Bản Tân Hiến pháp Đệ tam Cộng Hoà Việt Nam do Luật Sư Lê Công Định soạn thảo gồm 9 chương, 106 điều, dài 112 trang. ......
I LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ BẮT TẠI NHÀ 13/6/2009
LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ BẮT TẠI NHÀ 13/6/2009
" Luật sư Lê Công Định, chồng cựu Hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Khánh, đă bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt và khám xét khẩn cấp nhà vào hồi 11h trưa nay (13/6) v́ đă câu kết với các thế lực phản động nước ngoài để chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Lúc 17h chiều nay 13/6, Tổng Cục An ninh (Bộ Công an) đă tổ chức buổi họp báo công bố việc bắt, khám xét khẩn cấp Lê Công Định (SN 1968) để phục vụ điều tra hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88, Bộ Luật H́nh sự.
Lê Công Định hành nghề luật sư, hiện trú tại BB34, khu phố Mỹ Khang, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM; đang làm việc tại Công ty Luật TNHH một thành viên Lê Công Định, 37 Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM. "
( Tài liệu Công An CSVN)
"Thông tin từ cơ quan điều tra, từ năm 2005, Lê Công Định đă móc nối với Nguyễn Sỹ B́nh (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Đảng nhân dân hành động” tại Mỹ và “Đảng dân chủ Việt Nam”, bí danh “chị Hai”) và là thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối do B́nh chỉ đạo hoạt động với mục đích chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam qua phương thức: lập các tổ chức chính trị đối lập như “Đảng lao động” và “Đảng xă hội” để tập hợp lực lượng.
Lê Công Định với bí danh “chị Tư”, được phân công phụ trách cải cách hành chính: ủng hộ về luật pháp cho các tổ chức chính trị phản động ở trong nước; phối hợp phát triển tổ chức ở trong nước; liên hệ với tổ chức “Việt tân” và nhóm hành động, được gọi là “nhóm nghiên cứu Chấn” do Trần Huỳnh Duy Thức (bí danh “chị Ba”) trực tiếp chỉ đạo tại TPHCM.
Tham gia tổ chức phản động này, Lê Công Định có vai tṛ tham mưu, đường hướng hoạt động cho số đối tượng chống đối ở trong nước như Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung ở TPHCM, tham mưu góp ư xây dựng cương lĩnh của tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ”, một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ và Châu Âu.
Lê Công Định đă nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ B́nh bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra “biến động chính trị”, lật đổ chế độ cộng sản mà Định dự kiến là vào năm 2010. Lê Công Định cũng trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm mang tựa đề “Con đường Việt Nam”; soạn thảo “ Bản Tân Hiến pháp” mới cho Cộng Hoà Việt Nam "....
II BẢN TÂN HIẾN PHÁP CỘNG HOÀ VIỆT NAM ":
" Bản Tân Hiến Pháp Đệ Tam Cộng Hoà ( Cộng Hoà Việt Nam ) là đóng góp trí tuệ của Luật Sư Lê Công Định : những ngày tháng miệt mài tham khảo tất cả hiến pháp : Đệ nhất Cộng Hoà , Đệ nhị cộng hoà, Hiến Pháp của các nước Tự Do trên thế giới : Mỹ , Pháp , Úc , Đức, Canada để " Đất nước có hơn 4.000 năm lịch sử oanh liệt và hơn 85 triệu dân này trở thành một nước Cộng Hoà Việt Nam: Dân chủ -Tự Do , đích thực , và đủ sức đương đầu với kẻ thù phương Bắc "
"Văn phong hiến pháp của một nước là ngôn ngữ tinh túy nhất của một dân tộc, thể hiện ư thức độc lập, niềm tự hào dân tộc, trí tuệ của cả dân tộc trong đối nội và đối ngoại "
V́ thế Hiến Pháp Cộng Hoà Việt Nam dựa trên nền tảng chữ NHÂN
(“Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển”
Đức của người Quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân ,kẻ tà ma như cỏ, gió đè cỏ ngă rạp )
( Lấy Chí Nhân Thay Cường Bạo
Lấy Đại Nghĩa Thắng Hung Tàn )
Hiến pháp Dân chủ là ǵ?
Một cách vắn tắt, Hiến pháp Dân chủ là:
* Nền tảng để xây dựng một chính phủ dân chủ, hiến định và pháp trị;
* Bộ luật tối cao quy định các quyền và nghĩa vụ của người công dân.
* Quy định các nguyên tắc xây dựng quyền lực cho chính phủ, các giới hạn của chính phủ và đề ra các thủ tục hoạt động - cơ bản cho chính phủ .
* Là nền tảng xây dựng các chính sách văn hoá, xă hội, giáo dục, chính trị, kinh tế…, các quyết định pháp lư, các đạo luật quốc gia; và đề ra các phương cách bổ sung hay sửa đổi khi cần thiết.
Trong một Quốc gia, mọi công dân đều bị chi phối, cũng như đều có bổn phận tôn trọng và tuân theo hiến pháp, các đạo luật, các quyết định hợp hiến. Như vậy, Hiến pháp Dân chủ cần sự tham gia của mọi tầng lớp xă hội.
Riêng trường hợp Việt Nam, người Việt hải ngoại cũng là một thành phần dân tộc và như thế ít nhiều cũng bị chi phối bởi Hiến pháp và luật pháp Việt Nam.
Thế giới ngày nay càng ngày càng mở, công dân các nước du lịch, sinh sống và làm việc trên quốc gia khác càng ngày càng nhiều. V́ thế một Hiến pháp hiện đại cần có tầm nh́n xa hơn về con người thay v́ chỉ công dân một Quốc gia.
Nếu xem Hiến pháp là một la bàn định hướng cho con tàu Việt Nam th́ sáu mươi bốn năm qua (1945-2009) con tàu này vẫn lênh đênh trên đại dương theo ư chí, khủng bố và hứa hẹn của thiểu số cộng sản cầm quyền.
* Trước khi viết tiếp tôi muốn nói với bạn 007 , và các bạn trên diễn đàn một sự thật :
Hiện tại theo tôi biết không có một đường link nào về bản Tân hiến pháp này : Lư do khi Luật sư Lê Công Định bị bắt : Toàn bộ bản dự thảo Hiến Pháp , lọt vào tay Công An , An ninh CSVN , hiện tại chỉ có một số rất ít người có bản Tân Hiến Pháp này trong tay !...
( Có lẽ nick name : Nghi Ngờ , mới xuất hiện tuần trước tại Vietland , sẽ lên diễn đàn này cho tôi là Cộng Sản, nên Tôi mới có Tài liệu này !
Tôi sẽ không tranh luận , và cũng không cần thiết nói rơ là Tôi lấy tài liệu từ đâu ! )
"Luật sư Lê Công Định đă t́m ra được con đường mới cho Dân tộc với bản “Tân Hiến Pháp” cốt lơi của đại đoàn kết Dân tộc, thu hút nhân tài, vật lực để Quốc gia Dân tộc Việt Nam vươn ra ngoài biển lớn, cớ sao lại quy kết cho Anh là phản động. Phong trào Cách mạng Việt Nam hăy thực hiện “Tân Hiến Pháp” này khi Cách mạng thành công . Có lẽ đây là mục đích và nguyên vọng của người thanh niên trẻ yêu nước, yêu dân tộc chịu dấn thân tù tội. Luật sư Lê Công Định đă làm được một việc tốt trong cuộc đời tạm bợ này, trước khi bị Đảng CSVN qui kết tội phản quốc, hại dân.
Tuổi trẻ Việt Nam Quốc Nội sẵn sàng tiếp bước LS. Lê Công Định và truyền bá bản Tân Hiến Pháp cho đến ngày đất nước Việt nam thực sự có dân chủ tự do"
Bookmarks