Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 43

Thread: Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hoa Cúc và Đao Kiếm


    Lư Anh





    Cuối Đệ nhị Thế chiến (1944), theo yêu cầu của Cơ quan Thăm ḍ Chiến tranh (Office of War Information) trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ, nhà nhân loại học Hoa Kỳ Ruth Benedict dựa vào lư luận các loại h́nh văn hóa, vận dụng Văn hóa Nhân chủng học (Cultural anthropology) để viết những bản báo cáo tổng hợp nghiên cứu tâm sinh lư con người Nhật Bản khi sắp trở thành kẻ chiến bại. Nội dung chính của các báo cáo là phân tích những đức tính tốt đẹp của dân xứ Phù Tang, nhưng cũng nhắc đến tội ác của binh lính Nhật Bản tại những nước chúng xâm lược. Sau khi hoàn thành những báo cáo nói trên, năm 1946, bà Ruth Benedict sắp xếp lại in thành sách với tên gọi là Hoa Cúc và Đao Kiếm (The Chrysanthemum and the Sword).





    Ruth Benedict (June 05/06/1887 – 17/09/1948), tên khai sinh là Ruth Fulton, là một nữ học giả Hoa Kỳ hiếm có đầu thế kỷ thứ 20. Chịu ảnh hưởng của Franz Boas, bà cùng Edward Sapir đề ra thuyết H́nh thức Văn hóa (Cultural Configuration). Theo bà, văn hóa cũng như con người, có những loại h́nh và đặc trưng giống nhau. Khi c̣n là sinh viên, Ruth Benedict chuyên nghiên cứu văn học Anh Quốc. Bà từng viết nhiều tác phẩm với lời văn thâm thúy, miêu tả tỉ mỉ. Ruth Benedict c̣n có biệt tài làm thơ. Trong các tác phẩm của bà, nổi tiếng nhất là 2 cuốn Mô h́nh Văn hóa (Patterns of Culture) và Hoa Cúc và Đao Kiếm. Mặc dù đă có nhiều người đưa ra những luận điểm thay thế học thuyết của học giả Ruth Benedict, nhiều nhà nhân loại học và lịch sử vẫn coi trọng những điều bà nêu ra trong tác phẩm của ḿnh.

    Trong thời gian viết các báo cáo, nữ học giả Ruth Benedict không hề bước chân tới Nhật Bản, cũng không biết tiếng Nhật. Bà chỉ dựa vào những cuốn sách tiếng Âu Mỹ viết về t́nh h́nh chính trị, xă hội Nhật Bản và các tác phẩm văn học cũng như phim ảnh nói về xứ sở Phù Tang, viết ra những báo cáo chính xác về con người và t́nh h́nh chính trị, xă hội nước Nhật trước và sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, khiến cho nhiều học giả Hoa Kỳ và thế giới khâm phục, có người c̣n ca tụng bà là Học giả Nhật Bản. Sau khi Hoa Cúc và Đao Kiếm ra mắt độc giả, lập tức được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, xuất bản hàng chục triệu cuốn.

    Nhiều người khi nói đến tác phẩm này đă đặt câu hỏi: Tại sao tác phẩm lại lấy tên Hoa Cúc và Đao Kiếm? Nội dung của nó như thế nào?

    Học giả Ruth Benedict cho biết: Xét về tính văn hóa, từ xa xưa, người Nhật đă xem hoa cúc là biểu tượng quan trọng mang những ư nghĩa đặc biệt tiêu biểu cho những ǵ đẹp đẽ và cao thượng như tính người, lương tâm và sự dạy bảo tốt đẹp của người Nhật Bản. Tác phẩm này tuy viết về những đức tính tốt đẹp của người Nhật Bản, nhưng lại viết trước khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, không thể không nhắc đến tội ác của binh lính Nhật Bản. Trong Đệ nhị Thế chiến, khi xâm lược một số nước Châu Á, binh lính Nhật Bản tàn sát người dân bản xứ, đốt nhà giết người vô cùng dă man. Trước ngày đầu hàng đồng minh, khi bị tấn công, binh lính Nhật không những dùng đao kiếm tự đâm chết ḿnh, c̣n cưỡng bức dân chúng những nơi ḿnh đóng quân phải chết theo. Bởi vậy mới đặt tên cuốn sách là Hoa Cúc và Đao Kiếm.



    Hoa cúc đối với người Nhật

    Cúc là loài hoa đại diện cho mùa thu ở Nhật Bản. Xét về tính văn hóa, từ xa xưa, người Nhật đă xem hoa cúc là biểu tượng quan trọng mang những ư nghĩa đặc biệt. Hằng năm, trong hai tháng 10 và 11, Hội chợ Triển lăm Hoa Cúc Kik-ka-ten được tổ chức ở nhiều nơi trên toàn nước Nhật. Hội chợ triển lăm hoa là cơ hội để những người trồng hoa cúc tranh tài với nhau qua sự đánh giá, b́nh chọn của ban giám khảo. Những cuộc triển lăm hoa cúc được tổ chức thường xuyên để mọi người cùng b́nh phẩm, chọn ra các giống hoa đẹp nhất. Đó cũng là động lực thúc đẩy nghề trồng hoa cúc ở Nhật Bản ngày càng phát triển.

    Loài hoa cúc được chú ư nhiều nhất ở xứ sở Phù Tang là Atsu-mono, c̣n được biết đến với tên gọi Hậu vật cúc. Nó thuộc loại cúc cánh to. Mỗi bông có khoảng 300 cánh. Các cánh hoa ở dạng h́nh cong hướng lên phía trên, được xếp tuần tự lên nhau tạo thành một đóa hoa to tṛn, đầy đặn thể hiện cho sự phúc hậu.

    Bên cạnh Hậu vật cúc, hội chợ triển lăm Kik-ka-ten c̣n có các loài cúc khác: Hoa cúc Kuda-mono hay c̣n gọi là Quản vật cúc, là loại cúc cánh hoa dài và thanh mảnh trông như những chiếc ống nhỏ. Ichi-monji giku là giống cúc chỉ có từ 14 đến 16 cánh hoa nhưng mỗi cánh có kích thước khá to và rộng. Trong khi đó, cúc Edo giku có h́nh dáng và màu sắc của cánh hoa thay đổi liên tục theo từng giai đoạn trưởng thành của hoa. Cúc Saga giku có cánh hoa dài, thẳng và mảnh. H́nh dáng độc đáo của cánh hoa giúp saga giku trở nên rất nổi tiếng. Choji-giku (Đinh Tử cúc) là loài cúc có dáng vẻ rất đáng yêu. Nó là sự kết hợp giữa những cánh hoa rộng làm nền cho tràng hoa ở giữa.

    Vào thời Heian, thế kỷ thứ 8, hoa cúc được xem là loài hoa cao quư, tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp và sống lâu trăm tuổi. Chúng chỉ xuất hiện trong cung đ́nh và các gia đ́nh quư tộc.

    Giới quư tộc thời kỳ này có thói quen trồng hoa cúc trong vườn nhà để cầu mong thịnh vượng, sống lâu trăm tuổi và ḷng hiếu thảo của con cái. Vào thế kỷ thứ 9, Hoàng gia Nhật Bản khởi xướng lễ hội trưng bày hoa cúc Kiku no Sekku. Lễ hội này diễn ra vào ngày 09/09 mỗi năm, đến tận bây giờ vẫn c̣n duy tŕ.

    Đối với người Nhật, hoa văn h́nh hoa cúc trở nên rất phổ biến và rất được ưa chuộng. Chúng là h́nh ảnh không thể thiếu để tô điểm cho những chiếc kimono truyền thống.

    Thiên hoàng Go-Toba trị v́ Nhật Bản dưới thời Kama-kura (1192 – 1333), đă sử dụng hoa cúc làm hoa văn trang trí các vật dụng ông ưa thích. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu đă t́m thấy h́nh hoa cúc khắc trên thanh kiếm Takana của Thiên hoàng Go-Toba họ đă khai quật được.

    Vào thời Chiến quốc Sengoku giữa thế kỷ thứ 15, rất nhiều phù hiệu hoa cúc với h́nh dáng khác nhau được lănh chúa các địa phương và ḍng dơi quư tộc dùng làm vật biểu trưng riêng. Đến thời Edo, thế kỷ thứ 17, hoa cúc được trồng phổ biến trong dân chúng và trở thành loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng.

    Kể từ thời kỳ Kama-kura, h́nh ảnh hoa cúc 16 cánh được sử dụng làm con dấu của Thiên hoàng và Hoàng thất. Cho đến nay, hoa cúc vẫn được xem là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản. Quốc huy Nhật Bản hiện nay là h́nh hoa cúc 16 cánh. Trên trang b́a tấm giấy thông hành của nước Nhật ngày nay cũng in h́nh hoa cúc.

    Trồng và lai tạo hoa cúc từ lâu đă mang lại danh tiếng cho kỹ thuật làm vườn Nhật Bản. Ngoài mục đích trang trí làm đẹp, hoa cúc c̣n được người Nhật dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn và là đề tài cho sự sáng tạo trong ẩm thực. Hoa cúc là h́nh ảnh không thể thiếu trong thế giới bánh ngọt wagashi bốn mùa nổi tiếng của người Nhật. Vào mùa thu hằng năm, các cửa hàng chủ yếu phục vụ các loại bánh ngọt h́nh hoa cúc dùng trong tiệc trà. Kiểu bánh wagashi có lịch sử 1.000 năm này thể hiện ước nguyện “sống lâu trăm tuổi” của người Nhật Bản.



    Giá trị hiện thực của “Hoa Cúc và Đao Kiếm”

    Người Nhật Bản tôn sùng Thiên hoàng. Trước khi xảy ra Đệ nhị Thế chiến, Thiên hoàng từng nói, Nhật Bản cần xâm chiếm các nước Châu Á để mở rộng không gian tồn tại của người dân nước ḿnh. Từ đó Nhật Bản đưa quân đi xâm lược nhiều nước ở Châu Á, trở thành đồng minh của phát xít Đức, Ư, do Adolf Hitler và Benito Mussolini cầm đầu trong Đệ nhị Thế chiến.

    Sau khi quân đội Hoa Kỳ theo lệnh của TT Harry S Truman ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong hai ngày 06/08/1945 và 09/08/1945, Nhật hoàng nói, quân đội Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, dân chúng thương vong quá nhiều, không thể tiếp tục gây chiến nữa, đành phải đầu hàng đồng minh. Sau khi đầu hàng, những người lính Nhật lập tức lấy lại tính người đă mất đi từ ngày ra trận, trở thành những con người lương thiện như xưa.

    Nhà nhân chủng học Ruth Benedict dựa vào ư thức tập thể của người Nhật Bản và sự thống trị của Nhật hoàng, phân tích tỉ mỉ trong tác phẩm Hoa Cúc và Đao Kiếm, sau đó đề nghị chính phủ Hoa Kỳ: Sau Đệ nhị Thế chiến, muốn khống chế Nhật Bản, muốn nó trở thành một nước yêu chuộng ḥa b́nh, cần duy tŕ sự thống trị của chế độ Nhật hoàng đă có từ mấy ngàn năm nay. Sau những trận phản công dữ dội của quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản bị tàn phá dữ dội, nhiều thứ sụp đổ, địa vị của Nhật hoàng vẫn c̣n tồn tại.

    Hơn nửa thế kỷ sau (1945 – 2012), nh́n lại t́nh h́nh Nhật Bản trong mấy chục năm qua và hiện nay, chúng ta thấy những lời đề nghị của nữ học giả Ruth Benedict không sai chút nào. Sau một thời gian hàn gắn vết thương chiến tranh bị tàn phá vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như sức mua tương đương, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Những năm gần đây, do thiên tai tàn phá, t́nh h́nh chính trị không ổn định, mới xuống hàng thứ ba, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn là nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc pḥng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu.

    Nhật Bản là thành viên đóng góp nhiều cho Liên Hiệp Quốc, đồng thời là thành viên của G8, G4 và APEC, cũng là quốc gia giúp đỡ kinh tế cho nhiều nước trên thế giới. Sau Đệ nhị Thế chiến, từ khi nhà khoa học Yukawa Hideki đoạt giải Nobel Vật Lư 1949 về đề tài Dự đoán sự tồn tại của các hạt meson trên cơ sở lư thuyết về các lực hạt nhân, tính đến nay Nhật Bản đă có 18 người đoạt giải Nobel, đứng đầu các nước Châu Á …

    TB Online

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hoa Kỳ đưa chiến đấu cơ F-35 tới Nhật


    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon PanettaBộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta ngày 18/12 tuyên bố vào năm 2017, Washington sẽ thay thế số máy bay F/A-18 tại căn cứ không quân Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi, miền tây Nhật Bản, bằng các chiến đấu cơ F-35 .

    Theo Kyodo News, hành động của Hoa Kỳ dựa theo chiến lược chuyển hướng trọng tâm về châu Á - Thái B́nh Dương và tái cân bằng lực lượng với Trung Quốc tại đây. Nhất là khi Washington vừa tái cam kết thắt chặt quan hệ với Tokyo trong bối cảnh tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Quốc đang căng thẳng.

    Tuy nhiên, ông Panetta không nói rơ số lượng máy bay sẽ được đưa đến căn cứ trên. Ngoài ra, theo Kyodo News, Pentagon cũng đang xem xét việc đưa F-35 đến căn cứ không quân Kadena của Mỹ ở tỉnh Okinawa.

    TB Online

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Shinzo Abe 'không nhượng bộ' Trung cộng



    Trung cộng tỏ ra lo ngại về thái độ của ông Shinzo Abe



    Người sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, tuyên bố không thể nhượng bộ trong tranh chấp biển đảo với Trung cộng.



    Trung cộng đă bày tỏ lo ngại trước chiến thắng của ông Abe, sau khi đảng của ông, Dân chủ Tự do, đè bẹp các đối thủ tại pḥng phiếu.



    “Quần đảo Senkaku là lănh thổ của Nhật Bản,” ông Abe nói tại cuộc họp báo, đề cập đến khu vực mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

    “Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các đảo này…theo luật quốc tế. Không có chỗ cho đàm phán về điểm này.”



    Một người phát ngôn cho chính phủ Trung cộng nói: “Chúng tôi rất lo ngại về hướng đi mà Nhật Bản sẽ chọn.”



    Ông Abe dự kiến sẽ chính thức được các nghị sĩ bầu làm thủ tướng khi quốc hội họp hôm 26/12.



    Trong nước, chiến thắng của ông tạo ra hy vọng cải thiện nền kinh tế, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng giá.

    Người đă từng làm Thủ tướng Nhật cam kết sẽ phục hồi nền kinh tế sau nhiều năm thiểu phát.



    Cử tri hôm Chủ nhật đă từ bỏ Thủ tướng Yoshihiko Noda, ba năm sau khi đảng Dân chủ Nhật Bản của ông hứa hẹn có thay đổi.

    Đảng Dân chủ Tự do đă thống trị chính trường Nhật Bản suốt hơn nửa thế kỷ cho đến khi bị đảng Dân chủ Nhật Bản soán ngôi năm 2009.



    Ông Abe từng là Thủ tướng từ 2006 đến 2007, nhưng đă từ chức với lư do sức khỏe khi sự ủng hộ dành cho chính phủ ông tụt hẳn

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc báo động sau khi máy bay Nhật bay vào vùng tranh chấp




    Quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc



    25.12.2012
    Trung Quốc tuyên bố nước này đặt trong t́nh trạng báo động sau khi các máy bay chiến đấu của Nhật Bản bay vào vùng biển ở phía đông Trung Quốc.

    Truyền thông Nhật Bản loan tin Nhật Bản đă phái máy bay chiến đấu F-15 đến sau khi phát hiện một máy bay hải giám của Trung Quốc bay trong không phận gần các đảo đang tranh chấp.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nói với các nhà báo, hôm thứ Ba, rằng Trung Quốc sẽ chú ư đến quyết định của Nhật Bản gửi máy bay chiến đấu đến. Bà nói rằng máy bay trinh sát của Trung Quốc đang thực hiện cuộc tuần tra theo lệ thường vào lúc đó. Bà nói:

    “Theo tôi biết, máy bay hải giám của Trung Quốc, mà quư vị đề cập đến, đang thực hiện các cuộc tuần tra thường lệ trong vùng trời trên vùng biển ở phía đông Trung Quốc. Trung Quốc rất quan ngại và đặt trong t́nh trạng báo động về việc Nhật Bản phái máy bay thuộc lực lượng tự vệ đến.”

    Các giới chức pḥng vệ Nhật Bản nói rằng máy bay Y- 12 thuộc cơ quan quản lư các vấn đề đại dương của nhà nước Trung Quốc được phát hiện cách quần đảo không người ở, Nhật Bản gọi là Senkadu và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, khoảng 100 kilomet về hướng bắc. Sau khi máy bay chiến đấu của Nhật đến, máy bay của Trung Quốc rời khỏi khu vực.
    Các đảo này là căn cơ của t́nh trạng căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á này.

    Trước đây trong tháng, Trung Quốc và Nhật Bản đă có tranh chấp về ngoại giao sau khi máy bay của chính phủ Trung quốc bay gần vùng đảo đang tranh chấp.

    Nhật Bản đă đệ nạp kháng thư chính thức và cho mời đại sứ Trung Quốc ở Tokyo đến.

    Nhật Bản cũng nói rằng đây là vụ xâm nhập đầu tiên của máy bay Trung Quốc vào vùng trời mà Nhật Bản xem là không phận của nước Nhật. Trung Quốc th́ nói rằng máy bay thực hiện phi vụ “hoàn toàn b́nh thường.”

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LỰC LƯỢNG PH̉NG VỆ NHẬT BẢN
    Written by QuocNam | November 29, 2012



    Trong tháng 8 năm 2012, t́nh h́nh biển Hoa Đông càng trở nên gay cấn khi một tàu Trung Cộng xuất phát từ cảng Hong Kong chở đoàn người gồm một số nhà hoạt động và kư giả xâm nhập vùng biển và t́m cách cắm cờ Tc lên một đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản để đ̣i hỏi chủ quyền. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (Japan Coast Guard) chận bắt nhóm 14 người đổ bộ lên đảo, sau đó trục xuất nhóm người này trở về Hong Kong. Trong khi đó dân TC có được sự chấp thuận của chính quyền ở hơn 10 thành phố tổ chức biểu t́nh phản đối và quá kích chủ trương bài Nhật. Chính phủ Nhật Bản tỏ ra cương quyết bảo vệ quần đảo Senkaku dù phải điều động đến Lực lượng Pḥng vệ, nếu cần. Để trả đũa hành động trên của Tc, khoảng 150 người dân Nhật tổ chức chuyến đi ra đảo Senkaku nhưng chính quyền không cấp phép cho họ bước chân lên đảo nên những người này chỉ neo tàu gần bờ để làm lể truy điệu những người Nhật chết tại đây trong thế chiến thứ hai. Trên tờ Hoàn Cầu Thời báo số ra ngày 20/8/2012, Tướng La Viện lên tiếng yêu cầu chính phủ Tc phái 100 tàu đến bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku). Ông cảnh báo: “ Nhật Bản phải trả giá về những hành động của họ … và hậu quả sẽ tồi tệ hơn họ dự đoán”. Cũng nên biết rằng tháng trước đây (7/2012) hạm đội Đông Hải của Tc tiến hành cuộc tập trận là tấn công đánh chiếm quần đảo Điếu Ngư (Senkaku).

    Vậy hăy xem Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản (JGSDF) như thế nào trước thách thức của quân đội Tc? Qua những tài liệu t́m thấy được từ các báo chí, tuy nhiên c̣n có những điều mà chúng ta chưa thể biết gọi là “bí mật quốc pḥng” của họ.
    Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản
    được tổ chức thành 5 Quân khu Pḥng vệ Quốc gia:


    Bản đồ phân chia quân khu của Nhật Bản

    Quân khu miền Bắc (Northern Army), BTL đặt tại Sapporo, Hokkaido
    Quân khu miền Đông Bắc (North Eastern Army) BTL đặt tại Sendai, Miyagi
    Quân khu miền Đông (Eastern Army) BTL đặt tại Nerima, Tokyo
    Quân khu miền Trung (Central Army) BTL đặt tại Itami, Hyogo
    Quần khu miền Tây (Western Army) BTL đặt tại Kumamoto, Kumamoto

    Gồm có 156.000 binh sĩ chiến đấu tinh nhuệ, chia làm 8 sư đoàn bộ binh tác chiến, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến, 1 lữ đoàn nhảy dù, 1 lữ đoàn trực thăng vận, một số lữ đoàn độc lập và khoảng 15.000 quân trong các ngành yểm trợ như: truyền tin, công binh, khí tài điện tử, quân nhu, quân y, tiếp vận, v.v… Mỗi sư đoàn trung b́nh có 7.000 đến 9.000 quân, mỗi lữ đoàn có từ 3.000 đến 4.000 quân.Vũ khí cá nhân cho bộ binh có các loại Howa Type 89 có trên 110.500 khẩu, Howa Type 64 có 230.000 khẩu, súng máy Sumitomo MINIMI có khoảng 4.250 khẩu, tất cả đều sử dụng đạn 5.56 mm. Đại liên Sumitomo M2 cở 12.7 mm và nhiều các loại súng khác.
    Howa Type 89
    Súng trường Howa Type 89

    Lực lượng Tank:

    Tank Type-10

    Tank Type-90Gồm các loại: Hạng nhẹ hiện đại như: Type-74 (561 chiếc) trang bị pháo 105 mm ṇng xoắn, 1 đại liên 7.62 mm, nặng 38 tấn;
    Type-90 (341 chiếc) trang bị pháo 120 mm, nặng 50 tấn, 1 pḥng không 12.7 mm;
    Type-10 (26 chiếc) tối tân nhất,

    Nhật Bản có kế hoạch thay toàn bộ lực lượng Tank bằng loại Type-10, là loại Tank hàng đầu thế giới tương tự như T-90 của Nga, M1A1/A2 của Mỹ hay Leopard-2A của Đức.
    Trang bị pháo 120 mm và một súng pḥng không 12.7 mm, nặng 50 tấn. Hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân, máy tính đường đạn kỷ thuật số, máy đo Laser, hệ thống chỉ thị mục tiêu và quan sát ảnh nhiệt tự động cho pháo thủ và chỉ huy, hệ thống nạp đạn tự động, tổ lái giảm xuống c̣n 3 người. Do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo.
    Thiết giáp:
    Xe chiến đấu bộ binh Type-89

    Thiết giáp đổ bộ của TQLC Type-96
    Thiết giáp chiến đấu bộ binh Type 89 có khoảng 70 chiếc. Type 82 và Type 87 có 350 chiếc. Các loại thiết giáp chở quân lội nước Type 73 và Type 96 có khoảng 700 chiếc. Đông đảo nhất là loại xe chiến đấu hạng nhẹ Komatsu có hơn 2.000 chiếc. Tất cả đều là thiết giáp hiện đại.
    Pháo binh:
    M115 display.jpg
    Pháo tự hành 203 mm Type-M11

    Pháo tự hành 155 mm Type-99 Pháo tự hành 155 mm FH-70, điều khiển tự động, tầm bắn 30 km, có 480 khẩu. Pháo tự hành 155 mm Type 75 có 140 khẩu. Type 99 có 99 khẩu, tầm bắn 24 km, nặng 40 tấn, vừa xuất xưởng đầu năm 2012. Pháo tự hành 203 mm M110 số lượng không rỏ, nặng 38 tấn, tầm bắn 25 km.
    Có nhiều súng cối 81 mm, 107 mm, 120 mm, đại bác không giật 106 mm gắn trên xe thiết giáp.
    Hỏa tiển phóng loạt:
    M270 MLRS


    Hệ thống pháo phản lực M270 MLRSM270 MLRS, dàn phóng 12 hỏa tiển đặt trên xe thiết giáp, tầm bắn 42 km, có khoảng 100 xe.
    Pháo pḥng không:

    Pháo pḥng không Oerlikon 35 mm Type-87Pháo pḥng không tự hành Oerlikon 35 mm ṇng kép Type 87, tốc độ bắn cực nhanh, điều khiển hỏa lực tự động bằng Radar, đặt trên xe thiết giáp nặng 44 tấn. Do Mitsubishi Heavy Industries vừa xuất xưởng 52 chiếc hồi đầu năm 2012. Pháo pḥng không tự hành M51 cở 75 mm và M42 cở 40 mm, số lượng không rỏ.
    Hỏa tiển pḥng thủ bờ biển:


    Hỏa tiển pḥng thủ bờ biển Type-88Hỏa tiển Type 88, đặt trên xe với dàn 6 ống phóng hỏa tiển có đầu đạn 270 kg, tầm bắn 200 km.
    Hỏa tiển pḥng không:

    Hỏa tiển pḥng không MIM-14 Nike Hercules
    Hỏa tiển pḥng không tầm ngắn Type 93 dàn phóng với 8 hỏa tiển đặt trên xe bánh lốp do Toshiba Heavy Industries chế tạo. Hỏa tiển Nike-J là loại hỏa tiển Patriot PAC-2 của Hoa Kỳ do Nhật Bản sản xuất. MIM-3 Nike Ajax và MIM-14 Nike Hercules rất tối tân . MIM-14 Nike có đầu đạn 270 kg, tốc độ siêu thanh Mach 3.65, tầm cao 46 km, tầm xa 140 km. Ngoài ra Nhật Bản c̣n có nhiều hỏa tiển do Hoa Kỳ cung cấp kể cả loại Tomahowk cũng như hệ thống đánh chặn hỏa tiển Aegis . Theo tài liệu được công bố của Hiệp hội Kỷ sư thông tin và truyền thông điện tử Nhật Bản (IEICE) Radar MIMO có tên đầy đủ Null Steerring Bistatic MIMO Radar, có khả năng chống nhiễu cực mạnh và độ phân giải rất cao có thể phát giác tất cả phi cơ tàng h́nh hiện đại nhất thế hệ thứ 5 của Trung cộng như loại tiêm kích J-20 hoặc Su T-50 của Nga.
    KHÔNG LỰC PH̉NG VỆ NHẬT BẢN (Japan Air Selft-Defence Force)
    Không lực Pḥng vệ được chia làm 4 vùng:


    Northern Air Defence Force, đặt căn cứ tại Misawa, Aomori.
    Central Air Defece Force, đặt căn cứ tại Iruma, Saitama.
    Western Air Defence Force, đặt căn cứ tại Kasuga, Fukuoka.
    SouthWestern Composite Air Division, đặt căn cứ tại Naha, Okinawa.

    Gồm có 45,000 quân, với 805 phi cơ đều được sản xuất tại Nhật theo hợp đồng chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ: Máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2A (62 chiếc) tốc độ Mach-2 (là loại F-16 của Hoa Kỳ), chiến đấu cơ F-4EJ Phantom II (91 chiếc), F-15J (165 chiếc) là loại F-15E của Hoa Kỳ. Máy bay cảnh báo sớm E-767 (4 chiếc), E-2C Hawkeye (13 chiếc).
    Mitsubishi F-2


    Máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2A
    Trực thăng gồm các loại Mitsubishi UH-60J (45 chiếc), CH-47J là loại Chinook của Hoa Kỳ (15 chiếc), KV-107. Trực thăng tấn công Cobra AH-1 (90 chiếc), AH-64 DJP Apache (11 chiếc). Một số trực thăng trinh sát và tấn công hạng nhẹ do Nhật Bản tự chế tạo Kawasaki OH-1 (38 chiếc). Trực thăng thám sát OH-6D (193 chiếc). Trực thăng vận tải UH-1H (130 chiếc). Máy bay huấn luyện có 70 chiếc các loại: F-15 DJ, T-7, T-400 và T-4. Máy bay vận tải có: Kawasaki C-1A, KC-767J và Hercules C-130H.

    Trực thăng trinh sát và tấn công Kawasaki OH-1
    Nhật Bản mua của Hoa Kỳ 42 chiến đấu cơ F-35 Lightning II A/B. Loại F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng có thể trang bị cho 4 tàu đổ bộ trực thăng cải tiến từ các tuần dương hạm. Máy bay Kawasaki C-2 có khoảng 50 chiếc là loại tấn công mặt đất và ném bom chiến thuật.

    Máy bay tiêm kích tàng h́nh ATD-X
    Nhật Bản hoàn tất việc thử nghiệm và đưa vào sản xuất máy bay tiêm kích tàng h́nh thế hệ thứ 4.5 Mitsubishi ATD-X, và loại tiêm kích tàng h́nh F-X tương đương F-35 của Hoa Kỳ. Nhật Bản dự trù sẽ bắt đầu thay dần các máy bay củ lổi thời bằng các loại mới ATD-X và F-X cho Không lực Pḥng vệ kể từ năm nay 2012. Với các máy bay tối tân này khả năng của Không Lực Pḥng Vệ Nhật Bản tăng lên đáng kể.
    Các chuyên gia công nghiệp quốc pḥng Nhật Bản dự đoán họ có thể hoàn thành trái bom nguyên tử chỉ trong ṿng một năm nếu chính phủ cho phép.
    HẢI LỰC PH̉NG VỆ NHẬT BẢN (Japanese Maritime Self-Defence Force)
    Trước sự bành trướng của Hải quân TQ đe dọa nền an ninh Nhật Bản nên nước này chuyển hướng chiến lược từ “pḥng thủ” sang thế “phản ứng răn đe”. Nhật Bản có nền kỷ nghệ đóng tàu đứng hàng thứ nhất trên thế giới, chiếm 50% hợp đồng hàng năm. Các công nghệ điện tử, vũ khí cũng là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới nên việc phát triển Hải Lực Pḥng Vệ Nhật Bản (JMSDF) dễ dàng, nhanh chóng.
    Hải quân Nhật vừa thiết lập căn cứ tại đảo Tinian thuộc lănh thổ của Hoa Kỳ ở Tây Thái B́nh Dương, Nhật cũng có thỏa hiệp với Philippines để tàu chiến nước này có thể quá cảnh tại đây, điều này cho thấy hải quân Nhật vươn rộng tầm hoạt động ra Thái B́nh Dương.
    JMSDF có 43.000 quân, chia làm 5 vùng hải quân (Regional District)
    .
    Khu trục hạm:

    Khu trục hạm Kongo
    Gồm 44 khu trục hạm và khu trục hạm hỏa tiển, hiện đại nhất là loại Kongo và Kirishima, 10 hộ tống hạm hỏa tiển. Khu trục hạm Kongo trọng tải 7.250-9.485 tấn (lớn hơn nguyên bản khu trục hạm Arleigh Burke của Hoa Kỳ).Trang bị 1 hải pháo đa năng 127 mm, 2 pháo cao tốc Vulcan-Phalanx 6 ṇng, 8 hỏa tiển chống hạm RGM-84 Harpoon, 90 hỏa tiển pḥng không SM-2 hoặc SM-3 Block 1A, hỏa tiển chống ngầm ASROC, 2 dàn phóng ngư lôi 325 mm và có sân đáp cho 2 trực thăng chống ngầm. Chiến hạm của Nhật Bản đều c̣n mới chưa tới 10 tuổi, những chiếc gần đây được trang bị hệ thống chống hỏa tiển Aegis và sử dụng Radar AN/SPY-1 chung hệ thống với hải quân Hoa Kỳ. Trong một cuộc tập trận mới đây Khu trục hạm Kongo và Kirishima phối hợp đánh chặn thành công mục tiêu giả định là hỏa tiển đạn đạo trên bầu khí quyển.
    Tàu ngầm:
    Oyashio class submarine


    Tàu ngầm Oyashio
    Tàu ngầm loại Oyashio có 22 chiếc. Là loại tàu ngầm hiện đại có lượng giản nước 1750 -3.000 tấn, tốc độ 26 hải lư/giờ, hoạt động 90 ngày đêm. Trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, hỏa tiển chống hạm Harpoon.
    Tàu đổ bộ:
    Oosumi class ship


    Tàu đổ bộ trực thăng Oosumi
    4 Tuần dương hạm được cải tiến thành tàu đổ bộ trực thăng, là hàng không mẫu hạm loại nhỏ ngoài chuyên dùng cho trực thăng c̣n có thể sử dụng cho máy bay tiêm kích hiện đại F-35B như các chiếc Oosumi là niềm tự hào của hải quân Nhật. Tàu đổ bộ Oosumi trọng tải 13.000 tấn, mang theo 2 trực thăng CH-47J, 3 tàu đổ bộ đệm khí, 10 xe tank Type-90 và 330 thủy quân lục chiến trang bị đầy đủ. Tương tự như Hàng không mẫu hạm cở nhỏ ISE DDH-183, trọng tải 14.000 tấn, dành cho các chiến đấu cơ F-35B có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Hải quân Nhật c̣n có 25 tàu đổ bộ các loại khác là phương tiện đổ bộ cho sư đoàn Thủy quân lục chiến.

    Tàu tuần dương ISE DDH-183
    Nhật Bản trên đường phát triển tàu tuần dương cở lớn 20.000 tấn, có thể chở máy bay đi biển xa là tiêu biểu cho hải quân hiện đại Nhật Bản trong tương lai.
    Phi cơ hải quân có 330 chiếc gồm 80 chiếc trinh sát chống ngầm P-3C, trực thăng chống ngầm SH-60J, SH-60K có 110 chiếc và 70 máy bay huấn luyện MD-500MD, MD-500ME.
    LỰC LƯỢNG TUẦN DUYÊN NHẬT BẢN (Japan Coast Guard)
    Lực lượng tuần duyên Nhật Bản bao gồm lực lượng cứu hộ trên biển (Maritime Sefety Agency) có khoảng 12.000 người. Quảng lư vùng lănh hải và đặc quyền kinh tế rộng khoảng 4.470.000 km2 biển. Chia làm 11 khu vực (Regional Coast Guard)

    Bản đồ khu vực Tuần duyên của Nhật Bản
    1st Regional Coast Guard (RCG), Otaru, Hokkaido
    2 nt RCG, Siogama, Miyagi
    3 rd RCG, Yokohama
    4 th RCG, Nagoya
    5 th RCG, Kobe
    6 th RCG, Hiroshima
    7 th RCG, Kitakyushu
    8 th RCG, Maizuru, Tokyo
    9 th RCH, Niigata
    10 th RCG, Kogoshima
    11 th RCG, Naha, Okinawa (chịu trách nhiệm quần đảo Senkaku).


    Tàu tuần tra Nhật Bản (Japan Coast Guard)
    Tàu tuần tra đại dương cở lớn 1.000 tấn trở lên có 121 chiếc, tàu tuần tra ven biển có 234 chiếc, tàu kéo và cứu nạn 63 chiếc. Phi cơ tuần tra biển có 27 chiếc, trực thăng tuần tra biển có 46 chiếc một số là loại Eurocopter AS-322 Super Puma.

    Trực thăng tuần tra biển AS-322 Super Puma
    Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) trong chuổi đảo thứ nhất, nằm giửa Nhật Bản và Đài Loan, nơi có nhiều hải sản và dầu khí dưới đáy biển, nó c̣n là vị trí chiến lược án ngử tuyến hàng hải quan trọng trên biển Hoa Đông, có thể dùng làm trạm quan sát và kiểm soát nên cả Tc lẫn Nhật Bản đều muốn chiếm giử. Quan hệ Tc và Nhật Bản mấy ngày qua vô cùng căng thẳng, nhiều người lo ngại không biết Nhật Bản có đủ khả năng chống trả không bị hải quân Tc áp đăo khi chiến tranh xảy ra giửa hai cường quốc châu Á? Các chuyên gia quân sự đánh giá cao Lực lượng Pḥng vệ biển của Nhật Bản. Tuy số lượng kém hơn Tc, nhưng tính năng ưu việt của các chiến hạm có thể bù đấp vào khoảng trống này, và một khi xảy ra chiến tranh th́ Tc kém thế hơn v́ hải quân Tc phải trải rộng, nếu tập trung lại th́ để lộ ra nhiều mặt yếu rất nguy hiểm tại các vùng biển khác. Nhật Bản c̣n có liên minh quân sự với Hoa Kỳ nếu Tc có hành động xâm lược vào lănh thổ Nhật th́ Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Mới đây Hoa Kỳ thiết lập hệ thống “lá chắn” để đối phó với hỏa tiển đạn đạo: Một tại Nhật Bản và một tại Phillipines để bảo đảm an ninh cho các đồng minh khu vực. Đó cũng là một phần trong chiến lược tái cân bằng lực lượng của Hoa Kỳ ở châu Á và Tây Thái B́nh Dương
    TỔNG HỢP
    Tuôi Trẻ Yêu Nước

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quan hệ Trung-Nhật sẽ tiếp tục xấu đi trong năm 2013?


    Duy Ái

    29.12.2012
    Những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản v́ vụ tranh chấp chủ quyền một quần đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa tiếp tục gia tăng trong hai tuần qua, với việc Tokyo ra lệnh cho chiến đấu cơ bay lên nghênh cản các máy bay trinh sát biển của Trung Quốc bay vào không phận của dăy đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Các nhà phân tích cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm tới sẽ tiếp tục xấu đi, thậm chí c̣n có thể xảy ra chiến tranh, v́ tân Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu trong khi tân Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận B́nh chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền.

    Hôm thứ 5 (27-12-2012) vừa qua, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho biết họ sẽ “giám sát chặt chẽ” và “cảnh giác cao độ” trước những hoạt động của Lực lượng Tự vệ Hàng không Nhật Bản, sau khi Tokyo liên tục ra lệnh cho các phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để nghênh cản các máy bay hải giám của Trung Quốc bay vào không phận của quần đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông Trung Hoa.

    Tân Hoa Xă trích lời ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, nói rằng “chúng tôi kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ … để bảo đảm an toàn cho các hoạt động chấp pháp trên biển … để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hải dương của quốc gia.”
    Quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật gọi là quần đảo Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư
    ​​
    Ông Dương Vũ Quân cũng tố cáo Nhật Bản mượn oai nước Mỹ để hù dọa Trung Quốc và cho rằng mưu toan đó chắc chắn sẽ thất bại.

    Ông Dương Vũ Quân phát biểu như vậy đúng hai tuần sau khi tính chất kịch liệt của vụ đối đầu tăng lên tới một mức độ cao hơn, với việc máy bay hải giám của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Nhật Bản phải điều động 8 chiếc chiến đấu cơ F-15 đến nơi để ứng phó.

    Những vụ việc tương tự cũng xảy ra vào ngày 22 và 24 tháng 12.

    Tokyo mô tả hành động của Bắc Kinh là “một hành vi khiêu khích đáng kinh tởm”, nhưng phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng đó là một hành động “hoàn toàn b́nh thường” v́ khu vực này “là một phần của lănh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.”

    Trong cuộc họp báo hôm 26 tháng 12, bà Hoa Xuân Doanh cũng cho biết Trung Quốc hy vọng Nhật Bản sẽ theo đuổi đường lối phát triển ḥa b́nh và đóng một vai tṛ xây dựng cho ḥa b́nh khu vực.

    Tại Nhật Bản, việc ông Shinzo Abe trở lại giữ chức thủ tướng đă làm nhiều nhà quan sát e rằng vụ đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ trở nên kịch liệt hơn.

    Trong thời gian vận động bầu cử Hạ viện, ông Abe đă khích động t́nh cảm dân tộc qua những lời hô hào cho việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh hơn và đảng Tự do Dân chủ của ông cũng cho biết Nhật Bản có thể sẽ tiến hành công tác xây dựng trên những ḥn đảo mà chính phủ đă mua lại từ tay sở hữu chủ người Nhật hồi tháng 9.

    Trong cuộc họp báo hồi trung tuần tháng này sau cuộc bầu cử, ông Abe tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku và nói rằng không có cơ sở nào đề tiến hành đàm phán về vấn đề chủ quyền vào thời điểm này.

    Các nhà phân tích t́nh h́nh Đông Á cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm tới sẽ tiếp tục xấu đi, v́ tân Thủ tướng Abe là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu, trong khi tân Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận B́nh chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền lănh thổ.

    Ông Malcolm Cook, một chuyên gia an ninh Đông Bắc Á của Đại học Flinders ở Australia, cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:

    "Với giới lănh đạo mới ở Trung Quốc, chắc chắn là trong năm tới chúng ta sẽ không thấy ông Tập Cận B́nh hay ông Lư Khắc Cường có những bước táo bạo về chính sách đối ngoại có thể được xem là ḥa hoăn hơn đối với các nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản, là nước nằm ở trung tâm của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. V́ vậy tôi nghĩ rằng trong năm 2013 các mối quan hệ chính trị trong vùng Đông Bắc Á -- giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Nam Triều Tiên, và có thể là với liên bang Nga, sẽ nguội lạnh hơn so với năm nay."

    Giáo sư Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Australia, c̣n có một cái nh́n bi quan hơn.

    Ông cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản cùng với đồng minh của Nhật là Hoa Kỳ đang lâm vào một thế kẹt có thể đưa tới một cuộc chiến tranh ở Á châu mà không bên nào muốn có.

    Trong bài viết đăng trên tờ The Sydney Morning Herald hôm 26 tháng 12, ông White cho rằng Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc -- ba nước dính líu tới cuộc chiến tranh có thể xảy ra, không nước nào có thể nhượng bộ v́ làm như vậy sẽ mang lại những hệ quả nghiêm trọng cho thế lực và địa vị của ḿnh: đối với Nhật Bản, việc nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận quyền chèn ép của Trung Quốc và chấp nhận một sự thật là Washington không thể giúp cho Tokyo; đối với Hoa Kỳ, việc không hỗ trợ cho Tokyo không những sẽ phá hủy mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản mà c̣n đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Hoa Kỳ không c̣n là một cường quốc hàng đầu ở Á châu và chiến lược “trục xoáy” Á châu chỉ là một hành vi làm dáng; và đối với Trung Quốc, việc lùi bước trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư sẽ chứng tỏ là Hoa Kỳ tiếp tục nắm giữa vị thế bá chủ ở Á châu Thái b́nh dương.

    Mặc dù vậy, theo giáo sư Cook của Đại học Flinders, tuy những mối căng thẳng v́ vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc có phần chắc sẽ tiếp tục, nhưng ông không nghĩ rằng đôi bên sẽ xảy ra chiến tranh. Ông nêu lên sự kiện là khi được bầu làm thủ tướng lần trước vào năm 2006 ông Abe đă chọn Trung Quốc làm nơi để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm giảm thiểu những mối căng thẳng.
    Giáo sư Carl Thayer
    ​​
    Ông Carl Thayer, một chuyên gia chính trị Á châu của Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng t́nh trạng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ buộc Thủ tướng Abe của Nhật Bản và Tổng bí thư Tập Cận B́nh Trung Quốc phải đặt các vấn đề quốc nội làm ưu tiên trong nghị tŕnh làm việc:

    "Cả hai nhà lănh đạo, nhất là ông Abe, có những vấn đề quốc nội to lớn cần phải lo liệu, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế. V́ vậy cho nên có phần chắc là họ không muốn một vụ khủng hoảng về chính sách đối ngoại gây trở ngại cho việc đối phó với các vấn đề quốc nội."

    Sau khi chính thức nhậm chức thủ tướng hôm thứ tư vừa qua, ông Abe cho biết ông quyết định phái ông Masahiko Komura, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, làm đặc sứ đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Ông cũng phái các đặc sứ đến Nam Triều Tiên và Nga, là hai nước mà Nhật Bản cũng có những vụ tranh chấp chủ quyền lănh thổ.

    Tuần trước, ông Abe cũng cho biết ông muốn “thực hiện những nỗ lực để quay lại khởi điểm của việc phát triển các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên những lợi ích chung về chiến lược “ với Trung Quốc. Ông Abe nói thêm rằng quan hệ Trung-Nhật “là một trong những mối quan hệ song phương cực kỳ quan trọng.”

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản trở lại nắm quyền

    - Nhị Khê



    Cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản ngày 16/12/2012 kết thúc. Đảng Tự do Dân chủ (Liberal Democratic Party - LDP) giành được thắng lợi áp đảo, cựu TTg Nhật Bản Shinzo Abe, lănh tụ LDP, lại đứng ra thành lập nội các mới. Ông Abe trước đây đă từng được cử làm TTg Nhật Bản ngày 26/09/2006, nhưng tṛn một năm sau (26/09/2007), phải nhường ghế TTg lại cho ông Yasuo Fukuda.

    Thắng lợi của LDP trong cuộc bầu cử Hạ viện lần này được giới truyền thông quốc tế chú ư. Nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới ca ngợi đây là thắng lợi của tinh thần dân tộc. Trong bài báo tựa đề Lá phiếu thách thức

    chống Trung Quốc tại Nhật Bản, nhật báo Pháp Le Monde b́nh luận, Trung Quốc từng giúp doanh nghiệp Nhật Bản chống lại sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh của các tập đoàn Đại Hàn, khi LDP giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện, lănh tụ đảng này là ông Shinzo Abe (người có quan điểm cứng rắn trong cuộc tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc) vẫn nhắc lại quyết tâm của Tokyo trong việc giải quyết những bất đồng với Bắc Kinh về quần đảo người Nhật gọi Senkaku, dân Tàu gọi là Điếu Ngư, thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của Nhật Bản.

    Ông Shinzo Abel nói: “Trung Quốc đang thách thức Nhật Bản trong việc tranh chấp chủ quyền một số ḥn đảo. Chúng ta muốn chấm dứt những thách thức đó. Không cố t́nh làm cho quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, quần đảo Senkaku vẫn là một phần lănh thổ của Nhật Bản, không một kẻ nào có quyền tranh giành”.

    Trung Quốc tuy lên tiếng chúc mừng LDP nhưng tỏ ra lo ngại. Họ cho rằng đường lối chính sách Nhật Bản đang theo đuổi chỉ “tổn hại bản thân ḿnh, khu vực Đông Bắc Á và toàn thế giới”. Tại Trung Quốc, nhiều tờ báo quốc doanh viết bài b́nh luận quan hệ Trung Nhật có thể ngày càng căng thẳng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc quan tâm đến đường lối chính sách của Nhật Bản sau này. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Ảnh vẫn nhấn mạnh, “Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Tokyo thắt chặt mối quan hệ ngày càng bền vững hơn”.

    TT Hoa Kỳ Barack Obama là nguyên thủ đầu tiên gửi điện văn chúc mừng thắng lợi của Đảng LDP, đồng thời chúc mừng Shinzon Abe trở lại ghế Thủ tướng. Trong điện văn có đoạn viết: “Liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản là nền tảng cho ḥa b́nh và phồn vinh ở khu vực Đông Bắc Á, Hoa Kỳ hy vọng tân chính phủ Nhật Bản và nhân dân 2 nước Mỹ Nhật hợp tác chặt chẽ giải quyết những chuyện liên quan đến 2 nước và quốc tế”.

    Theo chương tŕnh đă định, tháng 01/2013, Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tiên tân TTg Shinzo Abe công du. Dịp này ông sẽ hội đàm với TT Hoa Kỳ Obama, cùng nhau bàn bạc xây dựng liên minh Nhật - Mỹ ngày càng vững chắc. Trả lời phỏng vấn của kư giả NHK (Nippon Hơsơ Kyơkai - Japan Broadcasting Corporation) ngay sau khi vừa kết thúc bầu cử, ông Shinzo Abe nhấn mạnh: “Quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ vô cùng quan trọng”.



    Các chính đảng với kết quả bầu cử

    Sau hơn 3 năm mất quyền lănh đạo, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) lại giành được chính quyền từ tay Đảng Dân Chủ. Hạ viện Nhật Bản có 480 ghế, trong cuộc bầu cử vừa qua, LDP chiếm 294 ghế, Đảng Dân Chủ Nhật Bản (Democratic Party of Japan - DPJ) 38 ghế, Đảng Duy Tân (Japan Restoration Party – JRP)) 35 ghế, Đảng Công Minh (New Komeito Party - NKP) 31 ghế, Đảng Dân chúng (Your Party) 16 ghế, Đảng Ngày Mai Nhật Bản (Tomorrow Party of Japan) 9 ghế, Đảng Cộng Sản 8 ghế, Đảng Xă hội Dân chủ 8 ghế. Ông Yoshihide Suga, phó Tổng thư kư LDP, tuyên bố mặc dù có đủ số ghế cần thiết để thành lập chính phủ, LDP vẫn hợp tác với NKP, một chính đảng đại diện cho quyền lợi của tín đồ Phật giáo, thành lập chính phủ liên minh. Liên minh LDP và NKP sẽ kiểm soát gần 2/3 số ghế (324/480) trong Hạ viện, tạo điều kiện cho tân TTg Shinzo Abe thành lập 1 chính phủ vững chắc nhất trong thời gian gần đây.

    Giữa lúc nền kinh tế Nhật Bản chưa thoát khỏi t́nh trạng tŕ trệ sau hai thập kỷ qua, nhường vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho Trung Quốc, dân chúng Nhật Bản đều muốn quay trở lại ủng hộ LDP, đảng từng dẫn dắt nước này trong nhiều thập kỷ từ 1955 đến 2009. Trong diễn văn mừng chiến thắng, lănh tụ LDP Shinzo Abe cam kết thông qua dự toán ngân sách chi tiêu khổng lồ, kích thích nền kinh tế đang tŕ trệ. Ông c̣n hứa giúp đỡ ngành xuất khẩu Nhật Bản, thực hiện những bước đi mạnh mẽ để giảm giá đồng Yen, tạo điều kiện cho hàng hóa Nhật Bản ngày càng rẻ hơn trên các thị trường quốc tế.

    Đảng Duy Tân (JRP), cũng giành được thắng lợi quan trọng. JRP - chào đời ngày 28/09/2012, là một chính đảng thiên hữu, chủ yếu gồm những chính khách đại diện các địa phương yêu cầu đổi mới Nhật Bản. Ngoài ra c̣n có những nghị viên Quốc hội trước kia thuộc các đảng DPJ hay LDP, nay tách ra gia nhập Đảng Duy Tân. JRP do Shintaro Ishihara (nhà văn, chính khách cực hữu, nguyên thị trưởng Tokyo) và Toru Hashimoto (luật sư, chính khách, thị trưởng Osaka) lănh đạo. Đảng này tuy thành lập chưa được 2 tháng, lực lượng phân tán, số người ra ứng cử không nhiều, nhưng … do đảng này đă đề cao tinh thần dân tộc, đặc biệt trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku, kết quả bầu cử đứng thứ 3, chỉ sau 2 đảng LDP và NDJ.

    Nhiều người nhận định, với kết quả này, tương lai Đảng Duy Tân sẽ trở thành chính đảng có thể tranh giành quyền lănh đạo đất nước với đảng cầm quyền hiện nay là LDP, hoặc buộc LDP phải đi theo đường lối cực hữu. Lư do Shintaro Ishihara và Toru Hashimoto vốn là những chính khách phái hữu cực đoan, có tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku, hiện nay đang được dân chúng Nhật Bản ủng hộ.

    Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) từng giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2009, đă phải hứng chịu một thất bại nặng nề. Giới quan sát nhận định, DPJ thất bại do TTg Yoshihiko Noda không thực hiện lời hứa, c̣n tăng thuế doanh thu lên 10% để trang trải chi phí an sinh xă hội ngày càng lên cao do dân số ngày càng giảm, tỷ lệ người già ngày càng nhiều.

    Kết quả của cuộc bầu cử Hạ viện ngày 16/12 chứng tỏ, dân chúng Nhật Bản tuy muốn thay đổi đất nước, nhưng … trước hết cần phải ổn định. Muốn thay đổi đất nước, họ đă dùng lá phiếu trừng phạt Đảng Dân chủ Nhật Bản, khiến cho đảng này thua đậm. Trước kia DPJ có 230 ghế trong Hạ viện, nay chỉ c̣n 57, mất tới 173 ghế. Muốn xă hội Nhật Bản ngày càng ổn định, họ chưa giao đất nước Nhật Bản cho Đảng Duy Tân, một chính đảng vừa ra đời có đường lối cực hữu, nên đă chọn LDP, một chính đảng từng năm quyền lănh đạo trong hơn 60 năm ở Nhật Bản (trong thời gian này, cũng có lúc đảng này thua đảng khác, nhưng chỉ vài 3 năm giành chính quyền trở lại). Qua đó có thể thấy, dân chúng Nhật Bản hy vọng LDP dựa vào kinh nghiệm phong phú trong thời gian cầm quyền lâu dài đưa đất nước Nhật Bản thoát ra khỏi t́nh trạng kinh tế đ́nh trễ, xă hội hỗn loạn, xây dựng một nước Nhật Bản ngày càng giàu mạnh.



    Shinzo Abe cầm quyền, nước Nhật càng khuynh hữu?

    Trong những ngày vận động bầu cử Hạ viện, Đảng LDP giương cao ngọn cờ thiên hữu và chủ nghĩa dân tộc, giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử ngày 16/12. Sau 5 năm từ giả ghế Thủ tướng, lănh tụ LDP Shinzo Abe lại đứng ra thành lập nội các mới, đồng thời tuyên bố, từ nay chính trường Nhật Bản sẽ ngày càng hữu khuynh.

    Shinzo Abe là một chính khách “diều hâu”. Trước khi lên cầm quyền lần thứ 2, từng nói, nếu LDP giành được thắng lợi, ông sẽ củng cố sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp Ḥa b́nh ra đời sau Đệ nhị Thế chiến, nhất là điều 9, quy định Nhật Bản không được tham chiến, biến Lực lượng pḥng vệ thành quân đội chính quy. Không những thế, ông c̣n nói sẽ tổ chức các chuyến thăm viếng đền Yasukuni tại Tokyo, nơi vinh danh binh lính Nhật tử trận v́ tổ quốc. Trong khi đó, Trung Quốc và Đại Hàn cho rằng, đền Yasukuni tôn thờ những tội phạm chiến tranh. Trước đây 2 nước này từng phản đối những chính khách Nhật Bản đến thăm viếng đền này. Ông Shinzo Abe c̣n đề nghị lấy lại tôn nghiêm dân tộc, thực hiện đường lối ngoại giao cứng rắn, xây dựng quốc pḥng vững mạnh để bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuyên bố trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku với Bắc Kinh, Shinzo Abe nói, Tokyo quyết không nhượng bộ.

    Sau khi LDP tuyên bố sẽ cùng với NKP (Đảng Công minh) thành lập chính phủ mới, giới truyền thông Nhật Bản nhận định việc LDP hợp tác với NKP, số ghế trong Hạ viện sẽ lên đến gần 2/3, như vậy các ủy ban trong Quốc hội và chính phủ đều giành được ưu thế, khi thông qua nghị quyết ǵ cũng rất dễ dàng.

    T́nh h́nh chính trường Nhật Bản trong thời gian qua cho thấy khi thông qua dự toán ngân sách, nếu ư kiến Thượng và Hạ nghị viện khác nhau, quyền ưu tiên thuộc về Hạ viện. Những dự thảo luật pháp được Hạ viện thông qua, dù bị Thượng viện phủ quyết hoặc 60 ngày chưa ra nghị quyết, nếu 2/3 nghị viên trong Hạ viện thông qua vẫn có giá trị. Bởi vậy, sự hợp tác giữa 2 đảng LDP và NKP rất có lợi cho nội các tân TTg Shinzo Abe thành lập.

    Giới truyền thông Nhật Bản c̣n nhận định, sau khi Shinzo Abe thành lập nội các mới, việc đầu tiên phải làm là thông qua dự toán ngân sách năm 2013 và sẽ công du Hoa Kỳ. Tân TTg Shinzo Abe c̣n tiếp tục đi theo đường lối của cựu TTg Đảng Dân chủ Yoshihiko Noda gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái B́nh Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPSEP or P4) nữa hay không c̣n là vấn đề nan giải.

    T́nh h́nh Nhật Bản trong những năm vừa qua c̣n cho thấy chính trường Nhật Bản ngày càng hỗn loạn: Trong ṿng 5 năm từ 2007 đến 2012, từ khi ông Shinzo Abe buộc phải từ chức TTg (26/09/2007) đến bây giờ trở về ghế TTg lần thứ 2, đă có tới 5 người thay nhau làm Thủ tướng: Yasuo Fukuda (LDP), Taro Aso (LDP), Yukio Hatoyama (JDP), Naoto Kan (JDP), và Yoshihiko Noda (JDP). Tờ báo kinh tế Nhật Bản Nikkei Financial Daily vừa tổ chức một cuộc thăm ḍ dư luận ghi nhận trên 50% dân chúng Nhật Bản cảm thấy rằng tuy bầu cử đă kết thúc, LDP trở lại cầm quyền, các hiện tượng hỗn loạn trên chính trường vẫn chưa thể chấm dứt. Tuy đảng chấp chính chiếm ưu thế ở Hạ viện, nhưng ưu thế ở Thượng viện c̣n thua kém, vẫn chưa thể nắm chắc phần thắng trong tay. Phải chờ đến cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản sắp diễn ra vào tháng 07/2013. Khi ấy, nếu Đảng Tự do Dân chủ giành được thắng lợi th́ chính trường Nhật Bản mới trở về quỹ đạo ổn định, t́nh trạng hỗn loạn mới có thể xóa bỏ. Tuy nhiên, muốn đạt được điều này, việc đầu tiên phải làm là thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định xă hội.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc "toát mồ hôi" trước tin Nhật Bản đóng tàu sân bay "chuẩn"


    Giới truyền thông Trung Quốc ngày 8/1 dẫn nguồn tin đài truyền h́nh Thâm Quyến, Quảng Đông cho hay, Nhật Bản đang "âm thầm chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt nhóm đảo Senkaku" (Thực tế nhóm đảo này đang do Nhật Bản kiểm soát), cho rằng đây là một trong những động thái "đáng lo ngại".

    Đài truyền h́nh này cũng cho biết, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Tokyo đang đóng 1 chiếc tàu sân bay "chuẩn" hiện đại.

    Đây là một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại đích thực, đối thủ tiềm tàng của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Hoa Đông.

    Từ những bức ảnh hiếm hoi mà phía Nhật Bản công bố về "tàu khu trục" 22DDH, giới truyền thông và phân tích Trung Quốc cho rằng, đây là một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại đích thực, đối thủ tiềm tàng của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Hoa Đông.
    Dự án chế tạo "tàu khu trục" 22DDH mà giới truyền thông Trung Quốc gọi là hàng không mẫu hạm được Nhật Bản triển khai từ tháng 1/2012.

    Từ những bức ảnh hiện có, giới phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng 22DDH hội tụ rất nhiều công nghệ cao của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Nhật Bản, hiện tại nó vẫn đang được tiếp tục chế tạo với tốc độ tương đối nhanh, chỉ chưa đầy 1 năm thân tàu 22DDH đă vượt tiến độ đóng tàu sân bay Vikrant của hải quân Ấn Độ bắt đầu trước đó 8 năm.



    22DDH hiện tại đă hoàn thành phần khoang thân tàu phía dưới sàn thép cũng như phân khoang, pḥng bên trong, phần sàn thép mặt tàu là đường băng cho chiến đấu cơ cất hạ cánh và đậu đă hoàn thành gần được một nửa.

    Từ các bức ảnh chụp 22DDH mới nhất, giới phân tích Trung Quốc cho rằng đây không phải một chiếc tàu khu trục chuyên thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, cứu nạn như phía Nhật bản vẫn nói mà nó đích thực là một chiếc tàu sân bay.

    Tàu 22DDH sẽ được trang bị 3 hệ thống hỏa lực cận chiến Phalanx và 2 hệ thống phóng tên lửa RAM, mặt sàn tàu có chỗ đỗ cho `5 chiếc trực thăng vũ trang, cùng một lúc có thể cất cánh 5 chiếc trực thăng vũ trang.

    Hơn nữa, truyền thông Trung Quốc lư luận, lượng dăn nước 27 ngàn tấn của tàu 22DDH vượt xa chiếc hàng không mẫu hạm Garibaldi của Ư hay tàu sân bay Asturias của Tây Ban Nha, tàu Invincible của hải quân Anh.


    Động cơ chính của tàu 22DDH được cho là 3 động cơ đốt trong 2 kỳ công suất 112 ngàn mă lực cho tốc độ tối đa 30 hải lư/giờ. Tàu 22DDH bất luận là về quy mô. thiết kế bên ngoài hay hệ thống vũ khí trang bị bên trong đều là của một chiếc hàng không mẫu hạm.


    Với vai tṛ là chiến hạm tiên phong chống tàu ngầm viễn dương, sau khi được đưa vào biên chế tàu 22DDH có thể nâng cao gấp đôi năng lực tác chiến chống tàu ngầm của hải quân Nhật Bản hiện nay, phạm vi tác chiến của nó cũng tăng lên gấp vài lần. Đặc biệt là khả năng tàu 22DDH được chế tạo thành một tàu sân bay tấn công là rất lớn.
    Bản tin của đài truyền h́nh Thâm Quyến cho rằng một khi nổ ra xung đột quân sự Trung - Nhật th́ lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ gặp khó khăn rất lớn khi phải đối mặt với tàu sân bay 22DDH.
    Ngoài khả năng mang theo trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát không người lái, hiện tại giới phân tích quân sự Trung Quốc c̣n đang đặc biệt quan tâm theo dơi khả năng trang bị chiến đấu cơ F-35B cho 22DDH. Tạp chí quân sự Kanwa xuất bản tại Canada cho rằng, tàu 22DDH có khả năng mang được 12 chiếc F-35B trở lên.

    (theo TTVN)

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhật tăng chi phí quốc pḥng đối phó với Trung Quốc?
    Việt Hà, phóng viên RFA
    2013-01-11

    Tuyên bố mới đây về tăng chi phí quốc pḥng của Nhật Bản giữa lúc những căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku chưa có dấu hiệu thuyên giảm đang làm thế giới phải chú ư.

    AFP PHOTO

    Tàu hải quân Nhật Bản ngoài khơi Sagami Bay, gần Tokyo, Nhật Bản ngày 14 tháng 10 năm 2012.

    Đây là lần tăng chi phí quốc pḥng lần đầu tiên của Nhật bản trong suốt hơn 1 thập niên qua và chỉ ít lâu chiến thắng của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc bầu cử hồi tháng trước tại nước này.
    Thái độ cứng rắn

    Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi lên nhậm chức, chính phủ của Thủ tướng mới Shinzo Abe đă cho thấy có những dấu hiệu cứng rắn hơn với người láng giềng Trung Quốc giữa lúc căng thẳng giữa hai nước xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư vẫn đang tiếp tục.

    Động thái đầu tiên khiến thế giới phải quan tâm nhất chính là tuyên bố tăng chi phí quốc pḥng của Nhật Bản trong năm mới lên 53 tỷ đô la, tăng hơn 3 tỷ 200 triệu đô la so với năm trước đó. Đây là lần tăng chi phí quốc pḥng đầu tiên của Nhật bản trong ṿng 11 năm qua. Trước đó, mức chi phí quốc pḥng cho năm mới của chính phủ cũ thuộc Đảng Dân chủ thấp hơn so với năm trước hơn 1 tỷ đô la.


    Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nh́n Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh.

    Tetsuo Kotani

    Khoản chi phí tăng thêm này được cho biết sẽ dành cho trang bị hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo đất đối không, máy bay chiến đấu F 15 và các trang bị cho tuần duyên. Trả lời báo giới về quyết định tăng chi phí quốc pḥng lần này, người phát ngôn bộ quốc pḥng Nhật nói Nhật bản cần phải cải thiện trang thiết bị của ḿnh v́ môi trường an ninh xung quanh Nhật đang trở nên khó khăn hơn khi Bắc Hàn phóng thử tên lửa hai lần vào năm ngoái và những căng thẳng với Trung Quốc vẫn đang tiếp tục.

    Thủ tướng Nhật Bản hôm 11 tháng giêng lên tiếng khẳng định đường lối cứng rắn của ḿnh với Trung Quốc về quần đảo Senkaku khi nói rằng nước này sẽ không đàm phán với Bắc Kinh về những đảo không có người ở và rằng Trung Quốc đă sai khi theo đuổi cách phản đối bạo lực đối với tranh chấp chủ quyền này.

    Hồi tháng 9 năm ngoái, Nhật Bản quyết định mua lại toàn bộ các đảo Senkaku từ một gia đ́nh người Nhật. Việc làm này đă khiến Trung Quốc tức giận kéo theo đó là một loạt các vụ biểu t́nh phản đối Nhật Bản ở nhiều thành phố của Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa của Nhật Bản.

    Những vụ biểu t́nh này sau đó chấm dứt, nhưng những căng thẳng giữa hai nước vẫn tiếp tục với việc tàu Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển đang tranh chấp với Nhật. Tháng trước Trung Quốc cho máy bay đi vào không phận của Nhật Bản. Trong những tuần gần đây, đă nhiều lần máy bay chiến đấu của Nhật bản được sử dụng để ngăn chặn các máy bay của Trung Quốc đi vào không phận của Nhật bản trên vùng quần đảo Senkaku.

    Quan ngại Trung Quốc

    Tuy nhiên, theo chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản, ông Tetsuo Kotani, th́ chính phủ Nhật hiện không coi Trung Quốc là một mối đe dọa mà chính xác hơn là một quan ngại về an ninh. Ông nói

    “Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nh́n Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. V́ vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực.”

    Nh́n nhận Trung Quốc là một quan ngại về an ninh trong khu vực, Nhật Bản và Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định mối liên minh hai nước v́ ổn định và ḥa b́nh trong khu vực thể hiện qua bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp giữa Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 4 năm ngoái.

    Nhật Bản cũng đang bàn thảo với Hoa Kỳ trong việc mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương mà theo đánh giá của các chuyên gia th́ đây là cách để Mỹ và Nhật nâng cao khả năng giám sát hoạt động tên lửa của Trung Quốc.


    Hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng.

    Narushige Michishita

    Thủ tướng mới Shinzo Abe của Nhật bản, chủ tịch đảng Dân chủ Tự Do, đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua tại Nhật, cũng đă lên tiếng nói rằng mục tiêu của Đảng này là ngăn chặn những thách thức từ Bắc Kinh.

    Ngay sau khi chính phủ mới của Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức, Nhật Bản cũng cho thấy chiến lược thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước khác trong khu vực xung quanh một Trung Quốc đang lớn mạnh. Đó là chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida đến một loạt các nước như Philippines, Singapore, Brunei và Úc. Giới chức Nhật Bản nói rằng khi môi trường chiến lược tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương tiến triển, điều quan trọng là Nhật Bản cầ phải làm việc với các nước ASEAN và Úc để duy tŕ an ninh, ḥa b́nh và ổn định trong khu vực. Trong những nước được ông Kishida đến thăm, Philippines là một trong những nước đang có căng thẳng với Trung Quốc xung quanh vấn để chủ quyền trên biển Đông. C̣n Úc là một đồng minh lâu năm khác của Mỹ tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương.
    Ưu tiên phát triển kinh tế

    Tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền, chính phủ mới của Nhật Bản phần nào đáp ứng được tâm lư của người dân Nhật, nhưng theo nhận định của các chuyên gia th́ lănh đạo cả hai nước Nhật Trung đều biết nền kinh tế hai nước phụ thuộc vào nhau. Giáo sư Narushige Michishita, Giám đốc Chương tŕnh Nghiên cứu Quốc tế và An ninh thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật bản cho biết:


    “Vào lúc này lănh đạo cả hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, kinh tế hai nước phụ thuộc lẫn nhau, chúng tôi mua nhiều thứ từ Trung Quốc, c̣n Trung Quốc cũng phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư từ Nhật bản.”

    Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Ông cũng mới công bố một khoản kích cầu mới cho nền kinh tế Nhật trị giá 224 tỷ đô la. Mục tiêu là để đưa mức tăng trưởng kinh tế lên thêm 2% nữa và tạo ra 600.000 việc làm. Ông Abe cũng thừa nhận căng thẳng Nhật Trung rất có thể sẽ tạo khó khăn hơn cho mục tiêu mà chính phủ đă đặt ra với nền kinh tế.

    Một số liệu thống kê gần đây của chính phủ Nhật cho biết những vụ biểu t́nh phản đối Nhật bản tại Trung Quốc cũng như tẩy chay hàng hóa Nhật Bản thời gian qua đă gây tổn thất hơn 100 triệu đô la cho các công ty của Nhật Bản.

    Thủ tướng Nhật bản trong cuộc họp báo vào ngày 11 tháng giêng cũng lên tiếng nói rằng việc gây hại đối với các công ty và cá nhân người Nhật tại Trung Quốc không chỉ gây phương hại đến quan hệ song phương mà c̣n có ảnh hướng xấu tới nền kinh tế và xă hội của Trung Quốc.

    Hăng tin AFP trích lời của giáo sư Takehiko Yamamoto thuộc trường đại học Waseda cho rằng Trung Quốc là một đối tác cần thiết cho chiến lược tăng trưởng của Nhật bản... Người ta có thể nói Nhật bản và Trung Quốc giống như một cặp vợ chồng không thể ly dị. Các cặp vợ chồng căi nhau, nhưng sau một thời gian, họ vẫn phải trực tiếp đối mặt với nhau.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sợ đụng F-15, máy bay Hải giám Trung Quốc mon men ṿng ngoài Senkaku





    (GDVN) - Không quân Nhật Bản đă lập tức điều động chiến đấu cơ F-15 từ căn cứ Naha ở Okinawa xuất kích lúc giữa trưa 11/1 khi chiếc Y-12 Hải giám Trung Quốc đă tiến gần tới phạm vi 100 km

    Hăng thông tấn Nhật Bản Kyodo ngày 11/1 đưa tin, một máy bay Hải giám Trung Quốc lại tiếp tục mon men bay ra gần không phận nhóm đảo Senkaku vào ngày thứ Sáu 11/1, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật Bản cho biết.

    Chiến đấu cơ F-15 Nhật Bản (h́nh minh họa)

    Ngay khi phát hiện dấu hiệu máy bay Hải giám đang tiến về phía không phận Senkaku, Không quân Nhật Bản đă lập tức điều động chiến đấu cơ F-15 từ căn cứ Naha ở Okinawa xuất kích lúc giữa trưa 11/1 khi chiếc Y-12 Hải giám Trung Quốc đă tiến gần tới phạm vi 100 km tính từ nhóm đảo Senkaku.

    Tuy nhiên chiếc máy bay Hải giám Trung Quốc chỉ lượn lờ ở ṿng ngoài, không xâm nhập không phận Senkaku như những lần trước, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật Bản cho biết thêm.

    Ngày hôm trước, 10/1 Nhật Bản phát hiện một tốp chiến đấu cơ Trung Quốc khoảng 10 chiếc J-7 và J-10 kéo ra khu vực Senkaku, tuy nhiên khi F-15 Nhật Bản xuất kích th́ tốp máy bay Trung Quốc đă rút khỏi khu vực này, đụng độ đă không xảy ra.

    Dưới mặt biển, 4 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc được phát hiện cũng đang lượn lờ ṿng ngoài xung quanh nhóm đảo Senkaku vào hôm thứ Sáu 11/1, Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết.

    Hồng Thủy (Nguồn: Kyodo)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •