buôn bán tư nhân như ông.

    Một chủ cửa hàng mỹ nghệ sơn mài không muốn nêu danh cho biết mỗi năm cửa hàng của ông đóng thuế cho chính phủ khoảng 180 ngàn kyat mà thôi.

    Một điểm mà tất cả đều than phiền đối với chính quyền quân sự trước đây là chính sách tiền tệ cứng nhắc, không cho doanh nghiệp giữ đô la Mỹ mà buộc phải dùng đồng euro.
    Cửa hàng Internet

    Một dạng kinh doanh nhỏ khác từng xuất hiện trước thời kỳ cải tổ ở Miến nhưng trong những năm gần đây trở nên phát đạt hơn. Đó là những quán Internet mọc lên không chỉ ở ngay thành phố mà cả ở những vùng ngoại vi.

    Chúng tôi không chọn vào tham qua một tiệm Net ở trung tâm Yangon mà đi xa khoảng 10 cây số khỏi thành phố này đến một quán Nét nhỏ. Gọi là quán v́ diện tích chỉ chừng 24 mét vuông, với 12 máy tính. Tên gọi của quán là Aung Zan Htut. Chủ nhân là một thanh niên mới 22 tuổi. Anh cho biết không phải đến khi chính quyền tiến hành cải tổ anh mới kinh doanh dịch vụ này.

    Quán Net của anh mở cửa từ 8:30 sáng đến 10:30 tối. Hai anh em của anh thay nhau trông coi cửa hàng.

    Do nhu cầu của những người sống trong khu vực có thân nhân ra nước ngoài lao động. Việc liên lạc qua Internet trở nên cần thiết và phố biến. Anh cho hay khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ của quán là để nói chuyện - chat qua Internet với thân nhân đang ở nước ngoài.

    Khi đến quán, chúng tôi thấy những khách hàng chủ yếu là các phụ nữ trẻ tuổi đang say sưa nói chuyện qua mạng. Sau đó có hai phụ nữ dẫn theo con vào thuê máy.

    Anh cho biết từ khi mở cửa đến nay hoạt động kinh doanh thuận lợi, có lăi dù tiền mướn nhà mỗi tháng cũng khá cao là 150 ngàn kyat. Anh cho chung tôi biết nội trong khu vực nhỏ bé của anh thôi c̣n có 5 quán net khác nữa; trong đó có hai quán số máy tính của mỗi nơi là 30 máy.
    Trung tâm mua sắm

    Đến với Yangon hiện nay, du khách c̣n có thể thấy những trung tâm mua sắm được mở ra ở những vị trí thuận tiện, rộng thoáng của thành phố.

    Junction Square là một trung tâm mua sắm được nói lớn nhất ở thành phố Yangon. Chúng tôi đến với trung tâm này vào khoảng 4 giờ chiều ngày chủ nhật.

    Ngay tại cửa vào cũng có bàn kiểm tra an ninh với thiết bị điện tử tự động như ở các sân bay và nhiều công sở quan trọng khác khắp nơi trên thế giới.

    Khoảng sân trước của trung tâm mua sắm khá rộng răi. Nhiều người đến mua sắm đi bằng ô tô hay taxi. Tuy nhiên số lượng không đông đúc như ở những trung tâm mua sắm tại những quốc gia trong khu vực như ở trung tâm Paragon của Thái Lan ngay tại Bangkok.

    Chúng tôi bước vào và tay có mang theo máy quay phim. Một nhân viên an ninh đến ngay và ra dấu nói không được quay video trong trung tâm. Người hướng dẫn cho chúng tôi biết là nhân viên an ninh yêu cầu tŕnh báo cho ban quản lư trung tâm mới được quay phim. Sau đó chúng tôi được nhân viên an ninh dẫn lên tầng thứ ba cao nhất, nơi có văn pḥng của ban quản lư. Cô quản lư đang bận làm việc với một người nước ngoài khác; yêu cầu chúng tôi chờ. Sau khi làm việc xong, cô này sang gặp chúng tôi, hỏi yêu cầu rồi đưa ra một tờ giấy khai báo; trên đó có tên, số hộ chiếu, bảo chúng tôi điền vào, kư tên rồi thu lại và đồng ư cho chúng tôi thu h́nh.

    Trung tâm mua sắm này đă ra đời hai năm. Ngoài những gian hàng bán những sản phẩm của một số công ty là những quầy nhỏ của tư nhân. Những mặt hàng bày bán trong trung tâm mua sắm lớn đó của thành phố Yangon cũng không khác mấy những nơi khác: áo quần thời trang, giày dép, nữ trang, đá quí, đồ gia dụng, những mặt hàng phục vụ cho giới trung lưu thành phố như máy tập thể dục, gian tṛ chơi điện tử cho trẻ nhỏ…

    Một số chủ nhân các quầy ở trung tâm mua sắm Junction Square đều từ chối nói chuyện về t́nh h́nh kinh doanh của họ tại đó. Thái độ e dè phổ biến đối với mọi người; cũng như chuyện phải khai báo để được thu h́nh.

    Những người Miến Điện hiểu biết t́nh h́nh cho hay, trước đây vào khi Hoa Kỳ và các nước Phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt chính quyền quân sự Miến Điện, th́ phía Trung Quốc âm thầm vào làm ăn ở xứ này và lợi nhuận thu về trong khoản thời gian đó không phải là ít.

    Tuy vậy cơ hội tại một thị trường mới mở cửa theo chiều hướng dân chủ hóa như của Miến Điện được đánh giá là c̣n rất lớn.

    Trên đường phố, trong số những sách được các tay bán sách dạo chào mời là Luật Đầu tư Nước ngoài, Luật Kinh doanh Xuất - Nhập - Khẩu. Những thứ đó dành cho các tập đoàn, đại công ty; trong khi những người kinh doanh nhỏ đều mong ước chính quyền có những qui định minh bạch, thông thoáng, chính sách tiền tệ linh hoạt để hoạt động kinh doanh của họ được thuận lợi.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Yangon về đêm
    Gia Minh, biên tập viên RFA
    2013-01-22

    Đất nước Miến Điện đang thu hút sự chú ư của nhiều người qua những đổi thay chính trị do chính phủ nước này đưa ra.

    AFP PHOTO / Soe hơn WIN

    Khu đại tự Shwedagon tại Yangon vào ngày 09 tháng 11 năm 2011.

    Qua chuyến đi ngắn ngày đến thăm xứ Miến, Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả đôi nét chấm phá cuộc sống về đêm tại thành phố Yangon lớn nhất nước này.
    Lên chùa

    Thành phố Yangon nổi tiếng với khu đại tự Shwedagon rộng lớn cùng bảo tháp dát vàng ṛng rực rỡ trong nắng chói ban ngày, cũng như toả sáng ánh điện khi đêm xuống.

    Khu đại tự này nằm trên đồi Singuttara, rộng chừng 114 acre. Có đường chính của Yangon đi qua Chùa Shwedagon. Đây là một khu vực linh thiêng đối với Phật tử Miến Điện và là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào đến thăm xứ Miến.

    Trong không khí dịu mát sau một ngày nóng nực, nhiều người dân Xứ Miến cũng như du khách đổ đến khu đại tự Shwedagon. Những Phật tử đến để cúng lễ, và du khách cũng vào chùa để chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của những bảo tháp, những đại điện với bao tượng Phật uy nghiêm trong ánh vàng lộng lẫy.

    Ḥa vào ḍng tín đồ đi lễ Phật và du khách khắp nơi về với Shwedagon, chúng tôi bỏ giày, vớ và đi vào thang máy để được đưa lên tầng có lối dẫn vào sân lớn. Dân Miến vào chùa miễn phí; trong khi du khách nước ngoài phải trả 5 đô la. Vé không bán tại cổng vào chùa, mà trong khi khách đang đi tham qua, có nhân viên đến yêu cầu trả tiền vé và dán một miếng dính tṛn lên áo của khách.

    Bản thân chúng tôi và qua nhận xét những người chung quanh, tất cả đều sững sờ trước hào quang vàng chói của đại bảo tháp mà khi vận chuyển trong thành phố, người ta đều có thể thấy từ nhiều phía. Du khách tranh thủ chụp h́nh mọi cảnh chùa, trong khi những Phật tử kính cẩn đảnh lễ trước tượng Phật tại tất cả những nơi mà họ từ từ tiến đến. Có nơi cho Phật tử tắm Phật và lấy nước thiêng tưới lên mặt, lên tay. Dăy bệ cong trước tượng tắm Phật, có lắp đặt dàn thép trên đó Phật tử cắm nến và hương.


    Các nhà Sư hành khất vào ban đêm ở Yangon hôm 31 tháng 03 năm 2012. AFP photo.
    Trong khi những Phật tử từ xa đến chiêm ngưỡng đại tự Shwedagon, nhiều Phật tử địa phương học kinh Phật đọc lớn vang vang cùng với tiếng mơ vọng đến.

    Một hàng ngang những nữ Phật tử đến chùa làm công quả, tay cầm chổi quét sân chùa; một số người lo cạy nến chảy đọng trên dàn thép. Trước khi chùa bắt đầu đóng cửa vào lúc 10 giờ tối, người xa ra về, nhiều nữ tín đồ bắt đầu dùng cây lau sàn sân để ngày mai những nguời khác đến sẽ không lấm bụi…
    Xuống phố

    Cũng như những nơi khác trên thế giới mỗi khi đêm về, ánh đèn điện là biểu hiện sức sống của một thành phố về đêm. Yangon bắt đầu mở cửa có nhiều đọan đường rực sáng các cửa hiệu thời trang, điện thọai di động, những trung tâm mua sắm… Cạnh đó vẫn c̣n nhiều đọan chưa có ánh đèn, hay vẫn c̣n những ánh đèn vàng chiếu sáng yếu ớt ở những khu xa phố chính.

    Đến chừng 11 giờ, hầu như đường phố Yangon vắng lặng, chỉ có những người v́ công việc phải về muộn thôi.

    Tuy nhiên, không phải tất cả ngủ yên, mà có nơi để cho giới nhiều tiền lắm của tại thành phố Yangon đến để tiêu tiền, để chứng tỏ đẳng cấp giàu có của họ.

    Khu nhà hàng Power Light nằm gần hồ lớn nhất của Yangon là hồ Kandawgi về đêm ánh đèn sáng rực. Xe ô tô đậu chật sân nhà hàng. Nhà hàng thiết kế như một hội trường dài ở Việt Nam trong những thập niên 80. Phần sân khấu với cột cao hai bên. Cánh gà treo màn cũ kỹ bằng dây thép và rũ chùng. Sân khấu kéo dài với đuờng dẫn như sàn diễn thời trang ở những nơi khác hiện nay. Một nhạc công nam chơi đàn organ điện tử.

    Trước và hai bên sàn diễn đó là những bàn ăn cho khách. Khách vừa ăn vừa thưởng thức một chương tŕnh văn nghệ tạp lục đủ mọi tiết mục.

    Nhóm nhạc techno diễn những bài hát sôi động của các bạn trẻ. Cô gái làm xiếc giữ cầu may trên chân; vừa giữ cầu vừa nhảy ṿng qua người, biểu diễn với những ṿng màu sắc Olympic. Tài giữ thăng bằng mỗi lúc một tăng lên với một, hai, ba, bốn tầng trên chai. Cuối cùng là vừa giữ cầu mây trên chân, vừa nhảy ṿng lửa. Nhóm những cháu bé nữ biểu diễn nhảy Gangnam. Biểu diễn nhạc dân tộc và thời trang Miến Điện.

    Tuy nhiên, tập trung thu hút nhóm thực khách chính đến với nhà hàng Power Light là chừng gần 30 cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi. Các cô xinh đẹp, ăn mặc rất hợp thời trang không khác ǵ những bạn đồng trang lứa ở những nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore… Những tiết mục biểu diễn của các cô là hát nhép đơn ca hay tốp ca; rồi tất cả các cô ra sân khấu cùng nhún nhảy theo điệu nhạc.


    Một khu chợ đêm ở Yangon hôm 01 tháng 03 năm 2012. AFP photo.
    Khi các cô biểu diễn, thực khách nào hâm mộ cô nào sẽ yêu cầu phục vụ nhà hàng tặng dây kim tuyến, hoa, mũ gắn hoa hay vương miện cho cô đó. Giá trị một dây kim tuyến được cho biết chừng 1.000 kyat tương đuơng 12 đô la. Tuy nhiên hiếm có khách nào tặng một dây. Nhà hàng c̣n chuẩn bị sẵn dàn dây kim tuyến mà dàn nhỏ tương đương chừng 100 đô la Mỹ. Dàn dài gấp đôi là 200 đô. Có cô chỉ hát một bài được vị đại gia hâm mộ nào đó tặng hết mọi dàn dây kim tuyến và hoa của nhà hàng mà ước trị giá lên đến hơn 2.000 đô la Mỹ. Cá biệt trong đêm mà chúng tôi được những đồng nghiệp địa phương đưa đến nhà hàng Power Light để hiểu được một mảng cuộc sống của Yangon, có cô nhận được quà tặng trị giá 5.000 đô la.

    Trị giá quà tặng cho các cô gái là một cách để các vị có tiền đến với nhà hàng cho thấy độ ‘chịu chi, chịu chơi’ cao thấp của giới giàu có tại Yangon.

    Nhà hàng mở cửa đến sau nửa đêm.
    Giải trí

    Power Light không phải là điểm duy nhất ở Yangon về đêm mà tại đó c̣n có một số khách sạn lớn dành Sedona H HHHootel, Yangon International… Đó là những nơi sáng rực đèn khi đêm xuống, và tại đó có những vũ trường, pḥng hát karaoke như tại các thành phố của các nước tự do khác.

    Vũ trường được thiết kế sàn nhảy, quầy bar, đèn lazer. Nhạc nhảy được DJ chuyên nghiệp chơi, chỉnh. Tại vũ trường của khách sạn Sedona c̣n có ban nhạc người Philippines chơi hằng đêm.

    Vũ trường cung cấp đủ mọi lọai rượu mạnh nhập khẩu.Nhân viên pha chế chuyên nghiệp có thể pha những lọai cocktail mà khách yêu cầu.

    Một điểm đáng chú ư tại những vũ trường là đội ngũ vũ nữ không khác ǵ ở những vũ trường của các nước khác, như nước láng giềng Thái Lan nổi tiếng với những tua du lịch t́nh dục. Các cô vũ nữ không trẻ và đẹp như các cô gái ở nhà hàng Power Light. Tuy nhiên các cô này cũng ăn mặc thời trang ‘thiếu vải’ và tỏ ra dạn dày tiếp cận khách.

    Khách đi vũ trường đủ lọai từ những thanh niên trẻ cho đến các vị nam trung niên. Nhiều người vào vũ trường cũng mang dép lê như thời hơn chục năm về trước tại các vũ trường ở Cần Thơ, Vũng Tàu … của Việt Nam.

    Trước khi đến với Yangon, những thông tin mà chúng tôi nhận được từ những người đi trước có những điều không như chứng kiến trong thực tế.

    Yangon về đêm cũng đă chuyển ḿnh; nhất là khi mà nhiều người thuộc tầng lớp có quyền thế trở nên giàu có nhờ vào những khỏan thu nhập bất minh và thậm chí bất chính tại những quốc gia không có luật pháp minh bạch rơ ràng như Miến Điện trong thời có thể gọi là ‘đêm tối’ dưới sự cai trị của chính quyền quân nhân.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Một thoáng về đất nước Miến Điện
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2013-01-23

    Miến Điện thay đổi chính trị khiến nhiều người quan tâm. Biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi có chuyến đi ngắn ngày đến Yangon và ghi nhận một số điều trong phần sau


    Yangon nh́n từ trên tháp Sakura


    Tải xuống - download

    Đa chủng- đa tôn giáo

    Miến Điện có khỏang 137 sắc dân khác nhau sinh sống khắp đất nước rộng hơn 670 ngàn kilomét vuông.

    Khi đến thành phố Yangon người ta có thể nhận thấy sự đa chủng nơi đây. Nét đa chủng đó đuợc thể hiện qua tín ngưỡng của những sắc dân sinh sống tại Miến Điện. Phật giáo là tôn giáo với chừng 80% người dân Miến Điện theo; tuy nhiên những cộng đồng khác theo Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo đều có thánh đường, đền riêng của họ nằm gần với những ngôi chùa Phật giáo.

    Vào ngày 19 tháng giêng, chúng tôi có dịp chứng kiến lễ hội rước Phật tại ngôi chùa có tên Mal La Mu thuộc khu Bắc Okkalopa của Yangon. Đi xe đến đó mất chừng 20 phút nếu không kẹt xe.

    Xe trang trí hoa đèn với tượng Phật trên đó đi trên đuờng phố. Dọc theo xe hoa là những tín đồ cầm ô bạc quyên tiền cúng dường nhân dịp lễ hội. Để thu hút sự chú ư của người đi dự lễ hội cúng dường, trong ộ có có những xu kẽm và người làm nhiệm vụ lắc liên tục tạo nên âm thanh rổn rảng.

    Sau khi vào chùa lễ Phật và vị lập chùa theo truyền thuyết là nữ thần cây trái, Phật tử từ nhiều nơi ra đường tham dự những tṛ chơi hay thưởng thức các món ăn truyền thống Miến Điện.

    Ngày 21 tháng giêng vừa qua là ngày cuối cùng của lễ hội mừng 125 ngày thành lập đền Ấn giáo tại khu phố cũ của Yangon. Đền có tên Sri Sri Durga Bari. Từ chiều các tín hữu đến đền để làm lễ cầu xin trước các vị thần cũng như đuợc các thầy tu làm phép, họ được thưởng thức chương tŕnh văn nghệ và những thức ăn tại đền để hưởng phước.

    Khi đến thành phố Yangon người ta có thể nhận thấy sự đa chủng nơi đây. Nét đa chủng đó đuợc thể hiện qua tín ngưỡng của những sắc dân sinh sống tại Miến Điện.


    Cũng trong cùng khu vực, chúng tôi đến một ngôi đền Hồi giáo cũng được xây dựng đă hơn 100 năm. Ban quản đền chỉ cho quay phim, chụp ảnh bên ng̣ai v́ giờ cầu kinh chiều từ 6 giờ đến 8:30 mới kết thúc.

    Dù khác sắc tộc, nhưng những người dân sinh sống tại Miến Điện đều có lối ăn mặc khá giống nhau. Cả nam và nữ đều quấn lọai sà rông mà tiếng Miến Điện gọi là longyi. Đối với nam longyi không hoa ḥe, rực rỡ màu sắc như của nữ giới mà trang trí chủ yếu là đường kẻ ngang dọc, ch́m nổi mà thôi. Nam thắt longyi trước bụng, c̣n nữ thắt ở bên hông.

    Đi với longyi là loại dép lê như dép Nhật. Đế dép bằng cao su, trên có ép nhung, và quai dép cũng bằng nhung. Dép của nam chủ yếu là màu đen hay màu thẫm; c̣n của nữ có những màu tươi và trang trí thêm những hạt cườm lóng lánh.

    Nhiều người Miến Điện hiện nay vẫn có tục lệ nhai trầu, cả nam lẫn nữ. Nhiều nam sinh viên khi đến trường miệng vẫn nhai trầu. Dọc đường hay ở các góc phố đều có quầy bán trầu, vôi, thuốc. V́ nhai trầu, nên trên đường phố người ta có thể thấy rất nhiều vệt nước trầu đỏ thẩm do người nhai nhổ ra.

    Và cũng tương tự như người Thái, nhiều người Miến quyệt phấn trắng lên hai g̣ má hay cả mặt và tay, chân. Tuy nhiên loại mà người Miến sử dụng không phải trắng như vôi mà trắng ngà và được lấy từ một loại vỏ cây.

    Giao thông-đi lại

    Đối với những người Việt Nam sinh sống tại đất nước mà số lượng xe máy được sử dụng phổ biến khắp nơi, th́ hẳn phải lấy làm ngạc nhiên khi ngay tại thành phố Yangon hiếm khi thấy được một chiếc xe máy giao thông trên đường phố.

    Lệnh cấm người dân sử dụng xe máy tại thành phố Yangon bắt đầu có hiệu lực từ năm 2000.

    Chỉ có một số cơ quan chức năng của chính quyền mới được phép sử dụng xe máy mà thôi.

    Phương tiện vận chuyển công cộng tại Yangon là xe buưt. Những chiếc Nissan cũ kỹ hay những chiếc xe ca dài chạy khắp các tuyến đường trong thành phố Yangon.

    V́ xe máy bị cấm nên người ta có thể thấy nhiều xe ô tô. Đa phần là các loại xe cũ; nhưng nay bắt đầu xuất hiện nhiều xe ô tô mới mà chủ yếu là xe Toyota của Nhật.

    Miến Điện từng thuộc Anh, nên xe ô tô ở Miến Điện tay lái nằm bên phải. Tuy thế trên đường nay xuất hiện một số xe mới nhập về tay lái ở bên trái. T́nh trạng kẹt xe bắt đầu xuất hiện ở thành phố này khi mà xe cộ bắt đầu nhiều lên, nhưng đường xá chưa được xây dựng kịp. Cả thành phố Yangon chỉ có một cầu vượt đă hoàn thành và một cầu vượt đang được xây dựng.

    Hiện mới chỉ có một số giao lộ chính tại thành phố Yangon có đèn điều khiển giao thông. Một số nơi vào giờ cao điểm cảnh sát phải đứng ra hiệu điều khiển các luồng xe qua lại.

    V́ xe máy bị cấm nên người ta có thể thấy nhiều xe ô tô. Đa phần là các loại xe cũ; nhưng nay bắt đầu xuất hiện nhiều xe ô tô mới mà chủ yếu là xe Toyota của Nhật.

    Để di chuyển trong các khu dân cư sinh sống, người ta có thể sử dụng loại xe tricycle. Đây là một xe đạp và bên hông được gắn thêm một bánh và hai ghế ngồi quay lung lại với nhau để có thể chở được hai người. Loại xe này cũng chở đủ tất cả mọi thứ như vật liệu xây dựng… Các ‘ bác tài’ loại xe này cũng xếp hàng chờ khách tại những điểm qui định.

    Dù xe máy tư nhân bị tuyệt đối cấm ở thành phố Yangon, nhưng ở một số khu ngoại vi, đôi lúc cũng thấy xuất hiện một vài chiếc do những thanh niên điều khiển.

    Môi trường xanh

    Một điểm đáng ghi nhận nữa tại thành phố Yangon là c̣n khá nhiều mảng cây xanh tại thành phố này. Cây xanh dọc đường phố, cây xanh quanh những khu hồ, cây xanh trong vườn biệt thự dọc hai bên đường…

    Nhiều người Miến mà chúng tôi gặp cho biết có thể do chính quyền quân nhân trước đây không cho phát triển thành phố nên đó cũng là một yếu tố giúp cây xanh không bị đốn hạ hết tại Yangon.

    Ngay trong khuôn viên rộng lớn của Đại học Yangon, cây khá nhiều. Trong thời gian, chính quyền quân nhân buộc đại học đóng cửa v́ sợ thành phần trí thức, khu đại học này cây cối mọc rậm rạp như một khu rừng. Đến khi để đón tổng thống Barack Obama đến trường nói chuyện, đại học Yangon mới được dọn dẹp quang đăng như hiện nay. Tuy nhiên ở đó, lúc này chỉ có đào tạo sau đại học chứ chưa cho mở lại các lớp đại học cho sinh viên.

    Thành phố Yangon được nói đang chuyển ḿnh với rất nhiều dự án phát triển. Những dự án xây dựng đă được vạch ra và có người quan ngại không biết khi xây dựng như thế mảng xanh hiện nay bị tác động đến mức độ nào.

    Dự án phát triển

    Giá cả đất đai tại Yangon đang là một vấn đề được nhiều người bàn tán sôi nổi. Trên một phố chính giá thuê một căn nhà biệt thự làm văn pḥng được cho biết trong thời điểm tháng giêng năm 2013 là 25000 đô la Mỹ mỗi tháng.

    Một thành phố ngủ yên suốt mấy chục năm qua với bao nhà cửa cũ kỹ, các chung cư mốc thếch như ở tại Hà Nội vào thập niên 70-80, th́ nay thị trường xây dựng, bất động sản và giá đất của Yangon đang từng giờ, từng ngày trở nên nóng sốt

    Trong một hẻm, căn nhà hai tầng ngang 6 mét, sâu 20 mét vào năm ngoái được thuê với giá 800 đô la mỗi tháng, nhưng nay giá thuê này là 6000 đô la.

    Có thể nói đối với một thành phố ngủ yên suốt mấy chục năm qua với bao nhà cửa cũ kỹ, các chung cư mốc thếch như ở tại Hà Nội vào thập niên 70-80, th́ nay thị trường xây dựng, bất động sản và giá đất của Yangon đang từng giờ, từng ngày trở nên nóng sốt.

    Tin tức trên các báo cho biết một nhà đầu tư của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai nói đầu tư 300 triệu đô la xây dựng một phức hợp gồm khách sạn 5 sao với hơn 400 pḥng, trung tâm thương mại, ṭa nhà văn pḥng, căn hộ dịch vụ cho thuê.

    Ngay tại Yangon, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển của Việt Nam, BIDV, cũng đă có văn pḥng.

    Các bạn Miến Điện cho biết tại thành phố Yangon có nhà hàng ăn Việt Nam. Tuy nhiên khi t́m đến nơi, th́ nhà hàng đóng cửa không c̣n kinh doanh nữa. Chúng tôi t́m đến được một nhà hàng tên gọi Monsoon, bán thức ăn nhiều nước trong đó có các món Việt. Thực đơn ghi đủ cả các loại b́ cuốn, chả gị, nem nướng, phở, bún ḅ Huế, canh chua… Tuy nhiên tô phở được mang ra không đủ nóng, không có rau húng quế và thiếu hẳn vị phở đặc trưng của Việt Nam.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc đă mất Miến Điện? - “Has China Lost Myanmar?”
    Yun Sun (Foreign Policy) * Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)





    Giới thiệu (của người dịch): Miến Điện cho Việt Nam hai bài học quư giá. Thứ nhất là cải tổ chính trị, cổ động dân chủ theo ư nguyện của toàn dân để tránh một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập. Thứ hai là kinh nghiệm đối xử với nước láng giềng Trung Quốc xảo quyệt. Chính sách không can thiệp vào nội bộ các nước được Trung Quốc rêu rao lâu nay chỉ áp dụng cho những nước mà Trung Quốc không thể vươn tới hoặc không có quyền lợi. Không may Việt Nam không nằm trong trường hợp này.

    H́nh (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xă giao Thái Lan.

    Trong khi nền dân chủ c̣n hỗn độn của Miến Điện hướng về Tây Phương, Bắc Kinh tranh luận làm sao khích động t́nh trạng căng thẳng sắc tộc để chọc tức chính quyền Miến Điện và duy tŕ ảnh hưởng.

    Những thay đổi nhanh chóng tại Miến Điện kể từ khi Tổng Thống Thein Sein bắt đầu những cải tổ dân chủ vào năm 2011 đă tạo ra một vấn đề cho Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc có một quan hệ thoải mái với một nước láng giềng độc tài, hưởng thụ một tư thế gần như độc quyền về tài nguyên thiên nhiên và chính sách ngoại giao. Nhưng ngày nay, Miến Điện có một nền chuẩn dân chủ c̣n hỗn độn. Dân Miến Điện bực bội Trung Quốc v́ đă ủng hộ chánh quyền quân nhân trong quá khứ và bóc lột kinh tế đất nước của họ. Miến Điện vẫn c̣n là một mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng: Trung Quốc gửi quân đội đến biên giới giữa hai nước vào đầu tháng 1 v́ quân chính phủ và quân chống đối đánh nhau – nếu t́nh trạng trở nên tồi tệ, chiến tranh có thể tràn qua lănh thổ Trung Quốc.

    Trung Quốc không c̣n có thể trông nhờ vào Miến Điện như một hành lang chiến lược để tiến vào Ấn Độ Dương hoặc một quốc gia trung thành ủng hộ tại Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. Naypyidaw (thủ đô mới của Miến Điện) đă cải thiện quan hệ với Washington, gây lo ngại cho Bắc Kinh về chính sách tái cân bằng hướng về Á châu của Hoa Kỳ. T́nh trạng càng ngày trở nên xấu xa hơn cho Bắc Kinh. Trong nhiều tháng qua, các vị sư và dân làng tại miền trung Miến Điện đă phản đối việc mở rộng mỏ đồng lớn nhất nước Mongywa đang được khai thác bởi một công ty sán xuất vơ khí Trung Quốc và một công ty cổ phần điều khiển bởi quân đội Miến Điện. Vào năm 2011, Tổng Thống Sein đ́nh chỉ việc xây cất đập Myitsone trị giá 3.6 tỉ Mỹ kim do một công ty Trung Quốc đang thực hiện v́ dự án này đi ngược lại với “ư nguyện của dân chúng”. Những cuộc chống đối Mongywa tạo ra những lo ngại rằng tất cả những dự án đầu tư của Trung Quốc tại Miến Điện gặp nguy hiểm.

    H́nh (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại Ṭa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11, 2012. Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống Thein Sein chủ trương đă được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ.

    Bắc Kinh có ít khả năng để ngăn ngừa Naypyidaw làm thiệt hại quyền lợi của Trung Quốc. Một nhóm ngày càng ồn ào trong giới ngoại giao Trung Quốc, bao gồm cả những phân tích gia của chính phủ và những chuyên viên về Đông Nam Á, hiện nay đang lập luận rằng Trung Quốc nên quay trở về với bạn cũ – những nhóm sắc tộc ở biên giới đang tiến hành những cuộc nổi dậy chống chính phủ ở quy mô nhỏ – để cải thiện ảnh hưởng của Trung Quốc ở Miến Điện. Ông Liang Jinyun, một giáo sư về Chính Trị tại trường đại học Cảnh Sát Vân Nam ở vùng Tây Nam Trung Quốc, lập luận trong một bài thuyết tŕnh có ảnh hưởng, được phổ biến vào 2011, rằng những nhóm sắc tộc này nếu được “sử dụng” tốt “sẽ trở thành người bạn trung thành nhất ở tiền tuyến trong cuộc đương đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Miến Điện.”

    Trung Quốc lâu nay duy tŕ được những mối quan hệ mật thiết với các nhóm sắc tộc thiểu số Wa và Kachin. Những nhóm này sinh sống ở miền Bắc và đă tranh đấu đ̣i tự trị kể từ khi Miến Điện trờ thành một nước độc lập vào năm 1948. Quan hệ này lên cao nhất vào thập niên 1960 khi Trung Quốc hỗ trợ Đảng Cộng Sản Miến Điện (bao gồm nhiều nhất là những người Wa và Kachin, cũng như người Trung Quốc) trong cuộc tranh đấu chống lại chính phủ trung ương thành công một phần. Sự trợ giúp vật chất và nhân lực của Bắc Kinh chấm dứt vào đầu thập niên 1990, mặc dầu những chính quyền địa phương tại tỉnh Vân Nam tiếp tục duy tŕ những quan hệ ở vùng biên giới giữa hai nước về những lănh vực từ việc hợp tác thương mại cho đến những chương tŕnh trồng trọt thay thế những cây ma túy. Naypyidaw đạt được một thỏa hiệp ḥa b́nh với nhóm Wa vào tháng 11, 2011, nhưng quân chính phủ và nhóm Kachin vẫn c̣n ở trong t́nh trạng đánh nhau. Vào ngày 2 tháng 1, Miến Điện xác nhận rằng phi cơ đă được sử dụng để tấn công nhóm Kachin. Nhóm sắc tộc thiểu số này khoe rằng họ có một lực lượng gồm 15,000 người.

    Bắc Kinh nói công khai rất ít. Bộ Ngoại Giao tuyên bố rằng Trung Quốc và Miến Điện là những nước láng giềng quan trọng, và Trung Quốc hoan nghênh sự cải thiện về bang giao giữa Washington và Naypyidaw. Một nhà phân tích của chính phủ Trung Quốc nói trong một buổi họp mặt riêng tư vào tháng 11 vừa qua rằng đối xử tốt đẹp với Miến Điện, như Bắc Kinh cảm thấy đă làm trong một ít thập niên vừa qua, đă không mang lại kết quả mong muốn. V́ vậy, Trung Quốc nên “đa dạng hóa” phương cách tiếp cận. Một phân tích gia có ảnh hưởng khác nói rằng: “Những nhóm sắc tộc thiểu số ở biên giới là lá bài của chúng ta và Trung Quốc cần phải chơi hay.” Nhiều phân tích gia khác mà tôi được nói chuyện với trong một vài năm qua đồng ư với quan điểm này, mặc dù họ không nói công khai.

    Những phân tích gia này tin rằng Trung Quốc nên làm trung gian ḥa giải giữa Kachin và Naypyidaw để nhắc nhở Miến Điện về ảnh hưởng của Bắc Kinh và để làm cho việc ổn định hóa vùng biên giới được dễ dàng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng nên hỗ trợ những nhóm sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới trong cuộc đấu tranh chống Naypyidaw bằng cách áp lực quân đội Miến Điện nới lỏng những cuộc tấn công và luôn luôn mở cửa biên giới để cho phép gỗ, ngọc bích, và những tài nguyên thiên nhiên khác lưu thông. (Việc buôn lậu ma túy không được mong muốn nhưng không tránh được v́ biên giới không thể được kiểm soát hoàn toàn.) Theo những phân tích gia này, việc trợ giúp những nhóm thiểu số sẽ phục hồi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Naypyidaw và áp lực Miến Điện tôn trọng quyền lợi quốc gia của Trung Quốc. Cũng theo quan điểm của những phân tích gia này, Trung Quốc sau cùng không có ǵ để mất và được mọi thứ v́ Miến Điện tự sa vào ṿng tay của Tây Phương.

    Tại những buổi nói chuyện và sinh hoạt riêng tư, những nhà phân tích liên hệ với Bộ Ngoại Giao không đồng ư với quan điểm này. Họ đề cập đến chính sách lâu nay của Trung Quốc là không can thiệp vào chuyện nôi bộ của các nước khác và t́nh hữu nghị song phương chặt chẽ với những nước như Miến Điện. Do đó, kích động cuộc tranh đấu của các nhóm thiểu số sẽ làm cho Naypyidaw xa lánh thêm. Nhiều người trong nhóm phân tách gia này tin rằng sự “mê loạn dân chủ” hiện nay, như một trong những chuyên gia nổi tiếng về Miến Điện đă gọi như vậy trong một buổi thảo luận riêng tư không phổ biến, đang gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc sau cùng sẽ tàn phai. Naypyidaw sẽ phải quay trở về với Bắc Kinh để được yểm trợ, nếu không, Miến Điện sẽ đi vào hỗn loạn. Sau cùng họ lập luận rằng t́nh hữu nghị giữa hai nước đă tồn tại nhiều thập niên – Hiện nay Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Miến Điện.

    Về phần những nhóm sắc tộc thiểu số, họ hoan nghênh sự tham dự của Trung Quốc. Theo một nguồn tin trong Quân Đội Kachin Độc Lập, người Miến Điện không đáng tin cậy và cao ngạo. Do đó họ sẽ từ chối bất cứ một thỏa hiệp nào ngoại trừ thỏa hiệp được hỗ trợ bởi một cường quốc thế giới. V́ Hoa Kỳ chú trọng vào việc giúp đỡ Naypyiraw hơn là về phe với những nhóm sắc tộc thiểu số ương ngạnh, nhóm Kachin và Wa hi vọng rằng Trung Quốc là một đồng minh mạnh nhất của họ. Sau khi gửi một vài phái đoàn sang Washington trong vài năm vừa qua, những nhóm Kachin rất thất vọng rằng Hoa Kỳ thiếu chú ư đến họ. Theo một vài viên chức địa phương Trung Quốc, nhóm Wa không c̣n hi vọng ǵ để thay đổi nhận thức của Washington về họ. Hoa Kỳ coi họ như những “chúa tể ma túy” và “trùm buôn bán vũ khí.”

    Hiểu biết Bắc Kinh lo sợ Miến Điện tự xa lánh Trung Quốc, hai nhóm Kachin và Wa lập luận rằng Trung Quốc nên yểm trợ cuộc tranh đấu đ̣i hỏi một giải pháp ổn định chính trị và quyền tự trị. Điều này sẽ làm cho Trung Quốc mang tiếng xấu v́ những người Tây Tạng và Uyghurs [Tân Cương] cũng đ̣i tự trị nhưng bị Trung Quốc chấn áp. Nhưng chính trị tạo ra những kẻ chung chăn chung giường kỳ lạ, và việc Trung Quốc yểm trợ nhóm sắc tộc thiểu số bướng bỉnh chống lại một chính quyền trung ương bất cẩn khó là một trong những điều mỉa mai nhất.

    15-1-2013

    Yun Sun (Foreign Policy)

    Cô Yun Sun hiện là một học giả Trung Quốc đang thăm viếng và làm việc cho East Asia Project tại Henry L. Stimson Center, Washington-DC. Trước đây cô là một nghiên cứu gia của Center for Northeast Asia Policy Studies thuộc Brookings Institution tại Washington-DC (2011) và là một phân tích gia về Trung Quốc của International Crisis Group tại Bắc Kinh (2008-2011).

    Bản tiếng Việt:

    Nguyễn Quốc Khải
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc ngầm ủng hộ phiến quân Wa ở Miến Điện



    Các phần tử của Đạo Binh Bang Wa Thống Nhất trên một đường phố ở Namteuk, gần biên giới với Trung Quốc (h́nh năm 2009)



    25.01.2013
    Trong lúc quân đội Miến Điện xúc tiến các vụ tấn công phiến quân Kachin sát biên giới Trung Quốc, các chuyên viên an ninh cho rằng Bắc Kinh đang âm thầm bán các loại vũ khí tiên tiến cho một nhóm phiến quân Miến Điện khác ở vùng biên giới.

    Các vụ tấn công bằng máy bay và súng cối của binh sĩ Miến Điện vào phiến quân Kachin trong những tuần vừa qua khiến quốc tế lo ngại về các nỗ lực ḥa b́nh của chính phủ.

    Các vụ này được xem là dữ dội nhất kể từ khi lệnh ngưng bắn kư với phe Kachin năm 2011 tan vỡ.

    Trong lúc Trung Quốc kêu gọi nên hạn chế các hoạt động quân sự trong bang Kachin, các chuyên viên an ninh quốc tế nói rằng Bắc Kinh đang bí mật trang bị cho một nhóm phiến quân khác: Đạo Binh Bang Wa Thống Nhất.

    Sắc tộc Wa có nhóm dân quân vũ trang lớn nhất tại Miến Điện, ước tính khoảng 30.000 tay súng, vừa toàn thời gian vừa bán thời gian, và nhóm này cũng là một tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất Đông Nam Á.

    Trong một bài tường tŕnh hồi tháng 12, tập san chuyên về t́nh báo IHS Jane's cho biết năm ngoái, Trung Quốc cung ứng cho phiến quân Wa nhiều loại vũ khí tiên tiến để tăng cường sức tự vệ.

    Các vũ khí này có cả tên lửa địa-đối-không, và lần đầu tiên có ít nhất 12 xe bọc thép mà tập san này gọi là “xe diệt tăng.”

    Ông Anthony Davis, một chuyên viên về an ninh đang thường trú tại Thái Lan và là tác giả bài tường tŕnh nói rằng Bắc Kinh đang t́m cách cân bằng giữa t́nh đồng chí lịch sử với người Wa và quan hệ của họ với chính phủ Miến Điện:

    “Người Trung Quốc không muốn đánh mất các lực lượng sắc tộc dọc biên giới và cũng không muốn bỏ qua chính phủ trung ương. Nói như vậy có phải là Trung Quốc đă cung ứng trực tiếp các trang thiết bị đó hay không? Không đâu. Rơ ràng là chuyện cung cấp đó chỉ có các quan chức cấp cao mới biết, nhưng nói như vậy không có nghĩa là các quan chức này can dự vào việc tài trợ. Họ cần phải giữ một mức nào đó, để có thể cải chính.”

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời về bài tường tŕnh trên tập san t́nh báo IHS Jane's.

    Giữa Trung Quốc và người Wa có t́nh đồng chí, v́ Wa là một trong những nhóm dân quân được lập ra sau khi tách khỏi đảng Cộng sản Miến Điện vào năm 1989.

    Ông Josh Gordon, đang chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ đại học Yale của Mỹ nói rằng Trung Quốc rất gần gũi với người Wa, sắc tộc cũng nói tiếng Hoa:

    “Người Wa vẫn sử dụng đồng tiền của Trung Quốc, điện thoại di động của Trung Quốc, điện lực của họ phần lớn mua của Trung Quốc, nhất là tại các vùng thị tứ, họ nối kết với Internet Trung Quốc.”

    Chính phủ Miến Điện kư lệnh ngưng bắn với người Wa vào thập niên 1990 và cho phép người Wa tự quản trong bang Shan miền đông bắc.

    Nhóm này có nhiều cơ sở sản xuất ma túy loại methamphetamine và là một tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất Đông Nam Á.

    Năm 2011, cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ DEA phổ biến h́nh của Wei Hsueh Kang, lănh tụ của người Wa trên khắp các tụ điểm giải trí ở Thái Lan, với hy vọng có người cung cấp thông tin giúp bắt được một trong những người mà các cơ quan công lực Hoa Kỳ muốn bắt nhất.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Miến Điện giữa Trung Quốc và Ấn Độ
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA



    Thủ tướng Lào Bouasone Buphavanh (T), Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P) và Thủ tướng Myanmar Thein Sein cùng uống trà bên lề các Hội nghị Thượng đỉnh lănh đạo các nước trong khối ASEAN tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010.
    AFP photo



    V́ địa dư h́nh thể lẫn lịch sử, Miến Điện nằm giữa ảnh hưởng của hai nước láng giềng cực lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Diễn đàn Kinh tế t́m hiểu về sự xoay trở của dân Miến để tự dân chủ hóa ở bên trong và đồng thời ứng xử với hai nước láng giềng ở bên ngoài. Chúng ta cùng theo dơi hồ sơ này qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
    So sánh giữa Miến với VN

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, kỳ này chúng ta thử phân tích yếu tố ư thức hệ trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và chú ư đến trường hợp Miến Điện, một nước đang tự chuyển hóa sang chế độ dân chủ ở bên trong, mà với bên ngoài th́ phải xoay trở giữa hai nước láng giềng có nhiều ảnh hưởng là Trung Quốc và Ấn Độ. Như mọi khi, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh là từ kinh nghiệm đó của Miến Điện mà suy ngẫm ra cách xử thế của Việt Nam dưới một chế độ độc tài ở bên cạnh Trung Quốc. Ông nghĩ sao về đề nghị này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là ta có thể rút tỉa được nhiều điều bổ ích cho Việt Nam nhất là nếu thấy ra khó khăn muôn mặt của Miến Điện nếu so với hoàn cảnh của Việt Nam. Như thông lệ, chúng ta sẽ nói về bối cảnh trước để thấy ra từng bài toán cụ thể của Miến Điện và lối tính toán của các nước láng giềng.

    Về Miến Điện th́ từ xa xưa, xứ này từng là cường quốc giàu mạnh của Đông Nam Á hơn hẳn nước Đại Việt của ta, nhưng rồi họ bị Đế quốc Anh cai trị từ năm 1886 đến 1948 – cũng tựa Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp. Di sản của Đế quốc Anh có nhiều mặt tiêu cực mà cũng có điều tích cực nhưng bài toán lớn nhất là sắc tộc đa số là dân Miến chỉ đảm nhiệm vai tṛ hành chính và chính trị, mà không được tham gia vào quân đội, vốn được người Anh trao cho các sắc dân thiểu số.

    Sau khi giành lại độc lập từ năm 1948, Miến Điện trở thành thịnh vượng nhất nh́ Đông Nam Á và từng có công dân làm Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc là ông U Thant, từ 1961 đến 1971. Nhưng họ gặp nhiều vấn đề an ninh bên trong để thống nhất lănh thổ và hội nhập các sắc tộc vào một quốc gia. Thật ra, Việt Nam không gặp bài toán an ninh ấy, nhưng lại tự gây cho ḿnh trong tiến tŕnh đấu tranh giành lại độc lập và tụt hậu vào quỹ đạo Trung Quốc.

    Từ năm 1962, Miến Điện bị ách độc tài quân phiệt một phần cũng v́ bản năng bảo vệ sự thống nhất lănh thổ của dân Miến. Đă vậy, họ c̣n bị tai họa thứ nh́ là chế độ độc tài ngả theo xă hội chủ nghĩa làm xứ sở bần cùng và rơi vào ṿng tay Trung Quốc. V́ nạn độc tài, Miến Điện càng bị thế giới cô lập từ năm 1988 lại càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc.

    Ngày nay, cùng tiến tŕnh dân chủ hóa, xứ này đang t́m lại một quan hệ đa diện và cân bằng hơn với các nước trong khi vẫn phải giải quyết bài toán an ninh v́ gần phân nửa lănh thổ tại miền Bắc và miền Đông hiện do các sắc tộc thiểu số chi phối trên vùng núi rừng hiểm trở tiếp giáp với Ấn Độ và Trung Quốc. Nói vắn tắt, hoàn cảnh của họ c̣n khó khăn gấp bội nếu so với Việt Nam.

    Vũ Hoàng: Ông thường lấy địa dư h́nh thể làm cơ sở phân tích các bài toán cơ bản và lâu dài của từng cộng đồng quốc gia. Trường hợp của Miến Điện là thế nào nếu so sánh với Việt Nam?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về địa dư lẫn văn hóa, Miến Điện mới thật là một nước Ấn-Hoa "Indochina" v́ nằm giữa hai đại cường Á Châu là Ấn Độ và Trung Hoa, trên Vịnh Bengale nối liền Ấn Độ dương với Thái B́nh dương qua eo biển Malacca là ḍng hải lưu sinh tử cho cả Đông Nam Á. Trong lịch sử, Trung Hoa đời nhà Nguyên đă bành trướng vào xứ này khi vượt qua rặng núi Hoành Đoạn. Thời cận đại, Đế quốc Anh đẩy mạnh việc "Ấn hóa" xứ này để bảo vệ quyền lợi của họ tại Ấn Độ nên thương nhân người Ấn đă giữ vị trí trọng yếu trong kinh tế Miến Điện.

    Nh́n vào hiện tại, lănh thổ Miến rộng gấp đôi mà với dân số chỉ bằng hai phần ba Việt Nam, ngày nay là 60 triệu người. Miến Điện là kho tài nguyên khoáng sản chưa khai thác hết gồm có dầu, khí, than, thiếc, đồng, uranium lẫn ngọc và gỗ quư cùng tiềm năng lớn về thủy điện nhờ địa dư đầy núi rừng và thác nước. Thời loạn mà ta có ngọc trong nhà th́ rất dễ bị đạo tặc nḥm ngó!

    Cho nên địa dư h́nh thể ấy cũng bị nhiều tai ách. Thứ nhất, ngoài kho tài nguyên đáng chú ư, lănh thổ Miến c̣n là ngả thông thương từ các tỉnh bị khóa trong lục địa Trung Quốc với Vịnh Bengale mà khỏi qua eo biển Malacca. Thứ hai, lănh thổ Miến cũng giải quyết bài toán sinh tử cho Ấn Độ là khai thông và phát triển tám tiểu bang trên vùng Đông Bắc mà khỏi bị nghẽn ở hiểm lộ Siliguri rộng có 50 cây số giữa bang Tây Bengale của Ấn với xứ Bangladesh. Thứ ba, cả một khu vực rộng lớn ở miền Đông và miền Bắc của Miến c̣n là nơi sinh hoạt và hùng cứ của nhiều sắc tộc thiểu số được các lân bang yểm trợ để gây sức ép với chính quyền.

    Trở ngại của Trung Quốc


    Một cuộc biểu t́nh tại Yangon vào ngày 2 tháng 12 năm 2012 phản đối dự án mỏ đồng của Trung Quốc ở miền bắc Myanmar. AFP photo

    Vũ Hoàng: Nói về sức ép đó, thưa ông trước hết là từ Trung Quốc, Bắc Kinh muốn những ǵ và làm những ǵ tại Miến Điện?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lănh đạo Trung Quốc là những người thực dụng và cái gọi là ư thức hệ cộng sản chỉ là chiêu bài mà thôi, những ai hiểu lầm tại Hà Nội th́ ráng mà chịu!

    Về động lực, Bắc Kinh nh́n ra hai mối lợi kinh tế từ Miến Điện là tài nguyên thiên nhiên có thể bổ sung cho sự khan hiếm của họ và là đường giao thông qua Ấn Độ dương sang đến Trung Đông và Đông hải. Về tính thực dụng th́ Bắc Kinh đă từng cắt hẳn viện trợ cho các nhóm phiến quân Miến Điện theo hu xướng Mao Trạch Đông hay "Mao-ít", để b́nh thường hóa quan hệ với chế độ quân phiệt Miến, nhất là khi chế độ này bị thế giới tẩy chay.

    Ban đầu, khi bành trướng ảnh hưởng, Bắc Kinh tiến vào Miến Điện qua ba ngả. Đó là củng cố quan hệ với chế độ quân phiệt ở trung ương mà vẫn giao kết với các lực lượng thiểu số vốn đă có liên hệ lâu đời về văn hóa, sắc tộc và cả kinh tế với nhiều tỉnh của Trung Quốc. Và thứ ba là tiếp tục đối thoại với các tổ chức đối lập, kể cả Liên đoàn Dân chủ. Nhưng, từ hai chục năm nay, khi chế độ quân phiệt bị cô lập hóa th́ họ hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc nên Bắc Kinh có thể đảm bảo quyền lợi của ḿnh với một đối tác duy nhất là chính quyền độc tài ở thủ đô Naypyidaw. Đă đành rằng Bắc Kinh khỏi nói chuyện với xu hướng dân chủ tại Miến, họ cũng khỏi cần yểm trợ các nhóm vơ trang thiểu số để gây khó cho chế độ quân phiệt.

    Khi Miến Điện tiến vào một thể chế đa nguyên hơn với nhiều trung tâm có ảnh hưởng về chính trị th́ Bắc Kinh lâm thế kẹt và họ cũng đang phải chuyển hướng.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Vũ Hoàng: Thế rồi khi Miến Điện chuyển hóa từ hai năm nay th́ t́nh h́nh thay đổi ra sao?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi Miến Điện tiến vào một thể chế đa nguyên hơn với nhiều trung tâm có ảnh hưởng về chính trị th́ Bắc Kinh lâm thế kẹt và họ cũng đang phải chuyển hướng.

    Người ta có thể thấy ra nỗi khó của Trung Quốc khi hai dự án lớn của họ tại Miến Điện đă bị phản đối từ bên trong. Trước hết, dự án xây đập Myitsone tại bang Kachin ở vùng Đông Bắc bị chính quyền Miến đ́nh chỉ từ Tháng Chín năm 2011 sau khi bị dân thiểu số Kachin, các nhóm bảo vệ môi sinh lẫn đối lập chính trị vận động phản bác, mỗi lực lượng v́ một lư do riêng. Thứ hai là dự án liên doanh Hoa-Ấn cùng khai thác mỏ đồng Latpadaungtaung bị chống đối và bà Aung San Suu Kyi hiện đang là chủ tịch một ủy ban do Quốc hội lập ra để điều tra về dự án này.

    Xưa nay, Bắc Kinh nắm gọn chế độ quân phiệt nên dễ thao túng. Từ khi Miến Điện chuyển dần qua chế độ dân chủ th́ Trung Quốc gặp trở ngại. Đây là ta chưa nói đến ảnh hưởng của quốc tế, của truyền thông hay các nước Anh, Mỹ, Nhật và Ấn Độ. Ra khỏi nạn độc tài, Miến Điện hết bị cô lập th́ có nhiều cách ứng phó hơn trước để bảo vệ quyền lợi của ḿnh.
    Ảnh hưởng từ Ấn Độ


    Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia v́ Dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi (P), bắt tay với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid trước một cuộc họp tại New Delhi vào ngày 15 Tháng 11 năm 2012. AFP photo

    Vũ Hoàng: Bước qua hoàn cảnh của Ấn Độ, thưa ông, chính quyền Ấn đă tác động như thế nào vào kinh tế Miến Điện?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta không quên là Ấn Độ có ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo từ đă lâu tại Miến Điện. Thời thuộc địa, ảnh hưởng đó được củng cố thêm về kinh tế với ba triệu dân Ấn đang làm ăn phát đạt ở nơi đây. Sau thời độc lập, Ấn Độ duy tŕ chế độ dân chủ đa nguyên trong một xă hội đa văn hoá và đa chủng tộc dù có bị khủng bố phá hoại. Chế độ ấy khiến Ấn Độ tôn trọng luật lệ và quan tâm đến dư luận chứ không ngang ngược như Trung Quốc. Nhưng hoàn cảnh ấy khiến họ bị trở ngại khi bành trướng ảnh hưởng, mà cũng có nhiều lợi thế khác ta rất cần chú ư.

    Sau khi từ bỏ chế độ tập trung quản lư để ngả theo kinh tế thị trường từ 20 năm nay, Ấn Độ phát triển khá nhanh và cũng cần tài nguyên và vị trí địa dư của Miến. Từ năm 2006 đến nay, họ xúc tiến rất nhiều dự án thủy điện, dầu thô, khí đốt và xây dựng hạ tầng vận chuyển tại đây, điển h́nh là dự án đa năng Kaladan, gọi tắt là KMMT, nối liền cảng Kolkata của Ấn với cảng Sittwee của Miến qua cảng Chittagong của xứ Bangladesh.

    Khởi công từ năm 2011, dự án quy mô này nhắm vào mục tiêu năng lượng lẫn vận tải, cả hàng hải lẫn lộ vận, nhưng qua nhiều giai đoạn khá phức tạp như vét bùn và tân trang hải cảng Sittwee của Miến, khai thông sông Kalamantan cho các giang thuyền và xây xa lộ, v.v... Dọc đường họ bị Trung Quốc cạnh tranh và lấy mất nhiều công đoạn, kể cả trúng thầu dự án khí đốt tại trung tâm dầu khí lớn nhất của Miến để đưa khí đốt về Vân Nam thay v́ qua Bangladesh về Ấn Độ....

    Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu có một tấm bản đồ th́ ta thấy rằng Miến Điện tiếp giáp với hai nước đông dân nhất và có ảnh hưởng văn hóa sâu đậm nhất là Ấn Độ ở hướng Tây-Bắc và Trung Quốc ở hướng Đông-Bắc. Ngày nay, hai cường quốc này đang ráo riết cạnh tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi kinh tế lẫn an ninh chiến lược của họ tại Miến Điện. Nếu Trung Quốc có thể chi phối và mua chuộc lănh đạo Miến th́ Ấn Độ lại bị bất lợi khi phải tôn trọng luật chơi quốc tế. Như vậy, đâu là lợi thế của Ấn Độ và nhất là của Miến Điện?

    Ấn Độ có lợi thế quốc tế khi các nước khác cũng t́m vào Miến Điện theo nhịp độ dân chủ hóa của xứ này, như Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ấn Độ có lợi thế quốc tế khi các nước khác cũng t́m vào Miến Điện theo nhịp độ dân chủ hóa của xứ này, như Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu. Lợi thế của Ấn mạnh hay yếu c̣n tùy vào khả năng cải thiện hạ tầng vận chuyển và kinh doanh của Ấn Độ và nhất là mối lo của nhiều quốc gia về sự bành trướng của Trung Quốc.

    Phần ḿnh, lợi thế của Miến Điện chính là khả năng can thiệp và lên tiếng của người dân về những ǵ có lợi cho họ mà các nước khác không thể gạt qua một bên để chỉ ăn chia với thiểu số cầm quyền ở trên. Chuyện này gợi nhớ đến ngụ ngôn của Trang Tử trong bộ Nam Hoa Kinh.

    Một ông phú hộ đó nhét hết của cải vào trong cái rương và đóng đai cho chặt ở bên ngoài. Khi kẻ trộm lẻn vào th́ chỉ ôm lấy cái rương là được hết và c̣n thầm mừng là cái đai ấy không bị bung! Ư nghĩa của ngụ ngôn là chế độ độc tài đóng đai cả nước và trao trọn gói cho phường đạo tặc mà người dân chẳng thể phản đối ǵ được. Nếu người Việt được biết rơ về từng dự án của Trung Quốc tại Việt Nam th́ may ra xứ này sẽ khá hơn Miến Điện. Chúng ta c̣n nhiều cơ hội t́m hiểu thêm về sự chuyển hóa của Miến Điện v́ sẽ học được nhiều kinh nghiệm lắm....

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần phân tích và thí dụ rất thấm thía này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •