Page 21 of 25 FirstFirst ... 11171819202122232425 LastLast
Results 201 to 210 of 243

Thread: NGÀY ẤY ...30 THÁNG TƯ , 1975

  1. #201
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thắm thoát cũng 5 ngày trôi qua, 5 ngày trời sống như chính phủ lưu vong, Đại đội con toàn là cán bộ chứ không có lính, lúc này đồ đạc cũng tương đối khô ráo nên đêm đến có thể thả hồn về nhà ẳm Út Lộc chút đỉnh, nhưng ác nghiệt thay, ban đêm là cả lớp sương mù dày đặc, phủ kín núi rừng, và khí lạnh của núi rất khủng khiếp, không có mền nào đắp ấm được, c̣n tấm ra trắng của con chỉ để lót nằm chứ không thể đắp được, v́ đắp cũng vẫn lạnh mà c̣n mất yếu tố ngụy trang ban đêm, nên con đắp chung mền với ông Chinh, nhưng cái mền nỉ của ông chỉ c̣n một nửa, v́ nếu để nguyên ông mang không nổi, lần đầu tiên hành quân trong rừng nên con không biết nhu cầu cần những ǵ để chuẩn bị trước.

    Sáng ngày 25-11-73, Bộ chỉ huy nhẹ con di chuyển đến Bộ chỉ huy nặng Tiểu đoàn, Bộ chỉ huy nặng đóng trên 1 ngọn đồi cao 1.250m, cách chỗ con ở khoảng 5km, sáng sớm cơm nước xong là chuẩn bị đi liền, v́ ông Tiểu đoàn phó đi sai phương giác nên tất cả đều bị lạc giữa rừng, và phải lên đồi xuống suối liên miên, măi đến trưa mới tới chân ngọn đồi 1250m, ở đó nghỉ ngơi 1 chút rồi bắt đầu leo lên, ngọn đồi trông không cao bao nhiêu, nhưng leo măi cũng không tới đâu cả, đến chiều tối mới lên tới đỉnh đồi, tới nơi con gặp 2 thằng bạn cùng khóa, được ở Đại đội 1 và bây giờ Đại đội này di chuyển sang đồi khác nhường chỗ cho Bộ chỉ huy nhẹ ở; sau 1 ngày lội núi, mấy thằng thượng ở Bộ chỉ huy nhẹ có bắn được 1 con kỳ đà bằng bắp vế, bọn chúng thui lên rồi xào nấu theo kiểu Thượng, con có ăn vài miếng nhưng tanh quá ăn ớn cổ, tụi con đang ăn uống ngon lành bỗng nghe những tiếng réo của đạn B40 ở dưới thung lũng phía Bắc, kế tiếp là những tiếng nổ long trời, rồi hàng loạt đạn M16, trong ṿng 5 phút lựu đạn và M79 nổ như mưa bấc, chiếc máy PRC/25 ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn báo về là Trung đội của 2 thằng bạn lúc năy bị phục kích tan hàng tất cả, mấy thằng lính Thượng lúc đó quen đường ṃn, chạy rút đâu mất hết, c̣n thằng truyền tin người Thượng sợ quá không liên lạc được ǵ, nó chỉ báo cho biết là hiện giờ chỉ c̣n 2 Chuẩn úy và 1 truyền tin đang lạc dưới hố, và máy lại ngưng hẳn liên lạc, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn gọi pháo binh bắn xối xả về hướng súng nổ định thí quân, tới sáng mai lại yên hẳn và có máy liên lạc về được, Tiểu đoàn cho máy bay L19 dẫn đường tụi nó về, đến nơi chỉ c̣n có 5 người, 2 thằng lính bị thương bàn tay bị nghi là hủy hoại thân thể, 2 thằng Chuẩn úy bị nhốt, c̣n thằng truyền tin bị đánh 20 roi và bị phạt mang 2 trái lựu đạn xuống suối kích đêm về tội không liên lạc thường xuyên về bộ chỉ huy. Sau ngày tiếp tế có 1 tuần mà lương thực gần hết rồi, gạo c̣n rất ít mà cá khô th́ hết sạch, con xin được 2 nắm gạo của mấy đứa quen và phải đi xin từng muổng muối để ăn với cháo trắng.


    Đến ngày 27 -11-1973, có lệnh tất cả các cán bộ của Đại đội 2 phải trở về ngọn đồi cũ của Bộ chỉ huy nhẹ gần băi đáp trực thăng, để đón nhận toán lính mới, vừa bổ sung cho Đại đội 2, toán lính này gồm 51 người, bị bệnh hết 3 chỉ c̣n 48 thôi, tụi nó phải lội bộ từ Bộ chỉ huy chiến thuật đến băi đáp suốt 1 ngày trời, đến chiều tụi nó tới nơi, con và ông Chinh nhận được 13 binh sĩ, sau đó bị lấy bớt 5 người để bổ sung qua Đại đội Trinh sát, chỉ c̣n 8 người kể cả con và ông Chinh Trung đội phó chỉ được 10 người, trong đó có 1 ông Trung sĩ nhất rất già. Ông nào ông nấy cỡ tuổi 30 trở lên chứ không có nhỏ và tất cả đều là lính ở quân lao mới ra trường nên mặt mày thằng nào cũng có sọc rằn cả ! sau khi nắm Trung đội 3 con được chỉ định dẫn lính lên ngọn đồi ở gần đồi ban chỉ huy đại đội ngay buổi tối hôm đó.

    Trên đồi này là 1 cái chốt đă có hố pḥng thủ sẳn, đỉnh đồi rất là lớn và cây cối âm u, con chỉ có 1 bản đồ Kontum, 1 địa bàn và 1 thằng truyền tin mang máy PRC/25 đi theo, ở đây con liên lạc thường xuyên về Ban chỉ huy Đại đội, v́ nếu cúp liên lạc 15 phút là Đại đội sẽ kêu pháo binh phá hủy ngọn đồi này ngay, c̣n trường hợp bị hư máy phải t́m cách di chuyển chỗ khác, chứ mất liên lạc là coi như đă bị VC chiếm!

    Sau 1 đêm canh pḥng cẩn thận trên đồi, sáng sớm phải báo máy về Đại đội là t́nh h́nh trong đêm vô sự, và sự yên ổn kéo dài đến trưa ngày 28/11/1973, có một loạt súng cối 61 ly pháo vào sân bay, vừa nghe nổ là con lấy địa bàn ra đo hướng nổ và ước lượng khoảng cách từ đồi ḿnh đến chỗ phát ra tiếng nổ rồi báo máy về Đại đội như các Trung đội khác, mà Đại đội đă chỉ định để t́m ra tọa độ của nơi bị pháo kích. Sau đó có lệnh ở Đại đội đưa xuống chỉ định Trung đội 3 để lại tại chốt 1 nửa quân số, c̣n 1 nửa đi theo Trung đội trưởng và truyền tin về ban chỉ huy Đại đội phối hợp với toán lính Thượng đi lục soát quanh băi đáp và cách băi đáp 500 m, xung quanh băi đáp không có đường ṃn ǵ cả, cây cối chằng chịt phủ không thấy mặt trời, con để toán lính Thượng đi đầu, đến đâu chúng chặt cây đến đó, lúc này con phải sử dụng địa bàn đo phương giác và ước lượng khoảng cách để đi, chứ không nh́n thấy sân bay nên tụi Thượng cũng không biết đi hướng nào, đi khoảng 100 m phải báo máy về ban chỉ huy tọa độ điểm đứng lúc đó, ở bộ chỉ huy theo dơi con đi phương giác rất đúng, ước lượng khoảng cách bước đôi bị sai, v́ phải xuống lồi lơm nên con phải đi thêm nửa giờ nữa để trừ hao khoảng cách đường chim bay, măi đến 5 giờ chiều con mới trở về đến chân đồi, con cho lính nghỉ chân 1 chút rồi bắt đầu leo lên, lúc này sương xuống lành lạnh và sa mù bắt đầu phủ xuống, toán lính người Kinh cũng nóng trở về Đại đội nên dành đi trước toán lính người Thượng, lên gần tới đỉnh đồi con con có cảm giác lạ lắm, khu đồi này sao âm u quá, con nghĩ thầm chắc ḿnh bị đi lạc nhưng tại sao máy của bộ chỉ huy bảo cứ quẹo lên ngọn đồi bên tay trái là tới? Tự nhiên con bị rùng ḿnh mấy cái v́ đám sương lạnh, con chỉ kịp niệm 1 câu : "Nam mô cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm bạch y quan thế âm bồ tát" vừa dứt là 1 loạt đạn M16 của toán lính đi đầu quét thẳng tới trước, loạt đạn vừa dứt con nghe tiếng la của người bị thương ở góc đồi đằng trước "Trời ơi tôi bị găy cẳng", tiếp theo là hàng loạt đạn nổ túi bụi, nhánh cây găy răng rắc. Lúc đó con đang bối rối, không biết phải làm ǵ, chỉ cầm bản đồ, địa bàn đứng chết trân, chừng quay lại thấy lính của ḿnh đều xuống hầm núp cả, chỉ c̣n có mỗi thằng lính Thượng đang run sợ, nó chui qua bụi mây định bỏ chạy, con ngoắc nó lại bảo xuống hầm ngay, mày chạy mày chết, ông già nằm gần đó cũng la theo :

    "Ông Chuẩn úy c̣n đứng đây mà mày chạy đi đâu ?", lúc đó nó cuống quá vừa chạy vừa lết xuống hầm; và con đang ngồi sau 1 g̣ mối, xoay lại thấy thằng truyền tin ngồi dưới hầm ngoắc tay, con chạy lại nhảy xuống hầm với thằng truyền tin, lúc đó con mới hồi tỉnh trở lại. Con gọi máy về Đại đội, máy báo cho biết là bị ngộ nhận, lúc đó tự nhiên tiếng súng im hẳn, mấy cây M79 bên này bắt đầu nạp đạn, con ngóc đầu dậy, thấy đằng góc đồi phía trước có 1 tảng đá lớn, biết ngay là chốt của Trung đội 3, con chạy lên kêu "Bác Chinh ơi, bác Chinh". Lúc đó mấy ổng đều rút chốt lựu đạn cầm sẳn trên tay, ông Chinh nghe tiếng kêu quen quen, nhận ra con ngay, ông la lên : "Ối giời, ông Chuẩn úy của ḿnh kia mà !", chừng đó mấy ổng mới gắn lựu đạn trở lại, hai bên chạy đến bàn căi nhoi trời đất, chỉ c̣n ông bị thương nằm dưới đất, ông này bị 1 viên M16 xuyên qua 2 bắp đùi, nhưng không trúng xương, viên đạn trổ ra 1 lỗ bằng miệng ly, lúc đầu thấy máu nhiều quá, con quưnh quáng cả lên, nhưng ông bị thương c̣n tỉnh lắm, ổng bảo con cởi dùm đôi giày, rồi cởi quần trận ra, lấy vớ băng lại cầm máu, làm xong tay chân con dính toàn là máu, những cục máu đọng lại trong ống quần giống như những cục huyết heo rất gớm, lát sau có y tá đến và khiêng vơng ra băi đáp tải thương.

    Sau đó Trung đội có lệnh di chuyển đổi chỗ cho Trung đội 2 ở ngọn đồi nhỏ sát góc băi đáp, đến bộ chỉ huy Đại đội, con lấy bản đồ ra so lại bản đồ của Đại đội, thấy ḿnh đă đi lố quá 500m, con hỏi ông Đại đội trưởng : như vậy tôi có bị phạt không? Ổng bảo đừng lo sợ ǵ hết, không có ǵ đâu, chỉ buồn mỗi cái là bị lạc có 500m mà đă gặp việc không may, trong khi ổng đi lạc cả tuần lễ mà vẫn b́nh yên, ổng dặn con hễ ai có hỏi vụ này cứ nói là Trung đội ḿnh đi lục soát bị địch phục kích, như vậy người bị thương mới lănh tiền được, rồi ổng làm báo cáo và gọi máy về Tiểu đoàn, tối hôm đó con dẫn Trung đội ra góc sân bay, thấy con c̣n hoang mang về cuộc chạm súng hồi chiều, thằng Chuẩn úy Song c̣n gọi với theo, bảo con đừng sợ ǵ hết, chuyện rủi ro, không ai quở trách đâu.

    Lúc đó con cũng yên tâm phần nào, suốt đêm đó nằm ở chốt con trằn trọc măi không ngủ được, vừa chợp mắt là thấy trước mắt ḿnh toàn là máu đỏ ối ! Và cứ như vậy giật ḿnh măi, ông Chinh nằm kế bên bảo là con mới thấy máu lần đầu chứ gặp nhiều rồi cũng quen, về đêm trong rừng rất vắng lặng, thỉnh thoảng có vài tiếng kêu rền đất của thú rừng, con vẫn thức nằm bất động, đêm đó con suy nghĩ lung lắm ! Tư tưởng liên miên hết chuyện này đến chuyện nọ ! Nghĩ cũng tội nghiệp cho thằng Thượng hồi chiều v́ quá sợ hăi mà chui vào bụi gai mây như con chuột ; mà không sợ hăi sao được ! khi đă lâm trận tức là khi tính mạng con người đă gần kề với sự chết chóc th́ lúc đó sự sợ hăi của con người đến tột đỉnh ! và phần tâm trí bị tiêu tan đâu mất, thể xác con người lúc đó chỉ c̣n cử động như một con thú chỉ biết t́m lấy sự sống mà thôi.

    Nghĩ lại trách nhiệm của ḿnh cũng khá nặng, chỉ sơ xẩy là thiệt hại bao nhiêu người, ở quân trường ḿnh sơ sót điều ǵ bị la rầy nghe bực bội, nhưng không nguy hại ǵ cả, c̣n ngoài đơn vị không ai quở trách ḿnh cả, nhưng trước mũi tên ḥn đạn mà sơ hở một chút là lănh đủ; chiến trường ở miền rừng núi khác hằn với miền đồng bằng, v́ cây cối quá rậm nên cách khoảng 50 m người ta không nh́n thấy nhau, mà khi nh́n thấy bóng người thấp thoáng th́ đă quá gần, các binh sĩ nổ súng liền chứ không đợi lệnh cấp chỉ huy như những cuộc tấn công, mà hôm đó toán lính ở trên đồi không có máy liên lạc nên mới xảy ra vụ ngộ nhận như vậy.

    Sáng hôm sau, Đại đội 2 có lệnh di chuyển đến băi đáp khác, băi đáp mà lúc trước con đổ quân xuống, ban chỉ huy Đại đội đóng tại băi đáp, c̣n mỗi Trung đội đóng chốt trên các ngọn đồi xung quanh, Trung đội con được lên ngọn đồi 949m và đóng tại đó, mỗi ngày ở Đại đội có gọi máy cho biết tọa độ ở vùng hoạt động, con phải để lại trên đồi 2- 3 người, c̣n lại bao nhiêu dẫn đến điểm họat động lục soát, ở ban chỉ huy Đại đội liên lạc máy thường xuyên để theo dơi cuộc lục soát của mỗi Trung đội. Có nhiều bữa cũng nhận lệnh đi lục soát, nhưng con làm biếng không đi đâu hết, chỉ nằm tại chỗ báo máy về Đại đội những diễn tiến giống như đi thiệt, nhưng ở nhà vẫn sắp đặt địa bàn bản đồ định hướng sẳn sàng, nếu Đại đội có hỏi hiện giờ anh di chuyển đến đâu, và cho biết điểm đứng hiện tại, th́ cứ việc coi theo bản đồ mà nói, nếu đường di chuyển có con suối th́ báo cáo là đến bờ suối v.v… Ở Đại đội nó nằm một chỗ lật bản đồ điều khiển ḿnh th́ ở chốt ḿnh cũng lật bản đồ đóng kịch trở lại.

    Ở đồi 949m Trung đội con đóng chốt cho đến ngày về dưỡng quân 10-12-73. Trong thời gian này mỗi ngày phải đi lục soát xung quanh khu đồi một lần, tối đến cho gài lựu đạn xung quanh và canh gác cẩn thận. Việc gài lựu đạn rất nguy hiểm, mấy hôm nay Đại đội con bị thương dài dài v́ toàn lính người Kinh mới về đây chưa rành gài lựu đạn, nhiều ông rung tay quá làm bật kíp lựu đạn, nếu b́nh tĩnh đá văng quả lựu đạn th́ không sao, nhưng mấy ổng cuống chân quá, không đá được chỉ c̣n chờ quả đạn nổ thôi.

    Lúc đầu mấy ổng đ̣i canh gác lơ là, có nhiều ông vừa gác vừa ngủ, sáng ra ông Trung đội phó phạt nặng những người đó ! nhưng con cản lại, lần đầu chỉ cảnh cáo thôi, sau đó con tập hợp Trung đội lại, giải thích những công việc lợi hại của đơn vị. Trước nhất con để ông phó nói qua về t́nh h́nh quanh khu vực, xong rồi đến lượt con, trước nhất con dùng t́nh cảm để nói :"Trong Trung đội chúng ta, toàn là người Kinh với nhau cả, khác hẳn với người Thượng, những người chỉ có thể sai khiến bằng bạo lực, c̣n chúng ta là những người có tŕnh độ hiểu biết cao, tôi không muốn anh em làm việc một cách miễn cưỡng v́ một áp lực nào, mà các anh em phải hợp tác với chúng tôi làm việc một cách vui vẻ trong sự ư thức và tinh thần tự giác của anh em, đối với tôi các anh em là những người đă từng trải nhiều kinh nghiệm, c̣n tôi như người em cần học hỏi nhiều ở anh em, tuy thế nhưng không phải là lư do để các anh em coi thường mệnh lệnh của chúng tôi, tuy tôi mới ra trường nhưng dầu sao tôi cũng đă mang cấp bậc này, như vậy trên vấn đề chỉ huy, chắc chắn tôi phải hơn anh em. Quan niệm của tôi không bao giờ ỷ vào lon lá để áp bức thuộc cấp của ḿnh, tôi đồng ư về tuổi tác tôi kém xa các anh em, nhưng khi làm việc tôi vẫn trở về cương vị của tôi, trên phương diện chỉ huy tôi vẫn là người có quyền hạn đối với các anh em, tôi không muốn anh em bắt buộc tôi phải dùng uy quyền của ḿnh đối với các anh em, nhưng nếu cần tôi vẫn sử dụng đến nó ! Một lần chót, tôi nhắc lại các anh em vấn đề canh gác, anh em canh gác là để bảo vệ mạng sống cho chính ḿnh và bạn bè; nếu anh em lơ là trong việc canh gác, tức là anh em đă coi thường mạng sống của đơn vị … và ngay từ bây giờ hễ tôi hoặc ông phó bắt được người nào bỏ gác hoặc ngủ trong giờ gác tôi sẽ phạt đi kích một đêm, một ḿnh mang 2 quả lựu đạn xuống suối, nếu ông nào không thi hành lệnh phạt của tôi, tôi sẽ báo máy đề nghị về Đại đội, và h́nh phạt lúc đó không phải nhẹ nhàng như trước đâu ! Và tôi nhắc thêm một điều nữa là vấn đề săn bắn; chúng ta đang lúc hành quân, dĩ nhiên ai cũng đói khát mà thú rừng ở đây lại quá nhiều ! mà lệnh của Tiểu đoàn không cho bắn những con lớn từ mèo rừng đến con mang, những con vật linh thiêng của rừng núi, các Tiểu đoàn khác cũng vậy, tuyệt đối không được bắn những giống này, theo mấy ông Thượng th́ ăn thịt những con này rất xui xẻo, có lần Tiểu đoàn bắn chết con mang, ăn nhậu xong là bị tấn công, thiệt hại gần hết !

    Đó là những ư tưởng dị đoan của dân thiểu số, bây giờ chúng ta xét đến khía cạnh thực tế mà nói, khi ta bắn một phát súng tức nhiên mục tiêu của chúng ta bị lộ và địch sẽ theo hướng súng và tấn công chúng ta. Riêng ở Trung đội này, tôi tuyệt đối cấm các anh em săn bắn bất cứ con ǵ, từ chim chóc đến thú dữ, v́ như vậy là thiệt hại an ninh cho chính chúng ta, và tôi cũng khó trả lời khi Đại đội gọi máy hỏi lư do từng tiếng súng. Qua những điều chúng tôi vừa tŕnh bày, anh em có thắc mắc điều ǵ cứ việc thẳng thắn phát biểu, nếu ngoài phạm vi hiểu biết của tôi, tôi sẽ nhờ thượng cấp giải quyết."

    Thưa Ba Ma, ra đơn vị rồi vấn đề nói chuyện trước nhiều người sao khó quá, nhiều binh sĩ già cả nhưng con phải kêu bằng anh em chứ không cách ǵ hơn được, và nói chuyện với thuộc cấp cũng mệt ở chỗ là phải thận trọng lời nói, chứ không ăn nói tự do bừa băi như ở quân trường đựơc, v́ ở quân trường tụi nó ngang tuổi và ngang cấp bậc nên nói sơ sót cũng không sao! Nhưng ở đơn vị người lính có nể phục cấp chỉ huy hay không là do lời nói đầu vậy! Trong buổi họp Tiểu đoàn, ông Tiểu đoàn phó có nói, các anh em ra trường có muốn làm cho lính nể th́ rất khó, c̣n làm cho lính sợ th́ rất dễ, đối với lính Thượng ḿnh nói như nước đổ lá môn, nhưng đối với người Kinh vấn đề cư xử là quan trọng hơn cả! Đối với lính, ḿnh nói phạt là phạt chứ không thể tha được v́ nói mà không làm nó sẽ coi thường lời nói ḿnh.

    Từ hôm nắm Trung đội đến nay con chưa phạt ai hết, mấy ổng cũng vui vẻ lắm, nhiều khi mấy ổng than cực than khổ, nhớ nhà nhớ vợ nhớ con, con cũng đành chịu chứ không biết nói sao hơn được, v́ ḿnh cũng chẳng khác ǵ mấy ổng, mà chẳng lẽ cấp chỉ huy lại than van với lính ! chỉ khi nào rảnh con liên lạc máy với mấy thằng cùng khóa tâm sự chút đỉnh thôi và tụi nó cũng than văn như điên.

    Ở trong rừng măi buồn quá, suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế v́ máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư, trên đỉnh đồi 949m nh́n về thành phố Kontum thấy nhớ nhà làm sao ấy, ở đây mỗi ngày chỉ viết 1 trang vừa làm nhật kư vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đ́nh đó !

    Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được, chắc sau gần 1 tháng trời bặt tin bặt tức ở nhà cũng trông thư con lắm, nhưng v́ chiến cuộc con chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được th́ sau ngày hành quân con sẽ gửi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gửi thư lẻ tẻ.




    C̣n tiếp...

  2. #202
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Viết cho chị Hai

    Chị Ngà !

    Vừa nhận được thư chị tôi mừng không kể xiết, trong thư có nói là trước 15-11-73 không có dán tem, bởi thế nên tôi không có nhận được.
    Được biết gia đ́nh đều khỏe mạnh tôi mừng lắm, c̣n Út đă biết ḅ rồi à ! "oa... oa" "cóp – hà" giỏi lắm phải không? Út biết ăn cơm chưa, hay c̣n đóp Guigoz, à Út bây giờ chắc không c̣n là Út Guigoz nữa nhỉ ! thương Út quá mà không biết sao về ẳm Út được ! Chắc ngày về Út đă biết đi học rồi, lúc đó nó không biết ông lính này đâu ! À c̣n thằng Trọng có được về phép không và có chịu được nổi cơm quân trường không? Bảo nó ráng học đi, được ở quân trường là sung sướng lắm đấy. Hôm 20-11-73 có tin thị xă Kontum bị pháo kích, nhưng lúc đó tôi đang hành quân trong rừng làm sao biết được, lúc đó chỉ nghe những tiếng hú đề-ba của hỏa tiển 122 ly và khi tới nơi th́ VC chạy mất rồi chỉ c̣n lại 8 cái vỏ hỏa tiễn c̣n nóng hổi. Ở đây tối nào tôi cũng niệm phật, và có niệm chú Bạch Y nữa, c̣n vấn đề đi săn ở đây tôi tuyệt đối cấm ! Vấn đề ăn uống ở đây rất mắc mỏ, nhưng có khi nào ra phố đâu mà tốn tiền ! c̣n việc nước nôi ở đây rất phiền toái, tuy nước có thừa, nước rất trong nhưng rất độc, ở những nơi hiểm trở thế này,đ̣i hỏi con người phải thận trọng đủ thứ, từ miếng ăn, miếng uống đến đường đi nước bước v.v… Nhưng thường thường những lúc khó khăn gian khổ thế này, con người ta không bao giờ chết được, sự chết chỉ đến với con người trong những lúc sung sướng mà thôi !

    Thành phố Kontum không giống như Sài g̣n hay Trung Chánh, Bà Điểm ǵ cả, nó chỉ là một thị xă rất nhỏ trong khoảng ô vuông 2km cạnh, một dăy đất nằm dưới thung lũng xung quanh toàn là núi non trùng trùng điệp điệp.

    Cả thành phố Kontum chỉ có một cái chợ ở giữa, chợ Kontum chỉ bằng chợ Bà Điểm thôi, tại đây chỉ có 3 con đường lớn tráng dầu cỡ như đường Lê Văn Duyệt ở Sài G̣n, ngoài ra toàn là đường nhỏ rải đá hoặc đường ṃn thôi, chỉ có lẩn quẩn trong phố là có người kinh c̣n xung quanh cách chợ khoảng 5 km toàn là những buông sóc người thượng, ra xa tí nữa th́ toàn là rừng núi, những dấu vết của kỳ chiến cuộc Kontum kiêu hùng mà thây người nhiều quá, không thể nào mang ra hết được. Ở đây muốn về Pleiku chơi th́ rất khó v́ phải đi ngang qua đèo Chu-Pao ở đó có trạm kiểm soát rất gắt, và Chu-Pao cũng là một địa danh nổi tiếng hồi chiến cuộc, và bây giờ mới hiểu thấm thía chữ kiêu hùng của Kontum đó. Ở Pleiku lên Kontum th́ rất dễ chỉ cần đi xe đ̣ 2 giờ là tới nơi không có ai xét hỏi ǵ hết v́ Kontum là chỗ cuối cùng của binh chủng địa phương.

    C̣n khí hậu ở tại thành phố Kontum tuy rất lạnh, nhưng dù sao cũng c̣n có xe cộ, và đông người nên cái lạnh c̣n chịu được, chứ ở trong rừng khí lạnh rất quái đản, lúc giữa trưa mà chướng khí rợn người như đêm Noel vậy ! c̣n về đêm chỉ trùm poncho lại ngủ thôi ít khi ra căn lều lắm ! Hiện giờ tôi hết tiền mà lương tháng 11 chưa có, chờ đến tháng 12 lănh dồn. Ở đây tiền và đồ ăn cái ǵ cũng cần thiết nhưng ở Sài G̣n làm sao gởi ra được, tiền c̣n có thể gởi măn-đa chứ đồ ăn không bao giờ gởi ra được ! Thôi th́ ở nhà đừng gởi ǵ ra hết v́ tôi chỉ được về dưỡng quân có 10 ngày rồi lại vào rừng tiếp nên cũng không cần tiền làm ǵ, có thể 2 ngày phép về Kontum ăn cơm ở nhà ông Trung sĩ Chinh được rồi.

    Ở đây chỉ hy vọng về nhà được trong kỳ thi tú tài 2, 01-06-74, c̣n vấn đề h́nh chụp chắc không có, chị lục lại trong tủ chỗ cuốn album xem có tấm phim nào không?

    À, chị đă được miễn học Chí Linh rồi, cũng đáng mừng lắm đấy, v́ chỉ có ở nhà là sướng nhất mà thôi!
    C̣n việc Lan đến nhà thăm 10-11-73 sao trễ quá nhỉ, phải sớm hơn 1 tuần là gặp tôi rồi; ối giời ! cô ta cũng chịu khó quá đấy. Ở B́nh Dương mà lội măi tới Sài G̣n t́m nhà để tặng quà, nghĩ cũng kiên nhẫn thiệt ! Ở quân trường cô ta thăm rất nhiều lần, nhưng toàn là lúc tôi về phép cả, chỉ gặp tôi một lần lúc gần măn khóa thôi. Đối với gia đ́nh Lan, tôi chỉ mến bác Mười và một người anh v́ họ rất tử tế, c̣n đối với cô ta tôi chỉ coi như bạn, tôi chỉ gọi cô ta bằng tên chứ không bao giờ gọi bằng em như thằng Nguyên, v́ có lần ở quân trường cô ta có gởi thư tỏ t́nh với thằng Nguyên rồi!

    À, Dương Ngọc Nga ở 80 Âu Dương Lân cũng có gởi thư thăm tôi nữa hả ? Cô này tôi chỉ quen biết sơ sơ ở khu tiếp tân thôi mà cũng gởi thư từ lắm nhỉ ! Lúc ở B́nh Dương tôi hay lại nhà cô Vân con của ông lái đ̣ chơi, c̣n cô Nga th́ làm chung chỗ với Vân, và cô ta giới thiệu Nga với tôi, chuyện đó tôi bỏ quên đến chừng sắp măn khóa, 2 cô có vào thăm, lúc đầu tôi cũng không nhớ Nga là ai, chừng Vân nhắc lại tôi mới nhớ, lúc đó cô ta có gởi thư qua lại với tôi vài lần, tôi chỉ biết cô ta mồ côi cha, ở nhà bán tiệm vàng, và học tới lớp 3 th́ nghỉ học đi làm, cô ta nói chuyện không được văn vẽ nhưng có vẽ thành thật lắm ! lúc đầu tôi không để ư nhưng sau tôi thấy cô ta dễ mến lắm đó!

    Mấy cô gởi thư có ǵ quan trọng không? C̣n tôi lúc này năn quá không muốn gởi thư cho ai hết cả, chị viết thư trả lời giùm tôi nhé! Tôi chẳng biết tán tỉnh thế nào, nhưng v́ mang tên là lính sữa Babilắc nên mấy cô mới làm quen đó!

    Ở đây mấy ông binh lính hầu hết đều biết ăn nhậu, cờ bạc, chơi bời, nhưng riêng tôi, không bao giờ có chuyện đó, ăn nhậu đôi khi c̣n có chút đỉnh nhưng chơi bời tôi tuyệt đối không bao giờ có, v́ tôi ghê tởm những chứng bệnh này đến tận xương tủy lận, ở Trung đội có nhiều ông mắc bệnh lậu rất thảm thương, nhưng lúc về phép vẫn chứng nào tật nấy, mà ḿnh cũng không cách nào ngăn cản họ được!

    Đến ngày 10-11-72, lại có chuyến tiếp tế từ Hạ sĩ quan trở lên chỉ tiếp tế gạo thôi chứ không có đồ ăn, các binh lính có đồ ăn nhưng rất ít, mỗi người chỉ có 1 miếng thịt heo chỉ vài trăm gram thôi, nói là thịt heo chứ thật ra chỉ là da và mỡ thôi, tôi xin được 1 miếng mỡ heo bằng lóng tay mà ăn thấy ngon không kể xiết v́ cả tháng trời chưa khi nào được ăn một miếng đồ tươi như vậy.

    Sau đó có lệnh di chuyển đến vị trí khác, 1 ngọn đồi cách đó khoảng 5km đường chim bay, nhưng đi đường rừng phải mất chừng 1 ngày trời mới tới. Lúc đầu đi bằng phương giác rất chính xác nhưng phải băng rừng mệt quá, tôi phải cho lính đi theo đường ṃn, đi đường ṃn thấy khỏe thiệt, v́ không phải chặt cây cối ǵ hết, nhưng đi loanh quanh rất xa, mà trên bản đồ lại không có đường ṃn! Như vậy đi đến đâu chỉ báo cáo cảnh vật xung quanh về Đại đội, để Đại đội ấn định vị trí đóng quân, đến một lúc Trung đội tôi di chuyển đến một ngọn đồi trọc, trên đó có để 3 cây M72 mới toanh, tôi báo cáo về Đại đội là đă đến 1 ngọn đồi và những ǵ có trên đó, th́ thằng điều khiển máy ở Đại đội lại ấm ớ làm sao, nó không biết phải vị trí đóng quân ở đó không, nó bảo cứ tiếp tục đi theo đường ṃn, đến nửa giờ sau ông Đại đội trưởng đến điều khiển máy, tôi nói là Trung đội tôi đă qua khỏi ngọn đồi đó hơn nửa giờ rồi, ông ta hoảng hồn nói cho trở lại ngọn đồi đó ngay v́ đă đi quá mấy cây số rồi! Lúc đó vừa mệt vừa sùng nhưng cấp trên sơ suất như vậy ḿnh biết khiếu nại thế nào! Thôi đành phải trở về vậy!, Khi đến nơi rồi ai nấy đều mệt ră rượi, cũng chỉ v́ một câu nói sơ suất ở trên mà cấp dưới phải chịu hậu quả như vậy!

    Sống trong rừng rú sao cuộc sống tẻ nhạt quá ! Sự lạnh lẽo ở chốn hoang thiêng làm cho con người ta già đi th́ phải, thật vậy! có lần tôi nh́n vào gương thấy ḿnh đă thay đổi hẳn hồi đó, mặt mày già dặn, râu tóc xồm xoàm như những người đứng tuổi vậy!

    Hành quân cả tháng trời nhưng thật ra tôi chỉ được tắm rửa có mấy lần! mặc dầu có biết bao nước trong suối mát, nhưng từ đỉnh núi đóng quân đến con suối dưới chân núi xa khoảng 1 km đường dốc đứng mà phải đi bằng 2 chân lẫn 2 tay mới mong khỏi bị lăn xuống núi, đă vậy có phải là yên ổn đâu, ở suối là nơi dễ bị phục kích nhất. Trong cuộc hành quân này Tiểu đoàn tôi bị chết cũng khá nhiều chỉ v́ xuống suối múc nước mà thôi.

    C̣n vấn đề lương bổng ở đây không thể làm đơn mượn trước được, tôi phải đành chịu cực 2 tháng đầu vậy, và cuối tháng 12 lănh lương 2 tháng dồn cũng khoảng hơn 20 ngàn v́ c̣n ăn lương Trung sĩ khoảng 13 ngàn 1tháng, nhưng trừ tiền cơm cũng khá nhiều, hơn nữa Địa phương quân không có tiền phụ cấp đắc đỏ hay tiền hành quân ǵ hết v́ nó không có quyền lợi như các Sư đoàn, và kỳ lương này tôi cần mua sắm nhiều thứ nên không thể gởi măn-đa về được đâu, thôi để chờ kỳ lănh lắp-ben vậy!

    Hiện giờ tôi vẫn mạnh khỏe và vẫn vui vẻ trên đường hành quân, tuy gian lao nhưng không có ǵ nguy hiểm cả, t́nh h́nh Kontum lúc này cũng lắng dịu rồi ! như vậy phần tôi coi như tạm yên, ước mong một ngày nào đó sẽ được về sum họp với gia đ́nh như thường đêm trong giấc ngủ !

    Đến đây tôi tạm dừng bút, chúc Ba Má và cả gia đ́nh được b́nh yên ! c̣n Út lúc nào cũng mạnh giỏi và nghịch ngợm nhiều thật nhiều cho mau lớn, thương Út nhiều lắm đó !

    Sau cùng tôi có lời chúc gia đ́nh Bác Ba cũng như những người thân thích với gia đ́nh ḿnh được nhiều may mắn. Nhờ chị chuyển lời chúc Lan, Nga, Tuấn v.v… những người bạn thân tuy xa nhau nhưng tâm hồn vẫn c̣n sum họp với kẻ ly hương…

    Con cùa Ba Má.

    Trần Văn Quư

    http://batkhuat.net/van-thieuuy-tranvanqui.htm

  3. #203
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hai chữ " Tự-Do "



  4. #204
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đi Vào Ḷng Địch: Câu chuyện thật của một Người Nhái Hải Quân VNCH

    Thế Trân

    (Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Kiệt và dữ kiện trong các trang web)

    Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương tŕnh “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại.

    Nhân vật này là ai? T́nh tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian….

    * * * *

    Cách đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng miền Nam Việt Nam ở ba mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc. 30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ địch….

    Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức, chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất th́nh ĺnh bị hỏa tiễn SAM bắn hạ.

    Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal “Gene” Hambleton kinh hăi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ làm thiệt mạng 5 người c̣n lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ ḿnh dưới đất.

    Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “t́m kiếm và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong cuộc chiến. Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nh́ ráng “lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc trực thăng khác đến giải cứu.



    Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton.

    Màn đêm buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một ḿnh dưới đất trong sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ nhật 2 tháng 4, 1972.

    Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta v́ địch quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả ḿn xung quanh ông ta để ngăn cản địch quân tới gần.

    Sáng hôm sau, chiếc trực thăng “Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton th́ lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải “lết” về.

    Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải “lết” về lại căn cứ.

    Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Đại Uư William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch.

    Chỉ trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được.

    Trong khi đó, quân đội HK khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu cho được Trung Tá Hambleton.

    C̣n tiếp...

  5. #205
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Phóng đồ hành quân Bat 21 Bravo và Nail 38 Bravo giải cứu Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 4 năm 1972.


    Những ngày kế tiếp, không lực HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. V́ hỏa lực địch quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng ṿng vây được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành “Jolly Green 67″ chuẩn bị để thực hiện cú “chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người. Trung Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng chỉ để giải cứu lấy ḿnh. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải sống c̣n…. Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry Potts bị thất tung.

    Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành công. 5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó tay chưa biết tính toán như thế nào.

    Lúc bấy giờ, Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris - (h́nh trái) - US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen) Việt Nam từ căn cứ Đà Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho hai phi công HK kẹt trong ḷng địch t́m cách tới điểm hẹn. Trung Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt. Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. C̣n Trung Tá Hambleton cách gịng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn để len lỏi qua ṿng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất Trọng Pháo, thuộc sở Pḥng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải được huấn luyện theo mô h́nh của US Navy SEALs.

    Từ tiền đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược ḍng sông để giải cứu cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đă bất chấp sức mạnh của không lực HK. Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi ngược ḍng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi ḍng xuống. Nhưng v́ ḍng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm răi tiến từng bước trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các toán tuần tiểu thường xuyên canh pḥng. Đây là một việc chậm răi, nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt. Nhóm điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đă dặn cả toán là đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ … 2 cây số ở thượng nguồn.

    Gần 3 giờ sáng, toán biệt kích phát hiện một vật di động xuôi ḍng sông. Đó chính là Trung Úy Clark. Trước khi cả toán bắt đầu cuộc giải cứu th́ một toán tuần tiểu của địch xuất hiện. Cả toán lặng yên chờ đợi trong khi Trung Úy Clark cứ trôi xuôi ḍng sông. Đến khi kẻ địch đă đi qua th́ Trung Úy Clark cũng biến dạng trên ḍng sông nước chảy mạnh. Cả toán biệt kích rút lui đi dọc theo bờ sông để truy lùng Clark. Cuối cùng toán phát hiện ông ta đang ẩn núp ở ven sông. Trời đă hừng sáng, tuy đă t́m được Trung Úy Clark nhưng cả nhóm vẫn c̣n ở sâu trong vùng địch. Hết sức chậm răi và cẩn trọng, toán biệt kích tiếp tục chuyến hành tŕnh đào tẩu khỏi vùng địch. Trưa hôm đó, cả toán về đến vùng an toàn. Trung Úy Clark được bốc về Đà Nẳng. Toán biệt kích c̣n ở lại tiền đồn. Công tác của họ chưa xong v́ vẫn c̣n một phi công HK cần giải cứu. Ngày hôm sau, 11 tháng 4, toán biệt kích chuẩn bị lên đường. Trong chuyến giải cứu hôm trước cả toán đă chứng kiến tận mắt lực lượng địch quân dầy đặc. V́ thế trước khi toán biệt kích lên đường, không lực HK đă dội bom phủ đầu các vị trí địch để dọn đường. Địch quân liền trả đũa với hàng loạt mọt chê bắn phủ đầu lên tiền đồn quân lực VNCH.

    Thật là xui xẻo, người Đại Úy Biệt Hải Việt Nam và Trung Tá Anderson (cố vấn cho nhóm biệt kích) bị thương. Một Biệt Hải hộ tống hai người trở lại hậu cứ. Nhóm biệt kích chỉ c̣n lại 4 người: Tom Norris và 3 Biệt Hải VN. Nhóm biệt kích 4 người c̣n lại vẫn tiếp tục nhiệm vụ giải cứu. Họ lên đường rạng tối ngày 12 tháng 4. Lần này cả toán mạo hiểm gần 4 cây số sâu vào ḷng địch. Càng vào sâu, nh́n thấy địch quân dầy đặc tứ bề, 2 người trong toán biệt kích e ngại và không muốn tiến thêm. Nhưng rồi cuối cùng cả nhóm vẫn tiến tới để truy t́m Trung Tá Hambleton. Trời đă hừng sáng mà không thấy tăm tích ông ta đâu cả, toán biệt kích đành thất vọng rút lui.

    Trung Tá Hambleton, 53 tuổi, sau 10 ngày trốn tránh, đói khát sức khoẻ kiệt quệ, đầu óc mụ mẫm đi, phương hướng lẫn lộn. Thời gian không c̣n bao lâu trước khi ông ta gục ngă chết lịm trong rừng già. Hôm sau trong khi toán biệt kích nghỉ dưỡng sức th́ không lực HK liên lạc bằng tín hiệu với Trung Tá Hambleton, động viên tinh thần ông ta cố gắng gượng sức để ra đến chỗ hẹn. Sức khoẻ của ông đă đến hồi nguy kiệt. Nếu toán biệt kích không “chộp” được ông tối nay th́ có lẽ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Họ cũng lượng định rằng trong t́nh trạng sức khoẻ như vậy, Trung Tá Hambleton khó mà đến chỗ hẹn. Nếu muốn thành công, toán biệt kích phải đi t́m cho ra được ông ta.

    C̣n tiếp...

  6. #206
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ Tom Norris.


    Trong chuyến đi này, 2 Biệt Hải VN từ chối không tham dự. Người duy nhất t́nh nguyện đi là Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Đối diện với hiểm nguy, Kiệt vẫn t́nh nguyện đi v́ yêu chuộng sự hào hùng của ngành Biệt Hải, và cũng v́ ḷng nhân đạo không nỡ thấy người sắp chết mà không cứu.

    Hai biệt kích, một Mỹ, một Việt. Tom Norris và Kiệt mặc quân phục ngụy trang như bộ đội chính quy Bắc Việt, trang bị súng AK-47. Họ quyết định dùng xuồng đi ngược ḍng sông lên hướng Bắc. Như thế sẽ lẹ hơn đi đường bộ và mới có đủ thời giờ để truy t́m Trung Tá Hambleton.

    Trong màn đêm, tay chèo, tay súng, họ nghe rơ mồn một tiếng tṛ chuyện của địch quân canh gác ven sông, tiếng gầm rú của xe tăng T-54, tiếng di động của cả đoàn quân hùng hậu. Họ chèo chậm răi để tránh tai mắt kẻ địch. Một màn sương mù phủ lấp ḍng sông che chở họ khỏi sự ḍm ngó của kẻ thù nhưng đồng thời lại làm cho họ chậm tay chèo. Và họ cũng không ngờ là họ chèo gần đến cầu Cam Lộ, nơi địch quân đóng giữ. Khi nghe tiếng chân bộ đội Bắc Việt tuần tiểu đi lại trên cầu, họ mới biết là đi lố.

    May mắn là sương mù che phủ khắp vùng nên Tom và Kiệt không bị phát hiện. Họ chèo trở ngược lại, xuôi ḍng sông và t́m kiếm Trung Tá Hambleton. Rồi cuối cùng Tom và Kiệt cũng t́m ra Trung Tá Hambleton, một thân h́nh tong teo gục ngă gần bờ sông. Ông ta chỉ c̣n thoi thóp thở. Tom và Kiệt đem Trung Tá Hambleton lên dấu dưới đáy xuồng, lấy lá chuối che phủ thân h́nh ông ta.

    Họ bắt đầu cuộc hành tŕnh rút lui khỏi vùng địch, thoát khỏi gọng kềm của tử thần, vẫn một cách chậm răi như mọi khi. Lúc bấy giờ hừng đông đă ló dạng. Bất th́nh ĺnh, Kiệt nghe tiếng gọi “Ê, lại đây!”. Cả hai người cùng quay đầu lại và bắt gặp 3 tên lính Bắc Việt xa xa trên bờ. Tên đi giữa là sĩ quan, vắt khẩu K54. Hai tên cận vệ kè kè AK-47 hai bên. Khoảnh khắc đó thật dài như thế kỷ. Kiệt cảm thấy ớn lạnh dọc theo xương sống. Nhưng cả hai người đều b́nh tĩnh quay đầu trở lại, tiếp tục chèo xuồng xuôi huớng Nam.


    Vừa chèo, Kiệt đă bắt đầu đếm thời gian và lắng nghe tiếng súng của bọn chúng sẽ bắn theo. Nhưng chúng hoàn toàn im lặng. Một cái im lặng đáng nghi ngờ và hồi hộp vô cùng. Kiệt ráng lắng nghe tiếng chân rầm rập đuổi chạy theo. Nhưng tất cả không gian lúc ấy hoàn toàn trở lại b́nh thường im lặng. Một sự tĩnh mịch khó hiểu. Có thể chúng sẽ liên lạc máy để chận xuồng ở một đoạn sông sắp đến? Hay chúng đang chỉ điểm để pháo kích theo? Bấy giờ là giờ phút hết sức căng thẳng trong tâm năo của Kiệt. Bao nhiêu giác quan của Kiệt được tận dụng tập trung quan sát để phản ứng kịp thời …

    Tom lập tức báo cáo bằng radio là đă giải cứu được Trung Tá Hambleton. Tuy thế chuyến giải cứu chưa xong v́ họ vẫn c̣n sâu trong ḷng địch và khi trời hừng sáng, sự ngụy trang của họ không qua mặt được kẻ địch. V́ thế, không lực HK được điều động sẵn để hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đúng như Kiệt dự đoán, kẻ địch đă báo động về sự xâm nhập của chiếc xuồng biệt kích. Tiếng la hét, tri hô vang dậy cả bầu không khí tĩnh mịch.

    Cuộc truy đuổi bắt đầu. Tom và Kiệt chèo hối hả, mượn ḍng nước chảy mạnh để đưa con xuồng đi thật lẹ, cũng như nhờ cậy vào các tàng cây dầy đặc ven sông che dấu bớt h́nh ảnh chiếc xuồng mong manh. Trong khi đó đạn của địch không ngừng bắn xối xả ngang sông. Thấy hỏa lực địch quá mạnh, Tom và Kiệt tấp xuồng vào một bụi cây ven sông và gọi không lực yểm trợ ngay lập tức. Không gian yên lặng của đoạn sông bị xé nát bởi những lằn đạn bắn tứ phía. Đạn từ trên không bắn xuống, đạn từ dưới đất bắn lên, đạn từ hai bên bờ nhả xuống sông lia lịa.

    Và cũng nhờ sự yểm trợ không lực mạnh mẽ và liên tục, Tom và Kiệt cuối cùng cũng đưa con xuồng xuôi ḍng an toàn. Khi gần đến tiền đồn của quân lực VNCH, quân đội hai bên dàn trận ra “tiếp đón” lần nữa. Cộng Sản Bắc Việt bên bờ Bắc, quân đội VNCH bên bờ Nam. Hai bên nhả đạn bắn qua lại dữ dội.

    Dưới cơn mưa đạn đó, Tom và Kiệt d́u Trung Tá Hambleton khỏi xuồng và chạy chặng nước rút nguy hiểm cuối cùng vào hầm trú ẩn ….


    C̣n tiếp...

  7. #207
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Người nhái Nguyễn Văn Kiệt và Thomas Norris cứu sống được Trung Tá Hambleton đưa về pḥng tuyến Việt Nam Cộng Hoà.

    Cuộc giải cứu đă thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Khi mà cả không lực Hoa Kỳ bó tay th́ những biệt kích Mỹ, Việt gan dạ cùng ḿnh đi vào trong ḷng địch, chộp các phi công ra khỏi gọng kềm của tử thần.

    Câu chuyện trên, người ta có viết thành sách, Hollywood có chuyển thành phim với những tài tử quen thuộc thủ vai các nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà 2 nhân vật “CHÍNH” nhất trong truyện là Đại Úy Hải Quân (Navy SEAL) Hoa Kỳ Thomas Norris và Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân VNCH không hề được nhắc đến.

    Hành vi dũng cảm, gan dạ phi thường này chỉ có một số người được biết để bảo vệ các dữ kiện quân sự liên hệ đến các chuyến giải cứu đường bộ. Đại Úy Thomas Norris được trao tặng huân chương “Medal of Honor”. Huân chương cao quư nhất của quân đội Hoa Kỳ trao cho những chiến sĩ đă có hành động dũng cảm phi thường. Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, người Nhái anh dũng của Hải Quân VNCH, được trao tặng huân chương “Navy Cross”. Huân chương cao nhất có thể trao tặng cho quân đội đồng minh. Kiệt là người chiến sĩ Hải quân VNCH duy nhất nhận huân chương “Navy Cross” trong cuộc chiến Việt Nam.


    The President of the United States
    takes pleasure in presenting the
    Navy Cross
    to
    NGUYEN VAN KIET
    Petty Officer Third Class
    Republic of Vietnam Navy



    for service as set forth in the following:
    Citation:
    For extraordinary heroism while serving with friendly forces engaged in armed conflict against the North Vietnamese and Viet Cong communist aggressors in the Republic of Vietnam. On 13 April 1972, Petty Officer Kiet participated in an unprecedented recovery operation for a downed United States aviator behind enemy lines in Quang Tri Province, Republic of Vietnam. He courageously volunteered to accompany a United States SEAL Advisor in an extremely hazardous attempt to reach the aviator, who was physically unable to move toward friendly positions. Using a sampan and traveling throughout the night, they silently make their way deep into enemy territory, past numerous major enemy positions, locating the pilot at dawn. Once, after being spotted by a North Vietnamese patrol, he calmly continued to keep the enemy confused as the small party successfully evaded the patrol. Later, they were suddenly taken under heavy machinegun fire. Thinking first of the pilot, he quickly pulled the sampan to safety behind a bank and camouflaged it while air strikes were called on the enemy position. Due to Petty Officer Kiet's coolness under extremely dangerous conditions and his outstanding courage and professionalism, an American aviator was recovered after an eleven-day ordeal behind enemy lines. His self-discipline, personal courage, and dynamic fighting spirit were an inspiration to all; thereby reflecting great credit upon himself and the Naval Service.
    For the President,

    Secretary of the Navy

    Đến nay đă gần 30 năm. Hồ sơ quân sự cũng đă được tiết lộ (declassify). Rồi cuối cùng những hành động dũng cảm, anh hùng này đă được mọi người biết đến.

    ( Tân Sơn Ḥa chuyển )



    http://batkhuat.net/van-divao-longdich.htm

  8. #208
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tháng Tư Ấy ! Hoàng Oanh Ngâm Thơ



  9. #209
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người lính Bộ Đội kể Lại Bí mật khủng khiếp, tháng 4/ 1975, VC đă tàn sát cả làng ở Xuân Lộc



    Đồng bào Xuân Lộc tay bồng tay bế trốn chạy Quân “Giải Phóng”

    * * * * *


    ( Lại thêm 1 tội ác diệt chủng của CSBV vừa được phanh phui qua lời kể của 1 cán binh CS, Bài viết có nhiều từ ngữ VC khó nghe ,nhưng v́ để giữ tính trung thực nên không được chỉnh sửa, mong quư bạn thông cảm )

    Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đă là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói.

    Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm ǵ, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xă hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.

    Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ pḥng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường.

    Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đă trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá.

    H́nh ảnh bi hùng ấy đă gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ.

    Họ đă thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đă đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cơi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ ḿnh ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

    Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ văi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện ǵ thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

    - Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

    Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

    Tôi quát:

    - Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tư nữa th́ thịt cả ḿnh.

    Mấy ông lính trẻ tṛn mắt nh́n tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

    - Anh ơi! đây là lệnh.

    - Lệnh ǵ mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia ḱa!

    - Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

    - Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra t́nh h́nh thế nào. Có ǵ tôi chịu trách nhiệm!

    Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đ́a, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vă kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên ḿnh băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại th́ cụ đă tắt thở v́ máu ra quá nhiều.

    Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:

    - Ai bắn đấy?

    - Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

    - Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đ́nh, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đă thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết ră rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự.

    H́nh ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dă man này của chúng ta nên gọi là ǵ?


    Tâm trạng tôi lúc đó như có băo xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện.

    Mọi người đồng thanh:

    - Xe th́ có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!

    - Không lo, có tôi đi cùng!

    Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:

    - Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đă chết sau này c̣n có việc cần đến.

    Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre.

    Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đă đào. Không c̣n cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc ḷng phải xử lư như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây măi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không ǵ hết.

    Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của ḿnh. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào.

    Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của ḿnh giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn c̣n một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp.

    Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”

    Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đă đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đă phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:

    Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lư. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.

    - Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

    …. Đă mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 th́ tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lư nó như thế nào hay để nguyên vậy?

    Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô h́nh dung việc làm tốt đẹp của tôi đă giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. C̣n những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ư nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

    Sau ngày giải pḥng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

    - Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
    Bạn tôi sợ là đúng. V́ cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy v́ cảm thấy hổ thẹn và nhục nhă cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…

    Trần Đức Thạch

    Cựu phân đội trưởng trinh sát
    Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
    Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4


    http://quehuongngaymai.com/forums/sh...d.php?t=183319

  10. #210
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh không chết đâu anh


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 60
    Last Post: 01-03-2013, 10:19 AM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Ngày 30 tháng Tư 1975: Một cái nh́n mới
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 10:56 PM
  4. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •