Page 125 of 136 FirstFirst ... 2575115121122123124125126127128129135 ... LastLast
Results 1,241 to 1,250 of 1351

Thread: Gold, Oil, Forex và Stock: Sân chơi của những người chiến thắng

  1. #1241
    Member
    Join Date
    01-09-2011
    Posts
    295
    Cổ phiếu Nokia rất tiềm năng:


  2. #1242
    Member
    Join Date
    01-09-2011
    Posts
    295
    Hơi mấu đây:

    Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa:

    http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu...449715ca33.chn

    Đề xuất đổi luôn cả cờ đi nhé. Cờ ǵ mà hao hao giống ông anh Tàu khựa vậy?

    Đổi tên nước th́ chắc đổi cả cái dưới ---> vỡ thớt:

    Last edited by kaka; 13-04-2013 at 01:17 PM.

  3. #1243
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    @Goldvn

    Quote Originally Posted by goldvn View Post
    Hiz, t́nh h́nh giá rơi thảm quá, e đă cầu may bằng quả quân b́nh giá ở mức 1500, hy vọng nó đi lên tiếp để có cơ hội thoát! Nếu rơi khoảng 90u do với mức 1540, tức là về 1450 th́ e vẫn chịu đựng được bác Pleiku, bác cho e lời khuyên trog t́nh h́nh hiẹn nay đi
    Goldvn : Ư cậu là muốn mua thêm để hạ thấp giá thành phải không. Điều đó cũng có thể được nhưng phải có đủ vốn (tránh trường hợp bị margin call) và phải biết lúc nào th́ nên mua mới được.
    A-Nhận định t́nh h́nh hiện tại đây:
    1-Theo daily (hàng ngày) th́ bây giờ là giá ngừng ở ngay tại một support 1483 (mức nâng đở) v́ tại đây đă có một số người họ mua nên chận lại không có rớt tiếp xuống.
    2-Những ngày tới giá sẽ như thế nào là tùy thuộc vào số người mua nầy. Nếu họ đủ mạnh hấp thụ hết số bán ra th́ giá sẽ đi lên, nếu chỉ ngang ngửa nhau th́ giá sẽ sideway (đi ngang lẩn quẩn ở mức nầy). C̣n nếu yếu hơn th́ giá sẽ xuống tiếp (hiện tại th́ tui thấy lực mua c̣n yếu lắm) và nếu vậy th́ 2 mức chống đở tới sẽ là 1415 và 1311 (chỉ là estimate thôi đừng có đ̣i phải đúng y như vậy).
    B-Nếu cậu muốn mua thêm để hạ thấp giá thành th́ tui chỉ cho một cách lúc nào th́ có thể mua. Dùng cái daily chart để theo dỏi và ít nhứt là để vào Bollinger Band. Hiện giờ cậu thấy giá close lọt ra ngoài cái band dưới đúng không....Nếu những ngày tới cây candle vẫn c̣n close ngoài band th́ đừng mua mà đợi cho đền khi nào nó close vào bên trong band th́ mới tính chuyện mua....Hiểu không.


    Chúc cậu may mắn.........:o

  4. #1244
    GPD.
    Khách

    LOVE VÀNG EM FOREVER.

    $1,400, my first target was matched. Break-time.
    Dr. Pleiku. new it, I new it. Don't be surprised to see POG = $700.00/OZ. That should be a perfect pull back.



    Coi lại cái chart 01/04/2012. Có ǵ ngạc nhiên???

  5. #1245
    Member
    Join Date
    19-03-2012
    Posts
    28
    Hiz, nói j đây T_T

  6. #1246
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    GOLD WEEKLY

    @GPD. gớm lâu ghê mới thấy lại cái Bát Quái Trận Đồ của cụ. Trong market th́ chuyện ǵ cũng có thể xảy ra có ǵ đâu mà surprise. Miễn là có đủ khí giới th́ sợ ǵ. Mấy hôm nay đả quá phải không ?.........hihi
    @Goldvn sao rồi c̣n chịu nổi không.

    PS : có phải cái site "What's New" ở VL nó hư không vậy?

  7. #1247
    Member
    Join Date
    01-09-2011
    Posts
    295
    Quote Originally Posted by GPD. View Post
    $1,400, my first target was matched. Break-time.
    Dr. Pleiku. new it, I new it. Don't be surprised to see POG = $700.00/OZ. That should be a perfect pull back.



    Coi lại cái chart 01/04/2012. Có ǵ ngạc nhiên???
    Vàng là con quái vật, ở đây chỉ có bác GPD khuất khục được :)

  8. #1248
    Member
    Join Date
    01-09-2011
    Posts
    295

    Bài này lâu rồi nhưng khá hay: Khi Hoa Kỳ tự lực về năng lượng

    Soure: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130...-ve-nang-luong

    Đến năm 2020 Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa số 1 thế giới. Trung Quốc theo chân Hoa Kỳ khai thác dầu và khí đá phiến. Địa lư chiến lược thế giới sẽ thay đổi khi Mỹ không c̣n lệ thuộc vào dầu hỏa của các nước vùng Vịnh và không cần bảo đảm an ninh cho các tuyến trung chuyển năng lượng của thế giới về Hoa Kỳ.
    Là một trong những quốc gia tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt hàng đầu của thế giới, để đáp ứng nhu cầu nội địa Hoa Kỳ nhập khẩu đến 20 % năng lượng. Nhưng từ nhiều thập niên qua, cường quốc kinh tế và công nghiệp số 1 này đă âm thầm tiến hành một cuộc cách mạng.

    Đầu tháng 11/2012 báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) đă gây bất ngờ khi dự phóng là vào năm 2017 nước Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới, đứng trước cả Ả Rập Xê Út và chỉ một thập niên sau th́ Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu số 1 toàn cầu. Đối với khí đốt, chỉ trong hai năm nữa thôi sản lượng của Mỹ sẽ vượt quá mức cung cấp của Nga.

    Cuộc cách mạng năng lượng

    Thành quả này có được nhờ vào chiến lược mà các chính quyền Washington liên tiếp và các đại gia dầu khí của Hoa Kỳ đă kiên tŕ theo đuổi trong nhiều thập niên : đó là dựa và công nghệ phát triển khí và dầu từ đá phiến. Trong 11 tháng đầu năm 2012 Hoa Kỳ sản xuất khoảng 6,2 triệu thùng dầu mỗi ngày nhờ vào công nghệ khai thác đá phiến. Đây là một mức nhảy vọt đến 28 % so với khả năng cung cấp của năm 2008.

    AIE khẳng định : « Với đà này, nhập khẩu dầu thô vào Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng giảm sút vào khoảng năm 2030 » và kịch bản một nước Mỹ tự lực về năng lượng không c̣n là điều viển vông. Đương nhiên, trật tự năng lượng quốc tế sẽ bị đảo lộn khi Hoa Kỳ không c̣n lệ thuộc vào dầu khí của thế giới. Châu Á sẽ trở thành trọng tâm của bản đồ thương mại dầu hỏa trong tương lai với những thay đổi quan trọng về mặt chiến lược.

    Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, giáo sư địa lư bà Françoise Ardillier-Carras tác giả cuốn « Hydrocarbures et conflits dans le monde - dầu khí và các vụ xung đột trên thế giới », Nhà xuất bản Technip cùng giáo sư Samuele Furfari giảng dậy tại Đại học Tự do Bruxelles lần lượt phân tích về những tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí với cuộc cách mạng về năng lượng đang h́nh thành.

    Theo giáo sư Samuele Furfari đá phiến là vũ khí năng lượng mới của Hoa Kỳ nhưng ông thận trọng cho rằng dù có trở thành một nguồn cung cấp dầu khí hàng đầu thế giới, Mỹ ít có khả năng cung cấp dầu khí của ḿnh cho phần c̣n lại của thế giới để bảo toàn vị thế siêu cường công nghiệp và kinh tế của ḿnh :

    « Mọi người ư thức được là giá năng lượng tăng nhanh và đă tác động đến các hoạt động kinh tế của toàn cầu. Giá năng lượng tăng mạnh từ 2004 và vấn đề năng lượng bị coi là một trong những yếu tố dẫn tới khủng hoảng kinh tế ngày nay. Từ đó các nhà lănh đạo và các tập đoàn phải t́m ra những giải pháp.

    2004 được coi là một bước ngoặt quan trọng đối với ngành năng lượng. Khác với các lĩnh vực kinh tế khác, để chuyển hướng, ngành công nghiệp năng lượng cần nhiều năm để thay đổi chiến lược. Trong trường hợp của Hoa Kỳ : nước Mỹ đang lệ thuộc vào dầu hỏa vào năng lượng của thế giới, nhưng trong một tương lai không xa cường quốc kinh tế số 1 này sẽ ‘độc lập’ về mặt năng lượng.

    Công nghệ là ch́a khóa giúp cho Hoa Kỳ đảo ngược t́nh huống trên bàn cờ năng lượng. Hoa Kỳ làm thay đổi cục diện ngành năng lượng thế giới với kỹ thuật khai thác khí đă phiến. Phải mất nhiều năm các chuyên gia mới biết khai thác khí đá phiến.

    Đến khoảng 2008 ngành năng lượng đă trải qua một cuộc cách mạng : kỹ thuật khai thác khí đă phiến sẽ đẩy giá thành xuống thấp đến một mức độ mà ở Mỹ, người ta sẽ chỉ tập trung khai thác những vùng vừa có dầu hỏa vừa có khí đốt. Hoa Kỳ sẽ trong thế dư thừa dầu khí. Tôi không nghĩ là Mỹ sẽ trở thành một nguồn cung cấp dầu khí cho thế giới. Nhưng Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô sẽ tự túc được về mặt năng lượng và điều đó sẽ làm đảo lộn trật tự năng lượng của thể giới »

    Nhưng nói như vậy phải chăng quốc tế không c̣n lo sợ trước kịch bản khan hiếm vàng đen ? Giáo sư Furfari cho rằng đại đa số trong chúng ta vẫn bị ám ảnh trước mối đe dọa các nguồn dầu hỏa của thế giới bị cạn kiệt :

    « Có thể nói như vậy nhưng đại đa số chúng ta và nhất là các phương tiện truyền thông vẫn cho rằng dầu hỏa đang ngày càng khan hiến. Từ năm 1924 người ta đă nói đế đe dọa thiếu hụt dầu hỏa. Người ta quên mất một điều : giá dầu hỏa tùy thuộc vào các kỹ thuật khai thác và tùy thuộc vào giá mà người tiêu thụ sẵn sàng trả để đổi lấy vàng đen.

    Ở đây tôi cũng muốn nhắc lại với thính giả một điều quan trọng đó là vào năm 1982 quốc tế đă thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Văn bản này chính thức có hiệu lực từ năm 1994. Diện tích khai thác của mỗi quốc gia được mở rộng thêm.

    Bên cạnh đó công nghệ khai thác tài nguyên ngày càng tối tân, thành thử khối lượng dầu cung cấp cho nhân loại ngày càng lớn. Tôi đơn cử trường hợp của Israel : với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, Israel làm chủ một kho dự trữ khí đốt có thể bảo đảm nhu cầu của quốc gia này trong ṿng 120 năm » !

    Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển

    Bà Françoise Ardillier-Carras chuyên gia về địa lư gắn liền vấn đề năng lượng và địa lư chiến lược. Bà đặc biệt lưu ư đến những ư đồ của Trung Quốc tại Biển Đông :

    « Với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, chiến lược năng lượng chuyển hướng và trở thành một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Chính v́ thế Biển Đông đang trở thành một khu vực vô cùng nhạy cảm. Tương tự như vậy, các vùng eo biển tức là các cửa ngơ trung chuyển dầu khí cũng trở thành những điểm nóng. Tranh chấp chủ quyền trên biển, một là để khẳng định quyền sở hữu các nguồn tài nguyên, và hai là để kiểm soát các chặng trung chuyển năng lượng … »

    Vậy th́ đâu là chiến lược năng lượng của Trung Quốc ? Giáo sư Samuele Furfari không ngần ngại cho rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh công nghệ khai thác khí đá phiến tương tự như Hoa Kỳ. Duy Trung Quốc sẽ vấp phải một trở ngại : các mỏ đá phiến dầu của Trung Quốc thường nằm sâu trong ḷng đất do vậy các cơ sở khai thác của quốc gia này phức tạp hơn so với tại Mỹ :

    « Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng của thế giới để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hàng sản xuất đó thực ra cũng chỉ là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chung của toàn cầu- trong đó có cả Mỹ và châu Âu. Từ nhiều năm qua, chính sách ngoại giao của Trung Quốc chủ yếu nhằm hướng tới các nguồn dự trữ năng lượng của thế giới. Bắc Kinh đă đặc biệt chú ư tới châu Phi.

    Giờ đây với công nghệ khai thác khí đá phiến, Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia vào các chương tŕnh này. Có khả năng một khi thành công trong việc khai thác khí đă phiến th́ Bắc Kinh sẽ quan tâm ít hơn đến các nước sản xuất dầu hỏa như Tchad hay Soudan. Nhưng phải nói là Trung Quốc đang chạy đua để t́m kiếm dầu hỏa và khí đốt ».

    Trong cuộc chạy đua t́m kiếm năng lượng đó tới nay Trung Quốc đă mở rộng tầm ảnh hưởng của ḿnh với các nước sản xuất dầu hỏa từ Nam Mỹ đến Châu Phi, và đương nhiên là ở cả Trung Á. Giáo sư Françoise Ardillier-Carras cho biết :

    « Đương nhiên tất cả hăy c̣n mới lạ đối với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc phải trực diện với nhu cầu năng lượng lớn như hiện nay. Cũng chưa bao giờ Trung Quốc lại có nhiều xe hơi như những năm gần đây. Trung Quốc sản xuất than đá nhưng bên cạnh đó quốc gia này cần dầu khí của nước ngoài.

    Để chen chân vào được một số khu vực sản xuất dầu khí, đặc biệt là đối với các nước Trung Á (Ouzbekistan, Turkmenistan, Kazackhstan …) , chính quyền Bắc Kinh đă phải đề ra hẳn một chiến lược. Chẳng hạn như là Trung Quốc đă phải tăng cường an ninh tại các khu vực biên giới để bảo đảm là hàng bán được trao đến tay người tiêu thụ một cách an toàn.

    Vào khoảng năm 1998 Trung Quốc chi ra khoảng 1 tỷ đô la để mua dầu khí của các nước Trung Á. Đến năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc chỉ riêng với khu vực này lên tới 24 tỷ đô la. Hiện tượng Trung Quốc bị khát dầu hỏa và mở rộng ảnh hưởng với các nước Trung Á đôi khi đặt Bắc Kinh trong thế khó xử đối với Matxcơva bởi đấy là những quốc gia chư hầu của Liên Xô cũ ».

    Nghịch lư của Châu Âu

    Châu Âu lệ thuộc 53 % vào năng lượng ngoài khu vực cho nên từ đầu những năm 1970 châu lục này đă phát triển năng lượng điện hạt nhân để khắc phục nhược điểm này. Riêng đối với công nghệ khai thác khí đá phiến, Châu Âu đă bỏ lỡ một chuyến tàu và bị coi là chậm chân hơn so với Hoa Kỳ. Một phần lớn sự chậm trễ đó là do châu Âu phải đối phó với các hội đoàn bảo vệ môi trường.

    Tại sao Mỹ khai thác được khí đá phiến mà châu Âu không làm được ? Giáo sư Samuele Furfari giải thích về khác biệt cơ bản giữa Hoa Kỳ và châu Âu :

    « Ở Hoa Kỳ, chủ sở hữu đất làm chủ luôn cả phần ngầm. Nếu có dầu hỏa hay khí đốt, quặng mỏ … th́ họ có quyền khai thác các tài nguyên đó. Tại Châu Âu, chúng ta không thể làm như vậy. Cái ǵ cũng phải qua cơ quan hành chính của nhà nước và phải giải tŕnh với các nhóm bảo vệ môi trường có thế lực. Tuy vậy luật lệ của Mỹ cũng rất rơ ràng thành thử để khai thác dầu hỏa hay khí đốt tư nhân không thể gây ô nhiễm bừa băi.

    Tôi nghĩ là trong tương lai Trung Quốc cũng sẽ theo chân Hoa Kỳ để khai thác khí đă phiến, v́ tại đây, tất cả thuộc sở hữu của Nhà nước, chính quyền quyết định tất cả cho nên một quyết định khai thác loại năng lượng này, Trung Quốc sẽ không gặp phải một trở ngại nào hết.

    Châu Âu không thể làm như Trung Quốc. Một khi Mỹ không c̣n lệ thuộc vào năng lượng quốc tế, Washington sẽ xét lại chính sách chiến lược của ḿnh đối với phần c̣n lại của thế giới. Thêm vào đó là khí đốt sản xuất tại Mỹ sẽ rẻ vô cùng. Điều đó sẽ mở đường cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ chuyển hướng, chuyển từ xăng, dầu sang khí đốt. Khi đó, giá dầu thô trên thị trường quốc tế sẽ giảm mạnh, các loại năng lượng tái tạo như năng lượng gió hay mặt trời sẽ trở nên vô cùng đắt đỏ. Cả một mảng của ngành công nghiệp năng lượng sẽ sụp đổ.

    Hiện nay khí đốt ở Mỹ rẻ đến nỗi Hoa Kỳ không c̣n sử dụng than đá và họ xuất khẩu than đă qua châu Âu. Hậu quả trực tiếp là Mỹ giảm lượng thái khí CO2 làm hâm nóng trái đất. Trong khi đó th́ châu Âu ngày càng sử dụng nhiều than đá của Mỹ và qua đó làm tiêu tan những nỗ lực giảm khí carbon ».

    Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa, OPEP cho rằng giá 1 thùng dàu 80 đô la là hợp lư. Nhưng với công nghệ khai thác dầu và khí đá phiến, nhiều chuyên gia chờ đợi trong tương lai gần, giá dầu hỏa sẽ giảm mạnh. Hậu quả đối với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa ?

    Giáo sư Samuele Furfari trả lời : « Vấn đề sẽ không đặt ra đối với các nước vùng Vịnh, do họ có một nguồn dự trữ rất lớn và dù giá dầu hỏa có thấp đến mấy, thu nhập của các quốc gia này vẫn được bảo đảm. Đối với các thành viên khác của OPEC th́ khác khi đấy là những nước không có nguồn dự trữ dầu hỏa hùng hậu như các quốc gia vùng Vịnh.

    Cách nay 11 năm giá dầu trên thế giới là 9,80 đô la một thùng. Nhưng trong một thập niên, giá dầu hỏa đă tăng từ 9,80 đô la lên thành 110 đô/thùng. Giá dầu tăng cao như vậy đă đè nặng lên kinh tế toàn cầu, gây trở ngại cho tăng trưởng »

    Từ năng lượng đến địa lư chiến lược

    Cân bằng về địa lư chiến lược thế giới sẽ thay đổi ra sao khi Hoa Kỳ không c̣n phải triển khai các phương tiện quân sự để bảo đảm an ninh cho các nguồn cung cấp dầu hỏa và khí đốt ? Françoise Ardillier-Carras cho rằng an ninh của một số các nước xuất khẩu dầu hỏa trên thế giới hiện nay có nguy cơ bị đe dọa khi Mỹ rút bớt các lực lượng an ninh :

    « Nhu cầu về năng lượng thế giới, từ nay đến năm 2035 tăng thêm 36 %. Trong đó khí đốt sẽ tăng 46 %. Mỹ ngày nay đang trở thành một nhà sản xuất khí đốt hàng đầu của thế giới, điều sẽ làm thay đổi tương quan giữa Washington với nhiều các quốc gia, đặc biệt là các nước đang trỗi dậy. Đừng quên rằng hiện nay các nền kinh tế đang vươn lên hút nhiều năng lượng của thế giới hơn cả.

    Tôi cũng xin lưu ư là khi không c̣n phải ráo riết t́m kiếm dầu khí của thế giới Hoa Kỳ sẽ xét lại chính sách an ninh và chiến lược của ḿnh. Mỹ sẽ không c̣n gắn bó với một số các đồng minh thân cận ở vùng Trung Cận Đông, ở khu vực vùng Vịnh chẳng hạn. Hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong vùng sẽ không c̣n hùng hậu như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là liệu các bên liên quan có đủ phương tiện tự vệ hay không » ?

    Đương nhiên là Hoa Kỳ sẽ ít quan tâm hơn đến vùng Trung Cận Đông. Ông Furfari, thuộc đại học Bruxelles hoàn toàn đồng ư về điểm này, nhưng ông coi là c̣n quá sớm để có thể nói rằng dầu hỏa đă thuộc vào quá khứ : « Như vừa tŕnh bày, có nhiều khả năng kịch bản đó sẽ xảy tới. Mỹ cũng đă chuyển mối quan tâm từ Đại Tây dương sang Thái B́nh Dương. Hoa Kỳ không c̣n chú ư đến châu Âu như trước nữa. Canada cũng đang theo chân Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và ngày càng chú trọng đến đối tác Trung Quốc.

    Tôi muốn nói đến dự án dây dựng đường ống dẫn dầu nối liền bang Alberta của Canada với Trung Quốc. Trong khi đó châu Âu lại cho rằng sẽ không c̣n cần đến dầu hỏa trong tương lai. Tôi nghĩ rằng, hiện tại, chưa có một giải pháp thực tế nào cho phép chúng ta nghĩ tới điều đó. 95 % nhu cầu năng lượng của ngành giao thông vẫn lệ thuộc vào dầu hỏa ».

  9. #1249
    Member
    Join Date
    01-09-2011
    Posts
    295
    Cổ phiếu AAPL đă xuống vùng 400 đúng như dự đoán cách đây vài tháng. Có thể đây sẽ là đáy nếu Apple cho ra sản phẩm đột phá trong thời gian tới. Đơn giản nhất là Apple chỉ cần cho ra sản phẩm điện thoại kích cơ to ra cỡ như Galaxy S3/4 hay Note 2 giống như Samsung. Về mặt công nghệ th́ làm to ra là quá đơn giản với Apple. iPhone 4, 5 màn h́nh quá nhỏ trong khi đó xu hương bây giờ ngườ ta combine cả cellphone và tablet. Tim Cook hơi thiếu nhạy bén để nhận ra xu hướng này chăng?

  10. #1250
    Member
    Join Date
    01-09-2011
    Posts
    295

    Nokia xứng đáng để tăng thêm vài chục phần trăm đấy chứ?


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3204
    Last Post: 27-12-2012, 03:20 PM
  2. Replies: 44
    Last Post: 23-01-2012, 12:17 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 30-12-2011, 04:40 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 30-09-2011, 12:39 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2010, 01:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •