Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 28 of 28

Thread: HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tư duy nô lệ (Minh Văn)



    “…Tôi vuốt đầu chú chó cưng để khen ngợi nó, nhưng ḷng th́ quặn đau khi nghĩ về một thói quen tương tự. Đó là thói quen của người dân Việt Nam để cho đảng Cộng Sản xiềng xích và trói buộc. Thói quen đó do tư duy nô lệ quyết định. Thật đau ḷng lắm thay!...”





    Thế sự trong thiên hạ, có những quốc gia giàu có văn minh, nhưng cũng có những quốc gia đói nghèo và lạc hậu. Nh́n suốt chiều dài lịch sử, th́ có nhiều yếu tố để làm nên sự phát triển. Vùng đất nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào th́ có thể sớm trở nên hùng mạnh. Đó là yếu tố sơ khai cần và đủ cho một vùng đất, một dân tộc vươn lên từ nội lực của ḿnh. Nhưng lịch sử cũng đă chứng minh, sự phát triển của một dân tộc không phụ thuộc vào những yếu tố đó, điều quan trọng là cách thức tư duy của họ.

    Nhiều quốc gia có điều kiện tự nhiên ưu đăi, tài nguyên dồi dào (Việt Nam, Miến Điện là những điển h́nh)nhưng lại đói nghèo và lạc hậu. Ngược lại, tuy không có nhiều tài nguyên và môi trường tự nhiên thuận lợi, nhưng có những quốc gia lại phát triển rực rỡ (Nhật Bản, Hàn Quốc chẳng hạn).

    Lịch sử nhân loại, những quốc gia phát triển sớm sẽ trở nên hùng mạnh, để rồi thống trị các nước khác. Các quốc gia nghèo và lạc hậu v́ thế mà trở thành nô lệ trong suốt hàng ngàn năm. Người ta nói rằng, có tư duy của kẻ thống trị và tư duy của kẻ bị trị. Tư duy của kẻ bị trị chính là tư duy nô lệ.

    Tư duy làm nên vị thế và tầm vóc của một quốc gia, quyết định sự văn minh hay lạc hậu.

    Theo quan điểm triết học, tư duy là chỉ những hoạt động của tinh thần. Những hoạt động đó giúp người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất. Từ đó mà giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự vật và có cách ứng xử tích cực với nó. Tư duy không có ở các loài thực vật, không có ở mỏm núi hay ḍng sông. Loài người chúng ta tự hào là có được tư duy khoa học và phát triển nhất trong số các loài động vật.

    Loài người đă chứng kiến sự tồn tại của chế độ Chiếm hữu Nô Lệ, đây là h́nh thái xă hội thứ hai sau Cộng sản nguyên thuỷ. Theo đó th́ chế độ tồn tại dựa trên hai giai cấp chính là Nô lệ và Chủ nô. Người nô lệ thuộc sở hữu và điều khiển của giai cấp chủ nô, họ gần như không có quyền hạn ǵ, ngoài những nhu cầu tối thiểu như ăn mặc và chỗ ở. Suốt hàng ngàn năm như vậy mà sản sinh ra kiểu tư duy nô lệ. Đó là một kiểu tư duy phụ thuộc, sợ hăi và không tự tin vào bản thân ḿnh, thứ tư duy được điều khiển từ kẻ khác. Lối tư duy nô lệ ăn sâu vào nhiều thế hệ, bất hạnh thay cho dân tộc nào có kiểu tư duy đó.

    Tư duy nô lệ khiến con người không được tự chủ mà trở nên phụ thuộc, khiến cho dân tộc không thể tự cường. Như vậy là con người đă bị nô lệ về tư tưởng. Từ nô lệ tư tưởng sẽ dẫn đến nô lệ thân thể.

    Đáng buồn thay, dân tộc Việt Nam đang có kiểu tư duy nô lệ đó. Người dân Việt Nam nô lệ đảng Cộng Sản, đảng Cộng sản nô lệ chủ nghĩa Mác – Lênin. Cái thứ chủ nghĩa ngoại lai và phi nhân đó đă bị đảng Cộng Sản nhồi sọ và ép buộc người dân hơn nửa thế kỷ nay. V́ vậy mà không c̣n là nguy cơ nữa, người dân Việt Nam đă thực sự đă trở thành những kẻ nô lệ ngay trên chính mảnh đất của tổ tiên ḿnh. Họ không được nói và làm theo những ǵ ḿnh suy nghĩ, mà phải theo chủ nghĩa Cộng Sản. V́ thế mà Việt Nam đă trở thành một dân tộc không có chính kiến, mọi hành động và suy nghĩ của họ đều bị cái chủ nghĩa kia điều khiển và chi phối.


    Người Nông dân Việt Nam làm việc,
    dưới sự giám sát của đảng Cộng Sản

    Sự sợ hăi đă ăn ṃn tư duy người dân bao thế hệ, phần thưởng cho những ai dám bảo vệ tự do tư tưởng là nhà tù và trường bắn. Lâu dần con người mất đi tính tự tôn và độc lập của ḿnh. Đă có đảng Cộng Sản nghĩ và làm thay mọi điều. Đảng đề ra chính sách và đường lối, đảng chỉ đạo thực hiện, nhất nhất người dân phải làm theo. Con người Việt Nam trở thành một công cụ biết nói (nô lệ), suy nghĩ và hành động của họ đều do đảng chi phối. Trong tư duy của họ, Bác Hồ luôn vĩ đại, đảng Cộng Sản th́ quang vinh. Họ ca ngợi Đảng – Bác như một thứ công thức bản năng. Đảng Cộng Sản nhồi sọ cho người dân rằng: Chủ nghĩa Cộng Sản là học thuyết duy nhất đúng và tiến bộ. Họ bắt toàn dân phải đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đă lựa chọn (chủ nghĩa Cộng Sản).

    Lâu rồi đến nỗi, người dân cho rằng những suy nghĩ chính đáng của ḿnh là một tội lỗi, chỉ có Đảng Cộng sản là chân lư sáng soi. Và rồi không cần Đảng phải nói, họ tự nguyện mang dây xích để cho Đảng trói ḿnh lại và dắt đi. Vậy là đă trở thành bản năng, bản năng đó do tư duy nô lệ quyết định.

    Một lần tôi t́nh cờ đứng cạnh cái nơi cột dây xích chó (Nhà tôi có nuôi chó). Tự nhiên thấy chú chó nhà ḿnh ngoan ngoăn từ đâu chạy lại cọ cọ vào người tôi, chân th́ cào cào vào cái dây xích. Sau một lúc bối rối, tôi chợt ngớ người mà nhận ra rằng: Chú chó muốn tôi cột nó vào dây xích. V́ lâu nay nó chịu xích đă quen. Đây là một hành động bản năng của loài vật, những thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần đă được chấp nhận.

    Tôi vuốt đầu chú chó cưng để khen ngợi nó, nhưng ḷng th́ quặn đau khi nghĩ về một thói quen tương tự. Đó là thói quen của người dân Việt Nam để cho đảng Cộng Sản xiềng xích và trói buộc. Thói quen đó do tư duy nô lệ quyết định. Thật đau ḷng lắm thay!

    Mấy chục năm cầm quyền, đảng Cộng Sản đă thành công trong việc nô lệ hoá dân tộc Việt Nam. Người dân v́ thế mà cũng trở thành những nô lệ của thời đại mới. Mọi suy nghĩ và hành động của họ đều do Đảng Cộng Sản chi phối. Bản tính độc lập, tư suy sáng tạo của người Việt đă không c̣n. Tư duy mà người Việt mang trong ḿnh hôm nay là thứ tư duy nô lệ. Người Việt Nam chúng ta đang nô lệ một thứ tư tưởng ngoại lai: Đó là chủ nghĩa Cộng Sản.

    Minh Văn
    Nguồn: minhvanvietnam.blogs pot.ch

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TS Nguyễn Nhă: "Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn"

    Thanh Phương (RFI)



    - Vào dịp đầu năm 2013, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhă, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông tại Việt Nam, đă cho phổ biến một bài viết của ông đề ra "Kế sách cứu nước-xây dựng nội lực đất nước hùng cường" gởi cho các lănh đạo Việt Nam, cũng như cho thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước.
    Tiến sĩ Nguyễn Nhă đề ra kế sách này trong bối cảnh mà đối với ông, nguy cơ Việt Nam trở thành thuộc quốc ngày càng lớn, bởi v́ họa xâm lược từ phương Bắc không chỉ có ở Biển Đông, mà c̣n ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa...
    \
    Tiến sĩ Nguyễn Nhă thuyết tŕnh về Hoàng Sa - Trường Sa tại Hà Nội ngày 24/9/2011

    Sau đây mời quư vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhă về những phương cách để đối phó với họa Bắc triều:

    Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhă gửi quư lănh đạo đất nước cùng thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước

    Tôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nh́n ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không c̣n là nguy cơ xâm lược mà thật sự đă xảy ra xâm lược lănh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xă hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có.

    Song đây lại là thời cơ có một không hai của người Việt chúng ta, xin soạn thảo kế sách cứu nước và xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI, gửi tới quư lănh đạo nhà nước, quư lănh đạo chính trị, các doanh nhân cũng như toàn dân. Tôi ước mong tất cả người Việt chúng ta trong và ngoài nước phải bừng tỉnh, cần có tâm và có tầm, nhất là các bạn thanh niên hăy cương quyết xóa đi những ǵ xấu xí của người Việt, quyết bỏ qua một bên và hàn gắn những đau thương của thế kỷ XX với “một triệu người vui và một triệu người buồn”. Chúng ta vượt lên chính ḿnh, nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng một nước Việt Nam hùng cường của thế kỷ XXI, sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển, quyết không c̣n là quốc gia bị lệ thuộc, nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bị xử ép làm nhục và bị tụt hậu nữa!

    Kế sách này phải là kế sách của toàn dân trước hết là của thanh niên đi tiên phong trong quá tŕnh đại ḥa dân tộc, mỗi người một kế hoạch nhỏ đầy sáng tạo xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Nhà nước là yếu tố quan trọng song nhất định từ bỏ mọi bao cấp kể cả bao cấp yêu nước.

    Kế sách cứu nước này phải kế thừa sự khôn ngoan của cha ông hàng ngàn năm nay từ tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” của Lư Thường Kiệt, “Văn hiến Bắc Nam mỗi nước mỗi khác” của B́nh Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, ḷng nhân ái của Lư Thánh Tôn[g], Trần Nhân Tôn[g]…

    Kế sách cứu nước này phải là kế sách đấu tranh ngoại giao ḥa b́nh đa phương hóa, đa dạng hóa, sử dụng sức mạnh tổng hợp thời đại toàn cầu.

    Kế sách cứu nước này phải là chiến lược chứ không phải chỉ là sách lược giai đoạn, đoàn kết dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, huy động ḷng yêu nước toàn dân trong xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Các công ty đều lấy mục tiêu góp phần phát triển đất nước, những ǵ hại cho quyền lợi đất nước quyết không làm…
    Kế sách cứu nước này phải là kế sách trở về nguồn, giữ ǵn bản sắc Việt, tạo ḷng tự hào dân tộc, tự lập tự cường trong lịch sử đấu tranh cũng như trong xây dựng – xây dựng quốc đạo nhân chủ, thờ Quốc tổ, thờ anh hùng dân tộc.

    Những triết lư sống Việt là mẫu số chung của tất cả người Việt Nam không phân biệt chính kiến tôn giáo, địa phương, tạo động lực yêu nước chân chính phát triển đất nước hùng cường. Như người Nhật đă lấy ngày 31 tháng 12 hàng năm tất cả già trẻ lớn bé đến đền thờ Thần đạo th́ người Việt chúng ta cũng lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch tất cả đều đến đền thờ Quốc tổ, các đ́nh, đền, miếu có biểu tượng Quốc tổ và anh hùng dân tộc để chiêm bái tỏ ḷng đoàn kết dân tộc, quyết tâm trở về cội nguồn xây dựng đất nước hùng cường.

    Kế sách cứu nước này phải là kế hoạch tạo niềm tin, cách mạng văn hóa xă hội, không được dối trá, nói dối, cùng xây dựng xă hội lành mạnh tử tế, pháp trị.

    Kế sách cứu nước phải thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh phong trào thế giới du với hàng trăm ngàn, hàng triệu du học sinh, kể cả các thầy giáo đi học hỏi thu tóm những tinh hoa hiện đại của thế giới về xây dựng đất nước hùng cường, phải làm cuộc cách mạng văn hóa giáo dục xây dựng đất nước hiện đại hùng cường. Phải tạo động lực yêu nước trong đấu tranh và xây dựng, lấy mối nhục tụt hậu và bị cường quốc láng giềng xử ép, làm nhục làm động cơ hành động xây dựng đất nước.

    Kế sách cứu nước này phải là chiến lược phát triển kinh tế biển, tạo cú hích cất cánh kinh tế Việt Nam như xây dựng cảng sâu nhất thế giới như cảng Vân Phong với đường cao tốc xuyên quốc gia không qua đèo nào, đoàn kết với các nước ASEAN để các nước ASEAN như Lào, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan sử dụng.
    Kế sách cứu nước ngoài chiến lược lâu dài trên, phải ưu tiên trước tiên tập trung chiến lược đối phó xâm lược ở Biển Đông với ngoại giao khôn ngoan ḥa b́nh đa phương, đa dạng, tích cực pḥng vệ vững chắc các hải đảo, quốc pḥng toàn dân, mỗi ngư dân là một dân binh.

    Phải như Trung Quốc từ trung ương có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông và nhiều cơ quan trực thuộc trung ương khác từ Viện Khoa học đến Bộ Tư lệnh Hải quân, cơ quan t́nh báo, tất cả thường xuyên tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo... về chủ quyền biển đảo. Rồi đến các địa phương cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo cũng như đến các trường đại học, đều tham gia nghiên cứu, quảng bá chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

    Với xâm lăng kinh tế, văn hóa xă hội th́ quyết bảo vệ bản sắc Việt, xă hội lành mạnh, chống văn hóa, giáo dục nô dịch ngoại lai, xây dựng nền kinh tế tự lập tự cường, không lệ thuộc, đặc biệt cấp tốc bài trừ các hàng Trung Quốc và cách nuôi trồng Trung Quốc độc hại như rau củ quả, thực phẩm, các gia vị, phẩm màu, các đồ chơi cùng nhiều hàng hóa khác rất độc hại đang đe dọa đến sự sống c̣n của mỗi người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam!

    Hát nói Chúc mừng năm mới 2013

    Hăn Nguyên Nguyễn Nhă

    Mừng chúc hai ngàn mười ba năm mới
    Thế gian này tiến tới b́nh an
    Chẳng c̣n xử ép nước Nam
    Chẳng c̣n chịu nhục chẳng c̣n chịu thiệt
    Tham lam quá mưu gian chiếm biển
    Hung dữ ôi ư định bá quyền!
    Việt Nam ơi ta quyết tiến lên
    Giữ bản sắc giữ hồn thiêng Đất Việt
    Giáo dục quốc sách hàng đầu đào tạo nhiều tuấn kiệt
    Đưa Việt Nam thành cường quốc biển tương lai
    Thanh niên rường cột ngày mai

    1/1/2013

    Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...-ngay-cang-lon

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    ĐCSVN muốn ǵ qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992?
    Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) -




    Sửa đổi Hiến pháp, khung luật tối cao của một quốc gia, là việc đại sự. Hiến pháp lại là bản khế ước cam tâm t́nh nguyện thực hiện của nhân dân Việt Nam. Sự việc chỉ cho phép nhân dân Việt Nam góp ư cho Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong thời hạn quá ngắn ngủi 69 ngày là một điều nghi vấn lớn, đáng để cho chúng ta phân tích những mưu toan chiến lược của ĐCSVN trong nội dung Hiến pháp mới...Việc qui định "Các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN" mới là cốt lơi, mới là mục tiêu chính của lần sửa đổi HP này.

    *

    Sau 2 năm tuyên bố ư định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ngày 2/01/2013 Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội chính thức công bố toàn văn Bản dự thảo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (1).

    Mục đích được nêu là để lấy ư kiến góp ư của các tầng lớp nhân dân cho nội dung bản Dự thảo này. Thời hạn được phép góp ư là từ 21/01 đến hết ngày 31/03/2013.

    Lư do ĐCSVN tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội VN nêu trong Tờ tŕnh số 11/TTr-UBTVQH13 ngày 2/8/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

    "Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Đến nay, đất nước ta đă có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xă hội 2011 - 2020, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của đảng, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lư luận 25 năm đổi mới, đă xác định rơ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xă hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. V́ vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với t́nh h́nh mới là rất cần thiết."

    Những lư do mà ĐCS VN nêu để tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho ta thấy có sự mập mờ dụng ư.

    Họ chỉ nêu một cách chung chung "bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc" và "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xă hội 2011 - 2020, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của đảng".

    Sửa đổi Hiến pháp, khung luật tối cao của một quốc gia, là việc đại sự. Hiến pháp lại là bản khế ước cam tâm t́nh nguyện thực hiện của nhân dân Việt Nam. Sự việc chỉ cho phép nhân dân Việt Nam góp ư cho Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong thời hạn quá ngắn ngủi 69 ngày là một điều nghi vấn lớn, đáng để cho chúng ta phân tích những mưu toan chiến lược của ĐCSVN trong nội dung Hiến pháp mới.

    Bài viết này sẽ căn cứ vào nhận định tổng quát về CNCS: "Đừng nghe Cộng sản nói, hăy xem Cộng sản làm" mà giải mă ư đồ thâm hiểm của ĐCSVN trong sự kiện sửa đổi HP.

    1. Mục đích đầu tiên của Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là ĐCS VN tiếm đoạt hoàn toàn Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Ta hăy xem những qui định về Lực lượng vũ trang của các bản HP các năm 1946, 1959, 1980, 1992 như thế nào.

    - Hiến pháp 1946 không có điều khoản riêng về Lực lượng vũ trang của Nhà nước VN.

    - HP VN 1959, Điều 8: "Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lănh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động ḥa b́nh của nhân dân."

    - HP 1980, Điều 51: "Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xă hội, tự do, hạnh phúc và lao động ḥa b́nh của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà."

    - HP 1992, Điều 45: "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xă hội, bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước."

    Trong tất cả các văn bản HP tŕnh bày ở trên, các "Lực lượng vũ trang là của nhân dân", "tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân". Ngay cả trong các bản HP 1980 và 1992, khi ĐCS VN đang ở tại đỉnh cao của quyền lực và uy tín, họ cũng chưa dám khẳng định trong văn bản HP là "Lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN".

    Hôm nay, khi CNCS quốc tế hoàn toàn tan ră hơn 20 năm, khi ĐCSVN không hoàn thành nhiệm vụ ǵn giữ biên cương hải đảo Việt Nam, khi bộ mặt đặt ư thức hệ cộng sản lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc của ĐCSVN bị bóc trần, ĐCS VN lại mánh lới đưa ra:

    Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) (Bản dự thảo sửa đổi HP năm 1992, xem (2):

    “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xă hội; bảo vệ đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xă hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”

    Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 126 điều, so với Hiến pháp năm 1992, giảm một chương, 21 điều. Trong đó 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và bổ sung 13 điều mới. Theo đó, Chủ tịch nước là thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc pḥng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

    Tất cả các thay đổi trên chỉ dùng làm hỏa mù đánh lạc hướng dư luận nhân dân Việt Nam. V́ thực tế, Bộ chính trị ĐCSVN vẫn là quyết định tối cao, thêm một chút quyền lực cho CT nước không làm giảm vai tṛ của BCT ĐCSVN.

    Việc qui định "Các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN" mới là cốt lơi, mới là mục tiêu chính của lần sửa đổi HP này.

    Tại sao tôi khẳng định điều này, có 2 lư do chính:

    1. Lư thuyết cộng sản rất coi trọng bạo lực. Trong khi uy tín của ĐCS VN đang tan rữa, việc họ níu vào chiếc phao bạo lực: Các Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản Việt Nam, là tiên đoán được. Lư do này cần một chút phân tích dài ḍng, tôi dành riêng 1 mục dưới đây.

    2. ĐSCVN đang chuẩn bị cho tàn sát những người Việt Nam yêu nước chống TQ bằng Quân đội và Công an một cách hợp hiến.

    Để khẳng định kết luận trên, ta phải xét vào bối cảnh xuất hiện Luận biển VN và Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

    Cả 2 văn kiện trên cùng được tiến hành đồng thời trong thời gian 2011, 2012. Việc thông qua Luật biển VN, do can thiệp của TQ, kế hoạch thông qua Quốc hội cuối 2011 th́ chuyển vào giữa năm 2012.

    Luật biển VN khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vào lănh hải thiêng liêng của Tổ quốc VN.

    Ở đây, cần phải sử dụng trí thông minh chính trị để lư giải hiện tượng này.

    ĐCSVN ra đời do một nhóm các thanh niên VN yêu nước khởi xướng. Những người thanh niên này hi vọng đây là con đường cứu nước và xây dựng một xă hội công bằng, tiên tiến cho dân tộc VN. ĐCSVN lớn mạnh cũng nhờ phải dựa trên ḷng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Như vậy cội nguồn sức mạnh của ĐCSVN là luôn giả dối, che đậy những âm mưu thâm độc của cương lĩnh cộng sản đối với dân tộc Việt Nam, để có thể dựa vào ḷng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

    Sự kiện Hồ Chí Minh khóc sau Cải cách ruộng đất chứng minh cho nhận định này.

    Khóc mà nhận ra khuyết điểm và muốn sửa chữa khuyết điểm là khóc thật. Khóc mà sau đó lại tiếp tục giết người, cướp của là khóc giả dối, là mị dân, là mua chuộc ḷng người.

    Tách rời cội nguồn yêu nước của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của hơn 3 triệu những kẻ chỉ lao tâm, khổ trí cho tham nhũng hôm nay là zero.

    BCT ĐCS VN hiểu rất rơ điều này.

    Đây là lư do chính của sự ra đời của Luật biển VN.

    Cũng như Quyền biểu t́nh cho công dân Việt Nam đă được ghi nhận từ 1946.

    Đến nay, sau gần 67 năm, các Quốc hội cộng sản VN không ra nổi Luật biểu t́nh là một mẹo chính trị của ĐCS VN, cố t́nh không thông qua Luật biểu t́nh. Trường hợp này, CT Nguyễn Thế Thảo đă vi hiến khi ngăn cấm nhân dân Hà Nội biểu t́nh chống TQ. Không có Luật biểu t́nh là lỗi của các QH VN. Quyền biểu t́nh là quyền Hiến pháp qui định. Hiến pháp là luật cao nhất.

    ĐCSVN cũng hi vọng mị dân Việt Nam bằng Luật biển VN v́ hiểu được t́nh cảm của nhân dân Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.

    Khốn nỗi, bành trướng Biển Đông, chiếm trọn Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là mục tiêu chiến lược của ĐCSTQ.

    Sự kiện tầu TQ cắt cáp tầu B́nh Minh 2 đă dấy nên sự thức tỉnh của người dân Việt Nam trước âm mưu cướp lănh thổ, đoạt lănh hải VN của TQ.

    ĐCSVN biết rằng sự tồn tại hay không tồn tại của ĐCS VN sẽ được quyết định bởi thái độ của họ trước các vấn đề lănh hải tại Biển Đông. Mà mục tiêu dâng Hoàng Sa, Trường Sa, dâng Biển Đông cho TQ đă được ĐCSVN quyết định để bảo vệ quyền tham nhũng của tầng lớp quí tộc cộng sản phong kiến thuộc ĐCSVN.

    Chứng cớ cho nhận định này là việc khăng khăng làm đàn em cho TQ bất chấp âm mưu cướp đất đai biển đảo VN của TQ. Họ vẫn nhận là theo CN Mác-Lênin, theo CNCS như TQ. Họ khẳng định rằng VN và TQ đồng thuận trên tất cả mọi b́nh diện, chỉ có một bất đồng nhỏ tại Hoàng Sa, Trường Sa.

    Họ tước đoạt quyền tự vệ của dân tộc Việt Nam trước xâm lăng bằng chính sách không liên minh quân sự.

    Họ cho phép TQ vào các bí mật có tính quốc pḥng của Việt Nam như các cánh rừng biên giới, Tây Nguyên... Họ đồng ư cho TQ xây đường sắt cao tốc xuyên Hoàng Liên Sơn, phá bỏ bức thành đá tự nhiên giúp Việt Nam đánh thắng 9 lần xâm lược của TQ. Họ cho phép gián điệp TQ hoạt động quanh Cam Ranh.

    Họ bắt giam những người yêu nước dám khẳng định HS-TS-VN. Họ đàn áp các cuộc biểu t́nh chống TQ tại Hà Nội, Sài G̣n một cách vi hiến...

    Làm sao để ḥa hoăn được giữa ư đồ chiến lược của ĐCS VN dựa hẳn vào TQ để tồn tại và ư đồ xâm lược, chiếm trọn Biển Đông của TQ, mà không bị nhân dân Việt Nam lên án?.

    ĐCS VN đă dùng Luật biển VN để thực hiện mưu mẹo lừa gạt này.

    Đưa ra Luật biển, nhưng đấu tranh thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa là đấu tranh " Ḥa b́nh". Nghĩa là chỉ bằng nước bọt và không làm thêm, hơn một điều ǵ cả.

    Tuy vậy, ĐCS VN vẫn c̣n một câu hỏi hóc búa phải trả lời: Sự lừa đảo sớm muộn sẽ bị phát giác, vạch trần. Vụ cát cáp tầu B́nh Minh, mặc dù có đe dọa từ phía chính quyền, đă có hàng ngàn người Việt Nam xuống đường phản đối.

    Trong tương lai, một ngày không xa, TQ sẽ chiếm trọn Trường Sa bằng vũ lực, băng sức mạnh của Hải quân TQ. Lúc đó, chắc chắn sự bùng nổ yêu nước của nhân dân Việt Nam sẽ là mạnh mẽ vô cùng và không tiên đoán được. Sẽ có hàng trăm ngàn người xuống đường, sẽ có hàng triệu người xuống đường...? Sẽ có "Mùa xuân Ả Rập" trên đất Việt Nam?

    Để chuẩn bị cho t́nh huống này, để đối phó với cả dân tộc Việt Nam, ĐCS VN chọn con đường bạo lực.

    Khi đó họ sẽ huy động quân đội và công an thảm sát nhân dân Việt Nam yêu nước. Thảm sát dân thường như TQ trong vụ Thiên an môn, thảm sát một cách hợp hiến.

    Đây chính là lư do chính để ĐCS VN tiến hành sửa đổi HP 1992. Nội dung sửa đổi đă phản ánh tính phe phái trong ĐCSVN, nhưng các phe phái trong đảng đều nhất trí với nhau: Bằng mọi cách, dù phải làm đổ máu người dân Việt Nam yêu nước, cũng phải bảo vệ bằng được quyền lănh đạo của ĐCSVN.

    Đây chính là nội dung chính của lần sửa đổi HP lần này.

    Các trí thức Việt Nam thông qua BVN đă tŕnh bày một HP có nội dung tiến bộ.

    Sự nhiệt t́nh của họ sẽ có thể là công cốc bởi v́ những đặc quyền, đặc lợi của các ủy viên TW chính thức và và dự khuyết... của tầng lớp quí tộc cộng sản VN đă quá lớn do độc quyền lănh đạo đen lại.

    Họ đă đứng về phía tham nhũng, đă đứng về phía làm nô lệ cho TQ.

    Nếu Dự thảo HP với Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45 HP 1992) được thông qua, dân tộc Việt Nam sẽ có một kiếp nạm đẫm máu v́ không thể không yêu nước, không thể không bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.

    Nếu Dự thảo HP với Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45 HP 1992) được thông qua, Quân đội VN sẽ là đội quân thảm bại nhất lịch sử VN do các tướng lĩnh như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Lịch... lănh đạo. Các binh lính Quân đội nhân dân VN sẽ chết thảm như trong trận chiến trên cao điểm 1509 Hà Giang do Văn Tiến Dũng lănh đạo 1984 hay trên đảo Gạc Ma do BBCT ĐCSVN trực tiếp chỉ đạo 1992.

    Nỗi nhục lớn nhất mà các lực lượng vũ trang VN sẽ phải đối mặt là lệnh đàn áp nhân dân Việt Nam, người đă sinh ra và nuôi dương họ lớn mạnh, một cách hợp hiến.


    Nguyễn Nghĩa650
    danlambaovn.blogspot .com

    ____________________ ___

    (1) http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ch...131/158230.vgp /.

    (2): http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ch...1/158230.vgp):

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái hoang tưởng của chúng ta (Metamorph)


    “…Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh ṿng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải tŕnh năng lượng đó…”





    Lời HNC: Bạn Xuân Phong vừa gởi đến một bài viết kư tên tác giả là Metamorph với nhận xét kèm theo là một bài rất hay nên đọc. Tôi đọc xong và thấy thấm thía đúng như nhận xét của bạn Xuân Phong. Đọc bài này th́ cũng nên xem tiếp bài dưới đây trên trang của Thùy Linh: BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN “Tôi căm thù tất cả những ǵ mà người Mỹ đă gây ra cho đất nước Việt Nam nhưng dần dần tôi đă hiểu ra một sự thật rằng Mỹ không phải là người khởi sự cuộc chiến đó. Người khởi sự cuộc chiến đó chính lại là chính quyền mà chúng ta đă bỏ mồ hôi, xương máu dựng nên… Nếu chính quyền Miền Bắc, chính quyền của chúng ta không bị sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh để gây ra cuộc chiến tranh th́ dân tộc Việt Nam đỡ được bao đau khổ, mất mát”.

    Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta

    Mỗi khi gặp chuyện ǵ khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và v́ say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.

    Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mă Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á ḥa b́nh và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mă Lai đặt ṿng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mă đă hy sinh v́ chống …Mă Cộng. Thêm vào đó, ông c̣n xin lỗi các lănh đạo Mă Lai v́ trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mă Cộng v́ “hiểu sai t́nh h́nh” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài ṿng pháp luật. Lănh đạo Việt Nam chỉ muốn kư kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.

    Đồng thời cách nửa ṿng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực b́nh thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đă hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)

    Như chúng ta đă biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hăn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “ḷng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu B́nh, cũng lịch sự gác lại chuyện b́nh thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.


    Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xă hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe ḅ, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.

    Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ v́ hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới ḥng được chúng ta ch́a tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mă cộng, Thái cộng không thể khôi phục được ḷng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á v́ họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).

    Ta học được điều ǵ nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.

    Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.

    Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của ḿnh trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đă phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến t́m kiếm, ḅn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ư, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… th́ Đức, Ư, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai v́ không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ ḥng mong thế giới chia cho ḿnh cái phần ḿnh đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy ḿnh chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng ḿnh đáng được hưởng.

    Trung Quốc chẳng học được điều ǵ cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh ṿng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải tŕnh năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy v́ phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu th́ Trung Quốc không dăy mà chết? Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một c̣n với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 c̣n hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.

    Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc pḥng đă nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đ̣i “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác c̣n chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đă soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rơ ràng tŕnh độ ông đại tá có vấn đề. Th́ tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.

    Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm t́m hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những tṛ bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Pḥng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ v́ nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hăy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đă nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.

    Hăy đặt ḿnh vào năo trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong t́nh huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được th́ Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận B́nh lănh đạo cũng chẳng khác ǵ một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lănh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đă lỡ nói toạc ra rồi th́ Mỹ không c̣n lư do ǵ lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của t́nh cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ư.

    Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ư không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông th́ từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đă bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài G̣n không kéo theo mất Mă Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán th́ mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mă Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.

    Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lănh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lănh hội được ǵ cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đă th́ không sợ thiếu lúa.

    Hà Nội,
    Metamorph
    Nguồn: huynhngocchenh.blogs pot.be

    Phụ Lục:



    Bộ phim chiến tranh Việt Nam bị giấu kín (Thùy Linh)

    Thùy Linh: Nhân quyển sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức ra đời, đón nhận nhiều sự khen chê đa chiều. Cảm hứng nh́n nhận lại lịch sử ở nhiều người Việt Nam như được khích lệ. AnhPhú Ḥa, một bạn đọc của TL gửi cho TL những ḍng tâm sự như thế này:

    “Một thời gian dài sau cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, nhất là sau khi có điều kiện được tiếp xúc với thế giới, được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa chiều th́ tôi bắt đầu đặt cho ḿnh một câu hỏi là có cần thiết để xảy ra một cuộc chiến tranh cực kỳ dă man, khốc liệt mà dân tộc Việt Nam đă phải chịu đựng không? Càng ngày tôi càng thiên về câu trả lời là KHÔNG.

    Nếu chính quyền Miền Bắc không đặt ra quyết tâm phải giải phóng Miền Nam bằng mọi giá dưới mục tiêu đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược th́ tôi tin rằng chính quyền Mỹ qua tất cả các thời kỳ sẽ không bao giờ đổ ngần ấy tiền bạc, vũ khí và quân lính vào Miền Nam như đă thực hiện. Đồng thời tôi cũng tin rằng sẽ không có cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc dă man và khủng khiếp, những trận mưa bom B52 trên dăy Trường Sơn, trận chiến Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm ở Hà Nội,... cũng như những cuộc tàn sát đẫm máutrên toàn Miền Nam.

    Tôi căm thù tất cả những ǵ mà người Mỹ đă gây ra cho đất nước Việt Nam nhưng dần dần tôi đă hiểu ra một sự thật rằng Mỹ không phải là người khởi sự cuộc chiến đó. Người khởi sự cuộc chiến đó chính lại là chính quyền mà chúng ta đă bỏ mồ hôi, xương máu dựng nên.

    Mỹ hoàn toàn không xâm lược Việt Nam, cũng như Nga hoàn toàn không xâm lược các nước Đông Âu trong suốt cả thời kỳ từ 1945 - 1989. Ngay người dân Đức (cả Đông Đức và Tây Đức) không hề có khái niệm rằng Mỹ là kẻ xâm lược của họ. Xâm lược phải là quân đội Pháp, Nhật, Tưởng Giới Thạch và cuối cùng là quân đội của chính quyền Trung Quốc hiện hành. V́ ư thức hệ nên cả hai nước lớn trong hai phe đă phải làm như vậy để cân bằng trạng thái cho phe của ḿnh. Những ǵ quân đội Xô Viết đă làm tại các nước Đông Âu cũng giống như những ǵ quân đội Mỹ đă làm ở Miền Nam Việt Nam ở thời kỳ đầu nhưng không hề bị coi là kẻ xâm lược.

    Nếu chính quyền Miền Bắc, chính quyền của chúng ta không bị sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh để gây ra cuộc chiến tranh th́ dân tộc Việt Nam đỡ được bao đau khổ, mất mát. Việc thống nhất đất nước hoàn toàn có thể giải quyết bằng con đường khác, có thể dài hơn nhưng chắc chắn hàng triệu con người sẽ không phải hy sinh thân ḿnh, dù trên chiến trường hay ở hậu phương và đất nước sẽ không bị tàn phá hàng ngày bằng chính những người tiếp nhận nó. Chính v́ cái gọi là Ư Thức Hệ, phải giữ bằng được quyền lực của ḿnh nên từ một chế độ dân chủ, nhà nước Việt Nam ngày nay đă trở thành một nhà nước độc tài, đặt quyền lợi của ḿnh lên trên quyền lợi của dân tộc, có bản chất hoàn toàn khác hẳn nhà nước được thành lập ban đầu.

    Suy nghĩ của tôi là như vậy. V́ tôn trọng người gửi nên tôi giữ nguyên văn nội dung bức thư mà người đó viết cho tôi và v́ vậy có thể không thuận tai lắm cho chúng ta, những người của BTC. Cái mà tôi quan tâm là nội dung của những thước phim tài liệu đó”.

    Và anh Phú Ḥa gửi lời giới thiệu cùng đường link một phim tài liệu nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hy vọng bạn bè xem với tâm không phê phán, căm hận. B́nh tĩnh nh́n lại lịch sử để có bài học bao giờ cũng khôn ngoan hơn là né tránh, phê phán, đả kích, phủ nhận, thậm qui kết cho tội lỗi nào đó…Say đây là lời giới thiệu về bộ phim “Việt Nam, Việt Nam” đă gửi cho anh Phú Ḥa. TL xin xóa bỏ vài nhận xét của người gửi bộ phim v́ muốn người xem có tâm trạng khách quan khi xem phim chứ không v́ lư do nào khác. Xin thông cảm.

    Xin trân trọng giới thiệu bài viết về một cuốn phim Đă Bị Dấu Kín Suốt 38 Năm Qua.

    *Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nh́n công bằng và khách quan của người Mỹ.

    *Người chuyển đă t́m lại được cuốn phim này trên Youtube.
    -Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn): Vietnam, Vietnam

    Phim “Việt Nam, Việt Nam” được công bố sau 38 năm bị dấu kín!

    Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).
    Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.

    Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

    Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện tŕnh chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency) sản xuất, trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đă được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

    Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nh́n công bằng và khách quan của người Mỹ.

    Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Th́ có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được v́ Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN th́ liệu TC có để yên?

    Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.

    Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.

    Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Việt Nam, v́ vậy đă bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu v́ không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam Việt Nam và cộng sản Bắc Việt, v́ đă lở nói sa lầy rồi...
    V́ vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ CS.

    Đoạn phim này bị cấm vào thời đó v́ nó nói lên sự thật phủ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
    Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ư nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan: "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned."

    Tạm dịch: "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. V́ lẽ, cái giá phải trả cho loại ḥa b́nh đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau";

    Lời tiên đoán này, nay đă thành sự thật. !!!

    Thùy Linh
    Nguồn: buudoan.com

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tại sao vấn đề cải tổ chính trị lại tránh né Trung Quốc?
    Jonathan Levine (The National Interest )/Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)




    - Kể từ khi ông John Winthrop phát hành cuốn sách “Thành Phố Trên Đồi” (City on a Hill), người dân Hoa Kỳ đă trở nên quen thuộc với những nhà lănh đạo quốc gia thường xuyên ca ngợi sự vĩ đại đặc biệt của Hoa Kỳ. Ngay cả trong khi những nhà lănh đạo hiện nay xem ra phải chạy lung tung để lo đối phó từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng kế tiếp, sự ngụ ư của những h́nh ảnh này vẫn c̣n có nhiều sự thật. Những đợt bầu cử liên tục và những sự chuyển tiếp lănh đạo một cách ôn ḥa là một thứ mà hầu hết người dân Hoa Kỳ đă quen và không biết giá trị đúng mức của nó, nhưng thật sự đó là một thành quả ngoạn mục mà đa số những quốc gia khác không được biết tới. Sự quan trọng của những định chế trưởng thành để bảo đảm sự phát triển bền vững được phơi bầy rơ ràng tại Trung Quốc hơn bất cứ nơi nào khác. Sự thất bại của những định chế này tạo ra một thử thách to lớn nhất cho đảng cộng sản đang cai trị Trung Quốc.

    H́nh (Xinhua): Ông Đặng Tiểu B́nh (1904-1997), người khởi xương chương tŕnh cải tổ Trung Quốc, bao gồm cả hai lănh vực kinh tế và chính trị. Những nhà lănh đạo tiếp nối ông tiếp tục tŕ hoăn cuộc cải tổ chính trị và đang tạo nguy cơ cho một cuôc cách mạng bạo lực tại Trung Quốc (1).

    Sự chuyển giao quyền lực lần thứ hai không đổ máu thành công phần lớn nhờ vào sự phát triển của những định chế chính trị ở Trung Quốc. Từ t́nh trạng xáo động của thời đại Mao Trạch Đông, những sự chuyển tiếp có vẻ tiên đoán được nhưng không vững vàng. Sự thành công trong một số lănh vực chỉ làm nổi bật những thất bại rành rành ở những nơi khác. Trong bài diễn văn từ biệt tại Đại Hội đảng thứ 18, Thủ Tướng sắp ra đi Ôn Gia Bảo đă nói (như nhiều lần trước đây) về sự cần thiết hiện nay của việc cải tổ chính trị.

    V́ ông Đặng Tiểu B́nh đă mở đầu một thời đại cải tổ kinh tế lịch sử tại Trung Quốc, những nhà lănh đạo mới cũng phải đi tiên phong về chính trị - hoặc là chịu rủi ro về những hậu quả khốc liệt. Tuy nhiên bất cứ cải tổ nào không bao giờ dễ dàng. Ngay cả đối với ông Đặng Tiểu B́nh, một vị anh hùng của cách mạng Trung Quốc với sự lănh đạo chính thống không có nghi vấn nào cả, việc cải tổ kinh tế là một cuộc tranh đấu không ngừng. Trong 15 năm sau cùng của cuộc đời, ông phải chiến đấu chống lại những đối phương phản động muốn làm hại những cố gắng của ông. Chỉ có sức mạnh về ư chí của ông đă nuôi dưỡng hạt giống của một nước Trung Hoa hiện đại và xây dựng nền tảng cho một quốc gia mà chúng ta biết ngày nay.

    Một cuộc cải tổ chính trị thật sự hầu như sẽ đ̣i hỏi một cố gắng mạnh mẽ hơn thế. Cải tổ kinh tế cho phép những người chủ trương cải tổ trở nên giầu có hơn, nhưng cải tổ chính trị làm cho những người chủ trương trở nên lỗi thời. Ngày nay không có ai như ông Đặng Tiểu B́nh và khi sức mạnh của những cá nhân giảm bớt, nó không được thay thế bởi một quyền lực có cùng một tŕnh độ tương xứng do những định chế đào tạo. Trong lịch sử, sự thay đổi ở Trung Quốc luôn luôn là tầm nh́n của những cá nhân có uy thế lớn, hoặc là những vị hoàng đế trong thời kỳ đế quốc của quá khứ, những ông tướng quốc gia đánh giặc như ông Tưởng Giới Thạch hoặc là những lănh tụ Cộng Sản vĩ đại như ông Mao Trạch Đông. Ngày nay không có những người này trong giới lănh đạo Trung Quốc và những định chế hướng dẫn những người nhỏ bé hơn như ở Tây Phương không cung cấp đủ che chở cho họ về mặt chính trị.

    Vào giai đoạn đầu của sự nghiệp, Đức Hồng Y Richelieu, vị bộ trưởng nổi tiếng đầu tiên của Vua Pháp Louis XIII và là một trong những nhà kiến trúc của chính trị dựa trên căn bản “quyền lợi quốc gia” đă dùng Ông Francois Le Clerc du Tremblay, một nhà tu thuộc ḍng Franciscan, làm cố vấn. Ông thầy ḍng yên lặng và khiêm tốn này phát triển một quan hệ cá nhân gần gũi với Đức Hồng Y. Do đó ông thầy ḍng Tremblay có biệt hiệu là “Eminence Grise” [eminence là giáo chủ; grise là mầu xám] – áo choàng của thầy tu ḍng Franciscan cũng được đặt tên như vậy. Biệt hiệu của thầy ḍng xâm nhập vào tự điển và có nghĩa là bất cứ ai có ảnh hưởng làm việc bí mật đàng sau những trung tâm quyền lực chính thức. Ngày nay, những định chế yếu ớt của Trung Quốc truyền lại không phải chỉ một mà tới vài chục quân sư (Eminence Grise).

    Vào tháng 11 vừa qua, tờ báo New York Times đă tŕnh bầy một biểu đồ tác động qua lại khá thú vị (2). Biểu đồ này cho thấy vấn đề bằng phương pháp tượng h́nh. Quyền lực của những cá nhân tại Trung Quốc giảm mỗi lần có thế hệ lănh đạo mới. Thay v́ tập trung vào văn pḥng của những nhân vật lănh đạo này, quyền hành lại được ủy thác và phân tán ra tất cả những người này. Ngày càng có nhiều nhiều đảng viên già về hưu, mỗi người có những quyền lợi cá nhân và cái tôi. Họ sử dụng thế lực của họ từ hậu trường. Ông Tập Cận B́nh, cũng như ông Hồ Cẩm Đào người tiền nhiệm, sẽ phải cai trị theo sự đồng thuận không phải chỉ với Ban Thường Trực hiện nay, mà c̣n với tất cả những thành viên của những Ban Thường Trực trước ẩn náu ở phía sau. Ngoại trừ một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm cho đoàn xiệc gồm những tiểu hoàng đế hài ḷng sẽ tạo ra sự tŕ trệ ghê gớm. Sự tŕ trệ này hầu như chắc chắn sẽ bóp chết cuộc cải tổ chính trị từ trên xuống trong một tương lai gần có thể thấy trước được.

    Người ta nói rằng ông Đặng Tiểu B́nh đă riêng tư gọi ông Mikhai Gorbachev là một kẻ ngu đần. Ông Đặng Tiểu B́nh lập luận rằng chương tŕnh minh bạch hóa (Glasnost) của ông Gorbachev là liều lĩnh một cách dại dột và nguy hiểm v́ đă không hoàn tất tái cấu trúc kinh tế toàn bộ trước hết. Trong sự sáng sáng suốt của một người già có một cái ǵ hơn là sự thật nhỏ bé.

    Trong thập niên 1990, hàng triệu công nhân bị cho nghỉ việc khi Thủ Tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji) bắt đầu thực hiện cuộc tái cấu trúc đầu tiên các doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối. Không dễ để chuyển đổi một nền kinh tế chỉ huy sang một nền kinh tế thị trường. Môt hệ thống khế ước xă hội bảo đảm việc làm của ông Mao Trạch Đông được gọi là “bát cơm sắt” (iron rice bowl), yếu đuối và vô hiệu quả trầm trọng, đă bị hủy bỏ. Sự b́nh đẳng về nghèo đói trong 30 năm của Trung Quốc được thay thế bẳng sự tham lợi và phú quí. Trong khi tại những nước dân chủ hơn, những cuộc phản đối bạo lực ở ngoài dường và những viên chức theo phái mị dân được bầu lên có thể làm hỏng chương tŕnh cải tổ khó khăn, nhưng sự cấm đoán tự do phát biểu tại Trung Quốc đă bảo đảm sự hoàn tất của những cải tổ và sự liên tục của lănh đạo.

    Để vấn đề đạo đức qua một bên, việc chuyển tiếp kinh tế tại Trung Quốc đă tiếp diễn một cách trôi chảy hơn những xă hội hậu Cộng Sản khác. Sự nguy hiểm ngày nay là Trung Quốc sẽ không hoàn tất phương tŕnh mà ông Đặng Tiểu B́nh đă h́nh dung. Ở thời điểm nào Trung Quốc sẽ sẵn sàng cho cuộc cải tổ chính trị? Một cách tự nhiên đây không thể là một câu hỏi, nhưng rửi ro của một cuộc cải tổ chính trị quá sớm ngày càng xem ra ít hơn so với rủi ro của một cuộc cải tổ chậm trễ. Dân Trung Quốc muốn biết liệu những nhà lănh đạo của họ đang tŕ hoăn v́ Trung Quốc chưa sẵn sàng – hay đảng Cộng Sản chưa sẵn sàng.

    Sự trễ nải xẩy ra đúng ngay lúc mà những cuộc cải tổ nguy kịch trở nên cần thiết hơn. Những chính sách tŕ hoăn quyết định để hi vọng vấn đề sẽ qua đi của ông Hồ Cẩm Đào sẽ không thể kéo dài thêm một thập niên nữa. Internet, và đặc biệt là sự phát triển tuyệt vời của Weibo (một sản phẩm của Trung Quốc giống như Twitter), đă giúp cho những thường dân Trung Quốc một khả năng chưa từng có để tố giác những hành vi phi pháp của những viên chức trong chánh quyền. Trong trường hợp không có một đảng thứ hai, phương cách đặc thù này đă chứng tỏ là một cách chữa trị có khả năng nhất đối với tai họa tham nhũng kinh niên trong giới chức chính quyền.

    Nhưng đảng Cộng Sản đă thực hiện những biện pháp để giới hạn những công dân sử dụng Internet. Có những luật lệ mới đ̣i hỏi họ phải ghi danh với tên thật với Weibo và chánh quyền đă gia tăng mạnh mẽ việc kiểm duyệt toàn bộ Internet. (Đặc biệt, dịch vụ Gmail của Google, trong khi không bị ngăn chặn, nhưng đă trở nên khó sử dụng tại Trung Quốc đến nỗi tác giả thỉnh thoảng phải cần trên 10 phút để gửi những điện thư).

    Tại một cuộc họp báo vào tháng 1, 2003, Thủ Tướng lúc đó Chu Dung Cơ được hỏi là khi nào Trung Quốc trù tính mở rộng những cuộc bầu cử trực tiếp thành công với nhiều ứng cử viên ở cấp thấp nhất của hệ thống chính trị tới những cấp bang, tỉnh và quốc gia. Ông trả lời: “Càng sớm càng tốt.”

    Mười năm sau, Trung Quốc vẫn c̣n chờ đợi. Mỗi năm cách biệt lợi tức (thu nhập) gia tăng, những tai nạn ảnh hưởng đến đại chúng nhiều hơn và tham nhũng lại phát triển thêm. Gần đây, một nhóm những nhà trí thức Trung Quốc nổi tiếng đă cảnh báo nhà nước trong một thỉnh nguyện thư mạnh bạo và công khai rằng cuộc cách mạng bạo lực có thể xẩy ra nếu không tiến hành sớm cuộc cải tổ chính trị đă bị đ́nh trệ lâu nay. Dù sao, hồi chuông báo động của nhóm trí thức này rất bảo thủ. Những cuộc thử nghiệm cấp tiến về chủ nghĩa tư bản nhà nước đă đạt được nhiều kết quả lớn lao trong nhiều năm qua, nhưng nếu cải tổ [chinh tri] tiếp tục bị tránh né, tương lai sẽ ảm đạm.

    17-1-2013

    Nguyễn Quốc Khải
    danlambaovn.blogspot .com

    Chú thích:

    (1) Chú thích của người dịch.

    (2) Biểu đồ tŕnh bầy số lănh tụ có ảnh hưởng ngày càng nhiều tại Trung Quốc:
    http://www.nytimes.com/interactive/2...l-leaders.html

    Tác giả: Ông Johnathan Levin là một giảng viên về nghiên cứu Hoa Kỳ và Anh ngữ của Đại Học Tsinghua tại Bắc Kinh và một phân tách gia tại Wikistrat, một nhóm tham vấn về chiến lược địa lư. Liên lạc qua Twitter tại @levineJonathan.

    Người dịch: Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là tham vấn và chuyên viên kinh tế tại Ngân Hàng Thế Giới (World Bank). Ông cũng là cựu tham vấn của Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, cựu giáo sư thỉnh giảng tại Johns Hopkins University và cựu phó giảng viên tại University of Florida.

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, Việt Nam chưa lên tiếng



    05.02.2013
    Ba tàu chiến tối tân của Trung Quốc đă thực hiện đợt huấn luyện tác chiến ở biển Đông cuối tuần qua trong bối cảnh căng thẳng từ việc tranh chấp lănh hải với các nước như Việt Nam vẫn c̣n ở mức cao.

    Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, đợt diễn tập này nhằm mục đích kiểm tra khả năng trinh sát, tuần tra, chiến đấu và bảo vệ của máy bay trực thăng trên các hạm đội, trong đó gồm tàu khu trục trang bị phi đạn Thanh Đảo và các tàu hộ vệ trang bị phi đạn Yên Đài và Diêm Thành.

    Trong đợt diễn tập, các máy bay trực thăng đă xác định chính xác mục tiêu trên không và dưới biển trước khi gửi thông tin về vị trí của mục tiêu về tàu khu trục Thanh Đảo để tàu này phóng phi đạn.

    Đội tàu tham gia tập trận rời cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông hôm thứ Ba tuần trước để tham gia các cuộc thao dượt hải quân và tập trận trên các vùng biển như Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

    Tân Hoa Xă đưa tin, các đội tàu sẽ thực hiện hơn 20 loại diễn tập như đối đầu trên biển.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về hành động mới nhất của Bắc Kinh ở biển Đông.

    Trên trang web của Bộ này hôm 5/2, chỉ có câu trả lời của người phát ngôn Lương Thanh Nghị về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

    Trong khi đó, báo chí trong nước lại đặt những hàng tít lớn về đợt tập trận này như: ‘Hải quân Trung Quốc diễu vơ dương oai’ hay ‘Tàu chiến Trung Quốc rầm rập vào biển Đông’.

    Nguồn: CCTV, Reuters, Xinhua

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân tộc ta ngồi đâu bên lề đất nước?

    Trung ương về họp chính tri
    Cả bọn ngồi ỳ chẳng chịu phát biêu
    Phong b́ nào đáng bao nhiêu…
    C̣n nghe tổng Ngọng phát biêu cả buồi
    (ĐTL nhại thơ Bút Tre)

    Bài “phát biểu quan trọng” bế mạc Hội nghị dài ngày nhất của BCH TW đảng CSVN chiều 15/10/2012 có lắm điều đáng được ghi nhận.

    Không chỉ là cái đối tượng nhập nhằng nói cho nhau nghe hay nói cho dân nghe, về một phương pháp y khoa mới cáu: Dằn nọc để “trị bệnh cứu người” (trong t́nh “thương yêu đồng chí”).

    Không chỉ là hoạt cảnh áp giải tay cục trưởng tàu ngầm về thủ đô để chiêm ngưỡng thỏa măn dung nhan bầy vua sát thủ trong tấu khúc cung đ́nh dậy sóng.

    Không chỉ là chuyện tay Tể tướng đệ nhất gian tham vẫn ung dung giắt vàng qua ải, hay, xem ra, với cái tỷ lệ 40/175 phiếu tín nhiệm mà 3D, dù vẫn ngồi kiệu, song chẳng c̣n là cái cóc ǵ sau hội nghị.

    Nó c̣n là những lời díu dịu của tổng Ngọng nhắc người ta nhớ đến một đàn thằng ngợm líu lo mô tả rồi cùng nện đến nứt chuông, hay, bức tranh thiên đường XHCN hiển hiện “một lạch đào nguyên suối chửa thông” từng được khắc họa trong thơ Hồ Xuân Hương.

    Bài diễn văn bế mạc dài 6472 chữ đó bao gồm 3 cái “Tuy Nhiên” giết dân không gươm dáo, 5 khúc “Trung Ương Yêu Cầu” cực kỳ ba lơn, và 1 tiết mục “Trung Ương Nhấn Mạnh” cực lực lên đồng.

    Nó đúc kết rơ ràng và chính xác vị trí dân ta đang ngồi đâu bên lề đất nước.

    *

    Đáy Thẳm Biển Đông

    Toàn văn bài phát biểu lê thê và rỗng tuếch đó chỉ chứa duy nhất và lơi khơi một từ “chủ quyền”, trong đoạn “Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lănh đạo đoàn kết, vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu, lư tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”.

    Không một từ Biển Đông, không Vịnh Bắc Bộ, không Tây Nguyên, không Rừng Đầu Nguồn, không Thác Bản Giốc, không Ải Nam Quan, không Ngư Trường Truyền Thống, không Hoàng Sa/Trường Sa… Tuyệt nhiên không. Tất cả không ư nghĩa ǵ. Tất cả không thành vấn đề là của ta hay của giặc.

    Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia hoàn toàn đứng sau ưu tiên kiên quyết bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ.

    Đồng nguyên hai mặt ở đây là:

    Một, đảng dễ ră hơn đất nước và cần dốc sức cứu nguy hơn bao giờ hết;

    Hai, chủ trương cực lớn, thuộc tầm đại cục, chính là cung cách tài t́nh du di linh động dâng đất/biển/đảo và cả xương máu nhân dân để đổi lấy ghế ngồi và các thứ trương mục ngân hàng nước ngoài.

    Đó là một cuộc họp kín để lộ hàng: Mỗi ủy viên Bộ cai trị đều có cách riêng thậm thụt chạy vạy một chỗ dựa vững chắc giữa đám “con trời”, rồi tụ họp cả bầy trung ương về để khoe mẽ thành tích ô dù t́m được bên kia biên giới, thông qua những chiêu thức tàn độc triệt hạ đối thủ, nhân danh đạo đức cách mạng. Chưa bao giờ biên giới đất nước ta mong manh như thời này.

    Từ Nam Ninh đến Bắc Kinh, từ Thành Đô đến Trung Nam Hải… mọi hiệp ước tuyệt mật đều xảy ra âm thầm lặng lẽ giữa bọn đại bá tàn hung và bầy du côn thi đua làm tiểu bá. Nghĩa là, cũng chưa bao giờ nhân dân bị gạt văng ra ngoài mọi cuộc thương lượng ở tầm quốc gia như thời này.

    *

    Đáy Vực Kinh Tế

    “Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn c̣n lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, c̣n tiềm ẩn nhiều rủi ro; lăi suất ngân hàng vẫn c̣n quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng c̣n nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại c̣n có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư xă hội không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xă hội và các tệ nạn xă hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực c̣n nhiều phức tạp…”.

    Mỗi dấu chấm/phẩy/chấm phẩy ngắt câu trong đoạn văn nói trên đều là mỗi quả bom tấn giết dân hàng loạt, với một dự báo hệ lụy khó lường c̣n kéo dài trong những năm trước mặt.

    Thế mà nghe qua tưởng chừng như Bộ cai trị đang bàng quan nhận định về một quốc gia xa xôi nào khác, và thản nhiên như không về những hậu quả chết người đối với dân tộc… nó.

    Đối sách?

    “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải quyết t́nh trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch…”.

    “…Đổi mới mô h́nh tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế… tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính… giữ vững định hướng xă hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của bốn lĩnh vực chính, bao gồm: Công nghiệp quốc pḥng; công nghiệp độc quyền tự nhiên; lĩnh vực cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu… Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô h́nh công ty mẹ – công ty con; được kiểm toán hằng năm…”.

    “Xử lư nghiêm các trường hợp đă được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng… Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất; trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải toả, đền bù… Không để các nhà đầu tư trực tiếp thoả thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…”.

    Sau cùng là “quyết định thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương”.

    Rơ là Bộ cai trị rất chuyên nghiệp trong việc sử dụng xâu chuỗi biện pháp thay cho giải pháp. Trong đó, nhân dân không có ư nghĩa ǵ để cấu thành một loại yếu tố đáng quan tâm. Chính yếu xưa nay vẫn là biện pháp sai đây sửa đấy, nhanh chóng vượt qua và tiếp tục đặt để công đoạn truy cứu trách nhiệm lănh đạo vào …tương lai. Bằng không th́ đó là trách nhiệm… toàn dân.

    Càng rơ hơn là trong lănh vực này, nhân dân không được phép ngồi. Toàn dân sẽ được nhà nước quy hoạch tạo quỹ đất, song song với tăng thuế, tăng giá sinh hoạt, được giáo dục thêm về tính hy sinh… để giải quyết tận gốc t́nh trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kể cả những khó khăn khách quan triền miên đă đập vụn các quả đấm thép…

    *

    Đáy Hố Nhân Quyền

    “Tuy nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí c̣n không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục – đào tạo; công tác quản lư và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển…”.

    “Phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại h́nh giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lư, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lư, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề…”.

    “Phải đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai tṛ của khoa học và công nghệ, coi phát huy ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ là một bộ phận không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương…”.

    “Phải vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lư nhà nước; cơ chế, chính sách; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn của Nhà nước. Tăng cường và phát huy tiềm lực khoa học quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thu hút nguồn lực và chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học – công nghệ của Việt Nam…”.

    Nhân dân được nhắc tới nhiều nhất là ở khúc “cải tạo để tăng năng suất” này, gọi là nhằm vào việc phát triển về sau, sau khi trả xong nợ khủng của các tập đoàn. Ở đây, nhân dân không được coi là chủ thể, mà là công cụ, có chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn chính yếu là gánh vác trách nhiệm về mọi sai trái của trung ương.

    Nói cách khác, nhân dân không có khả năng, không cần và không nên đóng góp ư kiến ǵ về loại chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn vừa nói. Lại càng không nên đề cập ǵ đến mục tiêu cả nước gia công trả nợ cho đảng, nhân danh phát triển. Ngay cả giới trí thức gạo cội ở tầm IDS cũng không. Và bởi đó, nhân dân tuyệt đối không cần thông tin hay nhu cầu được thông tin; không cần lập hội tương trợ/ái hữu/xă hội; không nên trao đổi/tranh luận/phản biện/học hỏi lẫn nhau; càng không nên tụ họp bày tỏ ư kiến hay biểu đồng t́nh về bất cứ vấn đề ǵ. Nhất thiết không xa xỉ làm báo và không tự ư lướt mạng liên kết xă hội.

    Nhân dân phải lặng im. Tất cả đă có trung ương lo tất, kể cả tiện nghi trong các trại tập trung lao cải hay các nhà tù.

    *

    Đáy Biển Sóng Ngầm

    Trong cả cái mảng tối bao trùm tương lai đất nước, may thay, bài “phát biểu quan trọng” của tổng Ngọng c̣n sót lại một ánh mờ duy nhất. Là khơi gợi cho nhân dân ta một câu hỏi hóc búa nhưng cực kỳ thiết thực:
    Dân tộc ta ngồi thế đủ chưa? Hay cần phải đồng loạt đứng dậy?

    V́ Sự Thật, Tự Do, Công Lư và Ḥa B́nh.
    V́ lương tâm chính ḿnh và tương lai con cháu.
    Như tuổi trẻ Hùng-Hạnh-Chương-Nghiên…
    Hay như 17 thanh niên Công giáo ở Vinh.

    16/10/2012. Kỷ niệm 34 năm ngày Đức Gioan Phaolô đệ nhị trở thành Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ư từ thế kỷ 16.

    Blogger Đinh Tấn Lực

    Nguồn: http://dinhtanluc.wordpress.com/

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chủ quyền dân tộc và nỗi niềm con thua cha (Khánh Trâm)




    “…hạ bút đầu xuân tôi rất muốn viết những ḍng chữ “VUI-NHỘN-SẢNG KHOÁI” nhưng làm sao viết được khi phải chứng kiến những việc làm đầu xuân vô đạo ấy? Cái triết lư sống của dân tộc ngàn đời “Uống nước nhớ nguồn” nay c̣n đâu?...”





    Tôi viết những ḍng này khi được tận mắt chứng ḱến h́nh ảnh những ḍng chữ “Tưởng nhớ những người con yêu của tổ quốc đă ngă xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, tại biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa” bị hai công dân (đang phải thực thi nhiệm vụ) gỡ khỏi những ṿng hoa do các nhân sĩ, trí thức, nhân dân TP HCM - Sài G̣n đem đặt trước tượng đài Trần Hưng Đạo, một dũng tướng của dân tộc Việt Nam thế kỷ 13.

    Và, tôi phải tâm sự thêm với bạn đọc rằng, khi nh́n những h́nh ảnh ấy tôi thật bất ngờ (v́ trước đó tôi không hề nghĩ đến). Buổi sáng ngày 17/2/2013 ấy, hai vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng và tôi, ba con người đứng nán lại nh́n những ṿng hoa vài phút cuối để lưu luyến chia tay với những bông hoa đầu xuân mang nặng thông điệp đầy t́nh người kia. Ai cũng biết, t́nh cảm là một cái ǵ rất tự nhiên, con người ta khó mà điều khiển nó được. Những công dân chúng tôi làm tưởng niệm này là do lương tâm ḿnh muốn thế, chứ có ai bắt chúng tôi đâu…

    Hôm nay gần ba ngày đă trôi qua mà trong tôi vẫn c̣n văng vẳng măi câu hỏi (hay chất vấn?) của nhà thơ Hoàng Hưng: “Tại sao lại lấy đi thế kia?”. Vâng, TẠI SAO? TẠI SAO? Và ai là người chịu trách nhiệm cho việc cấm đoán người dân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đồng bào vô tội đă hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ấy? Những người đă ngă xuống để cho tổ quốc trường tồn, quyết không sợ cái kiểu dọa nạt: “Dậy cho Việt Nam một bài học” của người đứng đầu nhà cầm quyền Bắc Kinh mang trong ḿnh ḍng máu đại Hán ngàn đời nay.

    Lịch sử vẫn c̣n đó. Hơn 30 năm trước, hàng ngàn “Lê Đ́nh Chinh” đă lên đường để rồi vĩnh viễn nằm xuống v́ tiếng gọi CỨU NƯỚC của ĐCSVN: “ Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xă hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Ḥa b́nh và ổn định ở Đông –Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt nam ta đang phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược đă diễn ra! Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai, hăy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”

    Và hôm nay, sau 34 năm kể từ 17/2/1979 ấy, những ǵ xảy ra ở hai đầu đất nước, ở Bến Bạch Đằng Sài G̣n và ở đài tưởng niệm liệt sĩ Hà Nội đă là câu trả lời đầy đủ cho chủ quyền dân tộc và nỗi niềm khi con thua cha. ĐAU ĐỚN QUÁ!

    Tôi lại cầm sách lịch sử.

    Đọc Lư Thường Kiệt, dũng tướng của TK 11 khi quân Tống xâm lược nước ta ông đă mưu trí và đầy can đảm cho quân lính chủ động tấn công đánh phủ đầu quân Tống, đồng thời phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản chúng. Khi hạ được thành Ung Châu mới rút quân về nước. Thế là: “Nực cười châu chấu đá xe/ tưởng rằng chấu ngă ai dè xe nghiêng”

    Đến thời Trần, thế kỷ 13, lịch sử lại khắc ghi một loạt dũng tướng mà tiêu biểu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Thời Trần đă làm vẻ vang đất nước ta với 3 lần đánh tan quân Nguyên. Sở dĩ quân dân nhà Trần đạt được những chiến công đó ngoài sự can đảm, anh hùng của tướng lĩnh và binh sĩ c̣n là câu nói (mệnh lệnh) của người đứng đầu xă tắc, vua Trần Nhân Tôn, một vị vua luôn luôn cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù phương Bắc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa” và “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.

    Đến thời Lê, vua Lê Thánh Tông, thế kỷ 15 nói với các tướng lĩnh: “Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc th́ phải tội tru di”. Bởi ông thấu hiểu nỗi gian truân của vua cha là Thái Tổ Lê Lợi phải “Nếm mật nằm gai” gian khổ ra sao mới có chiến công vang dội chống quân Minh.

    Cách đây hơn 200 năm, vua Quang Trung đại phá quân Thanh trong dịp tết Kỷ Dậu 1789 để xác quân thù chất cao thành G̣ Đống Đa ngày nay.

    Gần đây nhất năm 1979, sau hơn 1 tháng phát động chiến tranh, quân bành trướng Trung Quốc đă phải tháo chạy v́ bị quân dân ta đánh cho tan tác…

    Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt, có thể nói chưa bao giờ người Việt lại phải chứng kiến cái sự thật về mất chủ quyền, mất đất, mất đảo để đến nỗi một nhà thơ phải thốt lên: “Yêu nước bây giờ chỉ c̣n nghe ú ớ..!”
    Ai đă đẩy người Việt vào thảm cảnh này? Một thảm cảnh mà bài ca dao đă lột tả:

    Bắc thang lên hỏi ông Trời
    "Tàu bành” cướp đảo có đ̣i được không?
    Ông Trời ổng bảo rằng: Không!
    Mồi vào mơm sói c̣n mong ǵ đ̣i
    Vua Hùng sống lại mà coi
    Mất dần biển đảo mất toi đất liền
    Vua Hùng dựng nước là tiên
    Cháu con bán nước giữ tiền sướng hơn.

    Đọc bài ca dao này, tôi cứ nghĩ nếu ai đó không có suy nghĩ ǵ th́ có lẽ họ chẳng c̣n là người con của MẸ VIỆT NAM nữa.

    Nghĩ măi tôi tạm “đánh liều” ghi ra thế này:

    1/ Có phải đó là khẩu hiệu “T́nh hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững”? (Có lẽ tính từ 1990 cho đến nay?)

    2/ Có phải đó là “Tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng”?

    3/ Có phải đó là “Hai dân tộc cùng chung ư thức hệ cộng sản, Trung Quốc đă giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, chúng ta phải mang ơn họ”?

    4/ Có phải đó là “Yêu cho roi cho vọt”?

    5/ Có phải đó là “Trung Quốc tuy bành trướng nhưng vẫn là nước XHCN”?

    6/ Có phải đó là…..

    Nói thật, khai bút đầu xuân tôi rất muốn viết những ḍng chữ “VUI-NHỘN-SẢNG KHOÁI” nhưng làm sao viết được khi phải chứng kiến những việc làm đầu xuân vô đạo ấy? Cái triết lư sống của dân tộc ngàn đời nay đă dậy dỗ để chúng ta tự hào đó là bản sắc dân tộc Việt “Uống nước nhớ nguồn” nay c̣n đâu? Và, đến khổ, khi cứ băn khoăn với câu hỏi măi râm ran trong dân chúng: “BAO GIỜ CHO HẾT HÈN TƯỚNG?”

    Khánh Trâm
    Nguồn: nhathonguyentrongtao .wordpress.com/2013

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-10-2011, 02:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2011, 12:34 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 04-08-2011, 09:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •