Originally Posted by
Ghét Ba Xạo
Hồi trước, khi tôi thấy Jeff xài xể người Việt hải ngoại về Poli Science dữ quá
Đó chỉ là những phát biểu từ sự thiếu hiểu biết cộng với inferiority complex mà thôi. Hăy thông cảm cho một người tối ngày obsessed và fixated on người Việt Hải Ngoại ăn cắp welfare, người Việt Hải Ngoại xấu xa, người Việt Hải Ngoại đần độn sân si ngu dốt không biết theo học Pol Sci... vân vân và vân vân.... LOL
"Tôi cố gắng chặt ĺa con ma nghi ngờ ra khỏi người mà không được, sau mỗi nhát dao chém nó càng bấu chặt lấy ruột gan tôi hơn, xác nhận tính cấu thành vững chắc trong tôi. Tôi kinh hoàng nhận ra ḿnh là kẻ tàn tật đi trên cơi đời này. Tôi không phải đoàn viên, chả phải đảng viên, chưa một ngày đứng trong cơ chế Cộng Sản, trong tôi không có những cuộc đấu tố rùng rợn, không có bội phản, giả trá, nhưng thói đa nghi, đề pḥng cảnh giác luôn bắt tôi phải soi mói, phân tích và phê b́nh con người. Tôi không hài ḷng với thời trang, tôi bực bội với đầu tóc của kẻ khác, tôi tuyên chiến với những cặp nhân t́nh ôm hôn nhau ở ngoài đường, tôi nh́n vạn vật với con mắt cần cải tạo. Tôi trở thành kẻ thù của con người lúc nào không hay. Những cố gắng đẽo gọt, cạo rửa bản thân ḿnh trở nên vô ích, tôi là viên gạch vô t́nh nằm trong ḷ sát sinh và đă bị ám khói lửa thiêu người."
~ Thế Giang, Thằng Người Có Đuôi, NXB Người Việt, 1988
Thứ nữa, anh cũng biết phương pháp 40/60 của trùm tuyên truyền khét tiếng Joseph Goebbels mà.
Originally Posted by
Ghét Ba Xạo
nên tôi cũng cố t́nh t́m kiếm thử xem có nhân vật người Mỹ gốc Việt nào thành công trong chính trị hay không th́ cũng ra được một cái link trên wiki nhưng cái list ngắn hơn link của anh. V́ thấy không đủ sức thuyết phục nên tôi im lặng. Nhưng tôi vẫn không tin là người Mỹ gốc Việt không làm được ǵ. Suy nghĩ của tôi đơn giản thôi, tôi nh́n thấy những đứa du học sinh VN được qua Mỹ học một thời gian, chỉ có 3, 4 năm rồi về nước th́ cách làm việc, suy nghĩ, kiến thức của tụi nó khác hẳn một trời một vực với những đứa ở trong nước. Tụi nó chỉ ở Mỹ có 3, 4 năm mà c̣n như vậy, huống hồ ǵ các anh đă ở Mỹ cả ba bốn chục năm rồi.
Trên mạng nhiều lắm chứ, thưa anh Ghét Ba Xạo, nếu ḿnh chịu khó bỏ thời gian search th́ đếm không xuể đâu. Tôi biết nhiều người lứa tuổi của tôi rất giỏi và thành đạt nhưng hầu hết "me no speaking Vietnamese" tránh xa người Việt. Họ không muốn nổi danh, nhất là nổi danh giữa người Việt th́ thường chỉ.... mang họa. Cho nên không phải ai cũng có trang wiki để cho ḿnh google. Đó là thực tế, là sự thật.
Originally Posted by
Ghét Ba Xạo
Tôi vẫn tin là người VN ḿnh không tệ, chỉ là v́ cái chế độ, cách giáo dục của VC nó kiềm hăm sự phát triển của người Việt trong nước đi mà thôi.
Giáo dục Việt Nam là đề tài mà ai cũng biết là dài tḥn ḷn Tam Quốc Chí. Đă đến lúc người Việt thôi đổ thừa "giáo dục của VC" mà hăy nh́n lại cách giáo dục con trẻ của chính ḿnh một cách trung thực và thành thật. Trường học dạy cho trẻ em kiến thức, nhưng cha mẹ là người dạy, rèn đúc cho con nhân cách, giá trị cuộc sống và chuẩn mực đạo đức. Mục đích của giáo dục, ngoài truyền tải kiến thức ra c̣n phải là khai phóng, hướng thiện, hướng thượng, đào tạo những con người có tư duy độc lập.
Ai cũng biết gia đ́nh là đơn vị nhỏ nhất, là nền tảng của mọi xă hội. Thế nhưng cha mẹ Việt bây giờ thường nhân danh t́nh yêu thương, hy sinh cho con nọ kia nhưng thực chất là bắt con thực hiện ước mơ của họ, bắt con làm những thứ họ thích, bắt con trở thành người họ muốn. Con trẻ mới 5, 6 tuổi đă bị bắt học nhồi học nhét đủ thứ từ sáng đến tối, quanh năm bốn mùa xuân hạ thu đông bị bắt học, học, và học... Và cha mẹ Việt không bao giờ hỏi "hôm nay con học được ǵ?" mà chỉ hỏi "học được mấy điểm?"!
Lâu rồi tôi thấy trên mạng mấy cái h́nh bà mẹ trẻ ngồi trên xe gắn máy trước cổng trường với đứa con trai ḍm cũng 8, 9 tuổi. Bà bưng hộp cơm tay đút cho con ngồi há miệng ăn từng muỗng, như nó là một baby chưa biết tự ăn lấy! Rồi một cuốn phim trong nước tôi coi trên youtube lâu rồi (h́nh như tên "Một Chuyến Về Quê"), anh chàng (cũng đă 25-26 tuổi) mang cô bồ về quê ra mắt gia đ́nh, bà mẹ lôi anh ta ra giếng, bắt ngồi chồm hổm cúi đầu cho mẹ gội đầu, lau tóc lau tai cho anh ta như một đứa trẻ 3 tuổi chưa biết tự làm vệ sinh cá nhân! Trời đất, nuôi con như thế này th́ bao giờ nó mới trưởng thành?!?
Tôi nghĩ, cái tư duy đ̣i con ḿnh thế nọ thế kia, muốn con ḿnh phải có bằng này bằng kia, bắt con phải thành ông nọ bà kia... (để nở mặt nở mày, khoe khoang con cái với họ hàng bạn bè bà con lối xóm) của phụ huynh là cái lực mạnh nhất đă đẩy nền giáo dục Việt Nam đến t́nh trạng hôm nay. Con cái học v́ áp lực của cha mẹ, học để lấy điểm, vượt qua thi cử chứ không v́ đam mê học, để rồi sau đó quên hết và không thể áp dụng điều đă học vào cuộc sống.
Làm sao một đứa trẻ có thể phát triển nhân cách, thể chất, trí tưởng tượng tốt đẹp được, khi tuổi thơ bị chính cha mẹ em đánh cắp: không được vui chơi, không được tiếp cận với thiên nhiên, không được vô tư chơi đùa giao tiếp với bạn bè, không được phép suy nghĩ tự do, không được phép tư duy độc lập?
Giáo dục không thể nhồi nhét nhào nặn con người theo "Chủ Nghĩa Hành Vi" như John Watson từng tuyên bố: "Give me a dozen healthy infants, well-formed and my own specified world to bring them up and I'll guarantee to take any one at random and train them to become any type of specialist I might select -- doctor, lawyer, artist, merchant, chief, and yes, even beggar-man and thief, regardless of his talents, penchants, tendencies, abilities, vocations and race of his ancestors."
Nhưng con người đúng là "All animals are equal, but some animals are more equal" như George Orwell đă viết. Trẻ con sinh ra đâu phải em nào cũng có thể trở thành khoa học gia, bác học, bác sĩ, kỹ sư... Giáo dục ảnh hưởng một phần, các phần khác như genes, trí thông minh (trẻ thừa hưởng IQ từ mẹ, không phải cha), tính cách trời sinh, môi trường sống gia đ́nh, môi trường xă hội, văn hóa... cũng quan trọng không kém. Về mặt trí tuệ, tôi nghĩ dân tộc nào cũng vậy, 1% trẻ sinh ra là xuất sắc, 5% giỏi, 20% khá, 60% trung b́nh, 14% có vấn đề về trí tuệ hoặc thần kinh. (mấy con số này tôi lấy từ trên trời xuống đây để bàn thảo với anh cho vui thôi, xin đừng đ̣i proof.)
Với nền giáo dục hợp lư từ nhà trường, gia đ́nh, xă hội... th́ số thanh niên thanh nữ bước xuống cuộc đời đóng góp cho xă hội sẽ theo tỷ lệ 86%. Nếu một trong 3 yếu tố trên, hay cả 3 yếu tố đều không hợp lư, đứa trẻ sẽ không phát triển b́nh thường, và số 60% trung b́nh sẽ giảm xuống, số 14% có vấn đề trí tuệ thần kinh sẽ tăng lên. Hai thành phần này gom lại sẽ trở thành gánh nặng cho xă hội.
Gần 14 triệu người Việt bị rối loạn tâm thần.
Đại khái vậy. Chúc anh vui.
Bookmarks