Đức Giáo hoàng Phanxicô dự hội nghị bốn ngày ứng phó với cuộc khủng hoảng "ác quỷ đội lốt tôn giáo" xâm hại t́nh dục trẻ em có quy mô toàn cầu tại Vatican, ngày 23 tháng 2, 2019. (Nguồn: Vatican Media)
Một nữ tu và một nữ kí giả đưa ra những chỉ trích gay gắt nhất mà các nhà lănh đạo Giáo hội Công giáo lắng nghe tại hội nghị về xâm hại t́nh dục của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày thứ Bảy, cáo buộc họ đạo đức giả và che đậy tội ác khủng khiếp nhắm vào trẻ em.
Khoảng 200 vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, tất cả đều là nam giới ngoại trừ 10 người, đôi lúc lắng nghe trong sự thinh lặng sững sờ trong một hội trường của Vatican, khi những người phụ nữ đọc bài phát biểu thẳng thắn của họ trong ngày áp chót của một hội nghị do Đức Giáo hoàng triệu tập để đương đầu với vụ bê bối có quy mô toàn thế giới.
Nữ tu Veronica Openibo, một người Nigeria từng làm việc ở Châu Phi, Châu Âu và Mỹ, ôn tồn phát biểu nhưng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ. Bà nói với các vị chức sắc ngồi trước mặt bà: “Cơn băo này sẽ không qua đi.”
“Chúng ta rao giảng Mười Điều răn và tỏ ra ḿnh là những người giám hộ những chuẩn mực và giá trị đạo đức và hành vi tốt trong xă hội. Phải chăng có lúc là những kẻ đạo đức giả? Đúng thế! Tại sao chúng ta giữ im lặng lâu như vậy?” bà nói.
Bà nói với vị Giáo Hoàng ngồi gần bà trên giảng đài, rằng bà ngưỡng mộ ông v́ ông “đủ khiêm nhường để thay đổi suy nghĩ của ḿnh,” xin lỗi và hành động sau khi ông lúc đầu bênh vực một giám mục người Chile bị buộc tội che đậy những vụ xâm hại. Giám mục này sau đó đă từ chức.
“Làm thế nào mà Giáo hội lại giữ im lặng, che đậy những tội ác tàn bạo này? Sự im lặng, việc mang theo những bí mật này trong trái tim của thủ phạm, những ác quỷ, khoảng thời gian xâm hại kéo dài và việc thuyên chuyển liên tục thủ phạm là không thể tưởng tượng được,” bà nói.
Valentina Alazraki, 64 tuổi, một phóng viên truyền h́nh người Mexico, người đă tường tŕnh tin tức qua năm triều đại giáo hoàng, là người được kính nể nhất trong đoàn báo chí Vatican. Bà nói với các giám mục rằng bà phát biểu trong tư cách một người phụ nữ và một người mẹ cũng như một nhà báo.
“Đối với một người mẹ, không có đứa con hạng nhất hay hạng hai: có những đứa mạnh mẽ hơn và những đứa dễ tổn thương hơn. Trong Giáo hội cũng không có những đứa trẻ hạng nhất và hạng hai,” bà nói.
“Những đứa trẻ dường như quan trọng hơn, như quư vị đây, các giám mục và hồng y - tôi không dám nói Đức Giáo hoàng - không hơn bất cứ bé trai, bé gái hay thanh thiếu niên nào từng trải qua bi kịch là nạn nhân bị linh mục xâm hại,” bà phát biểu mạnh mẽ bằng tiếng Tây Ban Nha.
Bà Alazraki nói với các giám mục rằng họ không thể như con đà điều vùi đầu vào cát lờ đi t́nh trạng này.
“Nếu quư vị không quyết định một cách triệt để để đứng về phía những đứa con, bà mẹ, gia đ́nh, xă hội dân sự, quư vị có quyền sợ chúng tôi, bởi v́ chúng tôi là những nhà báo, những người t́m kiếm lẽ phải, sẽ là kẻ thù đáng gờm nhất của quư vị," bà nói.
Trước đó, Hồng Y Reinhard Marx đă kêu gọi tăng cường khả năng truy nguyên và tính minh bạch, chẳng hạn như hạn chế sự bí mật trong các vụ xâm hại do Vatican xử lí, công bố thêm số liệu thống kê và công khai thủ tục tư pháp.
Cuộc khủng hoảng xâm hại t́nh dục đă khiến năm 2018 trở thành một trong những năm sóng gió nhất đối với Đức Giáo hoàng kể từ khi ông được bầu chọn vào năm 2013.
34 giám mục ở Chile đă đệ đơn từ chức v́ vụ bê bối. Chuyến tông du của Đức Giáo hoàng đến Ireland đă phơi bày hàng thập niên xâm hại t́nh dục tại quốc gia từng có đông dân theo Công giáo. Và một đại bồi thẩm đoàn ở bang Pennsylvania tiết lộ các linh mục đă xâm hại t́nh dục khoảng 1.000 người trong bảy thập niên chỉ riêng ở Mỹ.
Các nạn nhân, một số trong số này kể những câu chuyện đau đớn về xâm hại t́nh dục và hành vi che đậy khi hội nghị khai mạc vào ngày thứ Năm, tập hợp tại một quảng trường ở Rome trước khi tuần hành đến Vatican để đ̣i thay đổi và công lư.
Hội nghị kết thúc vào Chủ nhật khi Đức Giáo hoàng sẽ có bài phát biểu cuối cùng. Vatican cho biết họ sẽ vạch ra các biện pháp nối tiếp để đảm bảo tất cả các giám mục trở về nhà biết được cách thức ban hành các thủ tục chống xâm hại t́nh dục.
Nguồn VOA
Bookmarks