Page 53 of 55 FirstFirst ... 34349505152535455 LastLast
Results 521 to 530 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #521
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tri ân và Trả ân

    (Viết phỏng theo lời phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm ngày quốc hận và giỗ tổ Hùng Vương, tổ chức bởi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Montréal, ngày 29 tháng 4 ở Montréal, Canada.)

    Xin kính chào quư vị lănh đạo và thành viên của tổ chức Công Đồng Người Việt Quốc Gia Montréal. Xin kính chào tất cả quư vị quan khách và đồng hương ở Montréal.

    Thật ư nghĩa để nói về đất nước và dân tộc trong không khí trang nghiêm của ngày giỗ tổ Hùng Vương và trong kư ức đau buồn của ngày 30 tháng 4.

    Tôi cảm ơn diễn giả Nguyễn Bá Hoa vừa nhắc đến sự tích Thánh Gióng. Vào đời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lăng nước ta, cướp đất, lấy của, bắt dân ta làm nô lệ -- chẳng khác ǵ t́nh cảnh của đất nước chúng ta ngày hôm nay. Trong thời li loạn ấy, có một đứa trẻ sinh ra trong hàng dân dă, 3 năm không đi được, không nói được. Một hôm nghe lệnh vua truyền cần người đuổi giặc, cứu giang sơn. Cậu bé đứng phắt dậy vươn vai thành chàng trai Phù Đổng, cưỡi ngựa sắt ra trận, đánh tan giặc phương Bắc.

    Đó là biểu tượng của một dân tộc, sau thời gian suy nhược đă bật dậy, lớn mạnh lên như thổi để tự cứu.




    Ts. Thắng chia sẻ tâm t́nh với đồng hương ở Montréal, Canada, ngày 29/4/2012 (ảnh của Trịnh Độ)

    Qua sự tích Thánh Gióng, tôi muốn nói đến trọng tâm hàng đầu của ngày hôm nay, khi đất nước đứng trước hoạ diệt vong, là phát huy nội lực cho dân tộc, mà khởi đầu là chính chúng ta ở hải ngoại, v́ chúng ta cũng là một bộ phận của giống ṇi tiên rồng.

    Năm xưa ở Hội Nghị Diên Hồng tổ tiên chúng ta đă hỏi nhau: nên hoà hay nên chiến? Quyết chiến! Tiền nhân chọn liều thân để bảo vệ quê hương. Nhờ vậy mà gịng giống Việt mới tồn tại và chúng ta mới có ngày hôm nay. Thế nước yếu lấy ǵ lo chiến chinh? Hy sinh! Người xưa đă hy sinh th́ ngày nay chúng ta cũng vậy, dù không đến nỗi phải hy sinh tính mạng hay tự do như đồng bào trong nước.

    Tôi kêu gọi chúng ta hy sinh cái ngă của ḿnh, vượt qua những dị biệt, những bất đồng nho nhỏ để dồn trí và lực cho đại cuộc. Trong hai năm qua, kể từ 30 tháng 4 năm 2010, tôi bắt đầu một hành tŕnh đến rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ và gần đây đến Canada để gặp gỡ và nhận diện những người có ḷng, có năng lực để cứu dân cứu nước. Tôi gọi họ là hào kiệt nước Nam.

    Tất cả quư vị đang ngồi đây cùng hướng ḷng về tổ quốc và dân tộc th́ quư vị chính là các hào kiệt nước Nam đấy. Trong hành tŕnh này, tôi đă gặp rất nhiều hào kiệt nhưng vẫn không đủ v́ đại cuộc quá lớn. Chúng ta phải gom thêm người, và những người đă có th́ phải bảo vệ, ǵn giữ, trân quư để không phí hoài, thất thoát. Chúng ta phải lôi kéo, thu hút những người trẻ để tiếp nối bao thế hệ đi trước v́ công cuộc tranh đấu c̣n dài đằng đẵng.

    Tôi kêu gọi chúng ta hy sinh sự cầu an cho riêng ḿnh. Nếu chúng ta chỉ là công dân Canada, sống ở một đất nước thanh b́nh, th́ tối nay về chúng ta có thể ngủ yên giấc của nguời công chính v́ đă làm đầy đủ nghĩa vụ công dân trong ngày. Nhưng chúng ta c̣n là người Việt Nam. Là người Việt công chính th́ chúng ta không thể ngủ yên khi vận nước ngả nghiêng. Chúng ta không có quyền ơ hờ, thoái thác. Chúng ta không thể chọn việc làm theo ư thích và đùn đẩy trách nhiệm cứu nước cho người khác. Chúng ta không thể lập luận, tôi không làm chính trị. Chúng ta phải làm tất cả những ǵ mà trách nhiệm trước lịch sử đang đ̣i hỏi nơi chúng ta.

    Tôi kêu gọi chúng ta hy sinh cách làm riêng rẽ để cùng nhau vận động thế giới tự do để yểm trợ cho cuộc giải cứu đất nước và dân tộc. Điển h́nh là chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua, không những đă có sự phối hợp trong tập thể người Việt ở khắp Hoa Kỳ mà c̣n có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Hoa Kỳ và Canada, rồi đến Úc, rồi đến Âu Châu trong công tác quốc tế vận.

    Chúng ta phải biến đau thương của ngày 30 tháng 4 thành vận hội cho dân tộc. Khi các vua Hùng dựng nước Văn Lang và mở mang bờ cơi, quốc tổ của chúng ta không thể ngờ rằng 5 ngh́n năm sau những giọt máu tiên rồng của Mẹ Việt Nam đă trải rộng khắp năm châu, kể cả ở thành phố Montréal này. Dân tộc Việt Nam không chỉ giới hạn trong phạm vi giải đất h́nh chữ S mà 4 triệu con dân Việt hiện là công dân của các quốc gia đại cường và dân chủ. Quốc tế vận là trách nhi ệm của chúng ta. Đồng bào trong nước dù có tài trí, dù có can trường cách mấy cũng không thể nào làm thế cho chúng ta được.

    Đó chính là ba mục tiêu chiến lược cho tất cả người Việt ở hải ngoại trong giai đoạn 3 năm, 5 năm tới đây. Mục tiêu chiến lược thứ nhất là chấn hưng dân khí, để mọi người trong chúng ta vượt qua sự sợ hăi và e dè; để mọi người trong chúng ta ư thức trách nhiệm đối với dân tộc trong cơn thập tử nhất sinh. Thứ hai là tạo sức mạnh bằng cách quy tụ và phối hợp trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu. Thứ ba là vận động thế và lực của thế giới tự do để đẩy lùi gọng kềm của chế độ đang thống trị quê hương và của thế lực bắc phương. Khi mà đại bộ phận của dân tộc đang bị ḱm hăm, vây bủa th́ chúng ta ở ngoài này phải bước những bước đầu và tạo điều kiện cho cả dân tộc đứng dậy, vươn vai làm Thánh Gióng. Chúng ta có phương tiện, có thế đứng, có điều kiện để vẫy vùng trong các xă hội tự do, dân chủ.

    Đứng trước hoạ diệt vong của dân tộc, chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta có trách nhiệm với tổ tiên từ ngàn xưa và với các thế hệ trong ngàn sau để ḍng sử Việt không đi vào ngơ cụt.

    Ngày hôm nay chúng ta tri ân quốc tổ đă mở đường dựng nước, và bao nhiêu thế hệ tiền nhân đă nằm xuống để ǵn giữa sơn hà. Tri ân th́ phải trả ân. Chúng ta hăy trả ân bằng cách nhận lănh trách nhiệm mà lịch sử đang giao phó cho chúng ta, 4 triệu người Việt ở hải ngoại.

    Xin chân thành cảm ơn.

    [Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

  2. #522
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại San Diego (29-4-2012)


  3. #523
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Anh Giải Phóng Tôi hay Tôi Giải Phóng Anh


  4. #524
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    April 30th Memorial at West Seattle's Vietnamese Cultural Center



    Published on Apr 30, 2012 by westseattleblog

    West Seattle Blog video of West Seattle's Vietnamese Cultural Center's director, Ducly Bui making the opening remarks at the 2012 April 30th Memorial.

  5. #525
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Một sự phản bội

    LK 30/4/2012


    Đă mấy năm nay rồi tôi không muốn viết và không viết về ngày 30 tháng 4. Không viết bởi sau bao nhiêu năm, những điều ḿnh muốn nói đă nói rồi. Không viết bởi càng viết chỉ càng thấm thía với lời của ông Vơ Văn Kiệt, v́ ḿnh nằm trong số cả triệu người buồn.

    Vả lại, ba mươi mấy năm sau, bây giờ, ở một khía cạnh nào đó, tôi không c̣n có cảm tưởng ḿnh là người Việt nữa. Việt Nam của tôi là Việt Nam của quá khứ. Việt Nam đó không c̣n nữa.

    Nhưng khổ một nỗi, ở một góc cạnh nào đó Việt Nam vẫn nằm trong tim tôi. Làm sao có thể quên được khi ngày ngày vẫn c̣n cầm bút viết tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam và dầu muốn dầu không, vẫn bâng khuâng về đất cũ.

    Hôm nọ, ngồi xem những đoạn video được đưa lên Internet về cuộc biểu t́nh phản đối của người dân ba xă của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, rồi sau đó, cũng trong lúc làm tin, chợt được xem một đoạn về phản ứng của miền Nam Việt Nam, cả dân chúng lẫn chính quyền trước việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, tôi bỗng cảm thấy mừng ḿnh là dân miền Nam chứ không phải là dân miền Bắc. Tôi có thể mất nước, phải bỏ xứ mà đi sống tha phương cầu thực và ngày nay nhận đất lạ làm quê hương, nhưng ít nhất tôi không phải sống trong một quốc gia, dưới một chế độ, đă đ̣i sự hy sinh tột đỉnh của dân ḿnh rồi phản bội.

    Đoạn video mà tôi thấy về Văn Giang là lúc đoàn dân chúng của các xă bị cưỡng chiếm tụ tập về để bảo vệ mảnh vườn của ḿnh. Họ từng đoàn từng lớp kéo nhau đi, tay cầm gậy, cuốc, xẻng. Đoạn clip khá dài, người quay đứng yên một chỗ, quay đoàn người đi qua. Họ đủ cả, già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà cũng có. Có khá nhiều người đội nón an toàn, một số khá đông phụ nữ khoác thêm một cái khăn ở dưới nón an toàn, trông ra có lẽ cũng có lư v́ ít nhất nón an toàn bảo vệ không bị công an đánh bể đầu. Giữa đám nón an toàn hay nón baseball có lác đác một số đội nón cối. Trong số người đội nón cối, có vài người đứng tuổi. Họ đội nón cối, mặc quần áo bộ đội. Có lẽ có thiếu là họ mang quân hàm và huy chương đeo lên ngực. Một vài cái nón cối c̣n cả lá cờ, rơ ràng là nón của một cựu quân nhân.

    Một số trông họ có lẽ là những chiến sĩ đă bị chính quyền gọi nhập ngũ để chống lại xâm lăng của đoàn quân phương Bắc, một số già hơn, có thể đă bị chính quyền gọi nhập ngũ, không phải để bảo vệ tổ quốc, mà để tham gia vào một cuộc chiến tương tàn, một cuộc nội chiến mà trong đó anh em gặp nhau trên băi chiến trường.

    Cuộc chiến tranh Bắc Nam mà ngày 30 tháng 4 là ngày kết thúc, mặc cho chính quyền có khoác cho nó cái áo tuyên truyền ǵ chăng nữa cũng vẫn là một cuộc nội chiến, người Việt giết người Việt. Như lời ca phản chiến hồi nào có thể “kẻ thù tôi mang áo màu chủ nghĩa” nhưng họ vẫn là người Việt. Và cũng xin đừng bảo tôi sai. Tôi có hai ông chú, một ông là sĩ quan quân đội miền Bắc, một ông là sĩ quan quân đội miền Nam. Cũng may là hai chú tôi chưa từng tham chiến trên cùng một chiến trường nào cả, chuyện đó hẳn đă xảy ra cho nhiều gia đ́nh trên đất Việt trong những năm chiến tranh.

    Đă ba mươi mấy năm rồi, tôi không c̣n muốn tranh căi cho chính nghĩa của miền Nam nữa bởi chuyện đó đă qua rồi, nhưng ngồi nh́n những cựu quân nhân miền Bắc lầm lũi vác gậy đi tranh đấu để bảo vệ mảnh đất, mảnh vườn, kế sinh nhai của ḿnh, tôi bỗng cảm thấy tuy mất nước, xa nhà nhưng vẫn c̣n không xấu số bằng họ. Họ là những người đă đem hết cả tuổi thơ dâng cho chế độ. Chế độ và đảng cầm quyền đă khởi xướng cuộc chiến tranh Bắc Nam dẫn đến việc cả triệu người ở hai bên chiến tuyến cũng như dân lành gục ngă. Nếu miền Bắc không nhất quyết đ̣i chiếm miền Nam th́ làm ǵ có chiến tranh.

    Nhưng sau khi đ̣i hỏi sự hy sinh tối thượng đó của người dân dưới quyền cai trị của ḿnh, đảng Cộng sản Việt Nam và những người lănh đạo chính quyền ở miền Bắc đă thất hứa với nhân dân. Tôi c̣n nhớ một lần về Việt Nam, một bà thím sau ngày đổi mới, lương công chức không đủ sống, mở một quán bán tạp hóa bên cửa ngách của nhà ḿnh, đă mỉa mai, “Hồi đó các ông ấy bảo ‘Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay’! Bây giờ đă ‘Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào’, vậy mà vẫn không đủ ăn!”

    Khác với những năm đó, Việt Nam trong những năm cho đến gần đây quả đă phát triển bằng năm bằng mười lúc trước. Cứ đi về thành phố Hà Nội ngày nay so với Hà Nội của những năm đầu thập niên 1990, khi lần đầu tiên tôi trở về Hà Nội th́ cũng thấy rơ sự thay đổi. Có điều những phát triển to lớn đẹp đẽ đó người dân không được chia hưởng. Trong khi ruộng vườn của họ bị chiếm đoạt để xây khu “đô thị mới” EcoPark, một khu hẳn là rất sang trọng v́ partner của họ là công ty địa ốc Savills ở Luân Đôn, một trong những công ty mà nh́n quảng cáo của họ ở Luân Đôn toàn là nhà cỡ trên một triệu bảng Anh.

    Ecopark quảng cáo là “thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn.” Họ quảng cáo “không gian phố trong vườn” và những khu như “Rừng cọ: luxury apartment; Phố Trúc là shopping mall, Vườn Tùng và Vườn Mai: biệt thự detached or semi-detached villas.” Trang quảng cáo của Ecopark mở đầu với một đoạn nhạc thật êm tai. Tiếc thay tiếng nhạc đó không làm át nổi tiếng than khóc của người dân Văn Giang.

    Bây giờ tôi mới hiểu cái uất ức và thấm thía cái nỗi đau của những người như ông Trần Độ hay Nguyễn Hộ. Họ là những nhà trí thức, mang tuổi trẻ và lư tưởng đi để cứu nước khỏi họa ngoại xâm, rồi để thống nhất đất nước v́ đảng cộng sản bảo với họ là không thể để đất nước chia đôi, là miền Nam đang quằn quại trong áp bức của Mỹ Ngụy.

    Tôi cũng chưa quên những bà con vào Nam sau 30-4-1975, gom góp một kư đường, vài lon sữa làm quà, tưởng là quư hóa lắm, ai dè miền Nam đâu có thiếu thốn và khổ cực như họ bị đánh lừa. Đă có những người, thẹn quá, giấu luôn quà, không dám đem ra cho bà con trong Nam nữa.

    Tôi cũng vẫn c̣n chưa quên người anh họ của ông xă tôi, một cán bộ trung kiên, làm việc cho ban tuyên giáo trung ương, ban tuyên truyền của đảng cộng sản, hỏi nhỏ chú em, “Vậy chú có bao nhiêu nợ máu với nhân dân. Nhà cửa này là do Mỹ nó cho đấy à?”

    Nhưng cái vỡ mộng khi vào Nam sau năm 1975 có lẽ cũng một phần nào được xoa dịu v́ dầu sao cũng là kẻ thắng. Cái vỡ mộng sau đó, khi vào năm 1979, người anh em “môi hở răng lạnh” dạy cho một bài học kinh hồn. Cho đến bây giờ chính quyền Hà Nội vẫn chưa công nhận số tử vong của trận chiến biên giới, cả về quân nhân lẫn thường dân.

    Và sau cùng, giọt nước làm đầy ly là khi chính quyền bỏ rơi chủ thuyết, chạy theo “định hướng thị trường” và chỉ c̣n muốn làm giàu. Thật là đau đớn v́ sau cùng họ mới thấy là những ǵ họ hy sinh cả cuộc đời đă chỉ là những cái bánh vẽ.

    http://sucmanhcongdong.info/130/185/1388-1388.html


    Lê Phan

  6. #526
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trương Quốc Việt tại Biểu T́nh ngày Quốc Hận 2012 trước TĐS VC ở Canberra, Úc

    TQV : " Viện trợ cho VN là nuôi dưỡng bộ máy cai trị độc tài , tàn bạo của nhà nước VN...."


    Mời nghe bài phát biểu rất hay của TQV trong cuộc biểu t́nh của đồng bào Việt trước sứ quán Việt Cộng




  7. #527
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hát nhạc Việt Khang ngày Biểu T́nh Quốc Hận 2012 trước TĐS VC ở Canberra, Úc



    Published on Apr 29, 2012 by Mel Bourne

    Quốc Hưng và Việt Hùng đến từ Sydney hát nhạc Việt Khang trong ngày Biểu T́nh Quốc Hận 2012 trước TĐS VC ở Canberra, Úc Châu do CĐ Người Việt Tự Do Úc Châu tổ chức.

  8. #528
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngay quoc han 30-04-1975 high definition




    Cuộc di tản đầy máu và nước mắt

  9. #529
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Người Việt Little Saigon và kư ức tháng 4 (Phần 1)

    Ngọc Lan, thông tín viên RFA
    Tháng Tư về, ḷng người lại xôn xao kư ức của ngày tháng cũ.


    H́nh ảnh của những đoàn tàu đi tản từ miền Trung vào Phú Quốc, h́nh ảnh của đoàn người di tản từ Ban Mê Thuộc về Sài G̣n, h́nh ảnh của đường phố Sài G̣n trong ngày thay đổi lịch sử, dường như không thể nào nhạt nḥa trong tiềm thức những người đă trải qua thời khắc đó, cho dù đă 37 năm trôi qua.

    Mời quư thính giả nghe câu chuyện của một số người dân Little Saigon, có người từng ở Phú Quốc, có người ở Ban Mê Thuộc, có người ở Sài G̣n, kể về những hồi ức của họ trước và ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại nơi họ sống ngày ấy, qua loạt bài phóng sự của thông tín viên Ngọc Lan.

    Ngày cuối cùng của tháng Tư đă không trôi qua nhẹ nhàng như bao ngày tháng khác.

    Ngày cuối cùng của tháng Tư vẫn hay lôi tuột kư ức người Little Saigon về một thời điểm, một thời khắc, đă xa lắm rồi, đă lâu lắm rồi nhưng vẫn không sao quên được dù cái nh́n của ngày hôm nay về ngày hôm xưa, của 37 năm trước, đă b́nh tĩnh và lắng đọng hơn

    1975-Tháng Tư đầy biến động

    Bà Xuân Trần, người phụ nữ gần 70 tuổi, sống ngay khu Little Saigon từ năm 1993, cho biết thời điểm tháng 4, 1975, bà cùng gia đ́nh đang sống ở đảo Phú Quốc, nơi chồng bà, một người lính hải quân, đang làm việc.

    Tại đây, những ngày trước 30 tháng 4, bà Xuân có dịp chứng kiến những chiếc tàu đưa người di tản từ miền Trung vào Phú Quốc, chứng kiến cảnh người di tản bị đói khát, chết chóc, bị cướp bóc thảm thương, tội nghiệp.

    Bà Xuân kể lại trong sự xúc động:

    “Chưa tới ngày 30 tháng 4, những người di tản từ Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, họ đổ xô ra ngoài Phú Quốc, nghĩa là đông lắm. Người dân Phú Quốc nấu cháo, nấu thức ăn, nước uống cho vô từng bịch ni long đem tới đó để đứng trên cầu tàu, ai lên th́ đưa mỗi người một bịch. Nhưng có người lên cầm được cái bịch đồ ăn rồi th́ người ta nói ‘con ơi sao con không sống để mà con uống, con chết rồi!’ Thảm lắm! Thảm thật là thảm!”

    Với ông Dân Huỳnh, hiện đang sống tại thành phố Garden Grove, th́ những ngày trước tháng 4 lịch sử cũng là những ngày tháng không quên với người thanh niên Sài G̣n mười tám đôi mươi khi đó.

    Ông Dân Huỳnh hồi tưởng lại những ngày tháng đó:

    “Từ năm 1973, lúc 16 tuổi, đang là học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn, tôi đă ở trong phong trào liên đoàn thanh niên học sinh sinh viên Gia Định. Phong trào đó rất dữ dội và mạnh mẽ trong chiến tranh. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ đă chia 3 phe rơ rệt. Đó là phe trung lập, quốc gia, và cộng sản. Tôi là người trung lập, lúc đó gọi là thành phần thứ ba.

    Khoảng 10 ngày trước 30 tháng 4, có 2 người trong liên đoàn, mà tôi c̣n nhớ là anh Công và anh Thắng, hai người đó đứng về phe cộng sản và thực sự lộ rơ bộ mặt của họ. Họ đă đến nhà t́m tôi, khi đó tôi đang học lớp 12, các anh đă thuyết phục tôi đứng về phía họ, và đưa tôi một cọc truyền đơn để đi rải dưới đường phố, để kêu gọi lính VNCH và nhân dân tự vệ bỏ súng, nhưng tôi đă từ chối, v́ tôi không nghĩ là họ cùng quan điểm xă hội với tôi.

    T́nh h́nh xă hội càng lúc càng hoang mang, rối ren, từ giữa tháng 4 là chẳng c̣n ai muốn đến trường nữa hết bởi c̣n tâm trí đâu mà chúng tôi học nữa. Những người trong liên đoàn cũng vậy. Họ ră hết và mạnh đường ai nấy đi thôi.”

    C̣n tiếp...

  10. #530
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyến di tản kinh hoàng

    Trong khi đó, bà Hạnh Phan, hiện đang là cư dân thành phố Garden Grove, vào thời điểm ấy mới 23 tuổi, đang là một cô giáo trẻ t́nh nguyện lên dạy học tại Pleiku, đă trải qua một cuộc di tản “khốc liệt” kéo dài ‘cả tháng trời” để về Sài G̣n.

    Bà Hạnh nhớ lại, “Từ giữa tháng Ba, t́nh h́nh đă bắt đầu hỗn độn, có người đă di tản. Nhiều gia đ́nh học tṛ cũng rủ đi, nhưng theo lời người hiệu trưởng, tôi vẫn ở lại bám trường, lúc đó ḿnh trẻ mà nên rất lư tưởng, nghe kêu ở lại là ḿnh ở lại.”

    Cho đến một ngày gần cuối tháng 3, cô giáo trẻ đến trường, nhưng trường “không có một bóng người, ông hiệu trưởng cũng đă bỏ chạy từ hồi nào.” Cô chua chát.

    Quay trở về nhà trọ, cũng là lúc có lệnh di tản toàn tỉnh, “thế là tôi cũng như mọi người cùng đổ ra đường, chỉ một bộ đồ trên ḿnh, ḥa vào ḍng người ùn ùn chạy trên tỉnh lộ 3 ‘Bảy Kép’ về hướng Tuy Ḥa.” Bà Hạnh kể tiếp.

    Trong kư ức cô giáo Hạnh Phan, “đoàn người di tản đông không thể tưởng, ḿnh cứ chạy đến đâu th́ người dân từ nơi đó lại tháp tùng vô và cứ thế mà chạy.”


    Một tháng trong rừng,
    “hỗn quân hỗn quan.”
    Đói khát
    Cướp bóc
    Hăm hiếp
    Chết chóc
    Và cả những h́nh ảnh không thể nào quên.

    “Có những người di tản bằng xe Honda. Họ chạy đến khi hết xăng th́ vứt bỏ xe lại. Không biết bao nhiêu là xe, tôi chỉ biết những chiếc Honda bị xe công binh đi trước mở đường cán lên bẹp lép, và chồng dày lên nhau từng lớp. Trông rất đáng sợ.”


    Lại có lúc, những chiếc máy bay “hai chong chóng” đáp xuống để xe nhà binh chạy lên, người di tản cũng ùa chạy lên. Máy bay nhắm không thể chứa nổi, cất cánh, chao nghiêng, và người ta từ máy bay rớt xuống…

    Bà lại nhớ khi phải qua sông, công binh đi trước bắt cầu, nhưng cầu vừa giăng xong th́ lại bị Việt Cộng bắn đứt, dân đành đu ḿnh theo xe lội nước qua sông…

    Bà Hạnh kể, như thể h́nh ảnh của 36 năm trước đang hiển hiện trước mắt.

    Bà Hạnh không nhớ ḿnh đă làm sao để có thể tồn tại trong suốt cả tháng trời di tản trong rừng như thế. Cứ đi, cứ chạy. Lúc bằng chân, khi leo lên xe, đủ loại xe, xe nào ngang qua cho nhảy lên th́ ḿnh cứ lên.

    Không c̣n biết sợ. Không c̣n biết lo. Không c̣n cảm xúc.“Tôi c̣n không thể nào nhớ ḿnh có hành kinh hay không nữa. Kinh khủng quá!” bà Hạnh lắc đầu như muốn xua đi kư ức.

    Ṛng ră một tháng trời, bà Hạnh Phan cũng đă đặt chân đến Sài G̣n 4 ngày trước khi ḷng người ghi nhận một sự thay đổi lớn.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •